Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - Học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12 - Cơ bản)

Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - Học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12 - Cơ bản)

"Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống ra người hơn, sống tốt hơn. Nếu ta biết tìm trong sách những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất cuộc đời" (Thanh Thảo). Văn chương có sức hấp dẫn thật kì diệu. Sứ mệnh của văn chương không chỉ mang đến cho người đọc nhận thức, khám phá sâu sắc về cuộc sống muôn màu mà quan trọng hơn, nhờ những “nguồn sáng, vệt sáng” được chiếu rọi trong những tác phẩm mà tâm hồn con người sẽ sáng trong hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn. Thứ khí giới thanh cao ấy sẽ hướng con người ta đến cái Chân - Thiện - Mĩ của cuộc sống. Trong nhà trường, nhiệm vụ của môn Ngữ văn rất quan trọng. Môn Ngữ văn lại là một môn học không chỉ mang tính khoa họa mà còn mang tính nghệ thuật nên đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo những cách thức để giúp học sinh tiếp nhận và khám phá tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất.

“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn anh bằng đại bác”. Ngẫm cho kĩ, triết lí ấy quả thật sâu sắc. Quá khứ - hiện tại - tương lại luôn có sự kết nối. Người ta sống trong hiện tại, luôn hướng về tương lại nhưng đừng bao giờ quên quá khứ. Song có một thực tế phũ phàng rằng, cuộc sống hiện đại hôm nay, cái ấm no đủ đầy dễ khiến nhiều người nhất là thế hệ trẻ không còn nhớ đến những đói khổ cơ hàn của ngày trước. Để rồi lối sống ấy gây ra không ít những hậu quả khôn lường. Trong bối cảnh ấy, những câu chuyện hấp dẫn, những áng văn hay về một “thời xa vắng” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần theo những trang sách, các em sẽ có những hiểu biết, trải nghiệm, thấu hiểu hơn về cuộc sống và lĩnh hội được cho mình những bài học làm người quý giá. Tuy nhiên, để đưa những văn bản ấy đến với tâm hồn người học, đòi hỏi người giáo viên dạy Văn phải biết cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp góp phần phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận cái hay và vẻ đẹp của văn chương.

 

doc 20 trang thuychi01 7992
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - Học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn 12 - Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
"Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống ra người hơn, sống tốt hơn. Nếu ta biết tìm trong sách những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất cuộc đời" (Thanh Thảo). Văn chương có sức hấp dẫn thật kì diệu. Sứ mệnh của văn chương không chỉ mang đến cho người đọc nhận thức, khám phá sâu sắc về cuộc sống muôn màu mà quan trọng hơn, nhờ những “nguồn sáng, vệt sáng” được chiếu rọi trong những tác phẩm mà tâm hồn con người sẽ sáng trong hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn. Thứ khí giới thanh cao ấy sẽ hướng con người ta đến cái Chân - Thiện - Mĩ của cuộc sống. Trong nhà trường, nhiệm vụ của môn Ngữ văn rất quan trọng. Môn Ngữ văn lại là một môn học không chỉ mang tính khoa họa mà còn mang tính nghệ thuật nên đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo những cách thức để giúp học sinh tiếp nhận và khám phá tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất.
“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn anh bằng đại bác”. Ngẫm cho kĩ, triết lí ấy quả thật sâu sắc. Quá khứ - hiện tại - tương lại luôn có sự kết nối. Người ta sống trong hiện tại, luôn hướng về tương lại nhưng đừng bao giờ quên quá khứ. Song có một thực tế phũ phàng rằng, cuộc sống hiện đại hôm nay, cái ấm no đủ đầy dễ khiến nhiều người nhất là thế hệ trẻ không còn nhớ đến những đói khổ cơ hàn của ngày trước. Để rồi lối sống ấy gây ra không ít những hậu quả khôn lường. Trong bối cảnh ấy, những câu chuyện hấp dẫn, những áng văn hay về một “thời xa vắng” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần theo những trang sách, các em sẽ có những hiểu biết, trải nghiệm, thấu hiểu hơn về cuộc sống và lĩnh hội được cho mình những bài học làm người quý giá. Tuy nhiên, để đưa những văn bản ấy đến với tâm hồn người học, đòi hỏi người giáo viên dạy Văn phải biết cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thích hợp góp phần phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận cái hay và vẻ đẹp của văn chương. 
