Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục tại trường mầm non Xuân Phúc, huyện Như Thanh
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã giúp nhân dân ta giữ vững được nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”[1] , hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông” [1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” [2]. Câu nói của Bác muốn nhắc nhở chúng ta một điều là người cán bộ phải lấy dân làm gốc, phải xây dựng được khối đại đoàn kết thống nhất thì mọi việc ắt sẽ thành công. Câu nói của Bác đã được chứng minh bởi chiến thắng Điện Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân năm 1975. Nhờ có sự đoàn kết và biết phát huy sức mạnh của nhân dân mà một nước Việt Nam nhỏ bé như chúng ta đã chiến thắng tất cả những cường quốc lớn đến xâm chiếm, giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đây cũng chính là bài học quý báu cho tất cả những người làm cán bộ, những người làm công tác quản lý ở bất kì lĩnh vực công tác nào.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH TRƯỜNG MẦM NON XUÂN PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN PHÚC, HUYỆN NHƯ THANH Người thực hiện: Lê Thị Thủy Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường MN Xuân Phúc SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý NHƯ THANH NĂM 2018 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã giúp nhân dân ta giữ vững được nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”[1] , hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông” [1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” [2]. Câu nói của Bác muốn nhắc nhở chúng ta một điều là người cán bộ phải lấy dân làm gốc, phải xây dựng được khối đại đoàn kết thống nhất thì mọi việc ắt sẽ thành công. Câu nói của Bác đã được chứng minh bởi chiến thắng Điện Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân năm 1975. Nhờ có sự đoàn kết và biết phát huy sức mạnh của nhân dân mà một nước Việt Nam nhỏ bé như chúng ta đã chiến thắng tất cả những cường quốc lớn đến xâm chiếm, giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đây cũng chính là bài học quý báu cho tất cả những người làm cán bộ, những người làm công tác quản lý ở bất kì lĩnh vực công tác nào. Trên thực tế cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy “Ở đâu có một đơn vị mạnh thì ở đó luôn có một đội ngũ đoàn kết thống nhất” và ngược lại. Sự đoàn kết thống nhất chính là tiền đề dẫn đến sự thành công trong nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý của người Hiệu trưởng bởi chỉ một cái bắt tay thân thiện, một câu hỏi khi giao tiếp với đồng nghiệp mà chân tình làm cho mọi cán bộ giáo viên, nhân viên cảm thấy tinh thần thoải mái hơn và từ đó ắt sẽ có hiệu quả cao, họ sẽ yên tâm công tác và cùng nhau bắt tay xây dựng, để đem lại lợi ích cho ngôi trường của mình. Ngược lại nếu người hiệu trưởng không xử sự khéo léo, đúng lúc, đúng chỗ thì làm cho giáo viên chán nản, tâm lý nặng nề sẽ ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả công việc. Vì thế ở đơn vị trường học nếu có một tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí một lòng thì hiệu quả công tác sẽ cao hơn, vì chính nơi đó có sự thành công trong công tác quản lý của người hiệu trưởng. Với đặc thù của ngành học mầm non, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên chủ yếu là nữ, mà đội ngũ này là nòng cốt, quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong một nhà trường. Do đó xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết thống nhât có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mỗi nhà trường, nó tồn tại song song với sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Sức mạnh đoàn kết của đội ngũ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời việc xây dựng đội ngũ đoàn kết thống nhất sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ trong việc thực hiện các mục tiêu trong năm học. Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ đoàn kết thống nhất trong một tập thể đông người đã phức tạp thì với một tập thể “ toàn là nữ” lại càng phức tạp hơn. Vậy làm sao để có được một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất cao? Tôi thiết nghĩ là phải có sự thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung giữa mọi người trong tập thể và người hiệu trưởng phải là "Trung tâm" của mọi sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ nhà trường. Đó là việc liên kết giữa các giáo viên, nhân viên, các thành viên trong nhà trường với nhau thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra. Đoàn kết trong một tập thể đơn vị là ở đó luôn có tinh thần đồng chí, đồng đội; tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao; mọi người yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau và phải biết gắn bó, đồng tâm nhất trí với nhau thành một khối vững chắc, cùng hành động để đạt được một lý tưởng, một mục đích nhất định Qua đó sẽ tạo nên sức mạnh của một tập thể và sẽ là tiền đề dẫn đến mọi thành công. Đây là một vấn đề tuy không mới, song rất khó, nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải xác định rõ tầm quan trọng của một tập thể đoàn kết và đưa ra mục tiêu hàng đầu để phấn đấu xây dựng. Song hiện nay đội ngũ giáo viên, nhân viên nói chung và trong nhà trường nói riêng không đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tuổi tác. Một số giáo viên non về chuyên môn nghiệp vụ, không kịp thời đổi mới, còn thiếu chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự giác còn rất hạn chế nên việc mâu thuẫn nội bộ là rất dễ xảy ra. Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ năm học thì nhà trường phải vững mạnh toàn diện nhằm thúc đẩy mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Mà lực lượng then chốt để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy chính là sự cố gắng của mỗi thành viên, mối quan hệ thân thiện gắn kết của các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Vì vậy, việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết càng trở nên cấp thiết, để họ sẽ gắn bó, yêu thương, bảo vệ và sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong chính tập thể của mình. Qua thực tế công tác, tôi nhận thấy việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất là một vấn đề rất quan trọng và khó khăn đối với những người làm công tác quản lý. Có xây dựng được một đội ngũ đoàn kết thống nhất thì mới đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong mỗi nhà trường từ đó có thể phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên thật sự đoàn kết thống nhất trong nhà trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó năm học 2017-2018 bản thân được điều động, bổ nhiệm về công tác tại Trường Mầm non Xuân Phúc với chức vụ Hiệu trưởng nhà trường từ tháng 10 năm 2017, một môi trường đang có vấn đề về sự đoàn kết thống nhất, chính vì vậy, nên tôi càng phải trăn trở, suy nghĩ là “ Làm sao để xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường”. Bằng năng lực thực tế và việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi đã đã mạnh dạn áp dụng tại đơn vị mình “Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục tại trường mầm non Xuân Phúc, huyện Như Thanh”. Với mong muốn góp phần không nhỏ vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục nói chung và xây dựng tập thể cán bọp giáo viên trường Mầm non Xuân Phúc nói riêng ngày càng đoàn kết. thống nhất và phát triển vững mạnh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu về tâm, sinh lí đội ngũ giáo viên, ý thức tổ chức, lối sống, sinh hoạt nhóm trong tập thể giáo viên. Từ đó, định ra những chuẩn mực cho tập thể sư phạm, cho mỗi người nhận thức được vai trò cán bộ công chức nhà nước, danh dự nhà giáo. Từ đó, xây dựng tập thể nhà trường thành tập thể thực sự đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, một tập thể không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ tiếp cận công nghệ thông tin và là một tập thể có tấm gương cho học sinh học tập noi theo được nhân dân tin tưởng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục tại trường mầm non Xuân Phúc, huyện Như Thanh. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp điều tra, nêu gương, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động... - Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu (Bảng biểu...) 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để thành công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn hết sức phong phú. Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi con người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” [1]. Chính vì vậy, để xây dựng một tập thể vững mạnh nhất thiết phải có sự đồng tâm đồng lòng của các cá nhân về mọi hoạt động, cùng đi một hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như lời phát biểu khái quát và sâu sắc nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi tại buổi lễ mừng Quốc khánh 2/9/1955 được đăng trên báo nhân dân ra ngày kỷ niệm trọng đại này là: “Đoàn kết” là một lực lượng vô địch- Trường xuân bất lão” Bác định nghĩa “đại đoàn kết” là “một lực lượng” vì Bác muốn chỉ rõ toàn bộ các thành phần được bao gồm và tập hợp lại từ những bộ phận sau đây: nhân dân, bộ đội, Đảng, Chính phủ. Bốn bộ phận tổng hợp này hình thành một lực lượng lớn nhất và quan trọng nhất trong cả nước bằng phương thức “Đại đoàn kết” do Mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện. Ngoài ra, bên ngoài nước, chúng ta còn có sự ủng hộ của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình [3]. - Trong các bài