Phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào tìm hiểu hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân

Phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào tìm hiểu hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân

 Đặc thù của môn Ngữ văn là không chỉ dạy về kiến thức mà còn giáo dục các em về tình cảm, về đạo đức, về giá trị thẫm mĩ. Dạy văn là dạy cái hay cái đẹp. Phải khai thác mọi vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm, giúp các em có rung cảm thẩm mĩ, có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tự rút ra bài học cho chính bản thân mình. Phạm văn Đồng đã từng nói: “ Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình” ( Trích tạp chí nghiên cứu giáo dục số 28, tháng 11 năm 1973). Từ ý kiến trên đặt ra yêu cầu đối với người dạy là phải có phương pháp tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện mọi kĩ năng cần thiết.

 Vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Là người điều khiển, hướng dẫn để học sinh khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho giáo viên là cần rèn luyện cho học sinh tự nhạy bén, linh hoạt và tư duy nhanh, phát huy những khả năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay các em chưa có điều kiện khám phá. giúp học sinh cảm nhận một cách phong phú, đa chiều vẻ đẹp của thế giới hình tượng nghệ thuật thông qua khả năng liên tưởng, tưởng tượng kỳ thú của học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 16321
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào tìm hiểu hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
aõb
SÁNG KIẾN KINH NGIHỆM
PHÁT HUY NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG VÀO TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ TRONG TÙY BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN TUÂN
 Người thực hiện: Lê thị Điệp
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 4
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA - NĂM 2018
MỤC LỤC
 I. MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------- 3
I.1 Lí do chọn đề tài --------------------------------------------------------------- 3
I.2 Mục đích nghiên cứu----------------------------------------------------------- 4
I.3 Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------- 4
I.4 Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------- 4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ----------------------------4
 II.1 Cơ sở lí luận -------------------------------------------------------------------4
 II.2 Thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Nông Cống 4------ 5 
 II.2.1 Thuận lợi ---------------------------------------------------------------------5
 II.2.2 Khó khăn ---------------------------------------------------------------------5 
 II.3 Các giải pháp thực hiện ----------------------------------------------------- 6
 II.3.1 Nhắc lại kiến thức cơ bản ------------------------------------------------ 6
 II.3.2 Giáo án --------------------------------------------------------------------- 9
 II.3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghị ------------------------------------- 17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------18
III.1 Kết luận -----------------------------------------------------------------------18
 III.2 Kiến nghị -------------------------------------------------------------------- 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------19
I. MỞ ĐẦU
I.1.Lí do chọn đề tài.
 Đặc thù của môn Ngữ văn là không chỉ dạy về kiến thức mà còn giáo dục các em về tình cảm, về đạo đức, về giá trị thẫm mĩ. Dạy văn là dạy cái hay cái đẹp. Phải khai thác mọi vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm, giúp các em có rung cảm thẩm mĩ, có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tự rút ra bài học cho chính bản thân mình. Phạm văn Đồng đã từng nói: “ Cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung và trong dạy văn nói riêng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức của mình” ( Trích tạp chí nghiên cứu giáo dục số 28, tháng 11 năm 1973). Từ ý kiến trên đặt ra yêu cầu đối với người dạy là phải có phương pháp tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện mọi kĩ năng cần thiết.
 Vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Là người điều khiển, hướng dẫn để học sinh khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho giáo viên là cần rèn luyện cho học sinh tự nhạy bén, linh hoạt và tư duy nhanh, phát huy những khả năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay các em chưa có điều kiện khám phá. giúp học sinh cảm nhận một cách phong phú, đa chiều vẻ đẹp của thế giới hình tượng nghệ thuật thông qua khả năng liên tưởng, tưởng tượng kỳ thú của học sinh. 
 Từ thực tiễn giảng dạy, tôi thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình học Văn của các em còn hạn chế. Hầu hết các em mới biết tái hiện lại tác phẩm, khả năng cảm thụ rất yếu, ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn, cách cảm và hiểu tác phẩm hết sức nông cạnXuất phát từ suy nghĩ làm sao để học sinh nắm vững kiến thức cảm nhận được những tác phẩm văn học, lại biết cách làm bài thi đạt kết quả cao. Tích luỹ từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình và trao đổi cùng đồng nghiệp tôi mạnh dạn trao đổi với thầy cô đề tài: “ Phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào tìm hiểu hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân” 
 Với đề tài này, chúng ta có thể rèn luyện, phát triển tư duy liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh. 
I.2. Mục đích nghiên cứu.
 Cụ thể với đề tài “Phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào tìm hiểu hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân”, mục đích đầu tiên của tôi là giúp học sinh phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong giờ học Ngữ văn. Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về vai trò của tưởng tượng, rèn luyện cho học sinh khả năng liên tưởng trong giờ học văn. Học sinh đặc biệt hiểu bài và hiểu đúng dụng ý nghệ thuật mà tác giả truyền tải qua tác phẩm.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trong phạm vi đề tài này đối tượng mà đề tài hướng tới là học sinh khối12
- Hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh các lớp 12C3, 12C5 trường THPT Nông Cống 4 năm học 2017- 2018
I. 4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện đề tài này tôi đã kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp điều tra, khảo sát.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận 
 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đảng và nhà nước đã đặt ra vấn đề giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phương pháp giáo dục vì vậy cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, trong đó đặc biệt phải luôn phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học. Đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn, do đặc thù bộ môn, còn giúp học sinh cảm nhận một cách phong phú, đa chiều vẻ đẹp của thế giới hình tượng nghệ thuật thông qua khả năng liên tưởng, tưởng tượng kỳ thú của học sinh. 
II. 2. Thực trạng việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT Nông Cống 4.
II. 2. 1. Thuận lợi:
 Luôn được sự quan tâm của cấp uỷ Chi bộ, BGH, Ban chuyên môn nhà trường. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Học sinh phần lớn có thái độ học tập đúng đắn. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin và mạng Internet hiện đại đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thuận lợi trong việc nắm bắt thông tin, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ cho việc dạy học.
II. 2.2. Khó khăn:
 Yêu cầu của việc đổi mới trong dạy học hiện nay là đòi hỏi học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình học. Nhưng thực tế đã cho thấy rằng khả năng liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình học văn của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Hầu hết các em mới chỉ biết tái hiện lại tác phẩm, tức là mới chỉ nói được những gì trong tác phẩm đã có, khả năng cảm thụ yếu dẫn đến học sinh không thích học văn, cảm giác nhàm chán và khó khăn khi học. 
 Trước những vấn đề văn học cần phải bộc lộ quan điểm cá nhân, các em thường phải dựa vào sự đánh giá của người khác trong sách vở hoặc ở bài giảng của thầy cô. Đối với bài viết, học sinh phụ thuộc nhiều vào tài liệu, nếu không bài văn thường sơ sài, khô khan, ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn.
 Tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân đặt ra vấn đề hay nhưng khó. Tác phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám. Có thể tìm thấy ở tác phẩm này hầu như mọi đặc trưng về tư tưởng và nghệ thuật của ông. Dòng Sông Đà đẹp tuyệt vời, đầy chất thơ nhưng cũng hết sức dữ dội, mãnh liệt. Thể hiện nổi bật tài hoa và sự uyên bác của tác giả khi tập trung mô tả một đối tượng bằng sự liên tưởng, tưởng tương dồi dào, phong phú và đã tả thì tả triệt để, tả đến “sơn cùng thủy tận”. Vốn ngôn ngữ giàu có, sắc sảo tung ra như để thi tài với tạo hóa. Cũng chính vì vậy nên khi tìm hiểu tác phẩm học sinh khó hiểu đặc biệt là cách dùng từ của Nguyễn Tuân.
 Thời gian đầu, khi chưa áp dụng phương pháp này, qua điều tra kết quả học các lớp tôi dạy như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C3
42
1
0.2
10
24.3
 26
63.5
5
12
0
0
12C5
46
3
0,8
25
60,2
17
38,8
1
0.2
0
0
Với kết quả trên ta thấy:
Chất lượng chưa cao, số học sinh đạt khá giỏi còn ít, lượng học sinh đạt mức độ yếu vẫn còn.
 Mức độ hứng thú học tập chưa cao vì học sinh cảm thấy khó cảm nhận, nhiều từ ngữ, hình ảnh trừu tượng.
 Khả năng liên hệ vận dụng giải quyết các đề văn còn yếu, chưa cảm nhận đúng vấn đề, vì vậy để đạt được điểm cao là khó.
Với những thực trạng trên bản thân tôi thấy cần phải có cách dạy tích cực hơn thì học sinh mới hứng thú học tập, khi thi mới đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy tôi mới áp dụng kinh nghiệm phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng vào việc dạy cho học sinh.
II. 3. Các giải pháp thực hiện.
II. 3. 1. Nhắc lại kiến thức cơ bản.
Liên tưởng.
