Kinh nghiệm dạy bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1 / 12 / 2003 ” bằng vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa ở trường THPT Cẩm Thủy 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập, hoàn thiện nhân cách

Kinh nghiệm dạy bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1 / 12 / 2003 ” bằng vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa ở trường THPT Cẩm Thủy 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập, hoàn thiện nhân cách

 Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách học sinh. Bởi vậy, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động trong giảng dạy đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thực sự.

Để giúp học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở Trường phổ thông, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, mặt khác cũng cần phải sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo hứng thú và niềm yêu thích bộ môn.

Những năm học trước đây khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” bản thân không sử dụng hình ảnh minh họa và ít vận dụng kiến thức liên môn trong tiết dạy nhận thấy các em nắm vững kiến thức cơ bản chỉ ở mức độ nhất định. Năm học 2015-2016 tôi đã sử dụng bổ trợ một số hình ảnh minh họa và lồng ghép sử dụng kiến thức liên môn Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân trong tiết dạy và đã hết sức ngỡ ngàng khi qua 1 số hình ảnh, lượng kiến thức liên môn được sử dụng mà truyền tải được rất nhiều thông tin tới học sinh, tiết học trở nên sống động, nhẹ nhàng, học sinh hứng khởi học tập, chất lượng bài giảng được nâng lên. Với hiệu quả thiết thực tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy học bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 bằng vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng 1 số hình ảnh minh họa ” ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập và hoàn thiện nhân cách

 

doc 13 trang thuychi01 4300
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AISD, 1 / 12 / 2003 ” bằng vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa ở trường THPT Cẩm Thủy 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập, hoàn thiện nhân cách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A
MỞ ĐẦU 
1-2
B
 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
I
 Cơ sở lí luận của vấn đề 
3
II
 Thực trạng của vấn đề
3 - 4
III
 Giải pháp và tổ chức thực hiện
4-10
IV
 Hiệu quả của sáng kiến
 10-11
C 
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
11 
D
TÀI LIỆU TAM KHẢO
12
Đề tài: KINH NGHIỆM DẠY BÀI : “ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1/12/2003 ” BẰNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2 NHẰM GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC TẬP, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH
A. MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tài 
	 Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách học sinh. Bởi vậy, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động trong giảng dạy đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác, bằng niềm say mê thực sự.
Để giúp học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở Trường phổ thông, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, mặt khác cũng cần phải sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ tạo hứng thú và niềm yêu thích bộ môn.
Những năm học trước đây khi dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” bản thân không sử dụng hình ảnh minh họa và ít vận dụng kiến thức liên môn trong tiết dạy nhận thấy các em nắm vững kiến thức cơ bản chỉ ở mức độ nhất định. Năm học 2015-2016 tôi đã sử dụng bổ trợ một số hình ảnh minh họa và lồng ghép sử dụng kiến thức liên môn Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân trong tiết dạy và đã hết sức ngỡ ngàng khi qua 1 số hình ảnh, lượng kiến thức liên môn được sử dụng mà truyền tải được rất nhiều thông tin tới học sinh, tiết học trở nên sống động, nhẹ nhàng, học sinh hứng khởi học tập, chất lượng bài giảng được nâng lên. Với hiệu quả thiết thực tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy học bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 bằng vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng 1 số hình ảnh minh họa ” ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập và hoàn thiện nhân cách.
II. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 nhằm giúp học sinh tích cực học tập và hoàn thiện nhân cách. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 
III. Đối tượng nghiên cứu: Lớp 12C Trường THPT Cẩm Thủy 2, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận. 
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm 	
Lí luận dạy học đã chỉ ra rằng: 
Hình ảnh là hình của người, vật hoặc hiện tượng được biểu hiện bằng đường nét cụ thể hoặc bằng ấn tượng sâu sắc trong tâm trí. Trong triết học, hình ảnh là kết quả của sự phản ánh khách thể đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Hình thức đặc thù của hình ảnh là hình tượng nghệ thuật. Trong đề tài này tôi sử dụng khái niệm hình ảnh theo nghĩa: “Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác hoặc bằng sự tưởng tượng, rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất, từ đó đưa ra các phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận”. 
 Vận dụng kiến thức liên môn là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học giúp học sinh có kiến thức sâu rộng và biết giải quyết các tình huống thực tiễn. 
 	Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp sử dụng hình ảnh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn tỏ ra có ưu thế. Bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm hình ảnh trên mạng, sách báo hoặc các em có thể tự vẽ hình ảnh minh họa hoặc có thể vận dụng kiến thức các môn để phục vụ cho tiết học. 
 II. Thực trạng của vấn đề 
Qua thực tế giảng dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” ở Trường THPT Cẩm Thủy 2 trên nhiều đối tượng học sinh, đa số các em chưa thực sự chủ động và tích cực trong tiếp thu kiến thức trên lớp. 
Thực trạng trên có thể được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Từ phía học sinh: Có thể do ý thức tự giác của học sinh chưa cao, do chưa có phương pháp học tập bộ môn phù hợp.
- Từ phía giáo viên: Do cách đặt câu hỏi, sử dụng phương pháp chưa phù hợp, chưa khơi gợi sự hứng thú, kích thích đươc sự tìm tòi của học sinh
Trong các nguyên nhân trên, theo tôi nguyên nhân thứ 2 là quan trọng nhất, bởi vì:
 Bản thân trong quá trình dự giờ, quan sát, khảo sát quá trình dạy và học nói chung và dạy học bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” nói riêng ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều cố gắng trình bày bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, đưa ra hệ thống câu hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống hóa ... Kết quả, học sinh thuộc bài nhưng đa sồ còn dừng lại ở cố gắng học thuộc lòng, chưa hiểu sâu bản chất, khái quát, sâu chuỗi được các nội dung bài học với nhau và các em chưa rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 ” luôn được bản thân quan tâm. Do đó trong giảng dạy văn bản này tôi đưa ra một giải pháp thay thế là: Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2 giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo để tích cực hơn trong học tập. Mặt khác giúp các em hoàn thiện nhân cách, không những biết tự bảo vệ mình mà còn biết lên tiếng để đánh đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với những người không may bị nhiễm HIV/AIDS. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về đại dịch nguy hiểm HIV/AIDS.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 
- Vận dụng kiến thức của các môn học như : Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn ... để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
+ Sinh học : Con đường lây nhiễm HIV/AIDS 
+ Địa lí: Các số liệu cụ thể về người bị nhiễm HIV/AIDS
+ GDCD : Công dân với các vấn đề bức thiết của nhân loại. Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
- GV tự tìm kiếm hình ảnh trên mạng, sách, báo...
- Giao cho Tổ - nhóm hoặc cá nhân học sinh tìm kiếm hoặc vẽ hình ảnh minh họa phù hợp nội dung văn bản đề cập.
Có thể tóm tắt hoạt động dạy học bài: “ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 ”theo trình tự:
Hoạt động 1:  Tìm hiểu về tác giả 
+ GV Cho học sinh xem một số hình ảnh về chân dung Cô- phi- An- Nan và yêu cầu HS trả lời những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp. 
+ Sau đó GV chốt lại ý chính trên màn hình máy chiếu.
- Cô-phi An-nan sinh 8/4/1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi.
- LàTổng thư kí Liên hiệp quốc trong hai nhiệm kì (từ 1/1997-> 1/2007)
- Ông đã ra lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đại dịch HIV/AIDS, kêu gọi thành lập quỹ sức khoẻ về AIDS toàn cầu, kêu gọi chống khủng bố trên toàn thế giới.
- Được trao giải thưởng nô ben Hoà Bình.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 1
1 . Lí do tác giả viết bức thông điệp
- GV Cho học sinh xem một hình ảnh về người bị nhiễm và mắc bệnh AIDS 
- GV vận dụng kiến thức các môn sinh học, địa lí : Chúng ta đều biết HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2.        .
( Hình vi rút HIV được phóng đại)
	AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. Đây là một virus trong nhóm retrovirus. HIV phá hủy các tế bào CD4 trong cơ thể, một loại tế bào bạch cầu lympho. CD4 là những tế bào quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. HIV phá huỷ các tế bào CD4 của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. HIV nhân lên trong các tế bào CD4 và không bị tiêu diệt bởi các tế bào bạch cầu nhờ việc thay đổi không ngừng vỏ bọc bên ngoài. Do đó, bệnh nhân dễ bị mắc một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể có khả năng đề kháng được.
(HIV xâm nhập qua màng tế bào bạch cầu CD4)
Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
Theo các nghiên cứu cho thấy HIV lây truyền qua 3 đường: 
Đường tình dục không an toàn.  
Máu và các chế phẩm máu.  
Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 
	Điều đáng lo ngại là đối tượng nhiễm ngày càng trẻ hóa nên dễ có tâm lý bi quan, phó mặc, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao. Ta chỉ cần dừng lại ở bảng số liệu thì sẽ thấy tỉ lệ người nhiễm HIV và người mắc AIDS là khá cao.
Năm
Số người nhiễm HIV
Số người mắc AIDS
2007
129.367
25.201
2008
135.249
29.103
2009
155.700
44.372
2010
164.197
58.205
6 tháng đầu năm 2011
144.515
48.533
=> GV chốt lại mục 1: 
- HIV/AIDS vẫn hoành hành, đang lây lan với tốc độ báo động, nhất là ở phụ nữ và có rất ít dấu hiệu suy giảm.
- HIV/AIDS làm tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao.
Phòng chống HIV/AIDS là một vấn đề rất cần phải đặt lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân.
( Dịch bệnh lan nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước hầu như vẫn còn an toàn đặc biệt là Đông Âu, toàn bộ Châu á từ dãy núi U - ran đến Thái Bình Dương)
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục 2:
2. Cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS
- Các quốc gia đã thống nhất thông qua “Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS, đưa ra các mục tiêu, cam kết, nguồn lực và hành động.
- GV liên hệ phong trào phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và ở Trường THPT Cẩm Thủy 2 nói riêng. Trong đó nhấn mạnh phong trào phòng chống HIV/AIDS ở Trường được lồng ghép qua sinh hoạt tập thể với khẩu hiệu, băng zôn
( Mít tinh phòng chống HIV/AIDS tại Trường THPT Cẩm Thủy 2 )
=> GVchốt lại: Mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa. Tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh: “Thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa về tiến độ hoàn thành các mục tiêu nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS”. Do vậy không kì thị và phân biệt đối xử đối với những người bị HIV/AIDS
* GV yêu cầu tìm hiểu mục 3: 
3.Ý nghĩa của bức thông điệp
+ GV vận dụng kiến thức môn GDCD
- Bản thông điệp sẽ mãi là bài học nhắc nhở mọi người phải sống sao cho lành mạnh không sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất là nghiện ma túy.
- Bản thông điệp còn có giá trị nhân văn sâu sắc, nhắc nhở mỗi con người về đạo làm người là phải biết yêu thương quan tâm giúp đỡ lần nhau.
Hoạt động 3: GV yêu cầu tìm hiểu phần tổng kết 
- Qua bản thông điệp, Cô-phi An-nan cho chúng ta thấy phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, những cố gắng của con người vẫn chưa đủ. Vì vậy tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia, toàn thể nhân dân trên thế giới hãy sát cánh bên nhau để cùng lật đổ thành trì của sự im lặng, vì thị và phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS. 
- Đừng để HIV/AIDS hủy hoại cuộc đời của chính các bạn. Hãy hành động vì "Mục tiêu 90 - 90 - 90 để hướng tới kết thúc AIDS tại Việt Nam!
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	 
Sau khi sử dụng hình ảnh và vận dụng kiến thức liên môn trong tiết dạy tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn, khoa học. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực, sôi nổi hơn, không còn tâm lí chán học, tất cả rất hào hứng với việc học tập theo phương pháp mới và qua đó giúp hoàn thiện nhân cách các em. Sống biết sẻ chia - giàu lòng nhân ái.
Khảo sát thái độ của học sinh đối với bộ môn sau khi học xong bài học.
 	Tôi đưa ra phiếu thăm dò: Em có hứng thú với tiết học “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003” khi vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh không?
Kết quả tôi thu được như sau:
Lớp
Số HS
Trước khi học
Sau khi học
Hứng thú
Không hứng thú
Không tỏ thái độ
Hứng thú
Không hứng thú
Không tỏ thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C
40
30
75
6
15
4
10
37
92,5
02
5,0
01
2,5
C . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 I. Kết luận
Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “cái đẹp”. Dạy văn mà chưa tạo được những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người đọc say mê thì xem như chưa hoàn thành sứ mạng của môn học. Việc vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh minh họa trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong một tiết dạy, người giáo viên không nên sử dụng quá nhiều kiến thưc, hình ảnh sẽ làm cho tiết học bị loãng, không tập trung vào trọng tâm, học sinh sẽ bị phân tán và suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. Ngoài ra, cần sử dụng các đơn vị kiến thưc, hình ảnh đúng thời điểm thì mới phát huy tối đa hiệu quả của nó. 
 Vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh bởi sẽ nói lên được rất nhiều ý tưởng mà lời nói của giáo viên không thể nào diễn đạt hết được. Do đó vận dụng kiến thức liên môn và sử dụng một số hình ảnh bổ trợ sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian và sức lực mà tính hiệu quả của việc truyền tải kiến thức lại cao. Nắm chắc điều này sẽ có tác dụng trong việc định hướng phương pháp của giáo viên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ học. Mặt khác qua bài học tôi đã giáo dục các em Hãy biết quan tâm chia sẻ với người bệnh với đồng loại thì mớ có thể đẩy lùi đại dịch. 
II. Đề xuất 
Với những ưu điểm trong việc thể hiện kiến thức ngắn gọn, logic, hệ thống, không tốn kémtôi nghĩ có thể vận dụng vào giảng dạy một số nội dung trong trương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Tuy nhiên để phát huy mặt ưu điểm của phương pháp này, tôi có một số khuyến nghị sau:
*Đối với giáo viên:
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, phương pháp giảng dạy. 
- Cần có sự cân nhắc khi ứng dụng hình ảnh và sử dụng kiến thức liên môn vào việc soạn, giảng, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng.
* Đối với các cấp lãnh đạo: 
- Cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector ... cho các nhà trường, khuyến khích và động viên giáo viên biết chọn lựa hình ảnh khi dạy các đơn vị kiến thức, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003”ở Trường THPT Cẩm Thuỷ 2. Thông qua kết quả thu được của đề tài, tôi mong muốn có được sự quan tâm chia sẻ của đồng nghiệp 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Sử dụng hình ảnh trong môn Ngữ văn
- Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Ngữ văn
- Nguồn ảnh tư liệu từ mạng Internet và GV tự sưu tầm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 25/04/2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi viết, không sao chép nội dung của người khác
 Người viết
 Đinh Thị Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_day_bai_thong_diep_nhan_ngay_the_gioi_phong_chon.doc
  • docbìa.doc