học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Như vậy đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chuyển những đòi hỏi khách quan tự phát của nhân dân thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc con người” [4]. Với quan điểm của Bác Hồ, của Đảng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết thành công, thành công, đại thành công” [2]. Cho nên việc đoàn kết trong một tập thể là sức mạnh để hoàn thành mọi nhiệm vụ dù nhiệm vụ đó có khó khăn đến đâu đi nữa. Trong nhà trường tập thể sư phạm không những phải đoàn kết thống nhất mà còn là tập thể có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về pháp luật và thực sự là tập thể các tấm gương cho học sinh noi theo. Chỉ có tập thể đoàn kết thì mới tạo ra được môi trường rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục. Mới bảo vệ nội bộ nhà giáo tránh sự tác động xấu từ bên ngoài vào tập thể sư phạm và mới giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo. Đồng thời là sự gương mẫu trong việc tôn trọng nhân cách, lợi ích chính đáng của tập thể cũng như của đồng nghiệp. Một tập thể sư phạm tốt không phải chỉ là sự đoàn kết nhất trí cao theo kiểu trên bảo dưới nghe. Mà một thể sư phạm tốt là một tập thể đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, dám đấu tranh với thói hư tật xấu và là một tập thể không ngừng tu dưỡng về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Phải được nhân dân tin tưởng, xứng đáng với lời dạy của thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nghề cao quý trong các nghề cao quý” [5], trong đó quy chế dân chủ được thực hiện tối đa, pháp lệnh công chức được thực hiện nghiêm túc. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. 2.2.1. Thuận lợi: Trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2017 - 2018. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trường mầm non Xuân Phúc luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện uỷ - Uỷ ban nhân dân - Phòng GD&ĐT huyện và sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình và đầy tinh thần trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nên đã tích cực chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện, xã để xin định hướng chỉ đạo. Đồng thời còn làm tốt công tác tuyên truyền đối với cộng đồng dân cư về giáo dục Mầm non và công tác xã hội hóa giáo dục, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó nhà trường có đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo có trách nhiệm với công việc được giao, có 100% trình độ chuẩn và trong đó 80% CBGV có trình độ trên chuẩn. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, trường được đặt ở khu trung tâm văn hóa của địa phương nên phần nào cũng thuận tiện cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường. 2.2.2. Khó khăn: Trường mầm non Xuân Phúc được thành lập năm 1964 nhưng cả một thời gian dài trường chỉ có các lớp lẻ nằm rải rác ở các thôn, bản. Trường chỉ mới được xây dựng và dồn thành 3 khu như bây giờ vào năm học 2013 - 2014. Tuy vậy vẫn còn khó khăn trong công tác quản lý đội ngũ, đặc biệt là tại các khu lẻ của trường. Trong những năm học trước đây, đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường chưa thật sự đoàn kết, ban giám hiệu không thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, vì vậy nên môi trường sư phạm chưa thực sự trong sáng, cảnh quan nhà trường chưa được quan tâm cải tạo, công tác quản lý chuyên môn chưa chặt chẽ, việc dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá, nhận xét mang tính hình thức, ngại va chạm, vì vậy chưa phát huy hết khả năng từng cá nhân. Các chuyên đề chuyên môn triển khai chưa thấu đáo, giáo viên tự ti trong hoạt động chuyên môn. Năm học 2017-2018 nhà trường còn thiếu 1 cán bộ quản lý là phó hiệu trưởng, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo chuyên môn cũng như một số công tác khác trong nhà trường. Về công tác thi đua trong những năm gần đây nhà trường không đạt thành tích gì mà Ban giám hiệu còn bị Hội đồng kỷ luật của huyện kỷ luật và thuyên chuyển công tác hai đồng chí trong ban giám hiệu do mất đoàn kết nội bộ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị và tư tưởng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường, các bậc phụ huynh, các ban ngành tại địa phương. Do đó mà chất lượng chăm sóc giáo dục chưa mang lại kết quả cao. 2.2.3. Kết quả thực trạng: * Kết quả xếp loại thao giảng dự giờ của giáo viên. Tổng số GV Kết quả xếp loại thao giảng dự giờ năm học 2016 - 2017 Giờ giỏi Giờ khá Giờ TB không đạt YC Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 32 5 15,6 11 34.4 12 37,5 4 12,5 * Kết quả đánh giá trên trẻ: Tổng số trẻ Kết quả đánh giá trên trẻ năm học 2016 - 2017 Kết quả chăm sóc Kết quả giáo dục Trẻ kênh BT Trẻ suy DD ở 2 thể Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 345 323 93,6 22 6,4 332 96,2 13 3,8 * Kết quả thu thập thông tin về nhà trường Nội dung Năm học 2016-2017 Mâu thuẫn trong CBGV,NV Có Mâu thuẫn trong CBQL Có Xếp loại Chi Đoàn thanh niên Hoàn thành nhiệm vụ Xếp loại Chi bộ Không hoàn thành nhiệm vụ Xếp loại trường Không hoàn thành nhiệm vụ Từ những hạn chế trên bản thân tôi đã cùng với ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên. 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN PHÚC, HUYỆN NHƯ THANH Sau khi tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế tại trường mầm non Xuân Phúc từ tháng đầu năm học 2017-2018, tôi nhận thấy để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, hay nói khác đi là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất cần phải sử dụng một số biện pháp sau: 2.3.1. Biện pháp 1. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ : Để có cơ sở xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, trước hết người cán bộ quản lý nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng phải có mối quan hệ gần gũi, gắn bó thấu hiểu về những tình cảm, tâm tư nguyện vọng của từng chị em trong đơn vị, phải nắm bắt được những năng lực, sở trường và tính cách của từng chị em để có cách ứng xử phù hợp, đặt biệt là khi phân công giáo viên: Phân công 1 giáo viên khá với 1 giáo viên yếu hơn, hoặc 1 giáo viên cũ với 1 giáo viên mới để nhằm tạo điều kiện giúp đỡ và truyền kinh nghiệm giảng dạy trong chuyên môn cho nhau, giúp nhau trong công việc, tổ chức thao giảng chung toàn trường nhằm trao đổi và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, truyền cho nhau những kinh nghiệm về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, nhằm tạo ra mối quan hệ qua lại trong tình cảm, thể hiện sự đồng tâm hợp ý trong công tác. Đây là khâu mấu chốt của sự đoàn kết và là khâu quan trọng nhất, bởi vì một tâp thể đoàn kết, biết san sẻ, giúp đỡ nhau trong bầu không khí lành mạnh, thân ái sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, nhằm thể hiện cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và hiệu quả công tác sẽ tốt hơn. Chính vì thế tôi thường xuyên tổ chức các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, cũng như họp chuyên môn nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp tạo điều kiện để chị em đươc trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề không vừa ý trong đơn vị cũng như những đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống nhất trong việc xây dựng, giữ gìn khâu đoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt của tập thể, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt. Qua tổ chức các hoạt động trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần, thái độ của chị em. Với những biểu hiện và chuyển biến tốt trong các mối quan hệ công tác của tập thể tôi nhận xét khích lệ chị em kịp thời nhìn nhận những điểm tốt của mỗi người. Điều này thúc đẩy mỗi người tự tin hơn, thích thể hiện những cái đẹp về nhân cách của mình, thích làm những việc tốt mang lại lợi ích chung cho tập thể và về sự tiến bộ của tập thể sư phạm nhà trường . Ngoài công tác chuyên môn, chúng tôi phối hợp với công đoàn tổ chức những ngày hội, ngày lễ, những nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, hay những cuộc vui chơi dã ngoại, những chuyến du lịch vui chơi bổ ích giúp tình cảm chị em gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Trong quá trình quản lý nhà trường, tôi luôn luôn thể hiện sư công bằng trong đối xử, không định kiến, không thiên vị và phát huy uy tín cá nhân trong vai trò lãnh đạo, trong quan hệ công tác cũng như trong sinh hoạt tập thể để tạo được niềm tin cho tập thể sư phạm. Hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng phải thực sự là trung tâm đoàn kết của tập thể sư phạm, với vai trò của một người đứng đầu luôn chân tình chỉ dẫn, nhắc nhở và tin tưởng khi giao việc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của mình. Chính từ những việc làm trên đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong xây dựng khối đoàn kết nội bộ, mọi người hiểu nhau hơn, trong công tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ về các mặt. Tuy nhiên, để xây dựng tập thể sư phạm với bầu không khí tâm lí tốt đẹp thì người Hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng, phải bằng nhiều biện pháp giải quyết tình huống, từng đối tượng khác nhau; đôi khi phải mềm dẻo thuyết phục nhưng có lúc phải cứng rắn kiên quyết xử lí đúng mức đối với những trừơng hợp làm ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, để xây dựng và củng cố khối đoàn kết tập thể ngày càng tốt hơn. Cùng với CBGV, học sinh trong lễ hội mùa xuân củ
Tài liệu đính kèm:
- mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_su_pham_doan_ket_nham_nang.doc