 “Nghệ thuật thì dài mà cuộc đời thì ngắn”(Hypocrat). Năm tháng đi qua, Kim Lân đã về với đất mẹ hơn chục năm, ấy vậy mà đến với truyện ngắn Vợ nhặt của ông, người ta vẫn cảm thấy vô cùng thích thú về áng văn viết về một thời đã xa trong lịch sử dân tộc. Thời kì đói khổ, khi ranh giới sự sống và cái chết mong manh như sợi tơ. Vậy mà giữa cái u sầm ấy, ánh sáng tình người, lòng yêu thương vẫn chiếu rọi và thắp lên niềm vui, niềm hi vọng vào cuộc sống. Có thể khẳng định, trong vô số những bài thơ, câu chuyện mà học sinh được học trong chương trình THPT, truyện ngắn Vợ nhặt sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí bao thế hệ học trò bởi sức hấp dẫn và giá trị riêng của nó. Sức sống của truyện Vợ nhặt đâu chỉ viết về hiện thực thê thảm của một thời đã qua khi “cái đói tràn về” mà còn nhắn gửi những thông điệp ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay. Thông điệp về sức mạnh của tình người chiến thắng nghịch cảnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc giúp con người có sức mạnh vượt qua hoàn cảnh éo le tăm tối. Hành động nghĩa hiệp nhân hậu của anh Tràng, tấm lòng thơm thảo của bà cụ Tứ hay cái “thèn thẹn hay đáo để” của cô thị trên đường về làm dâu sẽ chẳng thể nào nguôi quên trong tâm trí người học. Có điều thầy cô giáo trên bục giảng cần làm gì để biến một tác phẩm văn học hay thành giờ học thú vị, tạo hứng thú, phát huy tốt năng lục phẩm chất của học sinh?
Với những lí do cơ bản trên, cùng với kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong thực tiễn giảng dạy, xin được mạnh dạn trình bày Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân( Ngữ văn 12 - Cơ bản)
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc vận dụng các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học của học sinh, giúp học sinh tiếp nhận, khám phá những giá trị nổi bật của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân từ đó bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ, đọc hiểu, tiếp nhận văn chương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (chủ yếu là phần trích học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2, Nxb Giáo dục, 2008; phần trích văn bản từ tr. 23 đến tr. 32).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như: Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích ngữ liệu, kết hợp với đối chiếu, so sánh, nhằm khơi sâu, mở rộng cách nhìn để cảm nhận chính xác vẻ đẹp của các vấn đề được tìm hiểu. Phương pháp vấn đáp - gợi mở, nêu ví dụ; phương pháp diễn giải... và một số phương pháp khác.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Bám sát nguyên tắc dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
	Văn chương tựa như một vườn hoa nhiều hương sắc, ở đó mỗi thể loại mang vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng. Nếu thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim thì truyện lại hấp dẫn người đọc bởi sự đậm đặc của hiện thực đời sống khách quan được tái hiện qua cốt truyện, hệ thống nhân vật. Do vậy, dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại là nguyên tắc hàng đầu mà bất cứ người giáo viên dạy văn nào cũng cần phải tuân theo. Dạy thơ trữ tình cần bám sát đặc trưng thể loại thơ từ đó hướng dẫn học sinh tiếp cận mạch cảm xúc, thế giới hình ảnh, âm điệu, nhịp điệu cái hay vẻ đẹp của bài thơ, dạy kịch cần bắt đầu từ mâu thuẫn, xung đột đến hành động kịch, các nhân vật kịch rồi mới đi đến ý nghĩa văn bản. Trong chương trình THPT, số lượng các tác phẩm truyện chiếm số lượng khá nhiều. Bên cạnh các văn bản truyện dân gian, truyện trung đại, các tác phẩm truyện hiện đại xuất hiện nhiều nhất. Ở đó mỗi tác phẩm đề có vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Tuy nhiên, tựu chung lại, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học thuộc thể loại truyện, nhất thiết giáo viên cần nắm vững đặc trưng riêng của thể loại văn học thú vị này. Theo quan niệm của chúng tôi, bước đầu tiên khá quan trọng là thầy cô giáo cần giúp học sinh tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Sở dĩ cần làm tốt điều này bởi văn học và đời sống luôn gắn bó mật thiết, đặc biệt truyện luôn phản ánh đời sống trong tính khách quan, “mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Bước thứ hai, định hướng học sinh tìm hiểu diễn biến cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực đời sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự, sáng tạo tình huống truyện của nhà văn. Bước thứ ba, đây là khâu quan trọng nhất khi đọc hiểu văn bản truyện. Đó là phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Từ đó, cần hướng đến khái quát đặc điểm tính cách, vẻ đẹp của nhân vật trong truyện. Khái quát những nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong truyện. Một cách bao quát nhất, dạy đọc hiểu thể thoại truyện, không thể không bám sát đặc trưng của thể loại này. 
