Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy trẻ mầm non kỹ năng sống

Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy trẻ mầm non kỹ năng sống

Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết:

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”

 Vâng, trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mọi nhà. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta rất quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là là tuổi mầm non. Ngày nay, Đảng và nhà nước ta ngày càng coi trọng và quan tâm hơn đến giáo dục bậc học mầm non. Ngành học đặt nền móng đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước nhà, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn lực con người có đầy đủ đức - trí - thể - mỹ cùng kĩ năng tốt cho xã hội.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại đang từng ngày, từng giờ làm chuyển biến sâu sắc, toàn diện đời sống kinh tế - xã hội toàn nhân loại, nguồn lực con người là tài nguyên quý giá nhất đã và đang quyết định sự phát triển của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, yêu cầu của sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội phải thường xuyên chăm lo đến sự phát triển cho mọi trẻ em, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, với tinh thần: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Việc bồi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu nhằm hình thành xây dựng và phát triển nhân cách những tư chất thông minh, sự khéo léo, khoẻ mạnh có kỹ năng sống tốt là một trong những nhiệm vụ lớn lao, có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân văn sâu sắc mà mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải cố gắng thực hiện tốt.

 

doc 20 trang thuychi01 6824
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy trẻ mầm non kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. Lý do chọn đề tài 
	Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã viết:
“Trẻ em như búp trên cành 
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
 	 Vâng, trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mọi nhà. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta rất quan tâm tới trẻ em, đặc biệt là là tuổi mầm non. Ngày nay, Đảng và nhà nước ta ngày càng coi trọng và quan tâm hơn đến giáo dục bậc học mầm non. Ngành học đặt nền móng đầu tiên trong hệ thống giáo dục nước nhà, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn lực con người có đầy đủ đức - trí - thể - mỹ cùng kĩ năng tốt cho xã hội.
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại đang từng ngày, từng giờ làm chuyển biến sâu sắc, toàn diện đời sống kinh tế - xã hội toàn nhân loại, nguồn lực con người là tài nguyên quý giá nhất đã và đang quyết định sự phát triển của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, yêu cầu của sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội phải thường xuyên chăm lo đến sự phát triển cho mọi trẻ em, dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, với tinh thần: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Việc bồi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu nhằm hình thành xây dựng và phát triển nhân cách những tư chất thông minh, sự khéo léo, khoẻ mạnh có kỹ năng sống tốt là một trong những nhiệm vụ lớn lao, có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân văn sâu sắc mà mọi gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải cố gắng thực hiện tốt.
	Để kết quả chăm sóc giáo dục trẻ tốt thì đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên tốt. Vì người giáo viên mầm non có vai trò, vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người, lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng ban đầu của việc hình thành nhân cách. Do đó, lao động sư phạm của giáo viên mầm non có một sắc thái rất riêng, khác hẳn so với giáo viên của các bậc học khác là tạo bước khởi đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách lâu dài sau này của con người mới. Việc hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ nói chung và với trẻ mầm non nói riêng. Ở lứa tuổi mầm non, thế giới xung quanh đối với trẻ thật bao la, rộng lớn, muôn hình vạn trạng, từ thiên nhiên vạn vật, đến xã hội, con người. Trẻ luôn có nhu cầu khám phá và khát khao chiếm lĩnh cho thỏa trí tò mò của mình. Để khám phá tốt đòi hỏi trẻ cần có những kỹ năng sống nhất định và phù hợp với lứa tuổi. Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng.
 	Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục hướng dẫn thực hiện lồng ghép trong các hoạt động ở trường mầm non khá tốt. Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích nghi, kĩ năng khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Xuất phát từ các văn bản chỉ thị 40/ 2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến địa phương, Phòng GD&ĐT cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non một cách thống nhất, đưa lồng ghép kỹ năng sống vào các hoạt động. Trên thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động  trong ngày ở mức đơn giản , giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn  nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ  nên hiệu quả chưa cao. "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria Montessori)'' Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo dạy trẻ mầm non kỹ năng sống” để nghiên cứu.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động ở trường mầm non và từ đó tìm ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua lồng ghép vào các hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực cho trẻ ở trường mầm non. 
