Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9

Cơ sở lí luận

Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Tính tích cực, chủ động là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực, chủ động là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.

Tính tích cực, chủ động học tập về thực chất là sự tích cực, chủ động trong nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều đó liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực, chủ động trong học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì môn Ngữ văn là một môn quan trọng hàng đầu trong các môn học ở nhà trường hiện nay. Nó mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách tương lai con người như:

- Trang bị kiến thức cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân văn cao cả, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.

 

docx 30 trang hoathepmc36 01/03/2022 10847
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU	2
I. Đặt vấn đề	2
II. Mục đích nghiên cứu	3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	4
II. Thực trạng của vấn đề	7
III. Các giải pháp đã tiến hành	8
IV. Tính mới của giải pháp	23
V. Hiệu quả SKKN	24
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	26
I. Kết luận	26
II. Kiến nghị	26
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực để con người hướng đến tình yêu đích thực của mình, nó cũng là một trong những động lực thúc đẩy và nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. 
Với vai trò là người tổ chức hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết người giáo viên cần phải nghiên cứu, phải tìm và phải biết tiếp cận với cái mới trên cơ sở kế thừa cái hay, cái đẹp của cái cũ để phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi gợi niềm đam mê học tập của học sinh. Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn cấp THCS, để làm được điều đó là cả một quá trình.
Hiện nay, một trong những vấn đề nhiều giáo viên băn khoăn, trăn trở là tình trạng học sinh chán học Văn, quay lưng lại với môn Văn cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác. Với nhiều học sinh, giờ học Văn chỉ quanh quẩn trong vài hoạt động nhàm chán: đọc - nghe, chép bài, học thuộc, trả bài. Cách dạy Văn, học Văn như thế khiến học sinh cảm thấy giờ Văn nặng nề, nhàm chán và dễ gây buồn ngủ. Trên thực tế khi đi dự giờ đồng nghiệp tôi đã thấy không ít trường hợp học sinh ngáp ngắn ngáp dài thậm chí ngủ gật trong giờ Văn. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Lỗi ở trò, ở thầy hay chương trình và sách giáo khoa chưa đủ sức hấp dẫn?
Trên thực tế ta có thể thấy rằng: dạy Văn nhọc nhằn vất vả nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những thầy cô tâm huyết với nghề, luôn có ý thức trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và truyền lại những kinh nghiệm ấy cho bạn bè, đồng nghiệp. Một người thầy tâm huyết là người luôn luôn không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức cho bản thân, để mang lại những giờ lên lớp hiệu quả. Một trong những điều mà thầy, cô không ngừng học hỏi đó là làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi giờ dạy nói chung và giờ dạy văn nói riêng? Thật vậy, đó không chỉ là điều mà các thầy cô giáo mong muốn mà còn là mục tiêu chung của bộ giáo dục đang đề ra và được triển khai rộng khắp cả nước. Vấn đề được đặt ra trên đây mặc dù không mới nhưng nó chưa bao giờ là cũ, vì giáo dục luôn phát triển theo sự phát triển của xã hội đòi hỏi các phương pháp giáo dục cũng luôn luôn phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển chung của xã hội. Vì vậy, hằng giờ các thầy cô trên khắp cả nước vẫn không ngừng tìm tòi, đổi mới và đưa ra những ý tưởng, kinh nghiệm giảng dạy mà mình đã đúc rút và góp nhặt được sau những giờ lên lớp để hoàn thiện hơn tiết dạy của bản thân cũng như để đóng góp vào hệ thống giáo dục chung của nước ta. 
Bên cạnh xu thế ngày một đi lên của xã hội hiện nay, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn động viên khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém. Đó là cũng là thực trạng đáng buồn của trường Trung học cơ sở Lê Đình Chinh trong nhiều năm qua.
Là một giáo viên đã đứng trên bục giảng hơn 4 năm, thời gian tuy chưa lâu nhưng cũng ít nhiều rút ra được vài kinh nghiệm quý báu trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên bản thân tôi tự nhận thấy giáo dục là vô biên với nhiều ngành nghề và môn học đa dạng, bản thân không thể nắm bắt hết được đặc thù của từng môn, mà chỉ có thể đi chuyên sâu về bộ môn Ngữ văn – bộ môn mà mình đang trực tiếp giảng dạy. Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện tôi đã tích lũy được một số giải pháp giúp học sinh lớp 9 phát huy tính tích cực, chủ động trong giờ học Văn và đạt được những kết quả khả quan, muốn được chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp. Bởi vậy tôi xin đưa ra: “Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9”. 
II. Mục đích nghiên cứu
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.
Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học Văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ Văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt buộc các em ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, các em không thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS trên địa bàn xã nhà trong nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. 
