Báo cáo Sáng kiến Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với y tế nhà trường, các thành viên trong ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, các đoàn thể trong nhà trường, triển khai tới toàn thể giáo viên, nhân viên tiến hành khảo sát các nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường, phân tích xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích, từ đó bổ sung những biện pháp phòng chống tai nạn thương tích có hiệu quả.
Bản thân tôi là một người lãnh đạo chung, tôi thường xuyên giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục nguy cơ gây tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chỉ đạo, xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên khi xảy ra thiên tai hỏa hoạn.
Tôi cũng tham mưu với chính quyền địa phương, chỉ đạo đoàn thanh niên trong nhà trường cùng phối hợp dân phòng, làm tốt công tác giải tỏa các hàng quán trước cổng trường phòng tránh ùn tăc, tai nạn giao thông.
Kiểm tra các đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng nước uống chỉ sử dụng nước đảm bảo chất lượng. Nước dùng tại bếp chỉ sử dụng nguồn nước sạch.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Do đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà là của toàn xã hội. Trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội, là mối quan tâm hàng đầu, là trung tâm chú ý của nhiều ngành khoa học, và các nhà nghiên cứu trẻ em trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, việc quan tâm chăm sóc trẻ em đã được đề cập trong “Luật giáo dục” và ở điều 22 có nêu: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Để đạt được mục tiêu đó, trẻ mầm non đến trường được học tập và vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện. Trong các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay, vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm đó là thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/04/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Đối với lứa tuổi mầm non, ở độ tuổi chưa ý thức được nguy hiểm xảy ra với mình nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Nhiều văn bản quy phạm phát luật của bậc học mầm non như “Điều lệ trường mầm non”; “Quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ” đã quy định việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tuy nhiên tai nạn thương tích vẫn xảy ra tại các cơ sở giáo dục mầm non. Vì vậy, việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra tai nạn thương tích đối với trẻ. Xây dựng ở đây không chỉ đơn giản là xây dựng cơ bản mà nó bao gồm xây dựng mới, cải tạo trường lớp cũ, xây dựng ý thức trách nhiệm cao, xây dựng thói quen tốt, xây dựng tình thương đối với trẻ của giáo viên, xây dựng mối quan hệ tốt giữa trường và gia đình trong việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan tọng của những người trực tiếp làm việc ở trường mầm non trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Ở trường mầm non Cổ Bi chúng tôi, đội ngũ giáo viên trong trường đa số là giáo viên trẻ, có năng lực nhiệt huyết nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bao quát, tổ chức các hoạt động nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh còn nhiều hạn chế trong việc trao đổi về tình hình phòng chống tai nạn thương tích. Với cương vị là một hiệu trưởng, tôi rất băn khoăn và trăn trở trước thực trạng như vậy của trường. Sau khi Thông Tư 13/2010/TT – BGD&ĐT ngày 15/04/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non được thực hiện thì việc tổ chức tập huấn cho giáo viên, nhân viên trẻ về việc phòng chống tai nạn thương tích là rất cần thiết. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” ở tại chính trường mình đang công tác với mong muốn bằng những kinh nghiệm thực tế và những hiểu biết của bản thân, tôi sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên trẻ hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cùng nhau phối hợp trong công tác nhằm thực hiện tốt việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. PHẦN II: NỘI DUNG NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH HỌC SINH TẠI TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI Thế nào là tai nạn thương tích? Không có khái niệm chung về tai nạn thương tích. Vậy ta có thể hiểu nghĩa của tai nạn thương tích qua hai khái niệm tai nạn và thương tích. Tai nạn: là việc rủi ro bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên gây thiệt hại lớn cho con người. Thương tích: là dấu vết để lại trên thân thể do bị thương. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu tai nạn thương tihcs là việc rủi ro bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên có thể gây thiệt hại cho tính mạng hoặc để lại thương tích trên cơ thể con người. Các loại tai nạn thương tích và nguyên nhân tai nạn thương tích trẻ em tại trường học. Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở khu vui chơi Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô – chậu có nước, một số trường lớp sân chơi của trẻ gần ao hồ, sống suối nhưng không có tường rào bao quanh, cổng chắc chắn cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có chứa dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi: Do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dung que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể cầm gạch, sỏi ném nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm, gãy xương. Tai nạn gây ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, miệng mình hoặc nhét vào mũi, miệng bạn. các trẻ có thể nhét vùi mũi, miệng là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả, thậm chí có trường hợp trẻ nhét cả đất nặn vào miệng, mũi nhau. Trẻ con ngậm đồ chơi vào mồm và có thể rách niêm mạc miệng, gãy rang hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn Tai nạn thương tích do súc vật và động vật: Chó cắn, ong đốt, kiến đốt trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở những nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình. Do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước – uống nhầm nước nóng, khi ăn, uống trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hỏa hoạn Tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy, do trẻ chơi đùa gần khu vực đường xá và không có sự theo sát của người lớn Sự cần thiết của Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Là công cụ để cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm non. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI Trường mầm non Cổ Bi là một trường nằm trên địa bàn xã Cổ Bi thuộc huyện Gia Lâm. Trường nằm bên trục đường chính giao thông, và gần khu vực đông dân cư nên vấn đề phòng chống tai nạn thương tích luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng. Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục – Đào tạo, các cấp chính quyền, những năm trở lại đây, trường được xây dựng ngày càng khang trang, quy mô và hiện đại hơn, tuy vậy học sinh của trường ngày một đông, giáo viên nhân viên trẻ ít kinh nghiệm còn nhiều, nên việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ luôn được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt lưu tâm, và có nhiều biện pháp để hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho trẻ. Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Huyện Gia Lâm, của Phòng GD&ĐT Huyện , sự tạo điều kiện của Đảng Ủy- HĐND- UBND xã Cổ Bi, đã xây dựng cho nhà trường một cơ sở khang trang, đầy đủ các dụng cụ phục vụ nhu cầu nuôi dạy trẻ. Tạo môi trường tốt nhất để trẻ được học tập, sinh hoạt, vui chơi trong khuôn viên trường. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường, chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, tích cực tham gia tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng kịp nhu cầu giáo dục đổi mới hiện nay. Trường có cán bộ y tế chuyên trách nhiệt tình với công việc,có năng lực và trách nhiệm cao. Học sinh của trường ngoan, có nề nếp và kỹ năng trong các hoạt động . Khó khăn: Phòng học của trẻ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có các cạnh góc vuông ở các góc tường dễ tạo nguy cơ tai nạn khi trẻ bị ngã va đập vào. Cở sở vật chất được đầu tư đúng theo quy chuẩn trường chuẩn nhưng còn nhiều cái đã hỏng và chưa có nguồn kinh phí thay mới, dễ gây nên những xây xát cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi. Đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm lường trước các tình huống có thể sảy ra tai nạn thương tích cho trẻ trong khi tổ chức các hoạt động như sơ ý đã úp ghế lên mặt bàn để vệ sinh sàn nhà mà không ý thức những chiếc chân ghế làm bằng sắt đã bong nút nhựa cũng dễ gây tai nạn thương tích khi trẻ đùa nghịch chạy nhảy ngã vào bàn ghế mà cô giáo đã để như vậy. Hoặc những chiếc bàn gấp chân đã bị lung lay dễ bị đổ vao chân trẻ, kẹp tay trẻ khi trẻ vô tình sờ vào. Những chậu chứa nước do giáo viên giặt khăn mặt, quần áo bẩn của trẻ nôn trớ cũng dễ gây tai nạn cho trẻ khi trẻ vô tình vấp ngã vào chậu nước. Bản thân giáo viên mới vào nghề lại nằm trong tuổi sinh đẻ, nghỉ chế độ thai sản, con nhỏ ốm đau nên trường thường xuyên thiếu hụt giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ trên lớp và cô nuôi nấu ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên lại chưa mạnh dạn trong việc tuyên truyền cho phụ huynh hiểu rõ việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường như thế nào, chưa phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ có những hành vi sử dụng đồ dùng, đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích. Bởi vậy, phụ huynh học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng tai nạn thương tích cho trẻ trong trườn mầm non có tác động đến từng cá nhân trẻ. Đa số phụ huynh làm nghề nông, buôn bán nhỏ, công nhân nên ít có thời gian quan tâm, chăm sóc đến việc học tập của con mình. Trường có hai khu nhưng chỉ mới có 01 nhân viên y tế nên khả năng phối hợp với giáo viên các lớp chưa chặt chẽ trong công tác y tế học đường nên chưa kịp thời sơ cứu những vụ tai nạn xảy ra đối với trẻ ở khu lẻ. Sĩ số học sinh đông nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trước thực trạng trên, tôi đã tìm hiểu kỹ nội dung Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/04/2010 Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sưu tầm những bài viết về phòng chống tai nạn thương tích, cách xử trí những trường hợp tai nạn xảy ra đối với trẻ làm cơ sở để vận dụng một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác phòng chống nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch Kế hoạch được ví như chiếc chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng định hướng, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Kế hoạch chỉ được ví như ngọn đèn pha dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch nên ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chỉ đạo chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường với các nội dung sau: KẾ HOẠCH CỤ THỂ TT Nội dung Thời gian Người thực hiện Kết quả thực hiện 1 Phối hợp với trạm y tế Xã tổ chức cho cán bộ,giáo viên, nhân viên tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn tập thể của trường. Khám sức khỏe cho CBGV-NV, làm các xét nghiệm Tháng 4/2017 - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế - Giáo viên - Cô nuôi - Phối hợp với Công đoàn trường. 90/90 CBGV-NV đảm bảo sức khỏe và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức về VSATTP 2 - Kiện toàn Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ” trong trường mầm non. - Khảo sát tất cả các nội dung theo Bảng kiểm trường học an toàn - Bổ sung thay thế mới, sửa chữa những hạng mục cơ sở vật chất bị hư hỏng - Kiếm tra hệ thống điện, nước, hệ thống cửa, đồ dùng đồ chơi các lớp, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân vườn trường, đồ chơi ngoài trời, tường rào Tháng 9/2017 7/2017 - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế - Tổ trưởng CM - Trưởng ban đại diện CMHS - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế - Bảo vệ Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể. Từng thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ - 100% công trình vệ sinh các lớp được tu sửa - Đã lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện nước cho 2 khu 3 - Cử cán bộ y tế nhà trường tham gia lớp bồi dưỡng về y tế học đường do Phòng GD&ĐT tổ chức - Tập huấn tại Trung tâm y tế huyện và phổ biến về cách xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh thường gặp: ngã, bỏng, hóc sặc, đuối nước, điện giật, ngộ độc do uống nhầm thuốc, tai nạn giao thông, phòng cháy chữa cháy, tai nạn khi chơi đồ chơi cho giáo viên, cô nuôi trong trường 8/2017 10/2017 - Nhân viên y tế -Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng - Nhân viên y tế - Nhân viên y tế được đánh giá xếp loại : Tốt 100% CBGV-NV tham gia tập huấn tại trường 4 - Tuyên truyền tới PHHS về an toàn giao thông, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích qua sinh hoạt hàng ngày của trẻ đồng thời phối hợp với PHHS thực hiện Thường xuyên - Nhân viên y tế - Giáo viên - Phụ huynh học sinh - 100% giáo viên các lớp đã phối hợp với phụ huynh thực hiện tốt 5 - Phát thanh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã 1lần/tháng về nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non thời lượng 5-10 phút. Hàng tháng Phối hợp với UBND xã Cổ Bi - Bộ phận thông tin của UBND xã đã thực hiện tốt 6 Thực hiện giảng lồng ghép trong các hoạt động học tập và vui chơi có đề cập tới an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích Cả năm - Giáo viên - 100% giáo viên các lớp đã thực hiện 7 - Tập huấn, tổ chức bếp ăn bán trú tại trường học. Quy trình thực hiện bếp một chiều. Công tác vệ sinh học đường. - Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung kịp thời cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện an toàn cho trẻ tham gia hoạt động. - Diệt côn trùng có hại (mối, muỗi, chuột, ) 10/2017 11/2017 - Đại diện Ban giám hiệu - Nhân viên y tế Đại diện cô nuôi - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế - Nhân viên y tế - Giáo viên - Bảo vệ - Đã tham gia đầy đủ các buổi kiến tập - Đã bổ sung 80 bộ bàn ghế mới. - Đã phun thuốc diệt muỗi,mối 8 Tổ chức thi tìm hiểu về kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ lồng ghép với thi Quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ. 10/2017 - Ban giám hiệu - Nhân viên y tế - Giáo viên - Cô nuôi 81/87 GV-NV dự thi: +Tốt: 62/87 +Khá:19/87 9 - Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thường xuyên thực hiện giáo dục trẻ về an toàn giao thông, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích cho bản thân trẻ lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn Cả năm - Hiệu phó phụ trách chuyên môn - Giáo viên - Nhân viên y tế - Tổ trưởng chuyên môn - 100% giáo viên các khối lớp thực hiện tốt 10 Tăng cường phối hợp với đội dân phòng để giải quyết hiện tượng ùn tắc tại cổng trường trong giờ đón trả trẻ. Đề xuất với công an huyện bố trí và lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ tại cổng trường Cả năm - Ban giám hiệu - Bảo vệ - Phối hợp với dân phòng Bảo vệ cùng dân phòng địa phương thường xuyên thực hiện. Biện pháp 2: Kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng quy chế trường học an toàn. * Kiện toàn ban chỉ đạo Tôi kiện toàn ban chỉ đạo” Xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích” trong trường. Đ/c Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn làm phó ban, nhân viên y tế, tổ trưởng chuyên môn làm ủy viên. Triển khai công việc và phân công trách nhiệm tới từng đ/c trong ban chỉ đạo * Xây dựng quy chế trường học an toàn Tôi kết hợp cùng nhân viên y tế nhà trường thiết lập các đầu sổ, hồ sơ ghi chép, theo dõi việc thực hiện trường học an toàn. Xây dựng các bảng biểu, pháp đồ cấp cứu trong các nhóm lớp, xây dựng bảng tuyên truyền. Ban chỉ đạo đã xây dựng các nội dung về phát triển và xử lý tai nạn thương tích trong trường học như: ngộ độc thực phẩm, phòng chống cháy nổ, hóc sặc, tai nạn giao thông, ngã, va đập, vật sắc nhọn đâm, bỏng, điện giật, đuối nước, ngộ độc do hóa chất để giáo viên, nhân viên thực hiện tốt. Nhà trường đã ký kết hợp đồng mua bán thực phẩm với các nhà cung cấp đảm bảo chất lượng và có cam kết trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ trẻ bán trú, nhân viên nuôi dưỡng được tập huấn nâng cao kiến thức VSATTP và khám sức khỏe theo quy định. Hàng ngày phân công các đ/c trong Ban chỉ đạo kiểm tra công tác giao nhận thực phẩm tại bếp ăn và về tiêu chuẩn và định lượng. Ảnh giao nhận thực phẩm Nhà trường có sổ theo dõi các tổ, nhóm, lớp về công tác trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích. Có nhận xét, đánh giá thi đua hàng tháng. Các tổ, nhóm lớp có đầu sổ theo dõi, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, lớp, hàng tháng có báo cáo kết quả trong cuộc họp hội đồng nhà trường. Sau khi kiện toàn Ban chỉ đạo và xây dựng quy chế trường học an toàn tôi nhận thấy giáo viên, nhân viên các bộ phận trong nhà trường thực hiện nghiêm túc và thường xuyên,chính vì vậy mà công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả ngày càng tốt hơn. Biện pháp 3: Tổ chức khảo sát, kiểm tra, khắc phục các nguy cơ gây tai nạn thương tích và xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra Ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với y tế nhà trường, các thành viên trong ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, các đoàn thể trong nhà trường, triển khai tới toàn thể giáo viên, nhân viên tiến hành khảo sát các nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường, phân tích xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích, từ đó bổ sung những biện pháp phòng chống tai nạn thương tích có hiệu quả. Bản thân tôi là một người lãnh đạo chung, tôi thường xuyên giám sát, phát hiện và có biện pháp khắc phục nguy cơ gây tai nạn thương tích, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong nhà trường. Chỉ đạo, xây dựng phương án thoát hiểm đảm bảo an toàn cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên khi xảy ra thiên tai hỏa hoạn. Tôi cũng tham mưu với chính quyền địa phương, chỉ đạo đoàn thanh niên trong nhà trường cùng phối hợp dân phòng, làm tốt công tác giải tỏa các hàng quán trước cổng trường phòng tránh ùn tăc, tai nạn giao thông. Kiểm tra các đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng nước uống chỉ sử dụng nước đảm bảo chất lượng. Nước dùng tại bếp chỉ sử dụng nguồn nước sạch. Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng phòng chống và xử trí những nguy cơ tai nạn thương tích. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt, bởi giáo viên là lực lượng trực tiếp chăm sóc trẻ, thực hiện mọi hoạt động giáo dục trong trường mầm non, còn cô nuôi là người trực tiếp nấu ăn cho trẻ. Hơn ai hết, giáo viên, nhân viên là người nắm vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên thì không thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của ngành học trong thời đại thông tin tri thức, khó đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Ảnh thi lý thuyết Ảnh tập huấn công tác PCCC Ở trường mầm non Cổ Bi chúng tôi, đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ mới vào nghề nên việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi trau dồi nghiệp vụ là vấ
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_an_to.docx