 	1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Cán bộ giáo viên, các bậc phụ huynh và trẻ trong trường Mầm non Thọ Xương.
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
	2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
 	Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. Vì thế, ngày nay trên thế giới có rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác.
 	Những năm gần đây, nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức của trẻ em đã “bùng nổ”, điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, về mặt lý luận, cũng như thực tế cho thấy, kết quả của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần sự phối hợp tốt của nhiều yếu tố như (gia đình, nhà trường, xã hội). Đã từ lâu vấn đề này đã được đặt ra và đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn ! Sự “bùng nổ” nhu cầu giáo kỹ năng sống của trẻ em là một trong những dấu hiệu đáng mừng của xã hội. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em mình ngay từ giai đoạn đầu đời để trẻ trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống. Bởi vì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt sẽ giúp trẻ biết tự phục vụ bản thân, tạo tính tự lập trong mọi tình huống và trẻ biết quan tâm giúp đỡ người khác.
	Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên mầm non còn phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5, 6, 7 tuổi và trẻ lớn hơn nữa vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc cho ăn. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần đi kỹ năng sống ở trẻ, để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tốt thì chúng ta phải tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với trẻ, kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày và giai đoạn sau này của trẻ. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cô giáo phải tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 	 Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo dục kĩ năng sống, giúp trẻ có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm, không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Các kỹ năng sống có thể dạy cho trẻ mầm non đó là: 
	- Kỹ năng mạnh dạn tự tin.
	- Kỹ năng hợp tác.
	- Kỹ năng thích khám phá.
	- Kỹ năng trong giao tiếp và các mối quan hệ.
	- Kỹ năng nhận thức.
 	2.2. THỰC TRẠNG 
	Trường mầm non Thọ Xương là trường có bề dày thành tích trong nhiều năm liên tục, trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I đang phấn đấu đạt trường mầm non chuẩn quốc gia giai đoạn tiếp theo. 
	Trường gốm có:  44 CBGV, trong đó: Ban giám hiệu: 03 Đ/c Giáo viên: 36 Đ/c.
  	Nhân viên: 05 Đ/c, Trình độ đội ngũ:
	+ Đại học mầm non: 	28/44 đ/c = 63.%.
	+ Cao đẳng mầm non: 	6/44 Đ/c = 14 %.
	+ Trung học sư phạm mầm non: 	10/44 Đ/c = 23 %. 
 	Trong đó: 01 Đ/c đang theo học đại học mầm non tại chức.
	- Tổng số trẻ: 567 cháu được phân chia thành các nhóm lớp theo từng độ tuổi cụ thể như sau:
	+ 2 nhóm trẻ: 56 cháu; + 5 lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 156 cháu.
	+ 5 lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 159 cháu; + 5 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 196 cháu.
	+ Trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi: 30/567 = 5 %
 	* Thuận lợi:
	+ Cơ sở vật chất nhà trường: Nhà trường được xây dựng kiên cố với các phòng học, bếp ăn một chiều, có đầy đủ công trình vệ sinh tự hoại, hàng rào bao quanh, sân lát gạch và đồ chơi ngoài trời. Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh, bồn hoa, thảm cỏ, tạo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp. Trong các lớp học có tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ .
 	Trường mầm non Thọ Xương được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục & Đào tạo Thọ Xuân và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh. Các bậc phụ huynh học sinh luôn tin tưởng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường, đặc biệt là ban chấp hành hội phụ huynh của trường luôn quan tâm đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và sẵn sàng đầu tư cho trẻ có đủ điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi - học tập và chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường. 
 	Trường tập trung tại 2 điểm trường, các nhóm lớp được phân theo độ tuổi. 100% CBGV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có ý thức tự học, tự rèn nâng cao trình độ về mọi mặt. Trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ. 
 	Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi có nhiều thời gian đến trực tiếp các lớp học để dự giờ, góp ý kiến và trực tiếp lên lớp ở tất cả 17 nhóm lớp trong toàn trường nhằm phục vụ tốt hơn và đem lại hiệu quả cao cho đề tài nghiên cứu của mình.
 	* Mặc dù vậy nhà trường vẫn còn có những khó khăn sau :
  	Kinh  phí hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn còn hạn hẹp, kinh phí chi cho công tác tuyên truyền kiến thức giáo dục các bậc cha mẹ còn hạn chế. Tranh ảnh, panô, áp phích về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không có. Đồ dùng đồ chơi tuy có nhưng còn thiếu nhiều, nhất là đồ chơi hiện đại như: máy vi tính và đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo yêu cầu của một trường mầm non.
 	Một số trẻ còn nhút nhát, thiếu sự hòa đồng, chưa tập trung, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học. Trong đó trẻ cùng nhóm lớp, cùng độ tuổi nhưng nhận thức của các cháu không đồng đều
 	Một số bậc phụ huynh luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá ! Đồng thời lại chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ. Là một trường ở khu vực nông thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học của trẻ còn hạn chế, điều này gây khó khăn cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nhận thức của một số phụ huynh và giáo viên về công tác giáo dục kĩ năng sống  cho trẻ  còn hạn chế cho nên nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế . 
 	* Kết quả của thực trạng trên: 
 	 Từ những thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát lần 1 trên trẻ mầm non tại 17 nhóm lớp trong toàn trường và thu được kết quả đạt được như sau:
TT
Nội dung đánh giá
Tổng số trẻ
Kết quả trên trẻ
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Trẻ mạnh dạn tự tin
567
422
78
125
22
2
Kỹ năng hợp tác
567
351
62
216
38
3
Kỹ năng thích khám phá 
567
412
72,8
155
28,2
4
Kỹ năng trong giao tiếp và mối quan hệ
567
395
69,7
172
30,3
5
Kỹ năng nhận thức
567
415
73,3
152
26,7
 	 Thực trạng trên cho thấy kết quả trẻ đạt yêu cầu ở các nội dung chưa thật tốt, tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu ở các nội dung còn cao. Để đạt được hiệu quả trong việc chỉ đạo giáo viên dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ; tôi đã mạnh dạn nghiên cứa tìm tòi để chỉ đạo giáo viên áp dụng những biện pháp, hình thức tổ chức mới phù hợp với trẻ và đề tài đã chọn.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
* Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên
  	 Ỏ thời nào cũng vậy người giáo viên mầm non cần và bắt buộc phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để có thể phát huy vai trò của mình trong quá trình giáo dục trẻ em nói riêng và đồng thời đóng góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi bên cạnh gia đình, người giáo viên mầm non là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, là người đặt nền móng tri thức cho các em ngay từ những năm tháng đầu tiên đến trường. 
 Thực tế xã hội hiện nay vẫn còn những câu chuyện về hình ảnh không đẹp của một số giáo viên trong thời gian qua như: Cô giáo dùng đũa đánh bầm chân học sinh, trẻ bị trói tại nhà trẻ vì không chịu ăn cơm, cô giáo dùng dép đánh học sinh vì thường xuyên đòi đi vệ sinh và khóc nhiều.. đã phần nào phản ánh về một số giáo viên không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp, làm méo mó hình ảnh của người thầy trong xã hội, đây là hiện tượng buồn mà không ai muốn nhắc tới. Bởi vậy, điều cần thiết đối với ngành Giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non là tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho cán bộ giáo viên để giáo viên luôn có hình ảnh đẹp của những “người đưa đò” trong mắt trẻ, phụ huynh và nhân dân. 
 	Việc xây dựng hình ảnh giáo viên ở đây theo tôi không phải chỉ trước mặt trẻ mà còn với phụ huynh. Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là nghề được ví với câu “làm dâu trăm họ” mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ở giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong cô chiều chuộng con.. Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó, vì vậy việc xây dựng hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của giáo viên trong mắt phụ huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, sẽ tạo được sợi dây kết nối giữa cô giáo với phụ huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin. Quả thực như vậy bởi trong mắt trẻ mầm non cô giáo là mẫu hình lý tưởng để các em hướng tới mọi cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm của cô đều được các em nghe theo, làm theo, bắt chước, nên cô luôn phải là mẫu hình để từ đó trẻ hình thành thói quen tốt, tự tin hơn khi trẻ thể hiện thói quen tốt của chính mình.
