Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp ở trường Mầm Non Hà Long

Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp ở trường Mầm Non Hà Long

 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:

“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[1].

Thật vậy muốn cho cây tươi tốt có nhiều quả ngọt thì phải có sự đầu tư phân bón và bàn tay chăm sóc của con người. Cũng như trong xã hội muốn có nhiều những con người có tài, có đức góp phần xây dựng quê hương đất nước thì phải đầu tư cho giáo dục.

Xác định được vấn đề đó hội nghị trung ương II khoá VIII của Đảng đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” [2]. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước. Phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế thế giới trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh. Điều đó đòi hỏi con người phải có tri thức, có trí tuệ, nhanh nhẹn hoạt bát nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xứ lý thông tin kịp thời có hiệu quả. Chính vì thế mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có trí tuệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

 Thành công, thành công, đại thành công”[3].

 Toàn Đảng, toàn dân ta đã đồng sức, đồng lòng chăm lo cho giáo dục. Đảng ta đã xác định “ Giáo dục là chìa khoá mở đầu cho phát triển tương lai và sự phồn vinh của đất nước”[4]. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm

Song trên thực tế để có được nền giáo dục nước nhà phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục bắt đầu từ bậc học mầm non. Vì thế Đảng và nhà nước ta không những cần phải quan tâm đến vấn đề chuẩn hoá đội ngũ CBGV trong từng bậc học cấp học mà còn phải quan tâm đế vấn đề CSVC trang thiết bị dạy và học của các nhà trường. Đặc biệt là đối với các trường mầm non điều kiện CSVC trang thiết bị, đồ dùng dạy học để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động lại càng quan trọng hơn nhiều.

 

doc 17 trang thuychi01 8151
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp ở trường Mầm Non Hà Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần 1: Mở đầu
2
2
 Lí do chọn đề tài.
2
3
Mục đích nghiên cứu.
3
4
Đối tượng nghiên cứu.
3
5
Phương pháp nghiên cứu.
3
6
Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
7
Cơ sở lí luận.
4
8
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
9
Các giải pháp và biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
11
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.
14
12
Kết luận.
14
13
Kiến nghị.
15
14
Tài liệu tham khảo
16
15
Danh mục SKKN đã được xếp loại
17
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 	Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[1].
Thật vậy muốn cho cây tươi tốt có nhiều quả ngọt thì phải có sự đầu tư phân bón và bàn tay chăm sóc của con người. Cũng như trong xã hội muốn có nhiều những con người có tài, có đức góp phần xây dựng quê hương đất nước thì phải đầu tư cho giáo dục. 
Xác định được vấn đề đó hội nghị trung ương II khoá VIII của Đảng đã khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” [2]. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước. Phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế thế giới trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh. Điều đó đòi hỏi con người phải có tri thức, có trí tuệ, nhanh nhẹn hoạt bát nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xứ lý thông tin kịp thời có hiệu quả. Chính vì thế mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có trí tuệ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
	 Thành công, thành công, đại thành công”[3]. 
 Toàn Đảng, toàn dân ta đã đồng sức, đồng lòng chăm lo cho giáo dục. Đảng ta đã xác định “ Giáo dục là chìa khoá mở đầu cho phát triển tương lai và sự phồn vinh của đất nước”[4]. Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm 
Song trên thực tế để có được nền giáo dục nước nhà phát triển vững mạnh cả về số lượng và chất lượng thì cần phải có sự đầu tư thích đáng cho ngành giáo dục bắt đầu từ bậc học mầm non. Vì thế Đảng và nhà nước ta không những cần phải quan tâm đến vấn đề chuẩn hoá đội ngũ CBGV trong từng bậc học cấp học mà còn phải quan tâm đế vấn đề CSVC trang thiết bị dạy và học của các nhà trường. Đặc biệt là đối với các trường mầm non điều kiện CSVC trang thiết bị, đồ dùng dạy học để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động lại càng quan trọng hơn nhiều. 
Đối với trường Mầm Non Hà Long là một trong những xã miền núi của huyện Hà Trung địa bàn dân cư rộng, dân số đông, số lượng trẻ đến trường đông nhất huyện. Trong những năm gần đây nhà trường thiếu phòng học. số trẻ trong nhóm lớp quá tải so với quy định ( trên 50 trẻ/ lớp), lớp học chật hẹp, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
Trước những thực tế khó khăn trên Bản thân là Hiệu trưởng, người đứng
 đầu đơn vị Tôi thấy mình phải có trách nhiệm làm thế nào để tham mưu xây cho địa phương xây dựng thêm phòng học cho nhà trường để nhà trường có đủ phòng học cho các cháu trong độ tuổi được đến trường theo quy đinh và có không gian cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục phù hợp cho trẻ được hoạt động khám phá trải nghiệm đảm bảo theo đúng mục tiêu và ý nghĩa của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Xuất phát từ những vấn đề đó mà tôi đã lựa chon đề tài “ Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp ở trường Mầm Non Hà Long” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Rất mong sự quan tâm đóng góp thêm của các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng vào công tác tham mưu của cán bộ quản lý tăng cường cơ sở vật chất của các nhà trường. 
Lý do tôi làm Hiệu trưởng trường Mầm non Hà Tân mà lại chọn đề tài nghiên cứu tại trường Mầm non Hà Long bởi vì tôi làm Hiệu trưởng trường Mầm non Hà Long, gắn bó với Hà Long gần 12 năm. Còn đối với Mầm non Hà Tân Tôi mới được điều động luân chuyển về vài tháng (từ ngày 18/01/2019) nên chưa có kinh nghiệm gì để viết về Hà Tân. Rất mong giám khảo hiểu và chia sẻ cùng tôi để đề tài tôi lựa chọn được mang tính thiết thực hơn.
 	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Thông qua đề tài “ Một số biện pháp tham mưu xây dựng phòng học, tăng cường cơ sở vật chất nhà trường tạo điều kiện xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại trường Mầm Non Hà Long”. Nhằm mục đích giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; giảm số lượng học sinh trông nhóm lớp tạo không gian trong và ngoài lớp học thoáng mát rộng rãi đúng quy định để giáo viên xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ phù hợp với lứa tuổi; tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiêm, được tìm tòi khám phá góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường. 
 	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Nghiên cứu về thực trang cơ sở vật chất ( Phòng học; trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi; đồ dùng phục vụ bán trú ) và các điều kiện khác như nguồn nước; công trình vệ sinh ....tại trường Mầm Non Hà Long
	Nghiên cứu về số lượng trẻ đến trường; số trẻ thực tế trong nhóm lớp và vấn đề xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tại các nhóm lớp trong trường Mầm Non Hà Long.
 	IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật qui định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ để làm cơ sở tham mưu với lãnh đạo địa phương tăng cường CSVC cho nhà trường đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
	Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi đã sử dụng phiếu điều tra độ tuổi để có số liệu thực tế, chính xác về số trẻ sinh ra hàng năm để làm cơ sở tham mưu với lãnh đạo địa phương về nhu cầu số lượng phòng học cần có để đáp ứng đủ phòng học cho trẻ trong độ tuổi được đến trường. 
	Phương pháp thống kê sử lí số liệu: Trên cơ sở các phiếu điều tra khảo sát tôi tiến hành thống kê tổng hợp số liệu rõ ràng để báo cáo cụ thể số trẻ đến trường thực tế của địa phương; số phòng học, trang thiết bị hiện có của nhà trường. Thống kê làm rõ vấn đề thiếu phòng học, thiếu trang thiệt bị dạy và học để có cơ sở tham mưu cùng với địa phương tìm ra các giải pháp thực hiện đạt kết quả. 
	Phương pháp trò chuyện, trao đổi tìm hiểu thông tin: Tôi đã tiến hành trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh về tình hình thực tế của nhà trường ( Thiếu phòng học) số trẻ trong nhóm lớp quá tải so với quy định ... để lãnh đạo và phụ huynh nắm được hỗ trợ nhà trường trong công tác tham mưu xây dựng phòng học. 
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết quan trọng không thể thiếu được trong các nhà trường nói chung và trường Mầm non nói riêng. Để chất lượng giáo dục nâng cao thì phải hội tụ đủ các yếu tố đó là điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh và sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Các điều kiện và yếu tố trên các mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau để giúp cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
 Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhà trường. Nếu không có cơ sở vật chất thì không có điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên không có phương tiện dạy học, học sinh không có môi trường hoạt động làm ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Cơ sở vật chất trường Mầm non là những hệ thống các phương tiện vật chất khác nhau, là điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; là công cụ đắc lực phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, là phương tiện giúp giáo viên cung cấp kiến thức đến với trẻ một cách cụ thể rõ ràng thu hút sự chú ý của trẻ, là phương tiện hợp tác giữa cô và trẻ giúp cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ một cách khoa học. Có thể nói rằng cơ sở vật chất trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng.
Trường Mầm non Hà Long là trường miền núi của huyện Hà Trung, địa bàn rộng, dân số đông. Là trường có số lượng học sinh đông nhất huyện. Năm học 2018-2019 nhà trường có tổng số học sinh đăng ký đến trường 649 trẻ. Trong đó trẻ nhà trẻ: 114; trẻ Mẫu giáo là 535. 
Thực tế phòng học hiện có trong học kỳ I là 12 phòng nên nhà trường chỉ có thể cố gắng thu xếp nhận được 535 trẻ mẫu giáo còn số trẻ nhà trẻ thì không thể nhận được. Nhà trường đã xin ý kiến chỉ đạo của Phòng giáo dục và lãnh đạo địa phương tạm thời không nhận số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường cho đến khi địa phương xây dựng hoàn thiện bàn giao cho nhà trường 10 phòng học. 
Số lượng trẻ trong nhóm lớp đông quá tải nhiều so với quy định của Điều lệ trường Mầm non. Số trẻ bình quân trong lớp 42 trẻ/ lớp; nhưng có những lớp lên tới 56 trẻ vì độ tuổi quá đông ( Điều lệ trường MN quy định từ 25-35 trẻ); 
Số trẻ đông dẫn đến phòng, nhóm lớp chật hẹp, trẻ không có không gian hoạt động, vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn, điều kiện chăm sóc trẻ như nước, công trình vệ sinh, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng hạn chế. Tất cả những vấn đề đó đều làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường.
Để có cơ sở nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường và thống kê kết quả khảo sát như sau
Kết quả thực trạng.
TT
Nội dung khảo sát đánh giá
 Số lượng
Cần có 
Số lượng hiện có
Số lượng còn thiếu
1
Số lượng phòng học đảm bảo quy định
20 phòng
12 phòng
8 phòng
2
Số trẻ trong độ tuổi có nhu cầu đến trường học
649 trẻ
535 trẻ
114 trẻ
3
Bàn ghế quy cách đầy đủ cho các lớp
20 lớp
12 lớp
8 lớp
4
Giá tủ, kệ để đồ dùng đảm bảo cho các lớp
20 lớp
12 lớp
8 lớp
5
Ti vi 
20 cái
10 cái 
10 cái
6
