SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 đạt hiệu quả cao trong làm văn dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 đạt hiệu quả cao trong làm văn dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học

Đại văn hào Nga M. Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”. Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh lại nói: “Học văn làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức và không bao giờ là một người thô lỗ cục cằn”. Như vậy, cả đại văn hào Nga M. Gorki và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đều nhấn mạnh đến chức năng của văn học. Văn học bồi dưỡng, nâng đỡ, làm phong phú tâm hồn con người. Văn học giúp con người hướng thiện, hoàn thiện nhân cách. Văn học còn chắp cánh ước mơ để con người vươn tới những điều tốt đẹp.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là học sinh lại ngại học văn, chán học văn. Biết rằng môn văn là một trong ba môn thi bắt buộc của kì thi trung học phổ thông quốc gia nhưng nói đến văn thậm chí có em còn sợ. Bởi vì, theo các em kiến thức văn rất rộng, đề văn mỗi ngày lại càng khó. Cho nên mỗi khi nhìn vào văn, nhìn vào đề văn các em thấy hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu, làm những gì và phải làm sao để đạt kết quả cao.

Vì vậy, là một giáo viên văn, ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu, cảm thụ sâu sắc, tinh tế các tác phẩm văn học thì việc hướng dẫn học sinh luyện tập, trang bị kiến thức cho các em về các dạng đề, cách làm các dạng đề cụ thể, hướng dẫn các em luyện viết để các em vừa nắm được kiến thức lí thuyết vừa biết cách thực hành và có thể đạt kết quả cao trong các kì thi là việc làm thiết thực và ý nghĩa.

 

doc 22 trang thuychi01 5371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 đạt hiệu quả cao trong làm văn dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG LÀM VĂN DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
Người thực hiện: Mai Thị Bình
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
	Trang
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................
	1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................
	1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................
	1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận của đề tài..............................................................
	2.2. Thực trạng vấn đề......................................................................
	2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện..................................
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý kiến bàn về văn học.........
2.3.2. Nhận dạng các kiểu bài thường gặp..................................
Hướng dẫn học sinh các bước làm bài..............................
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý...........................................
Tích cực khuyến khích học sinh thực hành viết bài..........
Chú trọng khâu chấm và chữa bài.....................................
 2.4. Những kết quả ban đầu...............................................................
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 3.1.Kết luận........................................................................................
 3.2. Kiến nghị.....................................................................................
1
1
2
2
2
3
3
4
5
5
6
7
8
14
15
16
18
18
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đại văn hào Nga M. Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”. Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh lại nói: “Học văn làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức và không bao giờ là một người thô lỗ cục cằn”. Như vậy, cả đại văn hào Nga M. Gorki và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đều nhấn mạnh đến chức năng của văn học. Văn học bồi dưỡng, nâng đỡ, làm phong phú tâm hồn con người. Văn học giúp con người hướng thiện, hoàn thiện nhân cách. Văn học còn chắp cánh ước mơ để con người vươn tới những điều tốt đẹp.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là học sinh lại ngại học văn, chán học văn. Biết rằng môn văn là một trong ba môn thi bắt buộc của kì thi trung học phổ thông quốc gia nhưng nói đến văn thậm chí có em còn sợ. Bởi vì, theo các em kiến thức văn rất rộng, đề văn mỗi ngày lại càng khó. Cho nên mỗi khi nhìn vào văn, nhìn vào đề văn các em thấy hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu, làm những gì và phải làm sao để đạt kết quả cao.
Vì vậy, là một giáo viên văn, ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu, cảm thụ sâu sắc, tinh tế các tác phẩm văn học thì việc hướng dẫn học sinh luyện tập, trang bị kiến thức cho các em về các dạng đề, cách làm các dạng đề cụ thể, hướng dẫn các em luyện viết để các em vừa nắm được kiến thức lí thuyết vừa biết cách thực hành và có thể đạt kết quả cao trong các kì thi là việc làm thiết thực và ý nghĩa.