Hơn nữa, môn Ngữ văn xét về bản chất là một môn học rất thú vị, mỗi bài học là một thế giới thu nhỏ về những điều kì diệu xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy tại sao một môn học mang lại nhiều lợi ích, nhiều điều thú vị như vậy, nhưng trong các tiết học vẫn còn tình trạng học sinh không hứng thú, thiếu sự chủ động, tích cực?... Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Đây là điều mà bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở sau mỗi giờ lên lớp. Thiết nghĩ rằng việc để xảy ra tình trạng như đã nói trên phần nhiều là do bản thân người giáo viên đứng lớp. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và thực hành áp dụng kinh nghiệm này vào các lớp mình dạy nhằm mục đích giúp học sinh học bài, hiểu bài dễ dàng và biến môn Ngữ văn trở thành một “niềm vui” với các em, giúp các em yêu thích môn học hơn và hơn hết là để các em không bao giờ phải trải qua những tiết học nhàm chán, buồn tẻ mà trong đó các em hoàn toàn bị thụ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội tri thức, còn giáo viên cũng tránh được việc lên lớp nhưng nhiều khi chỉ có mình độc thoại với chính mình. 
PHẦN HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Tính tích cực, chủ động là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực, chủ động là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực, chủ động học tập về thực chất là sự tích cực, chủ động trong nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Điều đó liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực, chủ động trong học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì môn Ngữ văn là một môn quan trọng hàng đầu trong các môn học ở nhà trường hiện nay. Nó mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách tương lai con người như:
- Trang bị kiến thức cơ bản, hiện đại có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
- Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần nhân văn cao cả, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Nhưng với phương pháp dạy học truyền thống trước đây là phương pháp dạy học lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là “Hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng vận dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
Chính vì thế để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Người thầy có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy. Phương pháp này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Ưu điểm của phương pháp tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của PPDH tích cực cần có các phương tiện dạy học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Qua đó tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể hỗ trợ cho các em học tốt các môn học khác. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống. Hình thành lòng yêu văn học, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. Giờ học Ngữ văn ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, biết chia đoạn để phát triển óc phân tích, các em còn được rèn luyện tư duy và phong cách sống. Để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ trong phương pháp giảng dạy. 
Mặc dù vậy nhưng mỗi phương pháp dạy học dù truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặc điểm, ưu thế và nhược điểm riêng. Không có phương thuốc nào có thể chữa được bách bệnh, không có PPDH nào là chìa khoá vạn năng. Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, từng đặc điểm bộ môn và đối tượng người học để có sự phối kết hợp đa dạng các PPDH là việc cần làm ngay của mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chính vì lẽ đó, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay; đồng thời để thay làm mới hình thức cũng như phương pháp dạy học của chính mình. Qua nhiều năm công tác, đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp dạy học mới tôi đã đúc rút một vài kinh nghiệm cho bản thân trong chuyên môn muốn đươc chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp với “Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 9”. 
2. Thực trạng
Trường THCS Lê Đình Chinh là trường có nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi luôn luôn tìm tòi để nâng cao kiến thức chuyên môn. Không những vậy nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng dự giờ đóng góp ý kiến cho nhau, để tiết dạy được hoàn thiện hơn. Mặt khác, Phòng Giáo dục của huyện nhà cũng tổ chức định kì các cuộc trao đổi chuyên môn theo các cụm. Đây cũng là dịp để các thầy cô giáo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các trường với nhau để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cũng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, để phục vụ nhu cầu dạy và học của thầy trò trong trường.
Về mặt học sinh, các em học sinh của trường đa phần là con em nông dân nên tính tình hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ mặc dù điều kiện gia đình còn khó khăn nhưng các em luôn nỗ lực, cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
Ngoài những thuận lợi kể trên thì hiện tại trường vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. Cơ sở vật chất của trường tuy đã được đầu tư hơn trước, nhưng so với nhu cầu sử dụng thì vẫn còn nghèo nàn và thiếu thốn khá nhiều. Các thầy cô giáo vì còn trẻ nên ít nhiều cũng còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Về học sinh các em tuy rất chăm ngoan nhưng do là học sinh nông thôn nên điều kiện học tập của các em còn thua thiệt nhiều so với các bạn, không những thế nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh hết sức khó khăn nên các em cũng không được gia đình quan tâm đến việc học nhiều. Ngoài ra nhiều bậc phụ huynh và chính các em học sinh còn mang suy nghĩ, môn Văn không phải là môn học lý tưởng để có thể lựa chọn ngành nghề trong tương lai cho nên còn có thái độ xem nhẹ môn học này. 
Từ tình hình thực tế trên địa bàn xã, người ta thường đổ xô vào các ngành học mà sau này làm ra tiền. Mà muốn vậy thì phải đầu tư vào các môn học khác chứ không phải là văn học. Thờ ơ, vô cảm coi thường môn Văn đẫn đến các em học sinh không có được say mê, hứng thú học văn, đọc văn, như một nhu cầu tự thân. Đã qua rồi thần tượng của thế hệ trẻ là các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, thay vào đó là các ngôi sao ca nhạc, người mẫu thời trang, minh tinh màn bạc, cầu thủ bóng đá.... Không còn nữa những giờ giảng văn mà cả thầy và trò đều xúc động trước một câu thơ hay, một áng văn đẹp, một số phận nhân vật. Không phủ nhận vẫn còn những em say mê văn học, yêu thích môn văn, rất am hiểu về các tác giả, tác phẩm văn học trong và ngoài nhà trường, biết làm thơ, viết truyện... nhưng con số ấy đáng là bao?
 Một nguyên nhân quan trọng nữa là trường đóng tại địa bàn xã nên tỉ lệ học sinh gốc Quảng Nam trong trường khá nhiều, các em phát âm mang đậm đặc thù của tiếng địa phương là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc cảm thụ một tác phẩm văn chương, đặc biệt là những tác phẩm văn học cổ.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng trong nhiều năm qua chất lượng học tập của một số môn học tương đối thấp, trong đó có môn Ngữ văn. Năm học 2 2017-2018 được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 9, sau khi nhận nhiệm vụ tôi đã tiến hành điều tra, sát hạch về hứng thú học tập và kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh hai lớp 9A3 và 9A4 bằng phiếu điều tra với bài kiểm tra 90 phút cùng hình thức trắc nghiệm, tự luận ngay từ đầu năm học với kết quả thu được như sau:
- Về hứng thú học tập:
Tổng số HS
Yêu thích
Không yêu thích
63
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
15
23,8%
48
76,2%
- Về kết quả học tập:
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
63
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
4
6,3%
10
15,9%
47
74,6%
2
3,2%
Đây quả là một kết quả thật đáng buồn nhưng càng buồn hơn là mỗi khi đến tiết dạy Văn hầu như các em không tập trung chú ý, không khí lớp chùng xuống khi cả lớp mà số lượng học sinh giơ tay phát biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay và thậm chí có một số em còn ngủ gật trong khi giáo viên thì say sưa giảng bài. Trước thực trạng đó tôi luôn băn khoăn và tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để các em yêu Văn? Làm thế nào để các em hứng thú với giờ học Ngữ văn? Với những trăn trở đó, tôi nghĩ rằng cần phải tìm ra các biện pháp và giải pháp để khắc phục thực trạng trên càng sớm càng tốt.
III. Các giải pháp đã tiến hành
	Là giáo viên chúng ta đều biết rằng trí thông minh, khả năng tiếp thu kiến thức, tình trạng sức khỏe cũng như hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh là không giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế hầu như chúng ta có xu hướng yêu cầu, đòi hỏi tất cả học sinh mà chúng ta dạy đều phải kết quả cao, đều phải học giỏi bộ môn của mình. Đó là điều vô lý vì theo thuyết thông minh của Howard Gardner thì Trí thông minh của con người được chia làm 8 loại đó là:
Thông minh ngôn ngữ; 
Thông minh logic-toán học;
Thông minh về âm nhạc; 
Thông minh về thể chất;
Thông minh về không gian;   
Thông minh về giao tiếp xã hội;
Thông minh nội tâm;
Thông minh về tự nhiên.
Vậy nhiệm vụ của chúng ta cần phải nắm bắt được học sinh của chúng ta cơ bản có dạng trí thông minh nào để từ đó làm tốt nhiệm vụ giáo dục tri thức của mình. Là một giáo viên có thời gian giảng bộ môn chưa nhiều - hơn 4 năm, nhưng với kinh nghiệm của bản thân tôi khi còn là học sinh phổ thông cho đến bây giờ - là một giáo viên dạy môn Ngữ văn tại trường THCS Lê Đình Chinh, tôi cho rằng dạy văn là một công việc khó khăn, đó chính là dạy làm người. Đó là một công việc vô cùng có ý nghĩa nhưng thực tế cho thấy, ngày nay nhiều em học sinh không có hứng thú và không yêu thích học môn Ngữ văn. Nhiều tiết học, thầy cô dạy còn hời hợt, học trò thì học theo kiểu đối phó nên những tiết học tẻ nhạt cứ diễn ra một cách máy móc, khiên cưỡng. Vậy nên, tôi thiết nghĩ muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, trong từng tiết dạy chúng ta luôn phải biết tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt giáo viên phải biết cách khơi gợi, tạo được hứng thú, niềm say mê, yêu thích bộ môn cho học si

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.docx