Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24–36 tháng ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24–36 tháng ở trường mầm non

Ngoài chữ viết, ngôn ngữ nói là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bản thân qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, tiếp thu kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ hay đòi hỏi trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Nếu trẻ được chơi đùa thường xuyên với các bạn trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. ở trường trẻ được trẻ được giao tiếp và tương tác với các bạn cùng trang lứa, vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp vừa mang đến cho trẻ niềm vui thực sự bổ ích. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Thực tế các bậc cha mẹ đều bận rộn lo toan cho cuộc sống, thời gian cha mẹ trò chuyện với trẻ còn ít, trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, điện thoại rất sớm chưa được sự chỉ bảo uốn nắn của người lớn nên vốn từ còn rất ít. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp tôi không đồng đều do tháng tuổi chênh lệch nhau ( có cháu sinh tháng 1, 2, 3; có cháu sinh tháng 10, 11, 12, ) dẫn đến chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, chênh lệch về vốn từ. Một vài trẻ còn nói lắp, nói ngọng. Trẻ thường phát âm sai ở những từ khó như: hươu/ hiu, thuyền buồm/ thiền buồm, hoa sen/ hoa xem

 

docx 13 trang Trần Đại 27/04/2023 22957
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24–36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:
1.Tên sáng kiến: Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.
	3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Ngoài chữ viết, ngôn ngữ nói là phương thức biểu đạt ý muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của bản thân qua lời nói. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, tiếp thu kinh nghiệm, tinh hoa của nhân loại xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn là vô cùng lớn. Khi mà trẻ học cách chia sẻ hay đòi hỏi trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng. Nếu trẻ được chơi đùa thường xuyên với các bạn trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời. ở trường trẻ được trẻ được giao tiếp và tương tác với các bạn cùng trang lứa, vừa giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp vừa mang đến cho trẻ niềm vui thực sự bổ ích. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Thực tế các bậc cha mẹ đều bận rộn lo toan cho cuộc sống, thời gian cha mẹ trò chuyện với trẻ còn ít, trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, điện thoại rất sớm chưa được sự chỉ bảo uốn nắn của người lớn nên vốn từ còn rất ít. Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp tôi không đồng đều do tháng tuổi chênh lệch nhau ( có cháu sinh tháng 1, 2, 3; có cháu sinh tháng 10, 11, 12,) dẫn đến chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, chênh lệch về vốn từ. Một vài trẻ còn nói lắp, nói ngọng. Trẻ thường phát âm sai ở những từ khó như: hươu/ hiu, thuyền buồm/ thiền buồm, hoa sen/ hoa xem
Thông qua các hoạt động của trẻ trên lớp tôi thấy rằng trẻ thích được trò chuyện nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn ít, trẻ còn nói trống không, chưa hoàn chỉnh câu nên tôi thấy mình cần phải tìm biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển. Dạy trẻ phát âm đúng, tròn câu, rõ lời, biết cách diễn đạt ý nghĩ của bản thân mình một cách mạch lạc, Trường mầm non là nơi để các cháu được tiếp xúc trao đổi với nhau thông qua các hoạt động chơi và học giúp trẻ cung cấp từ ngữ, mở rộng vốn từ một cách nhanh chóng nhất. Qua thực trạng trên khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non tôi nhận thấy thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
 Ban giám hiệu trường tạo điều kiện để cô và trò tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi có hiệu quả.
 Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tương đối phong phú về màu sắc, hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
 Bản thân có trình độ chuẩn, có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ. Được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do trường tổ chức từ đó nắm vững phương pháp dạy của từng môn học.
Một số cháu lớp tôi phát âm đúng, có khả năng diễn đạt ý mạch lạc. Cháu rất tự tin, tích cực tham gia phát biểu, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp.
Các cháu ở lớp với cô cả ngày nên thuận lợi trong việc giáo dục rèn luyện có tính xuyên suốt.
 * Khó khăn:
 	Đặc điểm tâm lý của trẻ 24 – 36 tháng tuổi là nhanh nhớ, chóng quên, vốn từ còn hạn chế, trẻ thường trả lời thường không đầy đủ câu.
 100% trẻ mới đi học năm đầu nên còn quấy khóc nhiều, chưa quen với các hoạt động của lớp.
 Khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ còn hạn chế.
 40% trẻ chỉ nói được vài từ đơn giản.
 Bản thân chưa chú ý đến việc thay đổi nội dung và cách thức trò chuyện, tạo tình huống cho trẻ thể hiện tình cảm và yêu cầu của bản thân bằng các âm từ. Khi trẻ phát âm sai cô chưa kịp thời điều chỉnh và sửa sai cho trẻ.
Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chưa phối hợp với giáo viên trong cách chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo viên chưa chú trọng lồng ghép phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động trong ngày, lựa chọn trò chơi vào hoạt động chưa phù hợp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
* Mục đích của giải pháp:
 Đề xuất một số biện pháp để thực hiện giúp trẻ nói mạch lạc tròn câu diễn đạt ý nghĩ của mình cho trẻ 24- 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
 Đề ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Điểm khác biệt và tính mới của giải pháp:
 Trẻ đã phát âm được các âm khác nhau. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: màu xanh, màu đỏ, màu vàng,  Đã biết sử dụng một số từ lễ phép với người lớn như: con cảm ơn cô, vâng, dạ.
Giúp trẻ liên kết các từ với nhau tạo thành câu nói mạch lạc diễn đạt được ý muốn của mình.
 Giáo viên mạnh dạn tự tin lồng ghép phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động học tập, vui chơi.
3.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non.
a. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
 Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức. Dự giờ chéo trong khối, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do phòng tổ chức. 
 Tìm đọc và tham khảo các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua sách, báo, đài, qua mạng.
 Đầu tư làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường để trẻ được phát triển ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi.
b. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở tất cả các hoạt động trong ngày.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức, trẻ được nói lên những mong muốn của chính mình. Thông qua các hoạt động này giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động giao tiếp mở rộng vốn từ cho trẻ.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ đón trẻ.
Khi đến lớp trẻ còn bỡ ngỡ lạ lẫm, cô phải là người gần gũi, niềm nở, ân cần trò chuyện với trẻ để trẻ trả lời cô. Qua đó cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức mà cô truyền đạt.
Ví dụ: Cô trò chuyện về vấn đề gần liê quan gũi trẻ.
 Con ăn sáng chưa?
 Hôm nay ai đưa con đi học?
 	Nhà con có những ai?
Lúc đầu, ngôn ngữ trẻ chỉ là những từ riêng lẻ. Qua quá trình tiếp xúc với cô và bạn bè vốn từ của trẻ sẽ tăng dần lên dần dần trẻ nói được câu hoàn chỉnh.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua việc hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, khám phá thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Vì vậy tôi lựa chọn những nội dung trò chuyện nhẹ nhàng, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời.
Ví dụ khi cho trẻ quan sát cây ăn quả cô có thể hỏi trẻ:
 	Nhà của con có trồng cây ăn quả không?
 	Con hãy kể những loại cây ăn quả mà con biết?
Thiên nhiên không chỉ mang đến cho trẻ những điều cần thiết mà còn hấp dẫn dẫn trẻ bởi những điều kì diệu. Trẻ vừa khám phá vừa giao tiếp vốn từ cũng tăng dần theo thời gian. 
* Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động học.
● Phát triển ngôn ngữ qua giờ nhận biết.
Thông qua giờ nhận biết nhằm hướng dẫn trẻ xem xét đặc điểm, cấu tạo sự vật hiện tượng xung quanh, rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu.
Ví dụ: Cho trẻ nhận biết con vịt, con gà.
Khi cho trẻ nhận biết tôi chuẩn bị hình ảnh, video để trẻ được nhìn thấy và lặp lại tên con vật. Ngoài ra trẻ còn trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô. Qua nhận biết “con gà, con vịt” tôi còn mở rộng cho trẻ nhận biết thêm một số sự vật hiện tượng xung quanh.
Ví dụ: Nhận biết quả xoài, quả cam.
Để cung cấp từ cho trẻ cô chuẩn bị quả xoài, quả cam thật cho trẻ quan sát, sờ, ngửi và nếm thử.
 Đây là quả gì?
 Quả có màu gì? 
 Có vị gì?
 	Ngoài quả xoài quả cam con còn biết quả nào nữa?
Giáo dục: Các loại quả cung cấp vitamin giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, da dẻ hồng hào vì vậy các con nhớ ăn nhiều quả nhé. Ví dụ: quả bóng, ô tô, máy bay.
Ví dụ: trẻ nói “ô tô”, giáo viên nói “ô tô con”.
+ Khen ngợi khi bé nói đúng.
+ Cho trẻ xem sách tranh và giải thích cho trẻ về các hình minh họa.