Đồ dùng phục vụ bán trú các lớp
20 lớp
12 lớp
8 lớp
7
 Số nhóm lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, học phẩm, học liệu phục vụ học tập theo từng độ tuổi
20 lớp
12 lớp
8 lớp
8
 Số nhóm lớp xây dựng được môi trường giáo dục trong lớp phù hợp với độ tuổi cho trẻ hoạt động có hiệu quả
20 lớp
6 lớp
12 lớp
Từ kết quả trên cho thấy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồ dùng phục vụ bán trú và việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ tại các nhóm lớp còn nhiều khó khăn bất cập. Là Hiệu trưởng người đứng đầu cơ quan đơn vị Bản thân đã thấy rõ được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Nguyên nhân này đã tồn tại khá lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và thiệt thòi cho những trẻ đã đến tuổi đi học mà không được đến trường. Nhận thức được vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tham mưu tăng cường cơ sở vật chất xây dựng thêm phòng học và chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục tại các nhóm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường cụ thể như sau. 
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1/ Tham mưu với lãnh đạo địa phương xây dựng thêm 10 phòng học đảm bảo đủ số lượng phòng học cho trẻ được đến trường đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh. 
 Là một cán bộ quản lý nhà trường tôi luôn xác định rằng công tác tham mưu là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu đối với người quản lý. Do đó trước khi tiến hành tham mưu một vấn đề nào đó Tôi luôn phải dựa vào các văn bản quy định của nhà nước, của ngành suy nghĩ nghiên cứu cân nhắc kỹ các nội dung để làm sao khi tham mưu phải thuyết phục được lãnh đạo thì mới có hiệu quả. Vì kết quả công tác tham mưu đánh giá trình độ năng lực, của người quản lý. Vấn đề tham mưu xây dựng thêm phòng học không phải là vấn đề đơn giản mà nó là cả một quá trình, cần phải xem xét tính toán kỹ tránh đầu tư lãng phí tiền của nhà nước và nhân dân
 Xác định được vấn đề đó tôi đã phân công giáo viên đi điều tra độ tuổi, cập nhật số liệu trẻ sinh hàng năm để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục cho năm học tới và những năm tiếp theo. Khi đã có số liệu cụ thể tiến hành từng bước báo cáo với lãnh đạo địa phương về tình hình trường lớp và số trẻ đến trường hiện nay và dự kiến số trẻ ở các năm học tiếp theo của nhà trường dựa vào kết quả diều tra và tỷ lệ trẻ được sinh ra hàng năm tại xã. Căn cứ vào quy định của điều lệ trường mầm non về số lượng trẻ trên nhóm lớp của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo từng độ tuổi và số trẻ hiện có trong nhóm lớp của nhà trường.
Cụ thể trong điều lệ quy định số trẻ bình quân trong nhóm lớp từ 25-35 trẻ tùy theo từng độ tuổi. Nhưng thực tế nhà trường số trẻ bình quân trong nhóm lớp là 42 trẻ có lớp lên đến 56 trẻ vì độ tuổi đó quá đông nhưng không có phòng học để tách lớp.
 Từ tình hình thực tế đó tôi tổ chức họp hội đồng nhà trường thông báo cho giáo viên biết về tình trạng thiếu phòng học và triển khai cho giáo viên tuyền truyền đến hội cha mẹ học sinh về vấn đề thiếu phòng học của nhà trường. Bước tiếp theo là tôi báo cáo với lãnh đạo địa phương và lập tờ trình đề nghị xây thêm phòng học.
Bản thân là Đảng ủy viên và đại biểu hội đồng nhân dân nên có nhiều thuận tiện đó là được tham gia rất nhiều hội nghị. Trong các buổi hội nghị tôi đã tranh thủ ý kiến về tình hình số trẻ quá tải nhiều trong các nhóm lớp so với quy định của điều lệ trường mầm non làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường đề nghị Đảng ủy- HĐND- UBND xã xem xét có kế hoạch xây dựng thêm phòng học cho nhà trường. 
Tranh thủ trò chuyện với các bậc phụ huynh về vấn đề thiếu phòng học của nhà trường. Nhờ phụ huynh có ý kiến đề nghị tại các buổi hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu hội đồng nhân dân tại các buổi hội nghị tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho các kỳ họp để các Ông bà Đại biểu Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị trình hội đồng nhân dân xem xét. 
Bên cạnh đó bản thân còn phối hợp với UBMTTQ xã; trưởng các ban ngành đoàn thể, các đồng chí bí thư chi bộ trưởng thôn trên toàn xã ủng hộ đề nghị Đảng ủy- HĐND- UBND xã sớm thực hiện xây dựng thêm phòng học cho nhà trường.
Bằng các biện pháp trên với suy nghĩ mưa dầm thấm lâu, bản thân kiên trì tham mưu từ năm nọ sang năm kia, hết kỳ họp này lại đến kỳ họp khác trong rất nhiều năm liên tục như thế và đã có được kết quả. Tháng 6/2018 UBND xã đã khởi công xậy dựng cho nhà trường 10 phòng học trị giá gần 8 tỷ đồng và đến tháng 1/2019 đã xong và bàn giao cho nhà trường đưa vào sư dụng. Hiện nay cán bộ giáo viên trong trường rất phấn khởi. Các cháu được tách lớp. Số cháu nhà trẻ được đến trường học phụ huynh phấn khởi. Số trẻ trên nhóm lớp đảm bảo theo quy định, lớp học rộng rãi thoáng mát có không gian cho trẻ hoạt động. Cô trò phấn khởi thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
2. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học trong nhà trường.
Công tác xã hội hóa giáo dục bổ sung tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là việc làm cần thiết không thể thiếu được trong các nhà trường. Nếu công tác xã hội hóa được thực hiện tốt đảm bảo đúng quy định được sự đồng thuận của các tập thể cá nhân, các nhà hảo tâm thống nhất quan điểm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân và của toàn xã hội thì công tác xã hội hóa giáo dục sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Xuất phát từ những suy nghĩ đó Bản thân đã trăn trở tìm các biện pháp để thực hiện xã hội hóa giáo dục với hy vọng và mong muốn nhận được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng nhau chung tay góp sức hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong nhà trường ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Xác định được vấn đề đó tôi đã tiến hành thực hiện như sau. 
Gần đến dịp nghỉ hè năm học 2017-2018 Tôi tổ chức họp Ban giám hiệu bàn các nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động trong hè và chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Cho giáo viên phụ trách từng nhóm lớp kiểm tra thống kê toàn bộ tài sản, đồ dùng trang thiết bị dạy học của từng nhóm. Tổng hợp số lượng trang thiết bị đồ dùng dạy học đồ chơi, đồ dùng cá nhân phục vụ bán trú, cái gì còn có thể sử dụng được cho năm học sau, cái gì đã hỏng cần phải được tu sửa, bổ xung, báo cáo lại số liệu cụ thể với Ban giám hiệu nhà trường để Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch bổ sung cho các lớp kịp thời phục vụ năm học mới.
Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần bổ sung. Tôi báo cáo với UBND xã xin ý kiến chỉ đạo của UBND xã để xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa giáo dục, tu sửa, mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ năm học và sau đó mới tiến hành tham mưu theo từng nội dung trong kế hoạch.
Trước hết tôi tham mưu xin UBND xã hỗ trợ nhà trường mua sắm bàn ghế, giá tủ đựng đồ chơi cho các phòng học mới bằng cách làm tờ trình gửi Đảng ủy; UBND, HĐND xã xem xét hỗ trợ nhà trường. Các nội dung còn lại như đồ dùng cá nhân của trẻ; đồ dùng học tập; đồ dùng phục vụ bán trú ( Chăn gối, bát thìa, ca cốc, tủ đựng đồ dùng cá nhân....) và một số mua sắm nhỏ như đào giếng, thay quạt, bóng điện, đường ống dẫn nước các nhà vệ sinh ...tôi xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy- UBND xã cho phép nhà trường bàn bạc trong ban giám hiệu và giáo viên một số hạng mục nhà trường dùng số kính phí chi hoạt động từ nguồn học phí để tu sửa nhỏ nếu chưa đủ thì nhà trường xin được phối hợp với hội cha mẹ học sinh để vận động xã hội hóa giáo dục. 
Quá trình tham mưu Tôi luôn bám sát vào kế hoạch và các nội quy, quy định, của ngành, các công văn chỉ thị của Đảng nhà nước quy định về xã hội hóa giáo dục như công văn 346/HDLN/TCKH- GD&ĐT ngày 01/8/2019 V/v hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các trường học năm học 2018-2019 để làm cơ sở tham mưu với lãnh đạo địa phương. Với những cách làm trên qua các lần hội nghị tôi luôn tranh thủ ý kiến với những lý lẽ thuyết phục cuối cùng đã được sự đồng thuận của các đồng chí lãnh đạo và năm học 2018-2019 ngoài việc được địa phương đầu tư xây dựng 10 phòng học trị giá gần 8 tỷ đồng nhà trường còn được địa phương đầu tư mua sắm cho 120 bộ bàn ghế và 32 cái giá tủ đựng đồ chơi, đồ dùng dạy học trị giá 130 triệu đồng.
Để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách rõ ràng, khách quan Tôi đã tham mưu cho UBND xã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất thực tế của nhà trường trong từng nhóm lớp. Dựa trên các nội dung nhà trường đề nghị bổ sung mua sắm xem có chính xác không để phòng khi nhà trường thực hiện xã hội hóa phụ huynh ý kiến thì UBND xã cũng nắm được và giải thích cho phụ huynh hiểu để hỗ trợ giúp đỡ nhà trường.
Từ cách làm đó nhà trường đã được UBND xã ủng hộ cho nhà trường làm các thủ tục quy trình thực hiện xã hội hóa theo quy định hướng dẫn của ngành và nhà trường đã phối hợp với hội cha mẹ học sinh tiến hành làm hồ sơ xã hội hóa giáo dục theo đúng quy định ( Có xác nhận của UBND xã), được phòng giáo dục và đào tạo thẩm định và UBND huyện đồng ý cho chủ trương thực hiện. Nhà trường đã triển khai đến toàn thể giáo viên và tổ chức họp phụ huynh toàn trường lấy ý kiến của phụ huynh từng nhóm lớp về nội dung xã hội hóa giáo dục. Khi đã có sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh thì nhà trường cùng với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tiến h

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_tham_muu_xay_dung_phong_hoc_tang_cuong_co_s.doc