SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho hs thpt qua Chuyên đề “nghị luận về một hiện tượng đời sống”

SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho hs thpt qua Chuyên đề “nghị luận về một hiện tượng đời sống”

Sức sống của mỗi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử là tạo được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, nó luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.

Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách để xóa đi khoảng cách giữa bộ môn giảng dạy trong nhà trường và sự phát triển chóng mặt của kinh tế. Từ đó, tạo nên những lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế.

 

doc 23 trang thuychi01 7202
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho hs thpt qua Chuyên đề “nghị luận về một hiện tượng đời sống”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HÌNH THÀNH 5 PHẨM CHẤT, 10 NĂNG LỰC 
CHO HS THPT QUA CHUYÊN ĐỀ 
“NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HOÁ THÁNG 5 NĂM 2019
MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sức sống của mỗi quốc gia trong mọi giai đoạn lịch sử là tạo được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, nó luôn là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 
Mục tiêu giáo dục phổ thông được khẳng định trong Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23, Luật giáo dục). Như vậy, yêu cầu đặt ra của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là: gắn lí luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội, lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS.
Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách để xóa đi khoảng cách giữa bộ môn giảng dạy trong nhà trường và sự phát triển chóng mặt của kinh tế. Từ đó, tạo nên những lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hơn nữa, từ khi Bộ giáo dục tiến hành thay sách giáo khoa theo tiêu chí tích hợp và đồng tâm, nghị luận xã hội trở thành mảng kiến thức quan trọng với học sinh trung học các cấp, và là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia. Nghị luận xã hội trong nhà trường thường xoay quanh các vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) gần gũi đối với tuổi trẻ, hay bày tỏ ý kiến về hiện tượng tốt xấu, đáng quan tâm trong đời sống xã hội (Nghị luận về một hiện tượng đời sống). Vì vậy, đổi mới trong dạy học nghị luận xã hội là một nhu cầu thiết yếu của quá trình dạy học Ngữ văn. 
Tuy nhiên việc dạy học môn Ngữ văn nói chung ở nhà trường hiện nay có một thực trạng là học sinh chưa hoàn toàn đóng vai trò chủ động, tích cực trong tìm hiểu và lĩnh hội tri thức; các em chưa đóng vai trò trung tâm và cũng chưa vận dụng tốt những kiến thức liên môn mà đặc biệt là công nghệ thông tin vào giải quyết vấn đề môn học. Với việc dạy phần nghị luận xã hội nói riêng, đây là phần kiến thức cần học trò phải bày tỏ tư tưởng, chính kiến của mình; phải biết cách lập luận; đặc biệt là phải có được những dẫn chứng xác thực - nhất là các dẫn chứng từ thực tiễn cuộc sống...nên càng đòi hỏi tính tích cực, chủ động của học trò trong học tập, nhất là kĩ năng sưu tầm, chọn lọc tài liệu mà Internet là công cụ hữu hiệu. 
Với đặc trưng của một môn khoa học xã hội  và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ...Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến môn học khác. Chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT có quan hệ trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của thế hệ trẻ, trực tiếp ảnh hưởng đến vận mệnh văn hóa Việt Nam. Học sinh THPT đang trên con đường hoàn thiện về nhân cách, trí tuệnên rất cần được định hướng đúng đắn trong việc sử dụng ngôn ngữ , xử lí thông tin, bày tỏ chính kiến. Văn chương vốn là lĩnh vực của sáng tạo bởi vậy sẽ không dễ dàng gì khi bồi đắp cho các em những năng lực cần thiết khi học bộ môn này. Bản thân người viết SKKN này cũng đang vừa dạy, vừa học, vừa đọc thêm từ nhiều nguồn thông tin để tích lũy kinh nghiệm làm giàu cho vốn hiểu biết của mình. 
Học là một quá trình kiến tạo. Công việc dạy học của người thầy là tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, giúp các em tìm tòi, xử lí thông tin, hình thành nên những phẩm chất, năng lực đáng quí cần có trong mỗi con người.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi xin trình bày sự trăn trở và thực nghiệm của bản thân về đề tài: Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho HS THPT qua chuyên đề “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”
2. Mục đích nghiên cứu
 	- Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc viết văn nghị luận xã hội
	- Vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức về bài nghị luận để làm tốt câu nghị luận xã hội trong đề thi THPT quốc gia
	=> Từ đó, hình thành cho HS THPT những phẩm chất, năng lực theo định hướng chung về yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- HS khối 12 (12A6) của trường THPT Như Thanh năm học 2018-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
	- Phương pháp lập luận.
	- Phương pháp khảo sát, thống kê.
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
5. Điểm mới của đề tài
	Đề tài mà tôi nghiên cứu và thể nghiệm là một đề tài mới theo định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể của Bộ GD & ĐT năm 2017; với mục tiêu cụ thể: phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Mục tiêu của đổi mới giáo dục
Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. 
Cũng trong 30 năm qua, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. 
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học 4 tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của THCS góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn cơ bản. Không những thế mà môn Ngữ văn giúp cho học sinh có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng ViệtGiúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực của cuộc sống, giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Nếu thiếu văn học, con người có thể rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê-hi-cô đã nói: “Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn”. Với đặc trưng của một môn khoa học xã hội  và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ...
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến môn học khác. Là một môn học công cụ nên môn Ngữ văn có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong quá trình dạy học. Ngoài  các nội dung giáo dục mang tính chất ổn định của môn học là các nội dung giáo dục mang tính  xã hội: Giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của thanh  thiếu niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, giáo dục về truyền thống dân tộc về tình bạn, tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới tính...nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống đất nước, thời đại; giúp HS có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá.
1.2 Năm phẩm chất, mười năng lực cần đạt của HS 
* Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất, 10 năng lực.
 - 5 phẩm chất là: + yêu nước
 + nhân ái, 
 + chăm chỉ, 
 + trung thực,
 + trách nhiệm.
* Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi gồm:
- Những năng lực chung: được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển
 + năng lực tự chủ và tự học,
 + năng lực giao tiếp và hợp tác, 
 + năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: 
 + năng lực ngôn ngữ, 
 + năng lực tính toán, 
 + năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, 
 + năng lực công nghệ, 
 + năng lực tin học,
 + năng lực thẩm mỹ, 
 + năng lực thể chất.
	- Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh.
	Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ dưới đây:
5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được
2. Cơ sở thực tiễn
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở tất cả các kì thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia, Olympic cho đến thi tốt nghiệp THPT  và thi vào đại học, cao đẳng từ  năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câu hỏi  (chiếm khoảng 30%)  yêu cầu vận dụng kiến thức về xã  hội đời sống để viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng ,đạo lí; một hiện tượng đời sống xã hội.
Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc đề thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc ; có thói quen chủ động giải quyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duy nhanh nhạy, biết gắn việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội. Kiểu bài này khá hay, có ích và phân loại đúng trình độ người học.
Xin được dẫn lời của Giáo sư, TS Trần Đình Sử  về vai trò của văn nghị luận: “... Thực tế làm văn nghị luận là rất cần thiết cho mỗi người, dù ta có học nghề gì trong tương lai. Bởi làm văn nghị luận là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác. Thiếu năng lực thuyết phục thì khó mà thành đạt trong cuộc sống”.
        Việc đưa văn nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi, bài kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các cấp là một chủ trương đúng. “Văn nghị luận xã hội thực sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tính tư duy sáng tạo của cả người dạy và người học”- (TS. Nguyễn Văn Tùng)
Trường THPT Như Thanh là ngôi trường có bề dày lịch sử và thành tích, với 50 năm xây dựng và trưởng thành trường luôn là cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của giáo dục huyện nhà, những năm gần đây nhà trường nỗ lực vươn lên và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục Tỉnh Thanh Hoá.
- Về phía GV: GV trong trường phần đa là những người có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, ham học hỏi và cầu thị. Luôn sẵn sàng tiếp nhận những cái mới trong phương pháp dạy học tích cực để tạo hiệu quả cao trong giảng dạy. Tổ Ngữ văn có 10 GV đều nhiệt tình và tâm huyết, tất cả đều đang ở giai đoạn “độ tuổi vàng” của tuổi nghề với trình độ và kinh nghiệm chín muồi. Tuy nhiên, ở một số GV vẫn còn tình trạng chưa thực sự nhạy bén, bắt nhịp cùng với yêu cầu đổi mới của Bộ GD & ĐT trong giai đoạn hiện tại: quá trình dạy học cần phải hướng tới mục đích hình thành những phẩm chất và năng lực cho HS.
- Về phía HS: 
Tuy đã được trang bị những kiến thức nghị luận xã hội nhất định, nhưng đa phần HS đều lúng túng trước một vấn đề nghị luận xã hội, đặc biệt là trong cách bày tỏ suy nghĩ và sử dụng những dẫn chứng thực tế vào trong bài viết. Các em đồng thời cũng hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm những vấn đề xã hội hoặc thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Bởi vậy, nghị luận xã hội trở thành câu hỏi “khó nhằn” trong đề thi THPT quốc gia.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, cá nhân tôi sau nhiều trăn trở và tìm tòi mạnh dạn đề xuất những biện pháp thực nghiệm sau nhằm Hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực cho HS THPT qua chuyên đề “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”. Từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ Văn cho HS THPT tỉnh nhà.
3. Các giải pháp thực hiện:
(Vì SKKN có sự hạn về mặt dung lượng nên người viết chỉ chọn trình bày một số phẩm chất, năng lực tiêu biểu của chuyên đề)
3.1 Hình thành phẩm chất:
3.1.1. Phẩm chất nhân ái
Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam. 
Lòng nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản thân được thanh thản và bình yên.
Ở phần Tìm hiểu đề và lập dàn ý, Giáo viên trình chiếu ngữ liệu SGK, chia nhóm cho học sinh làm cho đại diện các nhóm lên trình bày; cùng thảo luận và sửa chữa các câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu đề.
Các câu hỏi định hướng:
 + GV: Yêu cầu học sinh đọc tư liệu tham khảo “Chia chiếc bánh của mình cho ai?” 
+ GV: Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng gì?
+ GV: Em dự định trong bài viết của mình gồm có những luận điểm nào?
+ GV: Bài viết sẽ sử dụng những dẫn chứng nào?
+ GV: Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
HS đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Gv chốt ý
 - Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân - vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.
- Luận điểm:
 + Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
 + Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
 + Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”.
 + Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
- Dẫn chứng: 
 + Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện
 + Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe
- Thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
Từ Hoạt động tìm hiểu đề giáo viên hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái:
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động. Trong gia đình, lòng nhân ái biểu hiện qua sự kính trọng, yêu thương lẫn nhau của các thành viên. Ngoài xã hội, lòng nhân ái là những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn. Có biết bao việc làm thấm đẫm tinh thần nhân ái của con người. Nhân ái là sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ. Nhân ái là tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn, chính là biểu hiện sâu sắc của đức tính này.
Cuộc sống luôn cần có những tấm lòng nhân ái để cùng san sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và tìm lấy cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, lòng nhân ái biến thành tinh thần yêu nước, thương dân. Vì căm ghét kẻ thù mà quyết đánh giặc để bảo vệ non sông đất nước. Lòng nhân ái trở thành lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo cao cả.
Khi đất nước hòa bình, lòng nhân ái biểu hiện trong những hành động tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nó chính là các hành động cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Chính lòng nhân ái của mọi người giúp họ vượt qua nghịch cảnh xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Qua chuyên đề “Nghị luận về một hiện tượng đời sống”, giáo viên muốn truyền tới học sinh một thông điệp: Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước phát triển vượt bậc theo hướng hiện đại hóa, con người có thể bị cuốn theo vòng quay của xã hội mà lạnh lùng thờ ơ với nhau, khi vô cảm – cái chết của tâm hồn đang ngày càng lan rộng, khi thói vô trách nhiệm ở giới trẻ đang như một thứ axit ăn mòn xã hội, thì hình thành cho học sinh phẩm chất nhân ái là điều vô cùng ý nghĩa. Chính lòng nhân ái sẽ khởi nguồn cho những phẩm chất tốt đẹp khác.  Bởi vậy mỗi người phải tự bồi đắp, rèn giũa tâm hồn, nhân ái với người khác và nhân ái với chính mình. Để mỗi ngày cuộc sống của chún

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_hinh_thanh_5_pham_chat_10_nang_luc_cho_hs_thpt_qua_chuy.doc