SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 nhằm kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT bancơ bản
Cố Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “ Trong số các bộ môn khoa học xã hội không có bộ môn nào giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu và rèn luyện nhân cách cho thanh niên bằng bộ môn Lịch sử, trước hết là Lịch sử dân tộc” [7].
Để nâng cao chất lượng bài học lịch sử, tạo được hứng thú cho học sinh, mỗi giáo viên bên cạnh việc khai thác những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa còn phải tìm hiểu, tham khảo thêm kiến thức từ bên ngoài liên quan đến bài học. Một trong số đó chính là hệ thống hóa kiến thức, cung cấp các dạng bài tập khác nhau để học sinh thuần thục, rèn luyện về kĩ năng của bộ môn. Cách này không chỉ làm nổi bật nội dung của bài, mà còn tạo biểu tượng cho học sinh, làm cơ sở cho việc hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và đạt hiệu quả cao trong các kì kiểm tra, đánh giá.
Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học phục vụ cho các kì thi, phục vụ cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
Đa phần học sinh cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, không ít học sinh “quay lưng” lại với môn Lịch sử. Khi giáo viên phụ trách đội tuyển phát hiện ra học sinh có tư chất học bộ môn, đề nghị với nhà trường đưa các em vào danh sách đội tuyển nhưng có một thực tế đáng buồn xảy ra các em tìm mọi cách xin ra khỏi đội tuyển. Cũng có những học sinh hiếu học, ham mê với bộ môn nhưng số này lại rất ít thậm chí không muốn nói là của hiếm thì buồn thay phụ huynh cũng không hề ủng hộ quyết định của nhà trường gây khó khăn rất lớn cho công tác bồi dưỡng đội tuyển cũng như ảnh hưởng tới chất lượng bộ môn. Gần đây nhất, năm 2014 là năm đầu tiên được chọn môn thi tốt nghiệp, chỉ có hơn 11% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Trong đó, một số trường không có thí sinh nào đăng ký thi môn Lịch sử và kết quả lại không cao, tạo cơn “sốc lớn”, gây sửng sốt cho các nhà giáo dục và toàn xã hội.
I. Mở đầu 1. 1. Lí do chọn đề tài. Cố Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “ Trong số các bộ môn khoa học xã hội không có bộ môn nào giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu và rèn luyện nhân cách cho thanh niên bằng bộ môn Lịch sử, trước hết là Lịch sử dân tộc” [7]. Để nâng cao chất lượng bài học lịch sử, tạo được hứng thú cho học sinh, mỗi giáo viên bên cạnh việc khai thác những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa còn phải tìm hiểu, tham khảo thêm kiến thức từ bên ngoài liên quan đến bài học. Một trong số đó chính là hệ thống hóa kiến thức, cung cấp các dạng bài tập khác nhau để học sinh thuần thục, rèn luyện về kĩ năng của bộ môn. Cách này không chỉ làm nổi bật nội dung của bài, mà còn tạo biểu tượng cho học sinh, làm cơ sở cho việc hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và đạt hiệu quả cao trong các kì kiểm tra, đánh giá. Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học phục vụ cho các kì thi, phục vụ cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đa phần học sinh cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, không ít học sinh “quay lưng” lại với môn Lịch sử. Khi giáo viên phụ trách đội tuyển phát hiện ra học sinh có tư chất học bộ môn, đề nghị với nhà trường đưa các em vào danh sách đội tuyển nhưng có một thực tế đáng buồn xảy ra các em tìm mọi cách xin ra khỏi đội tuyển. Cũng có những học sinh hiếu học, ham mê với bộ môn nhưng số này lại rất ít thậm chí không muốn nói là của hiếm thì buồn thay phụ huynh cũng không hề ủng hộ quyết định của nhà trường gây khó khăn rất lớn cho công tác bồi dưỡng đội tuyển cũng như ảnh hưởng tới chất lượng bộ môn. Gần đây nhất, năm 2014 là năm đầu tiên được chọn môn thi tốt nghiệp, chỉ có hơn 11% học sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Trong đó, một số trường không có thí sinh nào đăng ký thi môn Lịch sử và kết quả lại không cao, tạo cơn “sốc lớn”, gây sửng sốt cho các nhà giáo dục và toàn xã hội. Vì sao học sinh lại “ quay lưng” lại với môn Lịch sử và chất học tập môn Lịch sử chưa cao? Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử ? Cần làm gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ở trường THPT, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Là một giáo viên đã có 17 năm tuổi nghề, từng tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Từng tham gia công tác ôn luyện thi đại học nhiều năm (nay là thi THPT quốc gia) tôi thấy một thực tế đứng trước mỗi kì thi cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực rất lớn về khối lượng kiến thức đồ sộ làm sao cho các em lĩnh hội và đạt hiệu quả cao. Phần lịch sử Việt Nam lớp 12 chiếm tới 2/3 chương trình và điểm số. Đây là phần kiến thức rộng và trọng tâm , có nhiều dạng câu hỏi khó mang tính chất phân loại cao, có tác dụng rèn luyện tư duy, phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện kĩ năng thi THPT quốc gia. Thực tế ở phần này các em thường lúng túng, bối rối khi xử lý đề thi lý đề thi nguyên nhân là do các em chưa hệ thống hóa được kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức còn quá yếu. Áp lực về thành tích đội tuyển, áp lực về điểm số trong mỗi kì thi đè nặng lên vai cả thầy và trò. Làm thế nào để học trò tin tưởng vào năng lực của mình, làm thế nào trò có thể phát huy và vận dụng được kiến thức đã học vào xử lý đề thi, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn luôn là câu hỏi trăn trở trong tôi và các đồng nghiệp. Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn “Xây dựng hệ thống câu hỏi phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 nhằm kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT bancơ bản ” làm đề tài nghiên cứu khoa học và thực nghiệm triển khai trong năm học 2015-2016 và 2016-2017 nhằm bồi dưỡng học sinh khá - giỏi rèn luyện kĩ năng thi học sinh giỏi và thi THPT quốc gia góp phần vào việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 12 nói riêng, các môn học khác trong nhà trường nói chung. 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Xây dựng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930-1945, đề tài đã hệ thống hóa các câu hỏi và đáp án gợi mở giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và vận dụng tốt các kĩ năng bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực ở mức độ vận dụng đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi và thi THPT quốc gia. Để thực hiện các mục tiêu nêu ở trên, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau đây : - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 trong dạy học môn lịch sử lớp12 nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. - Đi sâu khảo sát, thực nghiệm ở trường THPT Tô Hiến Thành năm học 2015-2016, 2016-2017 về thực trạng khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp12 để rút ra kết luận cần thiết. - Nghiên cứu nội dung chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930-1945 để xây dựng hệ thống câu hỏi. - Một số biện pháp sử dụng sử dụng câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 trong dạy học môn lịch sử . 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 và các lớp đang thực dạy môn Lịch sử tại trường THPT Tô Hiến Thành. Trong đó lớp 12A2 là đối tượng thực nghiệm, lớp 12A4 là các lớp đối chứng. Do hạn chế về năng lực, thời gian không cho phép, đề tài không có tham vọng đi sâu nghiên cứu, xây dựng lại toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của chương trình Lịch sử lớp12 THPT- ban cơ bản mà chỉ đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa câu hỏi hay, khó, đòi hỏi khả năng tư duy và vận dụng nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi và thi THPT quốc gia, liên hệ thực tiễn Từ đó đề ra những biện pháp giúp học sinh vận dụng được hệ thống câu hỏi này trong quá trình học tập và đáp ứng các kì kiểm tra, đánh giá và vận dụng trong đời sống xã hội. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1.Cơ sở phương pháp luận. - Đề tài dựa trên quan điểm phương pháp luận biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê nin về nghiên cứu khoa học. - Đề tài dựa trên quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đảng và Nhà nước. - Đề tài còn dựa trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử và các bộ môn khác có liên quan đến đề tài [7].[1]. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện hiệu quả đề tài này, tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: Dựa vào các nguồn tài liệu từ sách, báo, internet, thu thập các tư liệu có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê, phân loại: Từ những kiến thức trọng tâm, cơ bản của môn học, kết hợp với những tài liệu thu thập được, hệ thống hóa kiến thức thành các chủ đề, các sự kiện nổi bật, sắp xếp các tài liệu liên quan vào các nội dung phù hợp làm cơ sở nghiên cứu, đưa ra những kết luận khoa học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những tài liệu thu thập được và kết quả thống kê, phân loại, tiến hành phân tích, chỉ ra những nét chính, những điểm khái quát nhất của từng nội dung, từ đó phát biểu thành những ý cô đọng, góp phần giải quyết thấu đáo những vấn đề trọng tâm cơ bản mà mục tiêu đề tài đã đặt ra. - Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện để tài, tôi đã tiến hành so sánh phương pháp học tập truyền thống với phương pháp học tập tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ đó đúc kết được những ưu điểm của đề tài nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả học tập môn Lịch sử[7].[10]. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng [11]. 2.1.2. Mục tiêu giáo dục của môn Lịch sử trong chương trình phổ thông. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã xác định mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [11]. Như vậy, nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Môn lịch sử với chức năng nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này. Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà cả về tình cảm và tư tưởng. Lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và phát triển tư duy học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông trong đó có dạy học lịch sử. Như vậy việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 nhằm kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT ban cơ bản” có ý nghĩa phát triển năng lực nhận thức và hành động cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử không chỉ làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử mà còn luyện tập cho các em trở thành người có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục kể trên. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 1. Sau 17 năm đứng lớp, nhiều năm tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và luyện thi Đại học (nay là thi THPT quốc gia) và học hỏi đồng nghiệp qua dự giờ, trao đổi, thảo luận trực tiếp, tôi nhận thấy việc dạy học và việc kiểm tra đánh giá phần Lịch sử Việt Nam lớp12- ban cơ bản của giáo viên tổ lịch sử trường THPT Tô Hiến Thành có những hình thức như sau: * Mặt tích cực: - Về phía giáo viên: đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. 80 % giáo viên quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30/12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi bắt đầu được chỉ đạo theo hướng “mở”, gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. - Nhiều giáo viên đã tiến hành bước đầu Dạy học tích hợp, gắn với liên hệ thực tế: Do chủ đề phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 là phần nền tảng quan trọng của lịch sử dân tộc nên nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy, dù sử dụng phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, đều chú ý đến việc tích hợp một số nội dung: vấn đề chủ quyền biển đảo, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản và những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước - Về phía học sinh: mỗi khóa học sinh lớp 12 trường THPT Tô Hiến Thành chỉ có từ 5-10 học sinh đăng kí thi môn lịch sử để xét đại học. Tuy nhiên không chỉ phủ nhận rằng có nhiều học sinh không đăng kí thi môn lịch sử nhưng các em lại rất yêu thích và có ý học tập bộ môn này. Tham gia đội tuyển học sinh giỏi 2/3 không phải là học sinh theo khối C mà có thể là học sinh theo học khối A, D. Kết quả thi HSG cấp tỉnh môn lịch sử năm học 2014-2015 không đạt được giải nào, năm học 2015-2016 môn lịch sử trường THPT Tô Hiến Thành đã đạt được một giải ba, năm học 2016-2017 đạt một giải nhì và một giải khuyến khích . kết quả trên thật là nhỏ bé so với các trường trong thành phố Thanh Hóa.Nhưng kết quả đó đã khẳng định học sinh trường Tô Hiến Thành đã bước đầu tiếp cận và thích ứng với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. * Mặt hạn chế: Cụ thể là: - Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên - Hoc sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. -Trong môn lịch sử việc kiểm tra đánh giá trong cuộc sống về các mặt hành vi và nhận thức đây là vấn đề khó khăn. Trước hết, chất lượng bộ môn giảm sút không phải chỉ về mặt kiến thức lịch sử mà trầm trọng hơn về mặt phẩm chất đạo đức của học sinh. Giáo viên lịch sử nhận thức rõ trách nghiệm của mình về năng cao kiến thức khoa học, tìm mọi biện pháp để duy trì và nâng cao chất lượng dạy học 2. Cá nhân tôi đã từng có suy nghĩ võ đoán rằng: học sinh hiện nay không tha thiết học Lịch sử các em chỉ thích các môn Toán, Vật lý, Hoá học; các em không thích học thuộc, không thích ghi nhiều, lười suy nghĩ; thích những gì ngắn gọn; giờ học trầm do học sinh thiếu tích cực, mang tâm lý ngại phát biểu Đúng là học sinh không thích ghi chép nhiều, ngại học thuộc, thích những gì ngắn gọn nhưng ngắn gọn không đồng nghĩa với đơn giản, hời hợt, còn những nhận định khác có phần sai lầm. Tôi đã nhận thấy, học sinh ngày nay rất thông minh, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là năng lực tư duy. Các em có khả năng độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và luôn muốn khẳng định cái tôi của mình. Như vậy, vấn đề đặt ra là: tôi có biết nêu vấn đề, có biết đặt học sinh vào các tình huống cụ thể, yêu cầu các em phải tự giải quyết và liên kết với nhau để giải quyết nhiệm vụ hay không, từ đó có thể phát hiện và khơi gợi những ưu điểm và phát huy được năng lực của học sinh. 3. Phương pháp dạy học“Xây dựng hệ thống câu hỏi phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 nhằm kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 12 THPT ban cơ bản” phương pháp đòi hỏi tính độc lập, tự chủ trong hoạt động của học sinh rất cao. Đây là một trong số các phương pháp dạy học tích cực, giúp tôi có thể phát hiện và phát huy năng lực, sở trường của học sinh lớp mình giảng dạy. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930-1945 lớp 12 nằm kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở mức độ vận dụng : Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945 là thuộc phần hai sách giáo khoa lớp 12 của chương trình lớp 12 THPT. Đây là một giai đoạn Lịch sử có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930 đến 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở mức độ vận dụng có ý nghĩa trên 3 mặt : kiến thức, giáo dục và phát triển. - Về kiến thức thông qua 3 bài học cụ thể về Lịch sử Việt Nam lớp 12 sẽ giúp học sinh hiểu và nắm rõ các vấn đề sau đây . Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930-1945 : Đề cập tình hình của Việt Nam trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai với các nội dung cơ bản như quá trình vận động của Đảng ta chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa vũ trang trải qua các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1941-1945. Đề cập đến quá trình Nhật nhảy vào xâm lược Đông Dương, Nhật và Pháp đã cùng nhau thống trị nhân dân ta dẫn đến cảnh nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức. Nhật đầu hàng Đồng minh là cơ hội để toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc. Khẳng định về sự chiến thắng tất yếu của khuynh hướng vô sản về quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam thuộc về giai cấp công nhân và chính đảng của họ. - Về giáo dục : Thông qua 3 bài học cụ thể về Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930 đến 1945 bồi dưỡng học sinh về phẩm chất và năng lực của học sinh là tình cảm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, tự hào về những trang sử đấu tranh của dân tộc. Định hướng và phát triển học sinh về lòng nhân ái, sự khoan dung yêu thương con người. Giáo dục lòng trung thực, chí công vô tư, rèn luyện tính tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó thành công trong học tập và trong cuộc sống. Có ý thức trách nhiệm với bản thân, cộng đồng đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Từ đó khuyến khích học sinh thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật. -Về phát triển : Việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930 đến 1945 sẽ giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng học tập của bộ môn như năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Năng lực thực hành bộ môn như quan sát đọc và trình bày diễn biến trên lược đồ, lập niên biểu, khai thác nội dung cần thiết trogn qua đồ dùng trực quan. Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử với nhau. Năng lực so sánh, phân tích, phản biện. Năng lực nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử. Năng lực vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn đặt ra. Năng lực thông qua ngôn ngữ lịch sử thể hiện sự chứng kiến của mình về các vấn đề lịch sử [1]. 2.3.2. Những nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ 1930 đến 1945 trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 THPT- ban cơ bản gồm có 3 bài học : - Bài 14. Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1935. - Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939 - Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. 2.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo bài học cụ thể: Câu 1 : Làm rõ phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một bước phát triển về chất so với phong trào yêu nước trước đó. Hướng dẫn trả lời: - Nếu các phong trào trước đó nổ ra lẻ tẻ ở các địa phương, không có tính thống nhất trên toàn quốc thì phong trào cách mạng 1930-1931 bước đâu đã có tính quy mô rộng lớn, tính thống nhất cao trên toàn quốc và chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. - So với các phong trào yêu nước trước đó, phong trào cách mạng 1930-1931 có lực lượng tham gia đông đảo, hùng hậu hơn rất nhiều, lực lượng chính tham gia là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, hai giai cấp có thành phần đông đảo nhất và bị áp bức bóc lột nặng nề nhất trong xã hội. Ngoài ra còn có sự tham gia của các tầng lớp giải cấp khác như tiểu tư sản trí thức. - Một trong những điểm phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng 1930-1931 so với những phong trào yêu nước trước đó là phong trào cách mạng 1930-1931 có tính cách mạng triệt để, xác định đúng kẻ thù của dân tộc là đế quốc Pháp và phong kiến, từ đó tập trung vào 2 kẻ thù này. - Phong trào còn xây dựng được khối liên minh công-nông, giành được chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những thành quả của phong trào cách mạng 1930-1931 đã được quốc tế Cộng sản quốc tế ghi nhận,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_phan_lich_su_viet_nam_giai_do.docx
- BÌA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc