Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường mầm non Tào Xuyên

Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường mầm non Tào Xuyên

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đó là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo đó ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện chức năng quản lý giáo dục, chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo dục.

 Để đánh giá chất lượng giáo dục một cách công bằng và chính xác thì phải có thanh tra, kiểm tra. Trong đó kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp là một công việc được tiến hành thường xuyên liên tục trong các nhà trường, là nhiệm vụ chủ yếu của người làm công tác quản lý giáo dục. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu, vì vậy phải kiểm tra để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn, nhằm phát huy hơn nữa những điểm mạnh, hạn chế tối đa những tồn tại để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp còn nhằm mục đích trau dồi, phổ biến những kinh nghiệm đồng thời là dịp bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng sư phạm.

 

doc 21 trang thuychi01 7142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường mầm non Tào Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON TÀO XUYÊN”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Yên
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tào Xuyên
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 1. Mở đầu
3
 1. Lý do chọn đề tài
3
 2. Mục đích nghiên cứu
4
 3. Đối tượng nghiên cứu
4
 4. Phương pháp nghiên cứu
4
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
 2.1. Cơ sở lý luận 
5
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
6
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng.
8
 2.3.1. Làm tốt nhận thức tư tưởng cho giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá.
8
 2.3.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
8
 2.3.3. Thực hiện tốt nội dung và nhiệm vụ kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
10
 2.3.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho Ban Giám Hiệu và các thành viên Ban kiểm tra.
11
 2.3.5. Luôn duy trì hình thức kiểm tra đánh giá giờ trên lớp theo định kỳ
12
 2.3.6. Tiến hành kiểm tra đánh giá đột xuất không báo trước.
12
 2.3.7. Kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp theo các chuyên đề.
14
 2.3.8. Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý hồ sơ giáo viên
15
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
15
 3. Kết luận và kiến nghị.
16
 Kết luận
16
 Kiến nghị
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài. 
“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đó là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo đó ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học là thực hiện chức năng quản lý giáo dục, chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả giáo dục.
	Để đánh giá chất lượng giáo dục một cách công bằng và chính xác thì phải có thanh tra, kiểm tra. Trong đó kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp là một công việc được tiến hành thường xuyên liên tục trong các nhà trường, là nhiệm vụ chủ yếu của người làm công tác quản lý giáo dục. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu, vì vậy phải kiểm tra để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn, nhằm phát huy hơn nữa những điểm mạnh, hạn chế tối đa những tồn tại để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp còn nhằm mục đích trau dồi, phổ biến những kinh nghiệm đồng thời là dịp bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng sư phạm. 
	Trong trường mầm non, kết quả của giờ dạy trên lớp phần lớn là do giáo viên trực tiếp giảng dạy quyết định, vì vậy đòi hỏi người quản lý làm thế nào để giờ dạy lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả tốt nhất, đây cũng là một vấn đề có tính cấp thiết để đánh giá đúng năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên đứng lớp, đồng thời đảm bảo được tính công bằng trong việc đánh giá xếp loại giáo viên, khắc phục bệnh quan liêu đối với người lãnh đạo, nhằm đưa nhà trường vào nền nếp, có hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Khi kiểm tra đánh giá giáo viên qua giờ dạy trên lớp, người quản lý sẽ nắm bắt được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tri thức của giáo viên, khả năng chuyên sâu, năng lực chuyên biệt về một môn hay một vấn đề nào đó trong chuyên môn. Qua đó còn đánh giá được phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, tình yêu thương của cô đối với trẻ, đã quan tâm và đối xử với mọi trẻ công bằng chưa. Mặt khác khi kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp sẽ nắm chắc được tình hình của các cháu về sức khoẻ, tâm lý, không khí học tập, chất lượng học tập của trẻ... 
Về phía người dạy được kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Mỗi khi có người đến dự giờ, giáo viên có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, đồng thời lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của trẻ tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp không chỉ giúp cho giáo viên học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy mà còn giúp họ những sáng tạo trong xử lý tình huống dạy học.
Thực tế công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên ở các trường mầm non hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do các trường đa số thiếu giáo viên, không đủ 2 GV/lớp, sỉ số lớp quá đông, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giờ dạy. Mặt khác đa số giáo viên rất ngại bị dự giờ, khi bị dự giờ nhiều giáo viên còn mất bình tĩnh vì vậy chất lượng giờ dạy không cao.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên tại trường mầm non Tào Xuyên” để viết lên những kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả cao.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trường mầm non Tào Xuyên giúp công tác quản lý trường học của Ban giám hiệu đạt hiệu quả hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
 Nghiên cứu đội ngũ giáo viên nhà trường về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu sách báo, sách tham khảo, tài liệu có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát : Quan sát giờ dạy của giáo viên.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra thực trạng về trình độ chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc soạn giáo án...