 	Việc tăng cường chỉ đạo giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho giáo viên không phải là công việc một sớm một chiều mà đây là việc làm thường xuyên, liên tục, mang chiến lược lấu dài. Để làm tốt công tác này tôi đã thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Như: Phối kết hợp với cấp ủy chi bộ, với Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương, ngành giáo dục huyện nhà. Thông qua các buổi học tập chính trị, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóanhằm hướng giáo viên, khơi dậy ở họ niềm đam mê, yêu nghề, mến trẻ, tuân thủ tôt các nội wquy trường lớp, quy chế của ngành, nổ lực phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức nghề nghiệp, luôn là tấm gương sáng trong mắt trẻ, luôn hết long phục vụ nhân dân. Có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng và đạo đức chuân mực của nhà giáo thì chắc chắn rằng người giáo viên mầm non sẽ luôn là người mẹ thứ hai trong mắt trẻ: đầy dịu dàng, yêu thương, đầy kho tàng trí thức mà ở đó trẻ thỏa sức khám phá. 
 	Tôi thấy rằng việc giáo viên xây dựng hình ảnh cho bản thân đã tạo được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, từ đó khuyến khích trẻ hình thành tính tự tin.
* Biện pháp 2. Chỉ đạo giáo viên tạo ra những tình sư phạm để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Trong công tác chuyên môn, tôi luôn chú trọng trong việc chỉ đạo giáo viên khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Là người giáo viên cần hiểu rõ những mong muốn thành công nhỏ bé của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành công khi tham gia vào trò chơi hay những bài tậpVới những trẻ nhanh nhẹn, thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó. Còn với những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của mình thì khó khăn trong sự thành công. Đây là vấn đề khiến cho giáo viên luôn trăn trở, bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trước đám đông. Vì vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp hướng dẫn cho giáo viên giao nhiệm vụ vừa sức cho trẻ để trẻ có đựơc sự thành công. Với việc đặt ra những câu hỏi, giao những nhiệm vụ vừa sức cho trẻ không chỉ trong giờ học mà ở cả các hoạt động khác, qua đó đã giúp cho 100% trẻ đều tự tin tham gia vào tất cả các hoạt động.
 	Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại, khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy rất buồn và cần sự gần gũi, lúc đó giáo viên cần động viên kịp thời .Trong những lúc này giáo viên cần dạy trẻ chấp nhận sự thất bại và cố gắng phấn đấu đạt được trong những lần sau. Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương trong trí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả là một biện pháp tốt để khuyến khích sự tự tin ở trẻ. Đối với trẻ phải thường xuyên nói những lời khích lệ kịp thời bởi nếu không trẻ không biết khi nào cô hài lòng với mình và bản thân khi được nghe những lời khen, trẻ sẽ luôn nhớ từ đó sẽ tạo được sự tự tin của trẻ trong các công việc khác. Những lời khích lệ luôn được các giáo viên trong lớp chú ý sử dụng kịp thời trong các tình huống và các hoạt động trong ngày: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chơi ngoài trời, hoạt động chiều và cả trong hoạt động đón trả trẻ.
 	Ví dụ: Khi tham gia trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”, kết thúc bài hát trẻ không tìm được cho mình một vòng tròn để đứng vào, như vậy là đã thua cuộc trong trò chơi. Những lúc này, cô giáo cần động viên trẻ bằng những lời an ủi: “ Cô biết con có thể làm đuợc mà. Lần sau con cố gắng hơn. Ai cũng có thể là người thua trong trò chơi và dù là con hay là bạn thất bại thì đều có cảm giác như con bây giờ. Là bạn tốt các con nên chia sẻ với nhau cả sự thành công lẫn thất bại nhé”. 
 	 Cô giáo dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua các giờ học mà cô thường tạo tình huống trong ngày để dạy trẻ. Kết thúc tình huống thường tạo niềm tin cho trẻ để có được thành công trong lần sau. Với việc giáo viên dạy trẻ chấp nhận sự thất bại, tôi thấy trẻ trong lớp không mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho trẻ ý thức luôn cố gắng để lần sau thực hiện tốt các công việc được giao. Cụ thể trong các giờ học, các hoạt động có tính thi đua được trẻ luôn cố gắng hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình(của đội mình) trong thời gian quy định khiến cho các giờ học luôn đảm bảo được thời gian.
 	 Với sự nhiệt tình của giáo viên, sáng tạo trong phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_trong_viec_chi_dao_day_tre_mam_non_ky_nan.doc