SKKN Ứng dụng các trò chơi truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho

SKKN Ứng dụng các trò chơi truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy

nguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước

yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc

biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội

nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự

bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách

mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy

học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.

Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người

Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề

nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một

cách chủ động và sáng tạo. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người

học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân,

phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho

thế hệ tương lai là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở

các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân vì như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ

phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [6]. Vì vậy ngoài việc dạy

học các kiến thức trong chương trình giáo dục cho học sinh thì việc cung cấp

những kiến thức, kỹ năng cấp thiết trong cuộc sống cũng là một điều quan trọng

không kém góp phần truyền tải các kiến thức, kỹ năng mềm đến những công dân

trẻ tuổi một cách ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất.

pdf 33 trang thuychi01 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng các trò chơi truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn, các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH KẾT HỢP VỚI 
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ 
THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC, NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC 
TẬP, TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN 
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG 
CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI 
MÔN CÔNG NGHỆ 11,12 Ở TRƯỜNG THPT. 
Người thực hiện: Trịnh Thị Hậu 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 3 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công nghệ CN 
THANH HOÁ NĂM 2017 
 MỤC LỤC 
 Trang 
1. MỞ ĐẦU 1 
 1.1. Lí do chọn đề tài....... 1 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu....... 2 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.. 3 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.. 3 
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.... 4 
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề... 8 
 2.3.1. Hoạt động kiểm tra bài cũ.. 8 
 2.3.2. Hoạt động giới thiệu bài mới. 10 
 2.3.3. Hoạt động hướng dẫn học sinh vào từng phần kiến thức........... 11 
 2.3.4. Hoạt động làm rõ từng nội dung kiến thức mới của bài học.. 13 
 2.3.5. Hoạt động củng cố bài.... 16 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
17 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 
 3.1. Kết luận.... 19 
 3.2. Kiến nghị.. 20 
 1 
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy 
nguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước 
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc 
biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội 
nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự 
bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách 
mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy 
học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược. 
 Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người 
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề 
nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một 
cách chủ động và sáng tạo. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người 
học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân, 
phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. 
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho 
thế hệ tương lai là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở 
các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân vì như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ 
phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [6]. Vì vậy ngoài việc dạy 
học các kiến thức trong chương trình giáo dục cho học sinh thì việc cung cấp 
những kiến thức, kỹ năng cấp thiết trong cuộc sống cũng là một điều quan trọng 
không kém góp phần truyền tải các kiến thức, kỹ năng mềm đến những công dân 
trẻ tuổi một cách ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất. 
 Trong các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường THPT thì môn Công 
nghệ là một trong những môn học liên quan rất nhiều đến các kiến thức trong 
thực tế, có thể lồng ghép để đưa một số kiến thức kỹ năng trong cuộc sống đến 
với học sinh. Xong nội dung giáo dục thì nhiều nhưng chọn nội dung nào để dạy 
và cách dạy như thế nào cho có hiệu quả cũng là một vấn đề quan trọng cần bàn. 
Mặt khác, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí 
cả giáo viên thì môn Công nghệ vẫn là môn học phụ. Đặc biệt đối với học sinh 