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của các giời dạy trên lớp để có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tế của nhà trường.
Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả nhận thức, tiếp thu bài của trẻ.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Bác Hồ đã nói:“Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Thanh tra, kiểm tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục, lãnh đạo cần phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên. “ Không coi trọng kiểm tra nội bộ trường học tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” - Phạm Văn Đồng.
	 Kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý giáo dục, trong chu trình quản lý giáo dục không thể thiếu khâu kiểm tra. Bởi vì kiểm tra, đánh giá trong nhà trường nhằm đảm bảo tính pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý giáo dục do đó nó mang tính chất pháp quyền, nó luôn luôn được đặt dưới đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo. Kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới. Do đó tổ chức kiểm tra thực hiện nhằm phát huy nhân tố tích cực phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm góp phần thúc đẩy cơ quan hoàn thành thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra. Kiểm tra, đánh giá trong trường học là công tác kiểm tra chuyên ngành vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Vì vậy công tác kiểm tra có một vai trò rất quan trọng trong những tác động của xã hội về chất lượng giáo dục. Hồ Chí Minh đã viết: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của cá nhân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”[1].
“Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển” [2] 
 	Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Kiểm tra giờ dạy trên lớp là xem xét và đánh giá kiến thức, kĩ năng vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên. Qua đó, người quản lí có kế hoạch bồi dưỡng, thúc đẩy giáo viên được kiểm tra và cho cả đội ngũ của mình. Kiểm tra, đánh giá còn là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởngTừ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua kiểm tra, đánh giá nó tác động tới ý thức hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyên truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ dẫn tới tự kiểm tra, đánh giá tự giác.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra giờ dạy của giáo viên tại trường mầm non Tào Xuyên.
Trường mầm non Tào xuyên được thành lập tháng 8 năm 2004 trên cơ sở chia tách 3 trường mầm non Hằng Long, Hoằng Anh và Hoằng Lý. Những năm đầu thành lập nhà trường có nhiều khu nhỏ, lẻ nằm rải rác nhiều nơi trên địa bàn. Cơ sở 
vật chất nhiều khó khăn thiếu thốn, phòng học cấp 4 cũ nát xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đội ngũ CBGV, nhân viên được điều động từ một số trường mầm non trong huyện Hoằng Hóa và một số tuyển mới. Trình độ giáo viên không đồng đều, năng lực sư phạm hạn chế. Năm 2010 nhà trường được xây dựng khu trung 
 [1] Hồ Chí Minh, Toàn tập,  NXB CTQG.
 [2] Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục của Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai – Giảng viên trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
tâm nhưng vị trí ở xa khu dân cư, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư. Năm 2012 nhà trường tập trung về một khu và được sáp nhập về thành phố Thanh Hóa và vẫn còn là một trong những trường khó khăn của thành phố.
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên hiện nay là 21 đồng chí. Trong đó:
 BGH: 3
 Giáo viên: 17
 Nhân viên: 1.
Trình độ chuyên môn: Đại học: 19
 Trung cấp: 2
Giáo viên trong biên chế: 19
Giáo viên hợp đồng thành phố: 2.
Về cơ sở vật chất: Tổng số phòng học: 7; chưa có phòng chức năng và các phòng hiệu bộ.
Tổng số cháu: 230 cháu. Tổng số nhóm, lớp: 7 
 Kết quả khảo sát thực trạng:
	- Khảo sát về tâm lý của giáo viên nhận thức về việc kiểm tra đánh giá:
	Tổng số giáo viên được khảo sát: 17 GV
	+ Số giáo viên coi việc kiểm tra đánh giá của Ban giám hiệu là công việc thường xuyên: 3 GV, tỷ lệ 18%.
	+ Số giáo viên rất ngại và lo sợ khi Ban giám hiệu kiểm tra, dự giờ: 14 chiếm tỷ lệ 82 %.
	- Khảo sát năng lực chuyên môn qua việc xếp loại dự giờ đầu năm học:
TS giờ dự
Xếp loại giờ dạy
Ghi chú
Giỏi
Khá
TB
Không đạt YC
10
1
4
5
0
Tỉ lê %
10
40
50
Như vậy qua thực trạng trên chúng ta thấy đa số giáo viên có tâm lý lo ngại kiểm tra giờ dạy trên lớp, do đó khi kiểm tra sẽ không chủ động, mất bình tĩnh, lúng túng dẫn đến kết quả giờ dạy chưa cao, tỷ lệ giờ khá giỏi còn thấp, đặc biệt giờ giỏi ít, giờ trung bình nhiều.
Kế hoạch kiểm tra giao cho tổ chuyên môn còn chưa chủ động, phụ thuộc vào Ban giám hiệu, có khi chậm so với kế hoạch đề ra.
Nhà trường chưa có chế độ, quyền lợi cho các kiểm tra viên và bản thân kiểm tra viên cũng phải đứng lớp, do đó kế hoạch kiểm tra nhiều khi không thực hiện được đúng kế hoạch, không động viên được các kiểm tra viên 
Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm tòi đặt ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên một cách có hiệu quả nhất.
2.3. Một số giải pháp kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.
2.3.1. Làm tốt nhận thức tư tưởng cho giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá:
Nắm bắt được tâm lý chung của đa số giáo viên là rất ngại kiểm tra giờ dạy trên lớp, cho là khi bị kiểm tra những yếu kém sẽ bị Ban Giám hiệu đưa ra trước Hội đồng giáo viên sẽ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín, vì vậy để giải quyết khâu tư tưởng tôi đã tiến hành bằng cách thông qua Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, Đại hội công đoàn, các buổi sinh hoạt chuyên môn phân tích rõ vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, nhất là kiểm tra đánh giá giờ dạy, giúp giáo viên hiểu rằng kiểm tra, dự giờ là công việc thường xuyên của người quản lý. Thông qua việc dự giờ người quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng chất lượng chuyên môn của giáo viên, góp ý kiến trao đổi, bổ sung các hình thức tổ chức giúp cho giờ dạy sinh động hơn, hấp dẫn hơn cũng qua kiểm tra có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn. Kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên là để thúc đẩy nhà trường phát triển chứ không phải vì lý do cá nhân nào khác.
Bằng việc làm này nhà trường đã khắc phục được tâm lý của một số giáo viên khi thấy Ban giám hiệu tới dự giờ thì mất bình tĩnh, lo lắng, khiến giờ dạy đạt kết quả thấp hơn bình thường không có Ban giám hiệu đến dự. 
2.3.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên:
 	 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ một cách chi tiết, khoa học có tính khả thi ngay từ đầu năm học như: kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên theo lịch cụ thể của từng tháng; kế hoạch kiểm tra chuyên đề; kế hoạch kiểm tra các hoạt động sư phạm...trên cơ sở đó Ban Giám Hiệu xây dựng kế hoạch dự giờ giáo viên, công khai trong năm học để giáo viên chủ động trong công tác kiểm tra. BGH xây dựng quy chế đánh giá rõ ràng chi tiết dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và có sự vận dụng linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với nhà trường.
 Khi tiến hành kiểm tra cần có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ kiểm tra cho từng thành viên trong đoàn kiểm tra. Ngoài ra cần có những cuộc kiểm tra đột xuất để nắm được tình hình thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Cần xây dựng một cách cụ thể chi tiết kế hoạch kiểm tra định kỳ có khả năng thực thi cao và phải thực hiện đúng lịch đã qui định.
Việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp được Ban giám hiệu lên kế hoạch cụ thể và được cụ thể hoá cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng ngày, từng người và từng hoạt động. Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất được thông qua trước tập thể Hội đồng nhà trường và nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra, thời gian kiểm tra đảm bảo tính ổn định của kế hoạch. Lên kế hoạch phải khoa học, không bị chồng chéo, nhà trường đã có quy định trung bình một giáo viên trong tháng được Ban giám hiệu kiểm tra, dự giờ từ 1 – 2 hoạt động. Đối với giáo viên mới vào ngành và năng lực sư phạm hạn chế sẽ kiểm tra dự giờ thường xuyên hơn, đồng thời chỉ đạo Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên lịch dự giờ và dự các hoạt động cụ thể theo từng tuần, tháng thông báo tới từng giáo viên, giúp giáo viên chủ động trong công tác chuẩn bị bài, chuẩn bị kế hoạch giảng dạy và những đồ dùng có liên quan, sau đó Ban giám hiệu hoặc thành lập Ban kiểm tra tiến hành đi kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. Kết quả kiểm tra, đánh giá được công khai trước giáo viên được kiểm tra, sau khi thống nhất kết quả xếp loại đánh giá giáo viên ký tên vào biên bản hoặc sổ dự giờ và đó chính là căn cứ tiêu chuẩn xếp loại chuyên môn của giáo viên theo tiêu chuẩn thi đua hàng tháng.
Ví dụ kế hoạch kiểm tra tháng 10 năm 2016 như sau:
Tháng
Tuần
Nội dung kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
Ghi chú
10
I
Kiểm tra giờ dạy
- Giáo viên khối 5 tuổi.