+ Tạo điều kiện để trẻ giao tiếp.
Như vậy giờ nhận biết đã rèn luyện kỹ năng phát âm của trẻ, luyện cho trẻ nói đúng mạch lạc.
● Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ thơ, truyện 
Giờ thơ, truyện cung cấp vốn từ cho trẻ nhiều nhất. Cô đọc thơ, khuyến khích trẻ đọc theo kết hợp sửa lỗi phát âm cho trẻ, giải thích từ khó cho trẻ hiểu. Cô gây sự chú ý cho trẻ bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ và hình ảnh. Đối với những trẻ cá biệt cô tạo tình huống, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời. Thông qua thơ, truyện trẻ được nói nhiều vốn từ sẽ phong phú, trẻ khắc sâu những kiến thức mà cô đã truyền đạt.
Ví dụ: Giờ kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
Cô vừa kể các con nghe câu chuyện có tên là gì? (Thỏ con không vâng lời).
Trong câu chuyện có những ai? (thỏ mẹ, thỏ con, bươm bướm và bác gấu)
 	Trước khi đi chợ thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào? (thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ có đi chơi xa con nhé!). 
 Khi thỏ mẹ đi rồi thì ai đến rủ thỏ con đi chơi (bươm bướm).
 Ai đưa thỏ con về? (bác gấu)
Giáo dục: Qua câu chuyện “thỏ con không vâng lời”, các con phải biết vâng lời ba mẹ, cô giáo và người lớn không được đi chơi xa một mình như vậy mới là bé ngoan nhé. 
Ngoài việc cung cấp thêm vốn từ cho trẻ thì việc sửa lỗi nói lắp, nói ngọng là vô cùng quan trọng. Khi trẻ nói sai tôi sửa sai cho trẻ bằng cách nói mẫu và yêu cầu trẻ lặp lại.
● Thông qua giờ âm nhạc.
Dạy hát cho trẻ là luyện âm thanh cho trẻ, bởi trẻ phải lắng nghe cẩn thận để cảm nhận giai điệu, nhịp điệu của bài hát.
Ví dụ: Dạy trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.
Đầu tiên cô hát chậm rõ lời để trẻ cảm nhận được nhịp điệu và lời của bài hát. Sau đó dạy trẻ hát từng lời, từng câu. Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ. Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn tôi phải lựa chọn những bài hát phù hợp, thay đổi hình thức tổ chức hoạt động để thu hút được trẻ tham gia.
● Thông qua hoạt động phát triển vận động.
Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động phát triển vận động, kích thích trẻ nói tự giác, chủ động tôi tìm tòi những bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản có lời dẫn dễ thương, nội dung tập phù hợp với khả năng của trẻ.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản: “Bước vào các ô”.
Tôi sẽ cho trẻ tập bài tập phát triển chung bằng cách giả làm đoàn tàu đi, chạy kết hợp các kiểu chân.
Với bài tập vận động cơ bản “ Bước vào các ô” tôi vẽ ba ô với ba màu khác nhau (màu xanh, màu đỏ, màu vàng). Tôi giới thiệu tên vận động, giới thiệu dụng cụ vận động là những ô đã vẽ và hỏi trẻ lần lượt từng ô
Đây là ô màu gì? (ô màu xanh ạ).
Còn ô tiếp theo màu gì nhỉ? (màu đỏ ạ).
Các ô này có dạng hình gì? (hình vuông ạ)
Đố các con cô vẽ các ô để làm gì? (để nhảy hoặc bước vào ô).
Trong lúc trẻ bước cô vừa hướng dẫn kĩ năng vừa hỏi trẻ con bước vào ô màu gì? Qua tiết học trẻ không chỉ được vận động tay chân mà còn được nói giúp trẻ rèn khả năng nói mạch lạc, tròn câu và ghi nhớ hành động sâu sắc hơn.
* Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi ở các góc.
Hoạt động chơi với đồ chơi các góc giúp trẻ khám phá nhiều thứ từ môi trường xung quanh. Phát triển các giác quan tìm hiểu sở thích của bản thân. Qua chơi ở các góc cô có thể cung cấp thêm từ mới cho trẻ và nắm bắt được khả năng ngôn ngữ cho trẻ
Ví dụ: Cô đến góc hoạt động với đồ vật hỏi trẻ:
 	Con đang xếp gì?
 Con xây nhà cho ai?
* Góc thao tác vai:
 Con đang nấu gì?
Em búp bê đói rồi con phải làm sao?
Thông qua việc chơi ở các góc, các biểu tượng mà trẻ thu nhận được chính xác hóa thành ngôn ngữ giúp trẻ nhớ và sử dụng ngôn ngữ được nhiều hơn.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ ăn.
Trước khi ăn trẻ được cô hướng dẫn rửa tay sạch sẽ, trên đường đến bàn ăn các cháu vừa đi vừa đọc bài thơ “Giờ ăn”.
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi.
Khi các cháu ngồi vào bàn sẽ được nghe cô giới thiệu tên món ăn, trong món ăn có những gì, có lợi ích cho cơ thể ra sao. Trước khi ăn các cháu biết mời cô, mời các bạn. Trong quá trình ăn các cháu được nghe nhạc giúp ăn ngon miệng hơn.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ ngủ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với trẻ nhà trẻ, chỉ khi trẻ được ngủ đủ giấc mới có tinh thần sảng khoái hăng hái tham gia vào các hoạt động ở lớp. Để tăng thêm vốn từ cho trẻ trước khi trẻ ngủ tôi thường trò chuyện với trẻ một số vấn đề đơn giản như:
Đến giờ ngủ trưa rồi các con ơi cùng đọc bài thơ “Giờ ngủ” với cô nào (trẻ vừa đọc vừa đi vào giường ngủ của mình).
Vào giường đi ngủ
Không nghịch đồ chơi
Không gọi bạn ơi
Không cười khúc khích
Không ai tinh nghịch
Giơ chân giơ tay
Phải nằm cho ngay
Mắt thì nhắm lại.
Qua bài thơ trẻ biết đi ngủ không được nghịch đồ chơi, nói chuyện, trẻ biết nằm n	gay ngắn, mắt nhắm lại. Cháu được nghe những lời ru ngọt ngào, du dương để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Khi trẻ ngủ dậy tôi hỏi trẻ “các con ngủ có ngon giấc không?” Nếu trẻ nói “con ngủ không ngon giấc”. Tôi sẽ hỏi trẻ lí do vì sao. khi đó trẻ sẽ nói lên những vấn đề làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Như vậy thông qua giờ ngủ ngoài việc cải thiện giấc ngủ của trẻ còn giúp trẻ diễn đạt được ý muốn của bản thân mình thông qua lời nói một cách rõ ràng, mạch lạc. 
* Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ hoạt động chiều.
	Một trong những đặc điểm ở lứa tuổi 24 - 36 tháng là dễ nhớ, mau quên. Vì vậy hoạt động chiều là giờ củng cố lại kiến thức, sửa sai cho trẻ giúp trẻ phát âm đúng và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Cô ôn lại giờ nhận biết con vịt
Cho trẻ phát âm “Con vịt”.
Cho trẻ nói đặc điểm con vịt.
Cô chỉ vào từng bộ phận con vịt cho trẻ phát âm: “đầu vịt, mỏ vịt, cánh vịt, chân vịt, đuôi vịt).
Cho trẻ lần lượt bắt chước tiếng kêu của con vịt “vít vít”.
* Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ trả trẻ.
	Trước giờ trả trẻ tôi thường đặt một số câu hỏi đơn giản có tính gợi mở để trẻ trả lời:
	Ví dụ: Hôm nay các con học và chơi như thế nào? (dạ vui ạ).
	Trước khi ra về các con phải làm gì? (dạ cất đồ chơi ạ).
	Khi ba, mẹ đến rước các con như thế nào? (dạ chào cô về, chào ba, mẹ rước con).
	Như vậy với một số câu hỏi đơn giản trước khi về trẻ được giáo dục thái độ lễ phép với người lớn vừa được thể hiện cảm xúc buồn, vui thông qua lời nói.
c. Lựa chọn một số trò chơi thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Thông qua trò chơi trẻ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ nói ra những ý nghĩ của mình. Trẻ được học nói một cách tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tâp nói, ghi nhớ lâu những từ ngữ đã học được, gọi tên và chỉ vào các các đồ vật bé có thể nhìn thấy, nghe thấy như:
Luyện phát âm theo mẫu.
Trẻ nhà trẻ còn nói lắp, nói ngọng, để phát triển ngôn ngữ tôi phải tỉ mĩ, kiên trì xây dựng mẫu câu cho trẻ tập nói từ đơn giản đến phức tạp và cho trẻ lặp lại nhiều lần. Nghe và chỉnh sửa phát âm cho trẻ đúng lúc, kịp thời để trẻ không thành thói quen nói sai, phát âm sai.
