Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ trong trường mầm non

Trước tình hình thay đổi khí hậu toàn cầu và đại dịch covid 19 kéo dài thì vấn đề sức khỏe được mọi người ngày càng quan tâm. Đặc biệt quan tâm về chế độ dinh dưỡng, biết rằng dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi con người nói chung và đặc biệt trẻ nhỏ nói riêng. Vì trẻ có sức đề kháng yếu, nếu không có một chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cẩn thận, khoa học thì trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, còi cọc, suy dinh dưỡng, đau yếu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này. Do đó muốn có cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ.

Như chúng ta đã biết giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh, cho đến năm 3 đến 5 tuổi trẻ đã có thể khám phá vạn vật. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học về văn hoá ăn uống, các món ăn.Từ đó dần hình thành thói quen ăn uống. Đây cũng là giai đoạn mà chúng ta đặc biệt quan tâm tới khẩu phần ăn của trẻ vì nếu chế độ ăn của trẻ thiếu về lượng và không cân đối về chất thì cơ thể trẻ sẽ giảm cân, chậm lớn dẫn đến suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Còn để trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, lúc này cơ thể nạp vào năng lượng nhiều hơn năng lượng tiêu hao khiến tỉ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường hay khi chế độ ăn chưa cấn đối sẽ làm cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ không đạt được các mốc trưởng thành về chiều cao theo từng độ tuổi. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này thì việc xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ là hết sức quan trọng

 

doc 22 trang thanh tú 22 08/10/2022 6463
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
Phần A
Đặt vấn đề
1
Phần B
Giải quyết vấn đề
2
I
Nội dung lý luận
2
II
Thực trạng vấn đề
2
1
Đặc điểm tình hình chung
2
2
Thuận lợi và khó khăn
3
III
Những biện pháp thực hiện
4
1
Biện pháp 1: Trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
4
2
Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm sạch, rau củ quả theo mùa
9
3
Biện pháp 3: Sưu tầm và nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn
11
4
Biện pháp 4: Phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh
14
IV
Kết quả
16
Phần C
Kết luận và kiến nghị
18
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước tình hình thay đổi khí hậu toàn cầu và đại dịch covid 19 kéo dài thì vấn đề sức khỏe được mọi người ngày càng quan tâm. Đặc biệt quan tâm về chế độ dinh dưỡng, biết rằng dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi con người nói chung và đặc biệt trẻ nhỏ nói riêng. Vì trẻ có sức đề kháng yếu, nếu không có một chế độ chăm sóc về dinh dưỡng cẩn thận, khoa học thì trẻ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, còi cọc, suy dinh dưỡng, đau yếu, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này. Do đó muốn có cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. 
Như chúng ta đã biết giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh, cho đến năm 3 đến 5 tuổi trẻ đã có thể khám phá vạn vật. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu học về văn hoá ăn uống, các món ăn...Từ đó dần hình thành thói quen ăn uống. Đây cũng là giai đoạn mà chúng ta đặc biệt quan tâm tới khẩu phần ăn của trẻ vì nếu chế độ ăn của trẻ thiếu về lượng và không cân đối về chất thì cơ thể trẻ sẽ giảm cân, chậm lớn dẫn đến suy dinh dưỡng do thiếu năng lượng, thiếu đạm và các vi chất quan trọng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Còn để trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, lúc này cơ thể nạp vào năng lượng nhiều hơn năng lượng tiêu hao khiến tỉ lệ mỡ tích trữ trong cơ thể vượt mức bình thường hay khi chế độ ăn chưa cấn đối sẽ làm cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ không đạt được các mốc trưởng thành về chiều cao theo từng độ tuổi. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này thì việc xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ là hết sức quan trọng 
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng tôi thực sự trăn trở và suy nghĩ làm sao để xây dựng khẩu phần ăn cân đối, đảm bảo định lượng calo, cân đối tỉ lệ các chất P – L – G, canxi, B1 thay đổi theo mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú, đa dạng. Hiểu được việc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ trường mầm non là việc vô cùng quan trọng, cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên trên lớp, các chị em trong tổ nuôi dưỡng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho trẻ trong trường mầm non”. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường ngày một tốt hơn.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG LÝ LUẬN :
 Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhất là đối với trẻ mầm non vì cơ thể của trẻ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, có chất lượng bữa ăn tốt hơn và có lối sống sinh hoạt hợp lý trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh và ngược lại trẻ không ăn uống điều độ, không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa nặng hơn có thể gây ra còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, và cá bệnh lý khác...
 Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ thế nào là hợp lý? Định lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ một ngày như thế nào? Chế biến bữa ăn cho trẻ sao cho đúng cách? Đó cũng là câu hỏi của nhiều gia đình điều băn khoăn của rất nhiều đơn vị chăm sóc và giáo dục trẻ. Và đó chính là câu hỏi dành cho bản thân tôi, hơn ai hết tôi cũng là người mẹ đang nuôi con nhỏ cùng với đó là trách nhiệm của một cô nuôi trong trường mầm non, hàng ngày chế biến những bữa ăn cho trẻ, tôi luôn tìm tòi những điều bổ ích làm sao giúp bữa ăn của trẻ vừa ngon vừa đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng. 
Muốn cho trẻ có được những bữa ăn hợp lý và ngon miệng thì phải chế độ ăn phong phú đa dạng biết phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau vì có thực phẩm giàu chất đạm có thực phẩm giàu chất béo, có thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng. Vì thế trẻ rất cần ăn một chế độ ăn hợp lí và cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, giữa thức ăn cung cấp protein năng lượng với thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng. Bên cạnh đó phải có kỹ thuật đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến. Do vậy, trong bữa ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ các các yêu cầu sau: 
Đảm bảo đủ định lượng calo
Cân đối tỉ lệ các chất: P(Protein) – L(Lipid) – G(Glucid)
Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm
Xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo chế độ tài chính.
Vì vậy xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối là vô cùng quan trọng.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình chung:
 Trường Mầm non Bình Minh xã Ninh Hiệp – Gia Lâm là một ngôi trường có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong nhiều năm qua. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2018 và tiếp tục đạt chuẩn mức độ II vào năm 2020, nhiều năm liền đạt trường Tiến tiến cấp huyện. Với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường là 53 đồng chí, trong đó: Ban giám hiệu có 03 đồng chí, Giáo viên: 24 đồng chí, nhân viên nuôi dưỡng: 10 đồng chí, Kế toán, VP, y tế: 3 đồng chí và 3 đồng chí bảo vệ. Tổng số trẻ của trường là 540 trẻ, chia làm 4 nhóm lớp: nhóm lớp nhà trẻ, nhóm lớp mẫu giáo bé, nhóm lớp mẫu giáo nhỡ và nhóm lớp mẫu giáo lớn. Nhà trường có 01 bếp ăn với 10 nhân viên, đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
2. Thuận lợi và khó khăn:
2.1: Thuận lợi :
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là của Phòng Giáo Dục và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu. 
 - Nhà bếp được xây dựng khang trang, rộng đẹp, thoáng mát, trang bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc bán trú như: Tủ lạnh, tủ cơm, tủ sấy bát, bình sục ozon và các đồ dùng bằng inox...
- Nhân viên nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ các vật dụng cá nhân như: găng tay, tạp dề, mũ, khẩu trang...
- Bếp ăn một chiều đạt chuẩn nên rất thuận lợi, dễ dàng trong mọi công tác từ giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến đến chia ăn.
- 100% học sinh ăn bán trú tại trường đa số phụ huynh là người địa phương nên việc trao đổi thông tin rất thuận lợi.
- Ban Giám Hiệu rất quan tâm đến nguồn nước sử dụng hàng ngày trong chế biến là nguồn nước sạch.
- 100% nhân viên được tập huấn cách thức tính khẩu phần ăn cho trẻ bằng phần mềm dinh dưỡng. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham ra bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác chăm sóc bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% nhân viên yêu nghề, nhiệt tình say mê trong công việc, luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của trẻ lên hàng đầu.
- Sinh hoạt chuyên môn của tổ được tổ chức thường xuyên và đều đặn hàng tuần.
- Nhà trường đã lựa chọn ký kết với đơn vị cung cấp thực phẩm đáng tin cậy có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng nên bữa ăn của trẻ được cải thiện rõ rệt. 
2.2: Khó khăn:	
Bên cạnh những thuận lợi nhà trường cũng gặp một số khó khăn sau:
- Năm học 2020-2021 do tình hình dịch bệnh covid 19 vẫn diễn biến phức tạp nên thời gian trẻ đến lớp không nhiều.
 - Đa phần phụ huynh mải buôn bán nên chưa thực sự quan tâm chăm sóc tới bữa ăn cho trẻ, chưa dạy trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Một số giáo viên trẻ mới ra trường nên kinh nghiệm chăm sóc trẻ chưa chuyên sâu.
-Thời tiết thay đổi thất thường, giá cả thực phẩm thường xuyên biến động, do đó việc thay đổi thực đơn cân đối khẩu phần ăn cho trẻ còn gặp khó khăn.
 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên bản thân là một cô nuôi tôi rất trăn trở và băn khoăn phải làm thế nào để đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ nâng cao chất lượng bữa ăn, vì vậy tôi xin phép mạnh dạn đưa ra một số những biện pháp sau:
NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Biện pháp 1: Trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Ai trong mỗi chúng ta cũng vậy, muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều cách và nhiều biện pháp khác nhau. Tôi luôn cố gắng học hỏi để làm sao chế biến được những bữa ăn ngon nhất, tạo được sự hứng thú cho trẻ mỗi khi đến giờ ăn. 
Bản thân tôi và đồng nghiệp chịu trách nhiệm chăm sóc bữa ăn hàng ngày của trẻ. Tôi ý thức được rằng muốn cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối, trẻ được khỏe mạnh vui tươi thì điều đâu tiên là chất lượng bữa ăn của các cháu phải đảm bảo lượng calo cân đối và dinh dưỡng hợp lý.
Tôi đã sưu tầm được những món ăn ngon qua sách báo tranh, ảnh trên mạng và tham khảo thực đơn các trường bạn để xây dựng thực đơn của trường mình được phong phú và có hiệu quả cao hơn. Ngoài ra tôi và chị em trong tổ nuôi xác định rõ vị trí và công việc của từng người, làm tốt các khâu từ giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến để đảm bảo vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng.
Đặc biệt, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi cùng trao đổi kinh nghiệm chuyên môn để cùng nhau xây dựng thực đơn đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm và cân đối khẩu phần như sau:
a. Xây dựng thực đơn: 
Thực đơn là một phần vô cùng quan trọng trong việc chế biến bữa ăn cho trẻ. Ngoài việc thực đơn phải cung cấp đủ dinh dưỡng ra còn cần giúp trẻ ăn ngon miệng. Thực đơn xây dựng cho trẻ cần đảm bảo có sự thay đổi để trẻ hứng thú với món ăn. Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng trẻ không thể ăn hết một lượng thức ăn lớn do vậy trong bữa ăn của trẻ phải tổ chức và tính toán làm sao đủ 4 yêu cầu sau đây:
+ Đảm bảo đủ lượng calo.
+ Cân đối các chất P(protein), L(lipit), G(guluxit).
+ Thực đơn phong phú phù hợp với trẻ.
+ Đảm bảo về tài chính.
Muốn xây dựng thực đơn cân đối cho trẻ ta cần phải bám sát vào các yêu cầu trên, yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong mỗi thực đơn. Sau đây tôi đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng từng yếu tố cụ thể như sau :
*Đảm bảo đủ lượng calo
Mỗi khẩu phần ăn của trẻ được đảm bảo cân đối đủ chất dinh dưỡng.
Năng lượng cung cấp chủ yếu từ bột đường(G) và chất béo( L)
Gluxitcos nhiều trong các loại ngũ cốc và đường
Lipit có nhiều trong dầu, mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều calo và các loại thực phẩm ít calo để đảm bảo cho lượng calo cần thiết mỗi ngày cho trẻ.
* Cân đối tỉ lệ giữa các chất
- Protein là hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ là nguyên liệu yếu xây dựng nên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc vừng...
- Lipit là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giàu lipit gồm dầu ăn, mỡ lợn, mộ số loại thịt cá và một số loại hạt có nhiều tinh dầu.
- Gluxit cung cấp năng lượng chủ yếu trong cơ thể, gluxit có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến, đường, đậu...
- Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Thực phẩm chứa nhiều canxi phải kể đến: sữa, sữa chua, phô mai, đậu phụ, các loại rau cá lá xanh sẫm, ngũ cốc...
- Vitamin B1 có tác dụng giúp cho cơ thể nói chung và trẻ nhỏ nói riêng chuyển hóa thức ăn tốt hơn và quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng điều hòa thần kinh cơ và tim. Trong cơ thể, B1 tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa và đặc biệt là chuyển hóa gluxit. Những thực phẩm giàu B1 phải kể đến như là: Thịt bò, thịt gà, ngũ cốc, rau xanh...
Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần đảm bảo đủ các loại thực phẩm, qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất P - L - G theo tỉ thích hợp của trẻ là : 
+ Đối với NT : 
P :13 - 20%,	L : 30 - 40%( Lđộng vật / L thực vật = 70/30%), G : 47 - 52%
 + Đối với mẫu giáo :
 P :13 - 20%, L : 25 - 35%(L động vật /L thực vật = 70/30%), G :52 - 60%.
*Ca : NT : 350mg/trẻ /ngày 
	MG :420 mg /ngày /trẻ
*B1 : NT : 0,41 mg /ngày / trẻ
	MG :0,52 mg /ngày /trẻ
Muốn cân đối được tỉ lệ chúng ta chúng ta cần phải chú ý tới những đặc điểm sau đây :
Đạm là nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành rất đắt, ngược lại đạm là nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng góp hàng ngày thì hạn chế vậy chúng ta phải kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá trứng với đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại rau có độ đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ.
Muốn đảm bảo Lipit trong mỗi bữa ăn có thể chế biến thành các món xào, rán để đảm bảo lượng gluxit cho trẻ cân đối giữa hai bữa chính và phụ trong ngày. Bữa chính sáng trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến cho trẻ món ăn từ gạo nếp, mỳ, chè các loại...
* Thực đơn đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm.
Không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nên chúng ta cần phải ăn nhiều loại thực phẩm. Thay đổi thực đơn cũng là để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Thực đơn càng đa dạng, phóng phú càng kích thích được trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
Khi xây dựng thực đơn, chúng tôi luôn kết hợp từ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau, kết hợp nhiều loại thực phẩm càng đa dạng càng có lợi cho sức khỏe của trẻ. (H1)
*Đảm bảo về tài chính 
Với mức tiền thu 23.000đ/ngày/trẻ để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và tỉ lệ các chất đối hỏi chúng ta phải phối kết hợp với kế toán nuôi phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có, để đảm bảo bữa ăn phong phú và đa dạng thực đơn trong tuần phải có đủ thịt, cá, trứng, canh rau và hoa quả ta phải phối kết hợp giữa thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ.
Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền lại có hạn vì vậy trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẫn được ăn đầy đủ các loại thực phẩm rẻ đến các loại thực phẩm đắt mà trong mỗi bữa ăn vẫn có cả hoa quả hoặc sữa chua tráng miệng đảm bảo các chất dinh dưỡng.
Dựa vào các yêu cầu trên trường tôi đa xây dựng thực đơn như sau:
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG NĂM HỌC 2021 – 2022
TUẦN I - III
THỨ
BỮA SÁNG
TRÁNG MIỆNG
BỮA CHIỀU
2
Cơm tẻ
Thịt lợn, tôm xào ngũ sắc
Su su cà rốt xào thịt bò
NT : Cơm thịt lợn sốt cà chua, canh khoai tây nấu thịt + Sữa Dielac
Canh rau mồng tơi, khoai lang nấu thịt lợn
MG: Bún ngan
3
Cơm tẻ
Thịt bò, thịt lợn hầm dứa
NT: Cháo vịt– Sữa Dielac
Canh ngao nấu chua thả giá
MG: Cháo vịt
4
Cơm tẻ
Thịt gà, thịt lợn hầm rắc vừng
NT:Xôi gấc– sữa Dielac
Canh cua nấu rau thập cẩm
MG: Xôi gấc – sữa Dielac
5
Cơm tẻ
Trứng cút, thịt gà sốt nấm
Sữa chua
NT: Mỳ thịt lợn nấu chua – sữa Dielac
Canh củ quả nấu thịt bò
MG: Mỳ thịt lợn nấu chua
6
Cơm tẻ
Cá lăng, thịt lợn sốt đậu hũ non
NT: Cháo gà hầm hạt sen – Sữa Dielac
Canh rau cải cúc nấu thịt lợn
MG: Cháo gà hầm hạt sen
7
Cơm tẻ
Thịt bò, thịt lợn hầm của quả
Sữa chua
NT: Cơm thịt gà kho, canh rau cải ngọt nấu thịt - Sữa Dielac.
MG: sữa nóng + bánh kem cuộn
Canh đậu hũ non nấu thịt
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG NĂM HỌC 2020 – 2021
TUẦN II - IV
THỨ
BỮA SÁNG
TRÁNG MIỆNG
BỮA CHIỀU
2
Cơm tẻ
Tôm thịt lợn xào ngô ngọt
Khoai tây xào tỏi
NT : Cơm thịt bò sốt cà chua, canh bí ngô đỗ xanh nấu thịt+ Sữa Dielac
Canh rau cải ngồng nấu thịt
MG: Cháo chim bồ câu 
3
Cơm tẻ
Trứng cút kho thịt gà
Sữa chua
NT: Mỳ riêu cua – Sữa Dielac
Canh bí ngô, đỗ xanh nấu thịt
MG: Mỳ riêu cua 
4
Cơm tẻ
Thịt gà thịt lợn sốt phô mai
NT: Xôi ngô – sữa Dielac
Canh tôm đồng nấu rau cải
MG: Xôi ngô – sữa Dielac
5
Cơm tẻ
Mực, thịt sốt phô mai
NT: Bún gà rau cải ngọt – sữa Dielac
Canh rau bắp cải nấu thịt lợn
MG: Bún gà rau cải ngọt
6
Cơm tẻ
Cá trắm thịt lợn sốt cà chua
Sữa chua
NT: Cháo tôm bí đỏ – Sữa Dielac
Canh nấm nấu thịt gà
MG: Cháo tôm bí đỏ
7
Cơm tẻ
Thịt bò, thịt lợn hầm khoai tây cà rốt
Sữa chua
NT: Cơm thịt gà kho, canh canh củ quả nấu thịt - Sữa Dielac.
MG: sữa nóng + bánh kem cuộn
Canh cá rô phi nấu rau cải xanh
b. Cân đối khẩu phần: 
Trường tôi là một trong những trường đầu tiên áp dụng phần mềm dinh dưỡng Gokids vào tính khẩu phần ăn cho trẻ, đây là phần mềm quy chuẩn rất nghiêm ngặt về tỷ lệ các chất, định lượng Calo theo thông tư 28 của Bộ giáo dục ban hành. Mặc dù tính ăn trên phần mềm đòi hỏi chúng tôi phải có kỹ năng cao về tin học ứng dụng nhưng với tinh thần ham học hỏi, luôn mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn thì chúng tôi đã có được thành quả như ngày hôm nay:
Qua biện pháp này tôi cùng kế toán nuôi đã chủ động tạo ra những bữa ăn ngon, cân đối tỷ lệ các chất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng cho trẻ vui chơi và học tập, phụ huynh ngày càng yên tâm và tin tưởng vào sự chăm sóc con em mình ở trường. 
 Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm sạch, rau củ quả theo mùa
a. Sử dụng thực phẩm tươi sạch: 
 Trước tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều những ca ngộ độc thực phẩm bẩn, kém chất lượng thì việc lựa chọn thực phẩm sạch luôn là ưu tiên hàng đầu của trường chúng tôi. Trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, sự giao lưu thương mại làm cho thị trường thực phẩm ngày càng phong phú, đa dạng. Thực phẩm là nguồn cung cấp thường xuyên năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì mọi hoạt động của cơ thể, do đó nếu dùng thực phẩm bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ - sức đề kháng còn non nớt. Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non được đưa lên vị trí hàng đầu. Ngay từ đầu năm học, trường đã ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch và các thực phẩm biết rõ nguồn gốc với các bên cung cấp thực phẩm. 
Lựa chọn thực phẩm cũng là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình chế biến thức ăn. Lựa chọn thực phẩm không tốt không những ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, thực phẩm trước tiên phải an toàn tuyệt đối, tươi ngon, sạch sẽ và giàu dinh dưỡng. Tôi xin đưa ra một số ví dụ khi chọn thực phẩm như sau:
- Đối với thực phẩm có nhãn mác:
Kiểm tra xem bao bì còn nguyên vẹn hay không. Trên nhãn mác thể hiện đúng thông tin sản phẩm, nhà sản xuất, lô sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần cấu tạo chính của sản phẩm đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng.(H2)
- Chọn thịt tươi ngon:
Quan sát kỹ màu sắc bên ngoài nên chọn thịt có màu đỏ sẫm hay đỏ tươi, vết cắt của thịt bình thường, khô ráo, khi ấn tay vào miếng thịt thấy dẻo và có sự đàn hồi tốt, tránh chọn thịt màu thâm, đen hay có mùi ôi thịu. (H3)
- Chọn rau củ quả:
Quan sát bằng mắt thường thấy rau củ và quả tươi có màu sắc tự nhiên, không héo úa. Đối với củ quả thì phải còn tươi và còn nguyên cuống, không bị dập nát, bị sâu hay bị đốm lạ. Sờ tay cảm giác giòn, chắc và khi ngửi có mùi đặc trưng của từng loại (không có mùi lạ, mùi hắc, mùi thuốc trừ sâu hay hóa chất). Hay không chọn củ quả có kích thước bên ngoài bất thường. (H4)
 b. Sử dụng thực phẩm theo mùa: 
Khi xây dựng thực đơn tôi chú ý sử dụng thực phẩm có sẵn trong mùa. Trên thị trường hầu như các loại rau, củ có quanh năm, tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm theo mùa là rất cần thiết. Ngoài lợi ích kinh tế( các loại rau trái mùa thường đắt) còn đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất ở mức cao nhất và không bị ảnh hưởng do chất bảo quản. Mùa đông: với các món rau tổng hợp(bắp cải, súp lơ, su hào...) xào với mực, thịt lợn, thịt bò, cá... tôi chú trọng đưa thêm cần tây, nấm hương để vừa tăng thêm mùi thơm ngon cho món ăn vừa bổ sung thêm lượng canxi có trong cần tây, nấm hương. Mùa hè: Mồng tơi, mướp nấu cua, Canh bầu nấu tôm.... Đó là những loại rau giàu canxi. Mùa nào thức ấy trẻ được ăn các loại rau, củ quả theo mùa. Thực phẩm theo mùa vừa rẻ vừa ngon mà lại đảm bảo được chất lượng thực phẩm vì thức ăn tươi và sạch rất quan trọng để có dinh dưỡng tốt. Thực phẩm luôn được thay đổi theo mùa, các loại thực phẩm trong mùa lại được chế biến nhiều món khác nhau vì vậy thực đơn phong phú tránh sự nhàm chá

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_xay_dung_khau_phan_an_can.doc