lớp 10,11 do mới bước vào môi trường học tập mới nên còn khá nhiều áp lực để 
khẳng định bản thân ở một số môn học trong việc lựa chọn khối học, còn đối với 
học sinh lớp 12 lớp cuối cấp áp lực thi cử nặng nề nên gần như các em không 
quan tâm đến các môn học mà không phục vụ cho việc lựa chọn khối thi, hay thi 
tốt nghiệp trong đó có môn Công nghệ, đó cũng là một trong những lý do khiến 
giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách 
đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa 
thực sự hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa 
gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được 
theo yêu cầu. 
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới 
phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và nhằm 
 2 
mục đích phát triển năng lực cho học sinh. Là giáo viên dạy môn Công nghệ tôi 
luôn xác định rằng: Việc làm cho học sinh hiểu và mong muốn tìm hiểu một số 
kiến thức kỹ năng đặc trưng của môn học rồi ứng dụng nó vào các hoạt động 
hàng ngày là một điều khó vì các kiến thức thuộc phân môn đa số là những kiến 
thức rất “khô khan” mang nặng tính chất “nguyên lí kỹ thuật” và “khó truyền 
đạt” nên muốn làm được điều đó, người giáo viên cần phải năng động, sáng tạo 
và linh hoạt trong sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học. Phải khơi dậy 
được ở người học niềm đam mê hứng thú với tiết học, môn học như Bác Hồ đã 
từng dạy: “Siêng học tập thì mau biết, siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”, 
“các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và 
thiết thực” và trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc Bác 
cũng yêu cầu “Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng 
cần làm cho chúng học” [3] mới tạo được hứng thú học tập, phát triển được 
năng lực người học và đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn. 
Bên cạnh đó, môn Công nghệ 11,12 có một số nội dung, chủ đề khá thuận 
lợi để giáo viên thực hiện việc tích hợp một số kiến thức liên môn, các phương 
pháp kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm hiểu một số vấn đề cấp thiết 
trong cuộc sống như: Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng 
chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai; an toàn giao thông; an toàn trong sử dụng điện, 
tiết kiệm điện năng..Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các trò chơi 
truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn, các phương pháp, kỹ 
thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công 
tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống 
cho học sinh qua dạy học một số bài môn công nghệ 11,12 ở trường THPT” 
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016-2017. Đây là 
vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ở trường 
THPT Triệu Sơn 3, đề tài thực sự thiết thực và rất cần thiết hiện nay trong dạy 
học môn học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở đưa ra cách tiến hành ứng dụng trò chơi trong một số chương 
trình truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên môn và các phương pháp, 
kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học một số bài môn Công nghệ 11,12 nhằm 
tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên 
truyền phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, làm cho tiết 
học trở nên nhẹ nhàng, không bị khô khan, nhàm chán nhưng cũng không làm 
ảnh hưởng tới mục tiêu của bài học. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến 
kinh nghiệm tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi 
đã gặp phải. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Là các trò chơi trong một số chương trình truyền hình, các phương pháp, kỹ 
thuật dạy học tích cực cùng với kiến thức liên môn có liên quan đến một số vấn 
đề cấp thiết trong cuộc sống như: bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí 
hậu, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai; an toàn giao thông; an toàn trong sử 
 3 
dụng điện, tiết kiệm điện năng.thông qua nội dung một số bài trong phần chế 
tạo cơ khí, phần động cơ đốt trong công nghệ 11; phần kĩ thuật điện tử, kĩ thuật 
điện công nghệ 12 nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác 
tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về một sô vấn đề cấp 
thiết trong cuộc sống cho học sinh. 
 - Đề tài phân tích thực trạng hứng thú học tập của học sinh đối với môn công 
nghệ. 
 - Tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với môn 
học. 
 - Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số 
lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
• Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, 
nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng 
hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài. 
• Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
 Tham gia dự giờ lấy ý kiến của thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công 
nghệ ở trường. Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy 
học môn công nghệ. Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới 
phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tiếp thu ý 
kiến của các thầy cô giáo khi tiến hành xây dựng các nội dung bài học liên quan 