 Liên tưởng là một hoạt động tâm lý của con người từ việc này nghĩ đến việc kia, từ người này nghĩ đến người khác. Cơ sở của liên tưởng là mối quan hệ của các sự vật trong đời sống tự nhiên và xã hội. Ví dụ nói tới núi người ta nghĩ tới rừng, suối, khe. Nói tới mây người ta nghĩ tới bầu trời, mưa.
Tưởng tượng.
 Tưởng tượng cũng là một hoạt động tâm lý nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ thành các hình tượng mới. Các nhà văn, nhà thơ thường thông qua các sự việc, kinh nghiệm có thật, biến hóa đi, mở rộng ra, biến đổi không gian, thời gian, tạo ra các hình tượng mới.
Vai trò của liên tưởng, tưởng tượng trong tiếp nhận văn học.
 Liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò hết sức quan trọng đối với môn Ngữ văn. Liên tưởng, tưởng tượng không chỉ giúp học sinh xác định đúng những ấn tượng trực cảm, chủ quan khi tiếp xúc với văn bản thông qua quá trình phân tích sẽ giúp học sinh chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính để từ đó các em đi vào bề sâu, bề rộng của nhận thức, tạo cơ sở khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ tác phẩm. 
 Liên tưởng là hiện tượng mang tính phổ biến, góp phần biểu thị các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của đời sống. Nhờ có liên tưởng, cuộc sống con người mới trở nên phong phú và mang tính xã hội. Liên tưởng có chức năng như cầu nối tư tưởng con người với con người, giữa con người với thế giới xung quanh, giữa các chiều không gian với thời gian, giữa thế giới vĩ mô với thế giới vi mô.
 Liên tưởng là hiện tượng mang tính phổ biến không chỉ phản ánh các quá trình tâm lý mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống con người. Phecdăngđơ Xuy, một học giả phương tây nhận xét: “ Trong cuộc sống tồn tại bao nhiêu thứ quan hệ thì trong đầu óc con người có bấy nhiêu chuỗi liên tưởng”. Những người có khả năng liên tưởng tốt bao giờ cũng là người có đời sống tâm hồn phong phú. Trong quá trình sáng tác, người nghệ sĩ nếu không có sự liên tưởng, tưởng tượng bên cạnh tài năng, vốn sống, sự hiểu biết thì không xây dựng được thế giới nghệ thuật sống động trong tác phẩm. Người học thiếu sự liên tưởng, tưởng tượng thì văn phong sẽ nghèo nàn, khô khan, không còn hấp dẫn. Liên tượng, tưởng tượng của học sinh trong học văn chính là một phương diện sinh động biểu hiện quá trình cảm thụ văn chương, năng lực chủ quan của người học trong việc tiếp nhận văn học, từ một vấn đề này liên tưởng đến một vấn đề khác sinh động hơn.
 Quá trình tiếp nhận của học sinh trong học văn phải tuân theo từng quy luật khách quan của cuộc sống. Lĩnh hội văn chương cũng xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ, đặc điểm thể loại và tính độc đáo qua từng tác phẩm cụ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhấn mạnh đến điều kiện xã hội và tâm lý lứa tuổi, nhu cầu thị hiếu cũng như toàn bộ kinh nghiệm sống và kinh nghiệm nghệ thuật đã ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận văn chương của các em.
 Nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng các em mới có thể hiểu và khai thác các vấn đề ẩn chứa trong tác phẩm. Liên tưởng, tưởng tượng vì vậy là hoạt động vô cùng cần thiết trong quá trình chiếm lĩnh chân giá trị của tác phẩm văn chương. 
 Tiếp nhận văn học là hoạt động đọc hoặc nghe để thưởng thức tác phẩm, chiếm lĩnh các giá trị văn học với mục đích giải trí, tìm hiểu nghiên cứu học tập. Thông qua ngôn từ người đọc dùng trí tưởng tượng của mình, hiểu biết đối tượng được thể hiện, thưởng thức cái hay, cái đẹp và hiểu được tiếng nói của tác giả.
 Liên tưởng, tưởng tượng trong tùy bút.
 Đặc trưng của tùy bút khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của tùy bút là những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả đan cài với việc tái hiện đối tượng. Vì vậy, sức hấp dẫn của tùy bút chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả.
 Tùy bút ít chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống. Điều đó làm nên cái hay, cái đẹp của một tác phẩm tùy bút.