Ví dụ: Trẻ nói con gà.
Tôi xây dựng mẫu câu:
Đây là con gà.
Ngoài trò chơi vận động thì trò chơi dân gian giúp trẻ được nói thường xuyên hơn.
Ví dụ: trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”.
Trò chơi này trẻ vừa được vận động vừa đọc bài đồng dao.
d. Kết hợp phụ huynh giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
Gia đình là nền tảng của xã hội xác định được điều này tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền đến phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp hằng ngày thông qua giờ đón, trả trẻ. Tôi tìm hiểu khả năng giao tiếp của từng trẻ khi ở nhà như: trẻ hay mắc lỗi phát âm gì, hay nói ngọng từ nào, mức độ phát âm chuẩn xác hay không 
Để phối hợp với phụ huynh chặt chẽ hơn lớp tôi tạo nhóm trên zalo phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi về tình hình của trẻ ở lớp, khả năng nói của trẻ ở lớp như thế nào, trẻ có ưu điểm gì cần được khích lệ, có hạn chế gì cần được chú ý sửa chữa và rèn luyện. Ngoài ra chúng tôi còn trao đổi với nhau trong các cuộc họp phụ huynh để có giải pháp phù hợp với từng trẻ. Cuối tháng, thông qua sổ bé ngoan tôi đều ghi cụ thể tình hình sinh hoạt, học tập của trẻ ở trường.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Để phát triển ngôn ngữ trẻ phải được nghe lời nói, bắt chước lời nói, chủ động nói. Nội dung phải hướng vào trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Các hoạt động được thiết kế theo hướng tích hợp, lồng ghép, theo chủ đề. Thời gian linh hoạt và phụ thuộc vào hứng thú của trẻ.
3.4. Khả năng áp dụng của giải pháp.
Việc dạy trẻ phát âm chuẩn, nói rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu góp phần không nhỏ vào việc phát triển nhận thức và nhân cách con người trẻ, tạo tiền đề tốt cho việc học tập sau này của trẻ. Với những phương pháp trên thì tôi đã ứng dụng liên tục và xuyên suốt có hiệu quả vào thực tiễn lớp mình, đồng thời áp dụng được cho trẻ 24 – 36 tháng ở các trường khác.
Phụ huynh và giáo viên thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết trao đổi, nắm bắt tình hình, nhu cầu của trẻ sâu hơn có thể làm tư liệu để giáo dục trẻ tốt hơn.
3.5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Sau thời gian thực hiện biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
* Đối với bản thân
Bản thân đã có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được nói, bắt chước, qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải luôn phù hợp với thực trạng của lớp, của địa phương, phù hợp lứa tuổi. Có kế hoạch phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân được trao dồi kiến thức sâu hơn về cách thực hiện chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà trẻ.
* Đối với trẻ:
Các cháu rất phấn khởi, hào hứng tham gia học tập, trẻ mạnh dạn, tự tin, chú ý phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ của trẻ có tiến bộ:
 Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ.
 Phụ huynh quan tâm đến con em nhiều hơn.
* Kết quả đạt trên trẻ 
Nội dung
Đầu năm %
Học kì Ⅰ %
Ghi chú
Khả năng nghe hiểu lời nói
7/15 (46, 7%)
10/15 (66,7%)
Khả năng nghe và nhắc lại các âm, các tiếng và các câu
6/15 (40%)
11/15 (73,3%)
Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp giao tiếp. 
6/15 (40%)
8/15 (53,3%)
Trẻ tự tin khi giao tiếp
5/15 (33,3)
8/15 (53,3%)
	Nhìn vào kết quả này tôi nhận thấy rằng qua sự tác động phù hợp trẻ đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Luôn lắng nghe những điều trẻ nói: Đôi lúc chúng ta sẽ không hiểu được hết những điều trẻ nói nhưng khi trẻ ngỏ ý muốn nói thì giáo viên sẽ lắng nghe xem trẻ muốn nói gì. Điều này kích thích trẻ nói nhiều và thành thạo hơn. 
3.6. Tài liệu kèm theo
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình – TS. Trần Thị Ngọc Trâm – TS. Lê Thu Hương – PGS. TS. Lê Thị Ánh Tuyết – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, qua mạng internet.
2. Tài liệu chuyên môn.
.. ngày.. tháng.. năm 2021

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre.docx