Trong những năm gần đây, dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học gần như là thống trị các kì thi. Kì thi Đại học năm 2013, năm 2014 phần nghị luận văn học ở cả hai khối C và D chủ yếu là dạng nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học. Đề thi học sinh giỏi của các tỉnh phần nghị luận văn học hầu như cũng ở các dạng đề này. Và hiện nay kì thi quan trọng nhất là kì thi trung học phổ thông quốc gia là lồng ghép của hai kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, việc tuyển sinh đại học muốn tuyển được những học sinh thực sự có chất, hiểu biết văn chương, có kiến thức rộng, có chiều sâu thì xu thế ra đề ở hai dạng đề này là không loại trừ và đã được thể hiện ở đề thi năm 2016. Thế nhưng, đây lại là những dạng đề rộng và khó. Thời lượng chương trình dành cho hai dạng đề này rất ít, chỉ một tiết trên lớp mà lại chủ yếu bàn về dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học còn dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học gần như không đề cập đến. Dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học cũng chưa có một công trình nghiên cứu, một sáng kiến kinh nghiệm nào bàn tới, chỉ có một vài bài viết đơn lẻ trên các trang mạng của thầy Hiếu “Kĩ năng làm bài về ý kiến bàn về văn học”; cô Thu Trang “Dàn ý cho kiểu bài nghị luận hai ý kiến bàn về văn học”, hay bài viết của cô Triệu Thị Huệ “Nghị luận về hai ý kiến, hai vấn đề trong kiểu bài nghị luận văn học”. Tuy nhiên, những bài viết này chỉ nêu một cách ngắn gọn, sơ lược, khái quát về dạng đề nói chung hoặc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể nào đó chứ không chỉ ra trong dạng đề này có những kiểu dạng nào, cách làm những dạng đó và những biện pháp để học sinh có thể hiểu và đạt hiệu quả cao nhất. Thấy được sự cần thiết, tính thiết thực của vấn đề nên trong quá trình ôn tập tôi dành nhiều thời gian cho dạng đề này. Tôi tận dụng tối đa những tiết ôn tập và những buổi học bồi dưỡng để cung cấp kiến thức cho các em về dạng đề này. Tôi vừa tái hiện cho các em các kiểu bài cụ thể lại vừa hướng dẫn các em cách làm, rèn luyện cho các em viết bài để các em hiểu, thành thạo và đạt được kết quả cao nhất có thể. Qua thực tiễn hướng dẫn học sinh ôn tập dạng đề này, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm được nêu trong đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 đạt hiệu quả cao trong làm văn dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này, tôi giúp học sinh thấy được:
- Nhận dạng các kiểu bài nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học
- Các bước làm bài nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học
- Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý
- Hướng dẫn học sinh thực hành viết bài, đánh giá kết quả bài viết của học sinh
- Đồng thời, qua việc hướng dẫn học sinh ôn tập dạng đề này tôi muốn cho học sinh thấy rằng học văn không khó, làm đề văn không khó, chỉ khó khi không biết cách học, không chăm chỉ rèn luyện. Từ đó góp phần bồi dưỡng cho các em niềm hứng thú khi học văn và viết văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học
- Với đề tài này, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập và kiểm nghiệm kết quả ở học sinh lớp 12B4 năm học 2015 – 2016
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Chủ yếu là phương pháp thực nghiệm. Tôi tận dụng tối đa các tiết ôn tập có được trong những giờ học chính khóa và chủ yếu là các buổi học bồi dưỡng để có thời gian hướng dẫn học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Ngoài việc dạy học, hướng dẫn học sinh luyện tập tôi còn kết hợp với kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết, vận dụng của học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
	“Ý kiến bàn về văn học là một nhận định về văn học, một danh ngôn về một vấn đề trong văn học. Vấn đề đó thuộc lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về phong cách tác giả”[1]. Các ý kiến, nhận định về văn học vô cùng phong phú của cả giới phê bình trong nước và ngoài nước, có cả những ý kiến về những tác phẩm cụ thể, những nhân vật, những chi tiết, những tình huống cụ thể nhưng cũng có những ý kiến bàn luận chuyên sâu về lí luận. Ví dụ như ý kiến của của GS.TS Trần Đăng Suyền là một ý kiến rất cụ thể khi nhận xét về “Sóng” của Xuân Quỳnh: “Đó là cuộc hành trình, khởi đầu là sự từ bỏ cái tôi chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở”. Hay đề thi trung học phổ thông quốc gia 2016 ở phần làm văn là một ý kiến về tình huống truyện “Vợ nhặt”: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên một khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Nhưng cũng có những nhận định mang tính chất lí luận chuyên sâu: “Một câu thơ tràn đầy ý tứ và tình cảm cao thượng cũng sẽ không nghe được nếu làm chối tai bởi sự méo mó” (Boa-lô). Ý kiến của Vương Duy, một nhà thơ đời Thanh của Trung Quốc: “Nhà thơ đối với vũ trụ nhân sinh nên bước vào trong, mà lại nên đi ra ngoài. Bước vào trong mới có thể viết được. Đi ra bên ngoài mới có thể quan sát được. Bước vào bên trong mới sinh khí. Đi ra bên ngoài mới đạt cao siêu”. Đó chỉ là một vài ý kiến văn học trong vô vàn ý kiến bàn về văn học mà học sinh có thể gặp khi làm văn. Vì vậy, cung cấp kiến thức về ý kiến bàn về văn học cho học sinh để các em làm quen, tiếp cận với ý kiến có ý nghĩa quan trọng giúp các em làm tốt dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học. 