2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Với việc dạy đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên cần chú 
trọng phát triển năng lực tiếp nhận, khám phá cái hay vẻ đẹp của văn chương, hình thành
năng lực thẩm mĩ, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
	Hiện nay trong trường THPT, phần lớn học sinh đều không đầu tư quan tâm học các môn khoa học xã hội. Thực trạng đó bắt nguồn từ bối cảnh thời đại khoa học công nghệ, đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tếít có HS hứng thú học văn, thậm chí có phụ huynh, học sinh còn suy nghĩ học văn  không thiết thực. Văn có kém một chút, vào đời vẫn không sao, vẫn nói được, viết được, còn không học ngoại ngữ, không học khoa học, kĩ thuật thì cơ hội phát triển thấp, không kiếm được nhiều tiền. Bối cảnh đó dẫn đến trong các giờ học môn Ngữ văn học trò không hứng thú, chưa đọc chuẩn bị bài ở nhà, thậm chí có em trong giờ học các môn xã hội còn tranh thủ học các môn khoa học tự nhiên. Với phân môn Đọc văn, tiếp nhận văn bản văn học, khám phá cái hay vẻ đẹp của nó không đơn giản. Yêu cầu quan trọng của học văn là học sinh cần đọc văn bản. Tuy nhiên do chưa quan tâm đến môn học nên nhiều học sinh không đọc tác phẩm, soạn bài trước khi lên lớp. Khi lên lớp, với thời lượng có hạn, thầy cô không thể cho các em đọc lại toàn bộ văn bản mà chỉ có thể cho đọc minh họa những đoạn tiêu biểu sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt. Chính vì vậy trong giờ học, nhiều học sinh cảm thấy xa lạ với văn bản, nhiều tác phẩm tự sự, học sinh không biết tên nhân vật, diễn biến cốt truyện. Điều đó dẫn đến hệ quả khi đọc hiểu văn bản, các em tiếp thu một cách thụ động. Thực trạng này dường như đi ngược lại với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, huy động tính chủ động tích cực của người học, học sinh là người đồng sáng tạo với nhà văn. 
	Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân tái hiện bức tranh hiện thực thê thảm về cuộc sống của người dân lao động Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Với các em học sinh hiện nay, hàng ngày tiếp xúc mạng xã hội, tiểu thuyết ngôn tình, những câu chuyện xưa có lẽ không tạo nên sự thu hút, thậm chí có phần xa lạ. Bên cạnh đó, do dung lượng tác phẩm dài, khi đưa vào chương trình sách giáo khoa, học sinh chỉ được đọc phần trích của truyện nên không thể nắm trọn vẹn văn bản. Đây là khó khăn không nhỏ mà giáo viên trải qua trong thực tiễn giảng dạy. Do đó tgiờ học diễn ra tương đối đơn điệu. Tiến trình bài giảng chủ yếu là những lời thầy giảng, học sinh tiếp thu khá thụ động, kết quả học tập chưa cao.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
- Về phía người dạy
	 Giáo viên khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp cung cấp cho học sinh qua bài học, chưa hứng thú say mê với bài dạy vì học sinh không chuyên tâm. Do vậy đôi khi giáo viên cung cấp cho học sinh đủ kiến thức cơ bản phục vụ cho việc thi tốt nghiệp còn việc học sinh thích thú say mê tìm hiểu văn bản hay không cũng mặc. Bên cạnh đó, nhiều người dạy chưa thoát khỏi tình trạng truyền thụ kiến thức, chủ yếu là thầy giảng trò nghe.
- Về phía người học
 Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo, tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc các ý trong vở để kiểm tra. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo dẫn đến không nắm được chiều sâu kiến thức.