Hình tượng con Sông Đà 
 Hình tượng con Sông Đà in đậm bản ngã văn chương của nhà văn NguyễnTuân. Ngòi bút của ông đã hòa trộn hai vẻ đẹp, chủ quan của tâm hồn và khách quan của dòng sông để tái hiện một Đà giang như một sinh thể sống động có hoạt động, có tri giác, cảm giác và có cá tính tâm hồn. 
 Pháp hiện và đánh giá được óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực sử dụng ngôn từ của nhà văn trong tác phẩm tùy bút. Sức hấp hẫn của tùy bút chính là khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là ghi chép tác phẩm tùy bút sẽ hết sức khô khan, không gây được ấn tượng đối với người đọc.
 Với tác phẩm “ Người lái đó Sông Đà” khi khám phá vẻ đẹp hung bạo của con Sông Đà, cần nhận thấy liên tưởng nhất quán của Nguyễn Tuân. Nhà văn hình dung con Sông Đà như một con thủy quái khổng lồ, có tâm địa đen tối, với biết bao tướng dữ quân tợn vây quanh. Đã thế, con thủy quái mang tên Sông Đà còn có hành động, mưu mô ác độc đối với thuyền và người trên sông. 
 Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngôn từ liên ngành và trí tưởng tượng tài hoa của tác giả, học sinh vừa hiểu đặc điểm thực của con Sông Đà ở thượng nguồn, vừa bị cuốn hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.
 Khi khám phá vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sông, lại cần phải phát hiện ra sự thay đổi di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Sông Đà không chỉ là quái thú sông nước nữa, mà đã lột xác trở thành người thiếu nữ có mái tóc tuôn dài, thành cố nhân đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại. Điểm nhìn đa chiều bao quát vẻ đẹp của dáng sông, màu nước Sông Đà bằng cái nhìn xuyên thời gian qua mấy mùa trong năm: của bờ bãi hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ thảng hoặc đôi con cá quẫy làm giật mình đàn hươu.
 Để hiểu rõ về vấn đề của đề tài nghiên cứu, tôi xin cụ thể phần trọng tâm bài học liên quan đến đề tài khi áp dụng phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng qua phần thiết kế bài học như sau:
II. 3.2 Giáo án
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Lời vào bài: Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “ Tiếng hát con tàu” đã từng viết: 
 “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu 
 Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”.
Có một thời Tây Bắc đã trở thành mảnh đất hóa tâm hồn của bao cuộc đời và là nguồn cảm hứng của bao văn nhân, nghệ sĩ. Nhà văn Nguyễn Tuân trên hành trình tìm kiếm cái đẹp cũng đã dừng chân tại mảnh đất Tây Bắc và phát hiện chất vàng mười của thiên nhiên và con người xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng này. Các em có thể thấy đều đó qua tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. 
GV: Gợi mở, dẫn dắt, phát vấn, tạo tình huống, nêu vấn đề.
GV: Hai câu thơ đề từ gợi cho em suy nghĩ gì? 
HS: Tìm hiểu,đọc tái hiện, quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, trao đổi, thảo luận và nêu quan điểm chính về các vấn đề của bài học.
GV: Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược. Đó là những nét tính cách nào?
GV: Trình chiếu hình ảnh, nêu câu hỏi:
GV: Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng, tưởng tượng đến đặc điểm nào của dòng sông Đà? 
HS: Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và trả lời câu hỏi
GV: Khi miêu tả con Sông Đà hung bạo, dữ dội tác giả đã tập trung miêu tả những hình ảnh nào?
Hỏi: Từ những hình ảnh đó em hình dung con Sông Đà như thế nào?
GV: Sông Đà không chỉ hung bạo, dữ dội mà còn là dòng sông thơ mộng, trữ tình. 
Hỏi: Đoạn văn miêu tả con Sông Đà thơ mộng, trữ tình gợi cho em những cảm nhận gì?
GV: Miêu tả vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông, tác giả đã liên tưởng đến câu thơ của Tản Đà, Đường thi. Sự liên tưởng đó có ý nghĩa gì?
GV: Hãy nhận xét về tài nghệ của tác giả ở đoạn văn này?
GV: Anh/ chị hãy nêu những nhận xét chung về hình tượng con Sông Đà? 
Mượn câu thơ của nhà thơ Ba Lan: “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi Sông Đà như một công trình nghệ thuật ngôn từ, một sáng tạo tài hoa mà Nguyễn Tuân tặng cho đời. Đồng thời mượn câu thơ “ Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” của Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Tuân muốn bộc lộ tài hoa uyên bác của mình: câu thơ gợi cảm nhận về cá tính khác thường của Sông Đà cũng gặp được cá tính độc đáo của nguyễn Tuân.