	“Dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học là một kiểu bài nghị luận văn học tổng hợp mà ở đó người ra đề thường đưa ra hai ý kiến về một tác phẩm văn học (tác phẩm thơ, tác phẩm văn xuôi, trích đoạn, hình tượng nhân vật), có thể ở hai tác phẩm khác nhau, hoặc là đưa ra hai ý kiến về một vấn đề lí luận; những ý kiến này có thể thuận chiều (cả hai cùng đúng, cùng có ý nghĩa bổ sung cho nhau) hoặc ngược chiều (một ý kiến đúng, một ý kiến sai”[2].
	Trong dạng đề thi này ý kiến, nhận định bàn về văn học thường đặt trong dấu ngoặc kép và có câu dẫn là: Bàn về; Về; Nhận xét về; Có ý kiến cho rằnglại có ý kiến cho rằng. Sau những ý kiến đó người ra đề thường yêu cầu học sinh lấy một tác phẩm văn học, một hình tượng văn học nào đó để chứng minh cho hai ý kiến rồi bình luận các ý kiến. Ví dụ đề thi Đại học năm 2014 khối C.
Đề bài: Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa lịch sử.
	Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
Để làm được dạng đề này, yêu cầu học sinh phải nắm được kiến thức về cả lí luận văn học, về văn học sử, về tác phẩm, về tác giảHọc sinh phải hiểu đúng, toàn diện nội dung, tinh thần của ý kiến, nhận định để xác định được đề bài đề cập đến vấn đề gì, bản chất của vấn đề ra sao. Khi phân tích, chứng minh nhận định học sinh phải biết lựa chọn nội dung tiêu biểu nhất, chính xác nhất của tác phẩm, của hình tượng.để chứng minh chứ không phải là đưa toàn bộ nội dung vào. Đặc biệt làm kiểu bài này giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh. Sử dụng các thao tác đó theo trình tự hợp lí để vừa làm sáng tỏ được ý kiến vừa khẳng định được giá trị ý kiến thậm chí bác bỏ những ý kiến sai lệch và cho thấy bản lĩnh, hiểu biết, độ sắc sảo của người viết để thuyết phục người đọc.
2.2. Thực trạng vấn đề
	Nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học là dạng đề thi khó. Dạng đề thi này đang rất thịnh hành trong các kì thi quan trọng như học sinh giỏi, Trung học phổ thông quốc gia nhưng phân phối chương trình dành cho kiểu bài này lại quá ít. Trong chương trình Ngữ văn 12 chỉ có duy nhất một tiết cho bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Sách giáo khoa chỉ nêu lên hai dạng đề minh họa, phần gợi ý tìm hiểu đề, lập dàn ý chỉ trình bày một cách khá sơ lược. Kiểu bài nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học được coi là lồng ghép trong kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học nhưng lại không có đề cụ thể nào. Vì vậy để học sinh biết đến dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học, cách làm dạng đề này và nhất là đạt hiệu quả cao kiểu bài này nếu như chỉ dạy theo phân phối chương trình là điều không thể. Vì vậy, giáo viên chỉ có thể tận dụng những tiết ôn tập, những buổi học bồi dưỡng để hướng dẫn học sinh dạng đề này.
	Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những quyển văn mẫu: Những bộ đề văn, Giới thiệu đề thi trung học phổ thông quốc gia, Những bài văn hayhoặc thậm chí các em có thể vào Google, gõ tên vào ý kiến, vào tác phẩm, vào hình tượngcũng có thể có đề đã được làm sẵn. Thế nhưng nếu như vậy thì các em sẽ trở thành những cỗ máy, những con rô bốt, khả năng sáng tạo sẽ bị thui chột. Hơn nữa, ở dạng đề này là vô vàn ý kiến và có rất nhiều kiểu lấy tác phẩm để chứng minh cho nên tài liệu khó mà có sẵn. Vì vậy, với dạng đề này điều quan trọng là giáo viên hướng dẫn cho các em các bước tiến hành, cách làm bài ở từng dạng đề cụ thể. Khi đã nắm bắt được cách làm các em có thể áp dụng vào những đề khác nhau, luyện viết nhiều, được giáo viên sửa chữa các em sẽ thành thạo. Và như vậy các em sẽ chủ động, tự tin khi bắt gặp dạng đề này thậm chí có thể bày tỏ cái tôi, cá tính sáng tạo trong phần bình luận, mở rộng nâng cao vấn đề. 
	Một khó khăn nữa khi bước vào hướng dẫn học sinh dạng đề này đó là việc nắm bắt kiến thức lí luận về những ý kiến, nhận định văn học của học sinh rất mơ hồ. Các bài về kiến thức lí luận ít, các em lại cũng ít được học những tiết học chuyên sâu về tác giả, phần tác phẩm giáo viên cũng chỉ có thể hướng dẫn các em khai thác các ý còn về chiều sâu nắm bắt vấn đề lại tùy thuộc vào từng em. Cho nên khi bắt gặp một ý kiến, một nhận định về văn học các em lúng túng đặc biệt là những nhận định mang tính chất lí luận chuyên sâu. Các em sẽ rơi vào tình trạng giải thích vấn đề sai, lệch ý và như vậy sẽ dẫn đến việc chứng minh sai, bình luận cũng sai. Vì vậy, cung cấp kiến thức lí luận giới thiệu về các ý kiến, nhận định cho các em, hướng dẫn các em cách khai thác các nhận định là việc làm quan trọng giúp các em đi đúng hướng, tránh tình trạng lạc đề, lệch đề.
	Thứ nữa là học sinh lúng túng, lo lắng khi thực hành kiểu bài này. Đầu tiên là lúng túng trong nhận diện đề. Đề thi có thể là hai ý kiến tương đồng hoặc hai ý kiến tương phản; có thể là hai ý kiến về một tác phẩm hoặc hai ý kiến về hai hình tượng của hai tác phẩm khác nhau. Tiếp theo là lúng túng trong việc tìm ý, tìm dẫn chứng để chứng minh và phần bình luận sẽ phải bình luận như thế nào, liệu hai ý kiến có mối qua hệ ra sao, có bổ sung cho nhau hay đối lập thì sẽ phải chọn một trong hai ý kiến.
	Nói tóm lại, đây là một dạng đề nghị luận tổng hợp khó. Điều quan trọng để các em có thể tự tin và đạt kết quả cao khi bắt gặp dạng đề này là giáo viên phải trang bị cho các em kiến thức về dạng đề, hướng dẫn các em cách làm và giúp các em thực hành nhiều hơn.
2.3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý kiến bàn về văn học
	Dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học là một dạng đề nghị luận mà người viết thường đưa ra hai ý kiến về một tác phẩm, hình tượng, chi tiết, tình huốnghoặc một vấn đề lí luận và sau đó yêu cầu học sinh bình luận. Thế nhưng, học sinh khi bắt gặp dạng đề này lại rất mơ hồ về các ý kiến bàn về văn học, các em chưa từng biết đến, nghe đến những ý kiến này hoặc ý kiến tương tự bao giờ. Vì vậy, các em rất hoang mang không biết bắt đầu từ đâu và dẫn đến việc lúng túng trong cách làm bài và giải thích ý kiến sai. Do đó, việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh ôn tập dạng đề này là tôi chỉ cho học sinh như thế nào là ý kiến, nhận định bàn về văn học; đưa ra các ví dụ về ý kiến, nhận định tiêu biểu. Sau đó tôi cung cấp và hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu về các ý kiến, nhận định về văn học. Tôi chỉ cho học sinh thấy, ở dạng này có những ý kiến bàn luận chuyên sâu về lí luận văn học. Muốn nắm được mảng kiến thức này các em phải tìm hiểu các bài: Văn bản văn học, Phong cách văn học, Giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Ở mảng những ý kiến, nhận định về tác phẩm, hình tượng, chi tiếtcụ thể thì trong quá trình giảng dạy học sinh tiếp nhận tác giả, tác phẩm văn học tôi thường yêu cầu học sinh nắm vững được phong cách tác giả, nắm được những đặc điểm nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm. Tôi còn lồng ghép vào quá trình phân tích những nhận định tiêu biểu về vấn đề hoặc sau mỗi bài học tôi cung cấp cho học sinh những ý kiến, nhận định sâu sắc nhất về tác phẩm. Tôi còn yêu cầu học sinh đọc thêm những tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm, những bài phê bình về những tác phẩm văn học. Ngoài ra, sau khi học xong một phần, một giai đoạn văn học, ví dụ học xong phần “Thơ mới” (1932 – 1945), tôi cung cấp cho các em những ý kiến nhận xét, đánh giá nổi bật về phong trào thơ này; với những em thực sự yêu thích và say sưa văn học tôi còn cho các em mượn những quyển sách để đọc thêm như: Một thời đại trong thi ca, Thi nhân Việt Nam
Bằng những sự nỗ lực như vậy, học sinh của tôi đã có được kiến thức cơ bản về ý kiến bàn về văn học. Biết rằng những ý kiến bàn về văn học là vô cùng phong phú, khi thi cử có thể các em sẽ gặp những ý kiến chưa được học. Tuy nhiên, do đã được làm quen, tiếp cận với nhiều dạng ý kiến các em sẽ không còn xa lạ, hoang mang khi bắt gặp những dạng đề này. Các em biết cách nhìn nhận, đánh giá đâu là ý kiến đúng, đâu là ý kiến chưa đúng, biết cách giải thích, bình luận ý kiến. Mặt khác, có được kiến thức về những ý kiến, nhận định về văn học các em còn có thể vận dụng khi làm những dạng đề khác như khi làm dạng đề phân tích tác phẩm, hình tượngcác em có thể đưa ra những ý kiến như một minh chứng cho vấn đề đang phân tích và như vậy bài viết sẽ có độ tin cậy và sâu sắc hơn. 
2.3.2. Nhận dạng các kiểu bài thường gặp
	Dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về văn học là một dạng đề thi có nhiều kiểu dạng nhỏ. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh làm dạng đề này, tôi chỉ cho học sinh thấy là ở dạng đề này sẽ có những kiểu đề nào để các em dễ hình dung và nắm bắt. Về cơ bản có hai dạng như sau:
	- Dạng 1: Hai ý kiến tương đồng (hai ý kiến cùng đúng, bổ sung cho nhau).
	- Dạng 2: Hai ý kiến tương phản (hai ý kiến trái chiều nhau, một đúng, một sai).
	Trong dạng 1 lại có hai kiểu:
+ Dạng 1a: Hai ý kiến về một khía cạnh của một tác phẩm
+ Dạng 1b: Hai ý kiến về hai đối tượng trong hai tác phẩm
	Ở mỗi dạng đề, tôi chỉ cho học sinh các ví dụ minh họa cụ thể.
- Dạng1a: Hai ý kiến về một khía cạnh của tác phẩm
Ví dụ: Về hình tượng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.
	Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
	(Câu III, Đề thi Đại học năm 2014 – Khối C)
- Dạng 1b: Hai ý kiến về hai đối tượng trong hai tác phẩm
Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách.
	Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
- Dạng 2: Hai ý kiến tương phản
Ví dụ: Nhận định về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, từng có ý kiến cho rằng: Đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định: Đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.
	Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên.
(Câu 3a, Đề thi Đại học năm 2013, Khối D).
	2.3.3. Hướng dân học sinh các bước làm bài
	Đây là khâu vô cùng quan trọng. Bởi vì, phần lớn học sinh lúng túng khi bắt gặp dạng đề này. Các em không biết bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào. Vì vậy, với dạng đề khó này, tôi hướng dẫn các em các bước làm bài cụ thể.
	Bước 1: Hướng dẫn học sinh giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
	Tôi yêu cầu học sinh giới thiệu ngắn gọn, chắc chắn. Khi giới thiệu vấn đề cần nghị luận có thể trích dẫn một ý kiến khác để giới thiệu, hoặc có thể đưa ra một liên tưởng tương đồng, tương cận, đối lập hoặc bằng một ấn tượng để giới thiệu.
	Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm phải có mối liên hệ với ý kiến; phải nêu được vấn đề nổi bật, ấn tượng của tác giả, tác phẩm có liên quan đến ý kiến, không được sa vào kể lể về tác giả, tác phẩm.
	Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải thích ý kiến
	Tôi yêu cầu học sinh bám sát ý kiến, nhận định mà đề yêu cầu bình luận, tránh suy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_dat_hieu_qua_cao.doc