- Kết quả kiểm tra đánh giá
 Năm học 2015 – 2016, tiến hành kiểm tra bài viết số 6 ở các lớp trực tiếp giảng dạy với đề bài: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Nhìn chung kết quả thu được còn thấp. Số lượng bài viếtđạt điểm khá, giỏi hạn chế, bài viết điểm yếu, kém còn nhiều.
Bảng 1: Kết quả điểm kiểm tra đánh giá khi chưa áp dụng biên pháp mới
Lớp
Tổng bài kiểm tra 
Điểm trên trung bình
Điểm dưới trung bình
Điểm 9,10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm 3,4
Điểm 1,2
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
Số bài
Tỉ lệ
12A1
42
0
0%
4
9,5%
31
73,9%
5
11,9%
2
4,7%
12A2
41
0
0%
5
12,1%
29
70,9%
6
14,6%
1
2,4%
12A4
42
0
0%
3
7,1%
32
76,3%
5
11,9%
2
4,7%
	Từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực, các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2. 3.1. Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn góp phần nâng cao hiệu quả giờ học
	Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn giảng dạy ở nhiều môn học. Môn Ngữ văn cũng vậy, nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn. Hơn thế nữa, việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn không chỉ dừng lại trong bản thân môn Ngữ văn mà còn kết hợp với kiến thức về lịch sử, hội họa, sân khấu điện ảnh. Việc tích hợp này chúng tôi đã tiến hành hiệu quả trong quá trình dạy học truyện Vợ nhặt của Kim Lân. Đây là biện pháp quan trọng nhằm kích thích sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình đọc hiểu khám phá văn bản, biến giờ học văn trở nên sinh động, thu hút, đáng chờ đợi.
	Trước hết, chúng tôi đã tích hợp kiến thức lịch sử để phục vụ cho bài giảng. Xưa kia văn sử vốn bất phân, văn học bao giờ cũng bắt rễ sâu xa từ đời sống, thời đại nào, văn học ấy. Do đó khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện Vợ nhặt của Kim Lân, chúng tôi thường lồng ghép với kiến thức về lịch sử Việt Nam những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945, đó là một thời đại đau thương, đói khổ của dân tộc dưới hai từ xiềng xích Pháp, Nhật. Đặc biệt, từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, nhân dân ta phải gánh chịu nạn đói vô cùng khủng khiếp. Năm đói Ất Dậu ấy trở thành nỗi ám ảnh với bao thế hệ người dân Việt Nam, gần hai triệu người phải chết đói, làng xóm xác xơ, tiêu điều, người dân kiệt cùng sức lực vì đói khát. Từ những câu chuyện về lịch sử, chúng tôi hướng dẫn học sinh khám phá bức tranh hiện thực đời sống mà nhà văn khắc họa trong truyện. Cụ thể hơn, bề rộng của bức tranh ấy là hình ảnh xóm ngụ cư tồi tàn, xơ xác khi “cái đói tràn về”, bóng tối, cái chết, tiếng hờ khóc dường như trở thành một nỗi ám ảnh với người dân nơi đây. Bề sâu của bức tranh đói khổ là số phận bi đát của người dân lao động. Những đứa trẻ nơi xóm ngụ cư vì đói mà mặt mày ủ rủ, cô thị cũng vì đói mà đánh mất cả sĩ diện ngồi ăn một chập bốn bát bánh đúc với một người xa lạ rồi theo không người ta về làm vợ. Bên cạnh việc tích hợp kiến thức lịch sử, chúng tôi kết hợp với phim tư liệu giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về nạn đói. Sau khi cho học sinh tìm hiểu giá trị hiện thực của truyện, chúng tôi khắc sâu kiến thức bằng một đoạn phim tài liệu đặc biệt về nạn đói khủng khiếp năm 1945: Những năm tháng không thể lãng quên đã được phát sóng trên VTV1. Qua tìm hiểu văn bản, kết hợp với những câu chuyện lịch sử và đoạn phim tư liệu, có thể nói, học sinh sẽ nắm vững vàng giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Không nhũng thế, các em sẽ rất xúc động khi được trở về với một thời đại đói khổ lầm than của dân tộc “bát cơm chan đầy nước mắt”.