đến nội dung đề tài. 
• Phương pháp thực nghiệm 
 Trên cơ sở đề xuất ý tưởng đề tài sẽ giúp chúng ta sẽ khắc sâu kiến thức, 
đồng thời tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại 
trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. 
• Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
 Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả 
học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học rồi rút ra những kết luận cần thiết. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò, 
trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt 
động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải 
làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển 
trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó vai trò 
của thầy cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh các hoạt 
động trong giờ học. Giáo viên cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic 
để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương 
tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh, 
làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảo 
nhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của 
 4 
bản thân. 
 Về đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây rất 
được quan tâm. Song trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thu 
được kết quả như mong muốn. Vẫn còn tồn tại những phương pháp giảng dạy 
như “Thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò ghi chép”, hay đã đổi mới rồi 
xong chưa thu được kết quả như mong muốn. [3] 
 Mặt khác công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về các vấn đề cấp thiết 
trong cuộc sống cho thanh, thiếu niên và học sinh trong nhà trường hiện nay là 
vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi 
mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Để tăng cường hiệu quả giáo dục 
nói chung và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các vấn đề cấp 
thiết trong cuộc sống của nhà trường nói riêng, Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo 
dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự 
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp 
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập 
cho học sinh”. [5] 
 Muốn tạo ra được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động theo nguyên lý 
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực 
tiễn”, trong giảng dạy môn Công nghệ với nội dung được lồng ghép để tuyên 
truyền phổ biến, giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết 
trong cuộc sống cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức pháp 
luật cơ bản gắn với những hoạt động thường ngày của học sinh như vấn đề: Bảo 
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên 
tai; an toàn giao thông; an toàn trong sử dụng điện, tiết kiệm điện năng.. 
hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà bài học đặt 
ra; khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Như vậy, việc học sẽ trở 
nên dễ dàng, thuận lợi hơn và đây là nguồn cung cấp tư liệu để học sinh khai 
thác nội dung học tập và tiếp nhận kiến thức về các vấn đề cấp thiết của xã hội 
một cách tích cực, tự giác. 
 Vì thế, việc ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình cùng 
với việc sử dụng kiến thức liên môn và các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích 
cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhằm tạo hứng thú học tập, 
tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp 
thiết trong cuộc sống là việc làm thiết thực để góp phần thực hiện hóa chủ 
trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Nội dung kiến thức môn công nghệ 11,12 là những kiến thức lí thuyết 
thường mờ nhạt và trừu tượng, mang nặng tính nguyên lý kỹ thuật. Do đó học 
sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa 
nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. Còn về phía học sinh, có thói 
quen thụ động quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, 
những gì giáo viên đã giảng và chỉ biết những kiến thức mà giáo viên đã cung 
 5 
cấp. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương 
trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do 
khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả 
của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân 
người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa 
tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang 
bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học 
sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. 
Mặt khác, đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình vi phạm 
pháp luật của thanh, thiếu niên và học sinh hiện nay như: Theo thống kê của 
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong 5 năm (2010 - 2015) có 47.000 vụ vi phạm 
pháp luật hình sự do học sinh, sinh viên gây ra. Tỉ lệ không chấp hành luật 
ATGT, ý thức bảo vệ môi trường của lứa tuổi ở bậc THPT chiếm đến 70%, báo 
Đô thị, giao thông ngày 04/3/2016 có bài viết “Đi đâu cũng thấy học sinh, sinh 
viên vi phạm Luật ATGT”. Đối tượng xả rác bừa bãi ở các bãi biển, các khu du 