Hình tượng con Sông Đà
Hình ảnh 1
Hình ảnh 2
Hình ảnh 3
Hình ảnh 4
Hình ảnh 5
Hình ảnh 6
Hình 1: Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: Đá chẹt lòng sông như cái yết hầu
Hình 2: Quãng mặt ghềnh Hát Loóng: Nước xô đá, đá xô sóng.
Hình 3: Quãng Tà Mường Vát: 
Hình ảnh 4: Những cái hút nước quãng Tà Mường Vát như những cái giếng bê tông thả xuống sông để làm móng cầu.
Hình 5: Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
Hình 6: Sông Đà nhìn từ trên cao ngoằn ngoèo như dây thừng
Kết luận chung: Dòng sông Đà có hai đặc điểm: Hung bạo, dữ dội và trữ tình, thơ mộng
I.1.Con Sông Đà hung bạo, dữ dội.
- Tác giả tập trung miêu tả sự hung bạo của con sông qua cảnh đá bờ sông, ghềnh sông, hút nước, thác nước và trận địa đá trên Sông Đà.
- “Mặt sông quãng ấy lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời” diễn tả độ cao hun hút sừng sững hẹp đến nỗi không có ánh nắng. Nó không chỉ tối mà còn lạnh. Khiến cho người đọc liên tưởng đến câu thơ của Đỗ Phủ: “Vu sơn, vu giáp khí tiêu sâm”
 - Ấn tượng về thị giác. ấn tượng độ cao hun hút, thăm thẳm của vách đá tạo ra cái chới với của thị giác
 Đây là cách nhà văn miêu tả sự vật thông qua cảm giác, khiến cho người đọc liên tưởng, tưởng tượng đối tượng miêu tả rõ nét hơn.
 Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh: dùng lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, nhà văn cho thấy Sông Đà như một sinh thể có tiếng nói với nhiều cung bậc, sắc thái tâm trạng, cảm xúc Thác Sông Đà hung dữ như loài thủy quái, hung thần thách thức, đe dọa con người với những âm thanh cuồng loạn man dại và hoang dã. 
Ở trên, khi miêu tả hút nước bằng những hình ảnh nghiêng về thị giác.Thì khi miêu tả thác nước lại bằng những hình ảnh nghiêng về thính giác. 
Dưới góc nhìn đa ngành (bóng đá, võ thuật, quân sự) nghệ thuật nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, trí tưởng tượng phong phú tài năng quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, thạch trận Sông Đà hiện lên như một trận đồ bát quái, một kẻ thù tâm địa hiểm ác, gợi liên tưởng tới câu đồng dao về thần sông, thần núi trong truyện cổ tích:
 “ Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”
I. 2. Con Sông Đà trữ tình, thơ mộng.
 - Con Sông Đà mềm mại, duyên dáng: Sông Đà mang dáng hình của một người thiếu nữ kiều diễm: “ Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”
- Đoạn văn vừa như một khúc nhạc nhẹ êm ái, vừa như một bức tranh thủy mặc mang đến cho tâm hồn người đọc những rung động tinh vi, những xúc cảm nhẹ nhàng. 
 - Nước Sông Đà: thay đổi theo mùa. “ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích; mùa thu lừ lừ chin đỏ như da mặt một người bần đi vì rượu bữa”
- Nguyễn Tuân đã mở ra chuỗi liên tưởng mới lạ dòng sông có vẻ đẹp riêng ở mỗi mùa. 
 Sông Đà gợi cảm: với mỗi người, Sông Đà gợi theo một cách riêng.
+ Sông Đà như một cố nhân.
+ “ Trông con sông vui như thấy nắng hạ giòn tan kì mưa dầm, vui như nối lai chiêm bao đứt quãng”
 Hình ảnh so sánh gần gủi mà gợi cảm, nhờ đó người đọc hình dung được niềm vui, tình yêu tha thiết của nhà văn đối với Sông Đà.
+ Vẻ đẹp hồn nhiên: bờ sông, ven sông: chuồn chuồn, bươm bướm bay trên Sông Đà.
+ Vẻ đẹp tĩnh lặng: bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. 
- T

Tài liệu đính kèm:

  • docphat_huy_nang_luc_lien_tuong_tuong_tuong_vao_tim_hieu_hinh_t.doc