II
Kiểm tra giờ dạy
- Giáo viên khối 4 tuổi
III
Kiểm tra giờ dạy
- Giáo viên khối 3 tuổi 
 IV
Kiểm tra giờ dạy
- Giáo viên khối nhà trẻ
Nhờ cách làm này mà công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp được tiến hành một cách nhịp nhàng, chủ động, linh hoạt, không bị chồng chéo và khi có tình huống nào xảy ra về thời gian thì dự giờ vẫn được tiến hành theo đúng kế hoạch do nhà trường chủ động điều chỉnh kế hoạch từ trước. Tuy nhiên nếu có việc đột xuất thì kế hoạch vẫn phải thay đổi. 
Ví dụ: Kế hoạch tuần 4 tháng 10 dự giờ khối nhà trẻ nhưng tuần đó Phòng GD&ĐT thành phố có kế hoạch tập huấn chuyên đề thì kế hoạch dự giờ khối nhà trẻ phải điều chỉnh trước hoặc sau thời gian đó.
2.3.3. Thực hiện tốt nội dung và nhiệm vụ kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo 4 nội dung như: Kiểm tra trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên; Kiểm tra việc thực hiện các công tác khác. Trong 4 nội dung để đánh giá giáo viên, tôi xác định rõ tầm quan trọng của mỗi nội dung và bốn nội dung trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó nội dung về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên là hai tiêu chí quan trọng để đánh giá giáo viên.
Về nhiệm vụ kiểm tra tôi đặc biệt tuân thủ các qui định, qui chế và hướng dẫn liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên như xem xét hồ sơ, quan sát tiết dạy, dự giờ kiểm tra chất lượng học tập của trẻ và thu thập những ý kiến về giáo viên, yêu cầu của việc làm này đòi hỏi sự tỉ mỉ, đối chiếu rõ ràng, nhận rõ việc làm tốt và chưa tốt của giáo viên để có đánh giá phù hợp.
 	Về nhiệm vụ đánh giá (tiến hành sau khi kiểm tra giáo viên) tôi căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên bằng cách đối chiếu với văn bản pháp quy có tính đến đối tượng giáo viên và học sinh cùng bối cảnh cụ thể như nghiên cứu với chuẩn đánh giá, phân tích các thông tin thu nhập được qua công tác kiểm tra (4 nội dung kiểm tra) đối chiếu với chuẩn để xếp loại, thông báo cho giáo viên. Đối với khâu này đòi hỏi phải đánh giá khách quan, chính xác, công bằng. Định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của giáo viên và tạo nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy.
Sau khi kiểm tra, đánh giá nhận xét kết quả tôi thường trao đổi với giáo viên là người được kiểm tra chủ yếu dựa vào giờ dạy trên lớp và nghiên cứu các hoạt động khác nhau của giáo viên, giúp cho  giáo viên phát hiện những thiếu sót hạn chế, đồng thời tôi phân tích rõ, nhận xét các mặt mạnh, mặt yếu từ đó đưa ra những lời khuyên để nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.3.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho Ban giám hiệu và các thành viên Ban kiểm tra:
Ban giám hiệu nhà trường và các kiểm tra viên cần được bồi dưỡng thường xuyên và học tập các văn bản quy định về kiểm tra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra đánh giá giờ dạy nói riêng, từ đó có biện pháp kiểm tra một cách khoa học và nâng cao trình độ quản lý của người Hiệu trưởng, vì vậy Hiệu trưởng cần phải xây dựng lực lượng kiểm tra, gồm những thành viên có uy tín, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
Ví dụ: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường ngay từ đầu năm học gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, các Phó hiệu trưởng làm phó ban, các Tổ trưởng chuyên môn làm ban viên
Thường xuyên bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra bằng cách quán triệt về nhận thức tư tưởng cho các thanh tra viên, cung cấp các văn bản pháp quy, hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra; tổ chức học tập văn bản mới của Bộ, Ngành để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra cho phù hợp quy định như cách đánh giá xếp loại chung, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề
Khi kiểm tra giờ dạy của giáo viên phải đánh giá công bằng, khách quan, đúng thực tế, dự giờ xong phải góp ý trên tinh thần xây dựng động viên khích lệ giáo viên cố gắng hơn, giúp giáo viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong giảng dạy. Tuyệt đối không được lợi dụng kiểm tra để “vạch lá tìm sâu” hay “bới lông tìm vết” để thực hiện ý đồ cá nhân, như vậy sẽ làm cho người bị kiểm tra bất mãn, nhụt chí hướng, hậu quả nội bộ mất đoàn kết, chất lượng đi xuống.
2.3.5. Luôn duy trì hình thức kiểm tra đánh giá giờ trên lớp theo định kỳ.
Hàng tháng Ban giám hiệu dự giờ mỗi giáo viên từ 1 - 2 tiết dạy trên lớp. Ngoài ra còn tổ chức thao giảng để chọn giáo viên giỏi cấp trường, dưới hình thức củng cố cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_kiem_tra_danh_gia_gio_day_tren_lop_cua_gi.doc