Bên cạnh việc tích hợp kiến thức lịch sử, chúng tôi còn vận dụng kiến thức của phân môn lí luận văn học khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu tình huống truyện. Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo lối lạ hóa. Đó là môi trường, hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện, tính cách phát triển và dụng ý của nhà văn được bộc lộ sắc nét. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “Tình huống truyện là lát cắt, là khúc của đời sống, nhưng qua đó, ta hiểu được trăm năm của đời thảo mộc”. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Trong tác phẩm “Vợ Nhặt”, nhà văn đã sáng tạo nên một tình huống thật éo le, bi hài, buồn vui lẫn lộn. Anh Tràng, một người lao động nghèo, xấu xí, thô kệch bỗng dưng nhặt được vợ một cách dẽ dàng khi cái đói đang cận kề, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Từ tình huống ấy, Kim Lân thể hiện một cách sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện, tính cách, số phận các nhân vật bộc lộ cụ thể, sinh động. Qua tình huống truyện, người đọc thấy được tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của nhà văn. Tòm lại, tích hợp kiến thức lí luận văn học là khâu không thể thiếu khi dạy học tình huống truyện trong tác phẩm. Ngoài ra, sau khi dạy xong phần tình huống, chúng tôi liên hệ đến bài thơ Vợ nhặt của tác giả Hoàng Văn Ngân để khắc sâu và tạo ấn tượng cho học sinh. Một tác phẩm truyện lại được cảm nhận bằng thơ học sinh sẽ rất thích thú.“Bốn bát bánh đúc thành cỗ cưới thật rồi. Xin từ điển hẫy thêm thừ vợ nhặt. Ngòi bút Kim Lân ngỡ như đùa mà khóc. Đói quắt quay yêu tha thiết con người...”. Ngoài ra sau khi học tìm hiểu thảo luận về nhân vật thị tôi liên hệ đến bài thơ “Lời người vợ nhặt” khá hay và cảm động: “Anh nhặt em về giữa một đám tang. Cả dân tộc chìm trong chết chóc. Tiếng quạ gào lên thành hồi thê thiết. Đặc quánh không gian tử khí rợn người...”. Từ những dòng thơ ấy, câu chuyện về anh Tràng nhặt vợ, cô thị vẻ ngoài chanh chua nhưng tiềm ẩn khát vọng
mãnh liệt sẽ đọng lại mãi trong tâm trí học trò.
Tích hợp kiến thức liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyến ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, chúng tôi đã tiến hành tích hợp kiến thức văn học, lịch sử, điện ảnh, thi ca từ đó góp phần nâng cao hiệu quả bài dạy. Thực tế, với việc tích hợp như trên, học sinh hiểu bài, nắm kiến thức một cách vững vàng.
2.3.2. Chuyển thể tác phẩm văn học thành phim ngắn, giúp học sinh trải nghiệm văn chương một cách sâu sắc, ấn tượng
	“Trả tác phẩm về cho học sinh” là phương pháp tiếp cận môn Ngữ văn theo hướng hoàn toàn mới mà hiện nay không ít các thầy cô đang thực hiện trong cả nước. Nói cách khác, trong thực tiễn dạy học truyện Vợ nhặt của Kim Lân, chúng tôi đã tiến hành chuyển thể tác phẩm Vợ nhặt thành một đoạn phim ngắn. Hoạt động này diễn ra trước tiết học trên lớp. Quá trình thực hiện cụ thể như sau: trước tiên chúng tôi phân công học sinh trong lớp 12A9 thành các nhóm với những nhiệm vụ cụ thể. Nhóm thứ nhất gồm những em giữ vai trò là “nhà biên kịch trẻ”, công việc của nhóm là từ việc đọc kĩ tác phẩm, các em sẽ chuyển thể diễn biến cốt truyện “Vợ nhặt” thành kịch bản văn học. Học sinh có thể bổ sung ý tưởng mới nhưng phải bám sát vào cốt truyện, lời thoại các nhân vật. Diễn biến đoạn phim gồm bốn cảnh. Cảnh 1: Gặp gỡ: Tái hiện lại bối cảnh Tràng và thị gặp nhau trên huyện, từ lúc bông đùa đến khi cô thị theo về làm vợ. Cảnh 2: Trên đường về: Chủ yếu dựng nên cảnh xóm làng đói nghèo xơ xác, những người dân ngạ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_truyen_n.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc