Báo cáo Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Minh Tiến

Báo cáo Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Minh Tiến

Trò chơi dân gian được xem là một di sản văn hóa phi vật thể, nó không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó còn chứa đựng cả nền văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam, độc đáo và giàu bản sắc, nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các bé hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

Nhắc đến tuổi thơ, ai cũng đã từng nhớ về kỉ niệm có con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió, với những trò chơi dân gian đầy lý thú. 

Thế nhưng trẻ em ngày nay ít được chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước và giờ đang ngày càng bị mai một và quên lãng, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không ? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta, đó là làm thế nào để giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. 

Đồng thời đối với trẻ Mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo, thông qua vui chơi trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn  được phát triển toàn diện về nhân cách, rèn luyện sức khỏe hay kỹ năng làm việc theo nhóm. Trò chơi dân gian không chỉ giúp cho trẻ có được tuổi thơ trong sáng mà còn giúp cho trẻ có những trải nghiệm đầu đời ngọt ngào đầy ý nghĩa. Thông qua việc kết hợp tổ chức trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại để giúp trẻ phát triển toàn diện, kế thừa và phát triển. Cho nên bên cạnh các trò chơi hiện đại chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.

docx 11 trang Phúc Hảo 09/03/2024 11146
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Minh Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TỐT CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON MINH TIẾN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trò chơi dân gian được xem là một di sản văn hóa phi vật thể, nó không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó còn chứa đựng cả nền văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam, độc đáo và giàu bản sắc, nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các bé hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Nhắc đến tuổi thơ, ai cũng đã từng nhớ về kỉ niệm có con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió, với những trò chơi dân gian đầy lý thú. 
Thế nhưng trẻ em ngày nay ít được chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước và giờ đang ngày càng bị mai một và quên lãng, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không ? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta, đó là làm thế nào để giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. 
Đồng thời đối với trẻ Mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo, thông qua vui chơi trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn được phát triển toàn diện về nhân cách, rèn luyện sức khỏe hay kỹ năng làm việc theo nhóm. Trò chơi dân gian không chỉ giúp cho trẻ có được tuổi thơ trong sáng mà còn giúp cho trẻ có những trải nghiệm đầu đời ngọt ngào đầy ý nghĩa. Thông qua việc kết hợp tổ chức trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại để giúp trẻ phát triển toàn diện, kế thừa và phát triển. Cho nên bên cạnh các trò chơi hiện đại chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
Vì thế tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường Mầm Non Minh Tiến” để nghiên cứu và triển khai áp dụng cho những lớp có cùng đặc điểm giống như của lớp tôi.
II. THỰC TRẠNG .
Minh Tiến là một xã nông thôn mới với nền kinh tế tương đối là phát triển, đồng thời trường Mầm non Minh Tiến cũng là đơn vị được quan tâm hàng đầu trong việc phát triển nền giáo dục của xã nhà. Trường được đầu tư xây dựng khang trang, sạch sẽ và tương đối đầy đủ các đồ dùng, trang thiết bị dạy học cần thiết. Tuy nhiên cũng do ảnh hưởng của xã hội và thời đại công nghệ 4.0 nên các cháu được tiếp xúc rất sớm với các thiết bị công nghệ điện tử hiện đại mà dần bị lãng quên đi các trò chơi của tuổi thơ, đặc biệt là các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của dân tộc Việt.
Từ thực trạng chung ở trên mà Tôi đã trăn trở rất nhiều, bước sang năm học 2022 - 2023 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy tại nhóm lớp 4 - 5 tuổi A với số lượng học sinh là 22 trẻ, khi bắt tay vào nghiên cứu tìm biện pháp tôi đã nhận thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn như sau:
 1. Thuận lợi:
Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chi bộ Nhà trường và ủy ban nhân dân xã nên cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lớp học rộng rãi có đầy đủ các công trình vệ sinh khép kín, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đồ dùng đồ chơi trong lớp đa dạng, phong phú, được trình bày đẹp mắt thuận tiện cho trẻ sử dụng.
Giáo viên dạy lớp 4 tuổi A có trình độ chuyên môn và có kỹ năng sư phạm tốt. Cô giáo có lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công việc.
 Lớp 4 tuổi A có: 22 cháu, 100% trẻ đều đã qua lớp 3-4 tuổi nên có nề nếp, thói quen tốt và đều ở lại bán trú tại trường . Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh và thích tham gia vào các trò chơi.
 Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con em mình, sẵn sàng ủng hộ các hoạt động của Nhà trường như: Cùng cô lao đông vệ sinh, trồng hoa cây cảnh, làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ...
 2. Khó khăn:
Như đã nói ở trên do ảnh hưởng thực trạng hiện nay của xã hội cho nên chúng ta thường bị chi phối, lệ thuộc vào công nghệ thông tin rất nhiều. Phụ huynh thì bận rộn, nhiều khi chưa thật sự quan tâm đến trẻ hoặc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm hoặc cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ một cách thái quá. Dẫn đến việc trẻ dần mất đi những nét hồn nhiên của tuổi thơ, trẻ sống trong thế giới ảo mà ít quan tâm đến bạn bè, thế giới...xung quanh. Nhiều trẻ còn sợ hãi, rụt rè hoặc tự thu mình lại, ngại giao tiếp...
Các cô giáo cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Một số cô tổ chức trò chơi còn mang tính chất thụ động, gọi là làm cho có. Bên cạnh đó các cô cũng chưa thực sự đánh giá cao vai trò của các trò chơi dân gian đối với trẻ. Đồng thời các cô cũng chưa biêt cách tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ sao cho hay cho hiệu quả.
Theo xu thế của xã hội hiện nay các gia đình sinh ít con nên nảy sinh tâm lý yêu chiều con thái quá, thậm chí bao bọc con quá mức mà không dám cho con tham gia vào các hoạt động, các trò chơi tiếp xúc với môi trường tự nhiên vì sợ con bẩn, sợ con ngã, sợ con đau...
Từ những thuận lợi và khó khăn ở trên cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác và giảng dạy trẻ tại lớp Tôi đã tìm ra “ Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường Mầm Non Minh Tiến” 
III. NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ thì không chỉ đòi hỏi năng lực, kĩ năng của người giáo viên mà còn rất cần một số điều kiện, yếu tố khác trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian vì thế Tôi đã mạnh dạn đưa ra các bước tiến hành như sau: 
Bước 1: Giáo viên tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
Để biết cách tổ chức các trò chơi dân gian đúng cách và hiệu quả, người giáo viên phải thường xuyên tự học tự bồi dưỡng bản thân, tự tìm hiểu, tham khảo các trò chơi dân gian trong sách, trong dân gian, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp...để có kiến thức, để biết cách lựa chọn, tổ chức trò chơi cho phù hợp, đúng cách. Bởi vì trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt nên người giáo viên bắt buộc phải có những kiến thức cần thiết về văn hóa xã hội Việt Nam. Đồng thời kết hợp với rèn luyện kỹ năng của bản thân từ cách nói, cách hướng dẫn, cách chơi cùng trẻ sao cho thân thiện, gần gũi thu hút được trẻ tham gia vào trò chơi. 
(Hình ảnh cô giáo tự nghiên cứu học tập)
Bước 2: Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.
Ngay từ đầu năm học giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm học dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá trẻ ở lớp để nhận thức rõ đặc điểm, khả năng, hứng thú của trẻ từ đó lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, đối tượng của mình và thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Ví dụ: trẻ 24- 36 tháng chơi trò “ Nu na nu nống”,“Chi chi chành chành”...
Trẻ 3- 4 tuổi chơi trò: “Chim bay cò bay:, “Đếm sao”
Trẻ 4- 5 tuổi chơi trò: Thả đỉa, bịt mắt bắt dê...
Trẻ 5- 6 tuổi chơi trò: Mèo đuổi chuột, kéo co...
Khi lựa chọn tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ người giáo viên cần biết lựa chọn trò chơi động xen kẽ trò chơi tĩnh, trò chơi mang tính tập thể và trò chơi mang tính cá nhân hoặc nhóm. Đôi khi lựa chọn trò chơi để tổ chức cho trẻ còn phù hợp theo giới tính của trẻ ( VD: Trẻ gái chơi chắt, chơi chuyền, nhảy dây; Trẻ trai chơi đánh đáo, ..). 
 3. Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi:
* Chuẩn bị đồ dùng:
 Muốn trẻ tham gia vào chơi trò chơi dân gian có sự hứng thú và đạt kết quả cao ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ thì công việc chuẩn bị các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Ví dụ như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, nếu thiếu tấm vải bịt mắt thì không thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không thể tổ chức được Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến, để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành chành” trẻ đọc:
   “Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
     Con ngựa đứt cương
 Ba vương ngũ đế
 Bắt dế đi tìm
 Ù à ù ập.”
