Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú

Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú

“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”

 Đúng vậy! trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ lứa tuổi mầm non, buộc người giáo viên mầm non phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ và lao động.

Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Cho trẻ quan sát tranh vẽ, cô hát cho trẻ nghe, cô kể chuyện cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô đọc thơ một cách thụ động, đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ, làm trẻ nhàm chán, không tập trung nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó Công nghệ thông tin lại đang phát triển như vũ bão, mà những ứng dụng của nó lại rộng rãi và thiết thực cho đời sống hàng ngày, Tại sao chúng ta những người làm công tác giáo dục lại không nắm bắt lấy cơ hội đó - ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non để tạo ra những điều mới lạ, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ, như vậy trẻ sẽ tập trung chú ý học tập, hiệu quả sẽ tốt hơn .

 

doc 21 trang admin 11214
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Số trang
1
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài .
2
1.2
Mục đích nghiên cứu .
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu .
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu .
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .
2
2.1
Cơ sở lí luận .
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
4
2.3
Các giải pháp để giải quyết vấn đề .
4
2.31
Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non Hoằng Phú
5
2.3.2
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.
6
2.3.3
Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.    
7
2.3.4
Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thiết kế giáo án điện tử
7
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng
7
Bước 2: Thao tác với Powerpoint tạo “màn biểu diễn” cho bài giảng.
10
2.3.5
Nâng cao ứng dụng Công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú
17
2.4
Hiệu quả
18
3
Kết luận, kiến nghị.
19
3.1
Kết luận.
19
3.2
Kiến nghị.
19
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai” 
 Đúng vậy! trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ lứa tuổi mầm non, buộc người giáo viên mầm non phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ và lao động.
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Cho trẻ quan sát tranh vẽ, cô hát cho trẻ nghe, cô kể chuyện cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô đọc thơmột cách thụ động, đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ, làm trẻ nhàm chán, không tập trungnên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó Công nghệ thông tin lại đang phát triển như vũ bão, mà những ứng dụng của nó lại rộng rãi và thiết thực cho đời sống hàng ngày, Tại sao chúng ta những người làm công tác giáo dục lại không nắm bắt lấy cơ hội đó - ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non để tạo ra những điều mới lạ, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ, như vậy trẻ sẽ tập trung chú ý học tập, hiệu quả sẽ tốt hơn .
Nếu như trước đây giáo viên mầm non soạn giáo án theo phương pháp truyền thống thì họ phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng máy tính, Internet để chủ động khai thác nguồn tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng của mình. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng.
Với công tác quản lý thì trước đây việc tổng hợp báo cáo, công tác phổ cập giáo dục, tính định lượng khẩu phần ăn cho trẻ... cán bộ quản lý rất vất vả, phải tự kẻ vẽ biểu bảng, tính toán cộng từ nhân chia bằng tay, bằng máy tính tay, kẻ kẻ, viết viết lại nhiều lần... nhưng giờ đây nhờ ứng dụng công nghệ thông tin số lượng công việc cũng bấy nhiêu nhưng mọi việc thuận tiện hơn rất nhiều, bởi vậy hiệu quả công việc cao hơn.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 với trách nhiệm của một người làm công tác quản lý, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, và tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú” nhằm đưa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay, thời đại CNH, HĐH và Công nghiệp 4.0.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn chất lượng ứng dụng CNTT trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và một số hoạt động trong trường mầm non Hoằng Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận;
Phương pháp thực tiễn;
Phương pháp quan sát;
Phương pháp đàm thoại;
Phương pháp thực hành;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận:
Ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong thời kỳ Công nghiệp 4.0. Có thể thấy ứng dụng của CNTT trong Giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành Giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Giúp các cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức ban đầu về CNTT, học sinh tiếp cận với máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì CNH - HĐH. 
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non để nâng cao chất lượng toàn diện ở trường Mầm non. Nó đòi hỏi người làm công tác quản lý ở Mầm non phải xác định được trường Mầm non là nơi truyền thụ những kiến thức khoa học đầu tiên, sơ đẳng cho thế hệ trẻ, là nơi phát triển những năng lực sáng tạo, trí tuệ thông minh của học sinh, tạo tiền đề cho sự phát triển và hình thành nhân cách của con người cho tương lai của đất nước. Từ đó có những biện pháp tác động tích cực, đúng đối tượng nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy mà người cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non cần phải có kiến thức về CNTT, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục. 
* Những chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo:
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị nêu rõ 
+ Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
+ Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”. 
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT.
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Chỉ thị số 16/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục.
2.2. Thực trạng.
Trường mầm non Hoằng Phú nằm trên địa bàn xã Hoằng Phú, Huyện Hoằng Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, cạnh quốc lộ 1A, là một xã thuần nông. Năm học 2018- 2019 nhà trường có:
Tổng số CBGV: 21 đ/c. Trong đó Ban giám hiệu gồm 3 đ/c, Giáo viên có 15 đ/c, Nhân viên có 3 đ/c
Về trình độ chuyên môn: Có 100% CBGV có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Cụ thể: Đại học có 13/21 đ/c đạt tỷ lệ 62 %; Cao đẳng là 3/21 đ/c chiếm 14,2%; Trung cấp là 5/21 đ/c chiếm 23,8% ( Có 2 đ/c trung cấp đang học hàm thụ đại học); Có 100% đ/c có chứng chỉ và kiến thức tin học 
Tổng số học sinh: 221 cháu ; Trong đó: Mẫu giáo là 178 cháu (Mẫu giáo lớn: 78 cháu, Mẫu giáo nhỡ: 50 cháu, Mẫu giáo bé: 50 cháu); Nhà trẻ là 43 cháu (Nhóm 25 – 36 tháng A = 25 cháu; Nhóm 25 – 36 tháng B = 18 cháu)
Trường Mầm non Hoằng Phú là một trường có phong trào giáo dục mạnh, là một trong những trường Mầm non đầu tiên trong Huyện nhà đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I và trường đạt mức độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục. Song khi thực hiện ứng dụng CNTT nhà trường còn gặp thuận lợi và khó khăn.
* Thuận lợi : 
Nhà trường luôn được sự quan tâm đầy trách nhiệm, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục Huyện Hoằng Hoá, của các cấp uỷ Đảng , chính quyền, cùng các ban ngành đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm luôn tạo điều kiện để nhà trường hoạt động tốt ( sự phối kết hợp rất tốt giữa Nhà trường – Gia đình và Toàn xã hội). 
	Nhìn chung đội ngũ CBGV trong nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, hầu hết còn trẻ khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nắm chắc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, được nhân dân tin yêu và kính trọng. 
Đại đa số Cán bộ giáo viên, nhân viên đều hiểu rỏ tầm quan trọng và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động. Có 16/21 đ/c có máy tính cá nhân kết nối mạng (Những Đ/c không có đều đã có tuổi cao, sắp nghỉ chế độ)
Cơ sở vật chất tương đối khang trang, thoáng mát, diện tích rộng, đồ dùng phục vụ ứng dụng CNTT: Mỗi lớp có 1 tivi + đầu đĩa; nhà trường được trang bị 3 máy tính bàn + 2 máy in, 1 máy potô, 5 máy tính xách tay, 1 bộ máy chiếu, 1 bộ loa đài tăng âm nhà trường có kết nối mạng Internet.
Các cháu trong độ tuổi Mẫu giáo ra lớp đạt 100%; nhà trẻ đạt 28 %, đa số các cháu đều mạnh khỏe thông minh, nhanh nhẹn...
Bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, có trình độ Đại học, có kiến thức cơ bản về tin học, luôn thích tìm tòi, ham học hỏi , tò mò, khám phá... về tin học nhất là những vấn đề về giáo dục mầm non, gia đình có máy tính kết nối mạng internet nên rất thuận tiện cho việc học tập và truy cập các thông tin mới.
* Khó khăn : 
Trình độ chuyên môn, độ tuổi, nhận thức của CBGV không đồng đều, khả năng tiếp cận CNTT mới còn hạn chế.
Trường nằm trên địa bàn dân cư đa số là nông nghiệp nên tình hình dân trí còn thấp nên đa số trẻ chưa được tiếp cận với máy tính, với internet.
	Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đang còn thiếu nên chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục phát triển, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm non, tiếp cận với CNTT mới còn đang hạn chế (toàn trường có 1 bộ máy chiếu, tivi, loa đài tăng âm, đầu đĩa hư hỏng nhiều. nên khi giáo viên thực hiện các hoạt động có ứng dụng CNTT còn khó khăn)
* Thực trạng về tiếp cận CNTT ( Đầu năm học 2018 – 2019) :
* Giáo viên:
- Biết soạn thảo văn bản : 80% GV
- Soạn thảo giáo án Power Point: 30%
- Biết sử dụng giáo án Power Point : 80%
- Kỹ năng cập nhật các thông tin trên mạng internet: 50%
* Học sinh: 
- 90% trẻ được tiếp cận với bài giảng điện tử.
- Đa số trẻ chưa được tiếp cận với máy tính và các trò chơi trên máy tính
 ( Đa số cháu có bố mẹ làm nông nghiệp)
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Hoằng Phú.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non Hoằng Phú
Thực hiện công văn số 2476/SGDĐT-VP ngày 08/10/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; Công văn số 713/GDĐT-THCS của Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2018 – 2019. Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ngay từ đầu năm học, căn cứ vào khả năng ứng dụng CNTT và khả năng sử dụng các phần mềm , ban giám hiệu giao trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách  từng mảng công việc cụ thể: Hiệu trưởng chỉ đạo chung, phụ trách các phần mềm quản lý nhân sự, Quản lý tài chính, công tác tuyển sinh, Quản lý thông tin cán bộ giáo viên và các hoạt động khác như: Đánh giá chuẩn, đánh giá xếp loại công chức viên chức..; Phó hiệu trưởng 1 phụ trách phần mềm nuôi dưỡng; Phó hiệu trưởng 2 phụ trách các phần mềm về chuyên môn; các phần mềm Kiểm định chất lượng; Phổ cập giáo dục mầm non – phổ cấp xóa mù; Cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục; Trang website của nhà trường... chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT của giáo viên, nhân viên và các phần mềm quản lý nhóm lớp trẻ; Kế toán chịu trách nhiệm quản lý phần mềm tài chính kế toán; hộp thư điện tử của nhà trường...
Đưa nội dung ứng dụng CNTT thành tiêu chí thang điểm trong các hoạt động thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, viên chức giỏi ... Khuyến khích giáo viên tích cực soạn giảng giáo án điện tử trong các hoạt động giáo dục trẻ, hàng tháng đưa ra sinh hoạt, đánh giá xếp loại.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thông qua các buổi chuyên đề kiến tập, qua các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học như: Bồi dưỡng thi cấp giấy chứng nhận tin học theo chuẩn, hoặc bồi dưỡng ngay tại trường qua việc bố trí giáo viên thạo trình độ tin học chỉ dẫn cho giáo viên yếu hơn. Phân công giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
Tố chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn nhằm bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như khai thác thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, phần mềm đổi đuôi, chèn hình ảnh, âm nhạc, video,...
2.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Nhà trường luôn quan tâm đến việc bảo trì, bảo dưỡng máy tính đồng thời mua các phần mềm ứng dụng trong một số hoạt động như phần mềm: Phổ cập giáo dục, phần mềm quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý nuôi dưỡng; mở trang website của nhà trường... để phục vụ các hoạt động của nhà trường được tốt hơn.
Hiện nay nhà trường được trang bị 3 máy tính bàn + 2 máy in, 1 máy potô, 5 máy tính xách tay, 1 bộ máy chiếu, 1 bộ loa đài tăng âm Mỗi lớp có 1 tivi + đầu đĩa...có kết nối Internet Wifi. Cán bộ giáo viên có 16/20 đồng chí có máy tính cá nhân kết nối mạng Internet.
Năm học 2018-2019 nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương xây thêm khu trường mới, ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu mua sắm trang bị phòng máy tính cho trẻ hoạt động, kết nối Internet mạng lan đến 100% các nhóm lớp, tạo điều kiện tốt nhất để gió viên và trẻ được ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất
2.3.3. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.     
Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng nhằm đảm bảo định lượng khẩu phần ăn cho trẻ, cân đối các chất dinh dưỡng cần cho trẻ theo quy chế chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chính xác, khoa học nhất
Thực hiện công tác tài chính công khai, làm phiếu thu – chi trên phần mềm, đảm bảo chính xác, nhanh gọn.
2.3.4. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thiết kế giáo án điện tử
	Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp hấp dẫn và sinh động, ở đó là toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua máy vi tính, máy chiếu. 
Để thiết kế được một giáo án điện tử tôi đã hướng dẫn giáo viên có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng 
 - Như chúng ta đã biết muốn có được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao thì việc đầu tiên đối với mỗi người giáo viên phải nắm chắc phương pháp để xây dựng được ý tưởng giáo án. Từ ý tưởng đó ta nên định hình xem giáo án xây dựng như thế nào, trình chiếu ra sao Theo tôi trước khi soạn giáo án điện tử, chúng ta nên soạn sơ lược một giáo án bằng văn bản theo cách bình thường, chuẩn bị nội dung giáo án, hệ thống câu hỏi/đáp, hình ảnh, các file âm thanh, video, phim (nếu cần). Lên kế hoạch bố cục, sắp xếp kiến thức, hình ảnh minh họa cho từng Slide... Khâu chuẩn bị này rất cần thiết vì nó sẽ giúp tăng cường hiệu quả bài giảng trên cơ sở đó chúng ta thiết kế một lược đồ để ghi chú nội dung từng Slide, những phần nào cần làm trên máy để làm Powerpoint, những phần nào không thể đưa lên máy (ví dụ như các trò chơi động trên lớp ).
Ví dụ.
Bước 1 : Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng
- Soạn 1 giáo án điện tử về hoạt động phát triển ngôn ngữ
 	+ Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c
+ Chủ đề: Thế giới động vật
 	+ Lứa tuổi mẫu giáo lớn
* Soạn giáo án bằng văn bản bình thường 
1, Mục đích yêu cầu: 
1.1, Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái i, t, c.
- Trẻ biết được cấu tạo của các chữ cái i, t, c.
- Nhận ra chữ cái i, t, c trong các từ trọn vẹn, so sánh đặc điểm, cấu tạo các nét của chữ cái i, t, c.
- Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái i, t, c trong từ, trong nhóm. 
- Trẻ nhận biết được các chữ cái i, t c thông qua các trò chơi.
1.2, Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng phát âm chính xác chữ cái i, t, c.
- Rèn cho trẻ khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định, kỹ năng tập trung vào hoạt động, kỹ năng hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phát triển tư duy, so sánh điểm giống và khác nhau của các chữ cái i, t, c.
1.3, Thái độ: 
- Giáo dục trẻ những thói quen, nề nếp học tập cần thiết.
- Giúp trẻ mạnh dạn trả lời trọn câu chú ý lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của cô
- Biết phối hợp theo nhóm, tổ cùng các bạn thực hiện.
2, Chuẩn bị: 
- Đồ dùng của cô: 
+ Giáo án, bảng cài thẻ chữ, thước chỉ của cô.
+ Giáo án điện từ: Các sile hình ảnh về các tranh có chứa chữ cái: Con voi, con Thỏ, Con Cáo
+ Thẻ chữ rời các từ: Con voi, con Thỏ, Con Cáo.
+ Băng đĩa nhạc các bài hát.
+ Các hộp quà to cho cô
+ Các loại chữ cái to: i, t, c, u, ư.
- Đồ dùng của trẻ: 
+ Thẻ chữ i, t, c, u, ư cho trẻ: 21 bộ
+ Mũ múa các con vật Mũ con voi, con thỏ, con cáo: 21 cái
+ Các nét chữ được cắt dời: 21 bộ
+ Hộp quà cho trẻ: 21 hộp
3.Tiến hành:	
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú. 
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe
- Cô có trò chơi rất hay là trò chơi “Xúc xắc xúc xẻ” để nhận biết các con vật có chứa các chữ i, t, c
- Cho trẻ nhận 1 hộp quà và đi về chỗ ngồi.
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm làm quen chữ cái i, t, c.
Làm quen với chữ i :
- Cho trẻ xem tranh con voi trên màn hình?
- Cho trẻ đọc từ “Con voi” dưới tranh
- Cô ghép các thẻ chữ rời thành từ “Con voi” 
- Cho cả lớp đọc 2-3 lần
- Cho trẻ lên lấy thẻ chữ i trong từ Con voi 
- Cô giới thiệu “chữ i” - Cô đọc mẫu và cho trẻ phát âm.
- Cô giới thiệu cách phát âm chữ i.
- Cô cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc ( cô sửa sai cho trẻ). (to nhỏ khác nhau)
- Ai có nhận xét gì về chữ i? 
=> Cô khái quát: Chữ i gồm có 1 nét xổ thẳng và 1dấu chấm nhỏ trên đầu
- Cho cả lớp nhắc lại đặc điểm chữ “i” in thường.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ i ( viết hoa, in hoa, viết thường).
(Chữ I in hoa dùng để viết hoa cầu câu đầu dòng và tên gọi chúng ta; chữ i in thường dùng để in sách báoChữ i viết thường dùng để viết, mà các con thường tô viết trên lớp; Các chữ này tuy khác nhau về cấu tạo nhưng đều phát âm là chữ i) 
- Cho cả lớp đọc lại chữ “i”
- Cho trẻ viết chữ i trên lưng bạn.
Làm quen với chữ t : Tương tự như chữ i
Làm quen với chữ c.	
- Cô có một trò chơi ảo thuật, các con có chơi cùng cô không? Úm ba la..
- Cô đưa chữ C bị che 1 phần hỏi trẻ xem đây là phần của chữ gì?
- Cô giới thiệu chữ ‘C” (tương tự như chữ t)
So sánh: 
- Chữ i và chữ t.
+ Giống nhau: Đều có 1 nét thẳ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_ung_dung_cong_nghe_thon.doc