lịch chiếm trên 80% là các bạn trẻ; hay việc sử dụng điện tiết kiệm điện năng 
của các bạn trẻ[6], [9]. 
Vậy, vì sao việc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật về một số vấn cấp 
thiết trong cuộc sống cho học sinh với một số nội dung quan trọng, gần gũi, liên 
quan đến hoạt động thường ngày của các em như: Bảo vệ môi trường, ứng phó 
với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai; an toàn giao thông; 
tiết kiệm điện năng.đã được hướng dẫn đưa vào chương trình dạy học một số 
môn học ở trường THPT trong đó có môn Công nghệ. Xong học sinh vẫn khá 
thờ ơ với những quy định của pháp luật về một số vấn đề cấp thiết của xã hội đã 
được lồng ghép trong các môn học của nhà trường? Có nhiều nguyên nhân 
nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có hứng thú học tập với bộ môn 
Công nghệ, thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học đầu tiên tôi đều tiến hành điều 
tra hứng thú học tập của học sinh với môn Công nghệ ở các lớp tôi dạy, tìm hiểu 
nguyên nhân chính làm các em chưa có hứng thú với các bài học của bộ môn, 
đồng thời điều tra hiểu biết kiến thức pháp luật cơ bản như luật an toàn giao 
thông; kiến thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, an toàn 
trong sử dụng điện, tiết kiệm điện năngvà khả năng tuyên truyền những kiến 
thức pháp luật đã được học ở nhà trường đến bạn bè và người thân của học sinh 
qua một số bài học có nội dung liên quan, để kiểm tra hiệu quả tuyên truyền, 
giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay đạt được ở mức độ nào. 
Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn công nghệ với 
những nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắt tình hình 
chung về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra được 
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nội dung phiếu 
điều tra được trình bày ở (Phụ lục 1). (Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên 
người được điều tra để đảm bảo tính khách quan). Kết quả điều tra như sau: 
Bảng 2.2.1. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Công 
nghệ 
 6 
Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 
Lớp 11B4 Lớp 12A3 Lớp 11C5 Lớp 12B2 Tổng 
Mức độ hứng 
thú SL % SL % SL % SL % SL % 
Rất thích 8 17.8 7 16.2 4 9.1 9 18.8 28 15.6 
Bình thường 15 33.3 17 39.5 17 38.6 20 41.7 69 38.3 
Không thích 22 48.9 19 44.3 23 52.3 19 39.5 83 46.1 
Tổng 45 100 43 100 44 100 48 100 180 100 
 Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 15,6% tổng số học sinh được điều tra là 
rất có hứng thú khi học môn Công nghệ; Trong khi đó có tới 46,1% tổng số học 
sinh được điều tra không thích học môn Công nghệ. Cho nên một bộ phận 
không nhỏ thanh thiếu niên trong đó có học sinh không trang bị được kiến thức 
kỹ năng về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho bản thân qua các nội 
dung liên quan đến bài học vì thế việc thiếu hiểu biết về kiến thức, kỹ năng về 
một số vấn đề cấp thiết của xã hội ở không ít học sinh là điều dễ hiểu thể hiện ở 
bảng sau: 
Bảng 2.2.2. Thống kê tự đánh giá nguyên nhân đã hoặc có thể dẫn đến hành 
vi vi phạm pháp luật của HS đối với một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống. 
Năm học 2015 - 2016 Năm học 2016 - 2017 
Lớp 11B4 Lớp 12A3 Lớp 11C5 Lớp 12B2 Tổng Nguyên nhân SL % SL % SL % SL % SL % 
Do cố ý vi phạm 9 20.0 8 18.6 8 18.2 7 14.6 32 17.8 
Do chưa hiểu rõ các 
quy định về một số vấn 
đề cấp thiết của cuộc 
sống và chưa thấy rõ 
hậu quả của nó. 
16 
35.5 
15 
34.9 
19 
43.2 
17 
35.4 
67 
37.2 
Do chưa biết các quy 
định, nguyên tắc trong 
một số lĩnh vực cấp 
thiết của cuộc sống. 
15 33.4 15 34.9 13 29.5 21 43.8 64 35.6 
Ý kiến khác 5 11.1 5 11.6 4 9.1 3 6.2 17 9.4 
Tổng 45 100 43 100 44 100 48 100 180 100 
 Như vậy, với tổng số học sinh được điều tra là 180 học sinh, kết quả có 
17.8% tổng số học sinh được điều tra cho rằng mình vi phạm các quy định pháp 
luật là do cố ý. Trong khi đó có tới 72.8% tổng số học sinh được điều tra cho 
rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến và có nguy cơ dẫn đến hành vi, vi phạm pháp 
luật của mình là do chưa hiểu rõ quy định nguyên tắc trong một số lĩnh vực cấp 
thiết của cuộc sống, chưa thấy rõ hậu quả của nó và chưa biết các quy định của 
pháp luật liên quan. Do thiếu những hiểu biết và kiến thức cơ bản nhất về một số 
vấn đề cấp thiết của cuộc sống, xã hội nên một bộ phận không nhỏ thanh thiếu 
niên, trong đó có học sinh đã không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp 
của mình, không tự giác chấp hành luật pháp, thậm chí vi phạm pháp luật. Hay 
nói cách khác, họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự vi phạm pháp luật. Có 
 7 
một số học sinh cho rằng: Ở những đoạn đường vắng ít dân cư có thể vứt rác ở 
đó hay có thể phóng xe nhanh vì không ảnh hưởng đến ai nên đã tự gây tai nạn 
cho bản thân; Rồi có em khi vi phạm Luật ATGT đã chủ động đưa tiền để CSGT 
không thu giữ phương tiện mà không hề biết rằng hành vi đưa hối lộ của mình 
cũng là vi phạm pháp luậtĐiều đó cho thấy việc thiếu hiểu biết pháp luật 
không chỉ gây hại cho người khác mà thậm chí còn gây hại cho chín

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_cac_tro_choi_truyen_hinh_ket_hop_voi_su_dung_k.pdf