Tuy rằng trẻ mầm non chưa hiểu hết ý nghĩa rõ ràng của những bài đồng dao thế nhưng khi thiếu đi thì trò chơi không thể diễn ra được. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi.
* Chuẩn bị địa điểm:
Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa điểm phải có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa’’Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như: “Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, .Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
Bước 4: Lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi dân gian cho phù hợp
*  Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ đón, trả trẻ:  Cô thường cho trẻ ngồi xem một đoạn video clip minh họa trò chơi dân gian và nghe nội dung bài đồng dao, có khi từng nhóm trẻ cùng ngồi lại với nhau chơi “ Chi chi chành chành, tập tầm vông”. Từ đó giúp trẻ biết cách chơi và thuộc các bài đồng dao.
 (Trò chơi : Chi chi chành chành ) 
* Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ hoạt động ngoài trời:
         Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng. Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời. Trò chơi dân gian thực sự lôi cuốn được trẻ bời những tiềng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò” 
 (Trò chơi : Rồng rắn lên mây)
* Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ hoạt động chiều:
Buổi chiều cô nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nhẹ nhàng, có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “Vuốt hột nổ” “Chi chi chành chành” 
 (Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ) (Trò chơi : Chi chi chành chành)
* Tổ chức cho trẻ chơi trong giờ hoạt động học:
Trong các giờ hoạt động học hàng ngày để giảm bớt sự căng thẳng hoặc tạo sự hứng thú cho trẻ cô có thể tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. ( Vd: Trong giờ thể dục cô có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ” vào hoạt động hồi tĩnh để trẻ được nghỉ nghơi và thoải mái sau khi vừa được học các vận động cơ bản.)
Bước 5: Lựa chọn tổ chức trò chơi dân gian cho phù hợp theo lĩnh vực phát triển. 
* Với lĩnh vực phát triển nhận thức:
Tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những trò chơi nhằm cung cấp cho trẻ những kỹ năng cần thiết, giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ và phát triển tu duy, rèn kỹ năng hoạt động nhóm,.đặc biệt là cần giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ.
Ví dụ: Với môn “Làm quen với toán” có thể sử dụng trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa, ô ăn quan,.” 
Ví dụ: Có thể sử dụng trò chơi “Lộn cầu vồng” để cho trẻ vừa chơi vừa ghi nhớ bài học tạo nhóm có số lượng 2. Cũng như để lồng ghép củng cố kiến thức về toán có thể sử dụng trò chơi: Ô ăn quan...
 (Trò chơi : Lộn cầu vồng) ( Trò chơi : Ô ăn quan)
* Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Khi chọn các trò chơi dân gian cho trẻ, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề ở lớp đang thực hiện. Đồng thời các trò chơi dân gian có thể tổ chức đan xen nhau để trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt là phát triển thẩm mĩ cho trẻ, thông qua trò chơi rèn cho trẻ tính khéo léo, kiên trì, biết sáng tạo ra cái đẹp, yêu cái đẹp. 
Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “ Nặn tò he hình các con vật”, “Mèo đuổi chuột”
Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Làm chong chóng”, “ Chồng nụ chồng hoa” 
 * Với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Trò chơi dân gian giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.
Ổn định lớp tôi có thể dùng trò chơi “ Tập tầm vông” hay “ Nu na nu nống” trẻ vừa đọc lời vừa đập vào đùi bạn luyện nói, tiếng cuối cùng của bài đến bạn nào thì trẻ nào thì trẻ đó phải nói được một từ theo yêu cầu của cô, hoặc nói được tên đồ vật cô giấu trong tay ( VD như: hạt gấc); trò chơi “ Rồng rắn lên mây” có tác dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, cuối cùng trẻ nào cô bắt được cũng phải đọc một bài thơ theo yêu cầu của cô.
Trò chơi : Tập tầm vông
Trò chơi : Nu na nu nống
* Với lĩnh vực phát triển thể chất
Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Khi tham gia vào các trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, kéo léo, hoạt bát, dẻo dai trong hoạt động. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể chơi được những trò chơi đòi hỏi sự mạnh mẽ, nhanh nhẹn của chân, tay, mắt, miệng. Trò chơi dân gian nói chung là mang tính tập thể cao, trẻ cùng nhau thực hiện và vui chơi một cách thoải mái. Không bị gò bó bởi quá nhiều qui tắc hay luật chơi. Thông qua trò chơi trẻ được giải phóng năng lượng tối đa, thỏa mãn được nhu cầu chạy , nhảy, ca hát, hò, reo...một cách vui vẻ và thoải mái nhất. Do đó tôi thường kết hợp sử dụng các trò chơi vận động với các trò chơi dân gian như: Kéo co, Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê; Cướp cờ;...
(Trò chơi : Mèo đuổi chuột)
* Với lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Vào các giờ chơi ngoài trời, hay giờ chơi, hoạt động theo ý thích... ở trường Mầm non, giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm kỹ năng cho trẻ rất tốt.
Ví dụ trò chơi “Lộn cầu vồng”
Lộn cầu vồng Có chị mười ba
Nước trong, nước chảy Hai chị em ta
 Có cô mười bảy Ra lộn cầu vồng
Trẻ đứng đối mặt nắm tay nhau và đọc lời bài đồng dao, khi tham gia trò chơi luôn có sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong trò chơi có tác dụng giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ rất tốt.
Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Khi tổ chức tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui để xây dựng cho trẻ tinh thần đoàn kết và kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ.
6. Bước 6. Phối kết hợp với cha mẹ để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian trong thời gian ở nhà.
 Phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Bởi việc giáo dục trẻ là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ được khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. ( VD : Ở lớp cô muôn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Thả đỉa nhưng trẻ chưa thuộc lời bài đồng dao thì cô trao đổi với phụ huynh về nhà dạy thêm cho trẻ để trẻ thuộc và tham gia chơi tại lớp.)
(Hình ảnh cô trao đổi với phụ huynh)
IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Từ việc áp dụng “ Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Minh Tiến” cô và trò đã đạt những kết quả đáng khích lệ tính tới thời điểm hiện tại như sau:
 1. Đối với giáo viên
Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng quê khác nhau
Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trò chơi.
Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ
Giáo viên chủ động, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động.
Giúp giáo viên có thể lồng ghép, đan cài các hoạt động nhằm cung cấp những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ.
 2. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng một số biện pháp nhằm tổ chức tố trò chơi dân gian trẻ hoạt động tích cực trong giờ học cho thấy:
 Khả năng nhận thức, sự tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp, kĩ năng chơi đoàn kết với các bạn được nâng lên rõ rệt.
Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè và cô giáo.
Thái độ và ý thức tự giác, tự bảo quản sắp xếp đồ dùng đồ chơi tại các góc chơi tốt.
Có thể nói trò chơi dân dân gian đã đem lại niềm vui và hứng thú cho trẻ, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động, khắc phục tình trạng một số trẻ thụ động, ít tham gia hoạt động cùng cô giáo và các bạn. Cũng qua hoạt động này của trẻ mọi lĩnh vực được phát triển rõ rệt, trẻ yêu thích hoạt động, trẻ có thêm niềm vui phấn khởi khi đến lớp.
 3. Đối với phụ huynh
Phụ huynh rất nhiệt tình, phấn khởi cùng các con sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu...Qua đó tăng cường mối quan hệ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trẻ về nhà được gia đình dạy nhiều trò chơi dân gian gần gũi có ý nghĩa mang tính giáo dục cao.
V. KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện“Biện pháp tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Minh Tiến ”, tôi nhận thấy việc tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết. Vì khi trẻ chơi với sự hứng thú thì trẻ mới tích cực tham gia vào các hoạt động học, ham tìm tòi khám phá để lĩnh hội tri thức mới và chủ động sáng tạo. Đồng thời thông qua trò chơi dân gian ấy trẻ được rèn luyện kỹ năng sống và góp phần hình thanh nhân cách văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Qua đó, trẻ cũng có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, giáo dục thể chất, trẻ được rèn luyện trở nên nhanh nhẹn khéo léo và hoạt bát hơn. 
Để giúp trẻ có được sự yêu thích khi tham gia vào các trò chơi dân gian là cả một quá trình. Là một giáo viên mầm non cô giáo cần quan tâm, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi, giáo dục toàn diện, đa chiều thông qua tất cả các hình thức đặc biệt là thông qua việc tổ chức các trò chơi cho trẻ. Mà trong đó trò chơi dân gian có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Người giáo viên phải luôn cố gắng, nỗ lực bằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ.
Trên đây là biện pháp nhỏ của tôi đã áp dụng tại trường trong việc tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ. Biện pháp này đã được hội đồng khoa học nhà trường thẩm định và công nhận hiệu quả của nó trong quá trình giáo dục trẻ của lớp tôi. Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ.
Minh Tiến, ngày 15 tháng 10 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG	 NGƯỜI THỰC HIỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_to_chuc_tot_cac_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx