SKKN Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và áp dụng qua Tiết học Ứng dụng của tích phân trong hình học

SKKN Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và áp dụng qua Tiết học Ứng dụng của tích phân trong hình học

Chúng ta biết rằng, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai rộng rãi dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để đón đầu cho cải cách sách giáo khoa sắp đến, nó phù hợp với xu hướng dạy học chung của thế giới. Phương pháp dạy học này giúp các em học sinh biết hợp tác, chia sẻ, trao đổi và đi đến thống nhất. Đồng thời, nó rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng hùng biện và khả năng tranh luận.

Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh là một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Các trường trung học phổ thông đã và đang rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường thông qua nhiều hình thức như: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, ứng dụng CNTT trong các các giờ dạy; phát động phong trào viết chuyên đề; sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy; nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng; tổ chức ngoại khoá, phát động phong trào “mỗi thầy cô là tấm gương sáng tự học, tự sáng tạo”.

Toán học là bộ môn quan trọng trong chương trình phổ thông. Trong môn toán có nhiều đơn vị kiến thức, giáo viên không những tích cực trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp mới để đạt hiệu quả cao khi tổ chức định hướng hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, học sinh đóng vai trò chủ đạo, tìm tòi, phát hiện tri thức. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, với cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn toán có những câu hỏi phân loại mức vận dụng và vận dụng cao, vì vậy mỗi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo hơn nữa để giúp học sinh tìm ra phương pháp mới để có thể tự giải quyết các câu hỏi, bài toán khó trong các đề thi THPT Quốc Gia.

Trong chương trình toán THPT hiện nay, sách giáo khoa Giải tích lớp 12 cơ bản các bài toán tính diện tích hình phẳng được đưa ra khá đơn giản, học sinh chưa được tiếp cận với việc vận dụng kiến thức toán vào trong thực tế. Với suy nghĩ làm thế nào để học sinh tự tháo gở những vướng mắc đó và phát triển năng lực của mỗi học sinh; từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, để giúp học sinh nâng cao năng lực bản thân, có thêm kiến thức, sự tự tin trong việc giải quyết các bài toán khó. Đồng thời giúp cho quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp dạy Toán tham khảo trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài:

 '' Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và áp dụng qua Tiết học Ứng dụng của tích phân trong hình học ''.

 

doc 18 trang thuychi01 94357
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và áp dụng qua Tiết học Ứng dụng của tích phân trong hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai rộng rãi dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để đón đầu cho cải cách sách giáo khoa sắp đến, nó phù hợp với xu hướng dạy học chung của thế giới. Phương pháp dạy học này giúp các em học sinh biết hợp tác, chia sẻ, trao đổi và đi đến thống nhất. Đồng thời, nó rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng hùng biện và khả năng tranh luận. 
Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh là một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Các trường trung học phổ thông đã và đang rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên của nhà trường thông qua nhiều hình thức như: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, ứng dụng CNTT trong các các giờ dạy; phát động phong trào viết chuyên đề; sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy; nghiên cứu các đề tài khoa học sư phạm ứng dụng; tổ chức ngoại khoá, phát động phong trào “mỗi thầy cô là tấm gương sáng tự học, tự sáng tạo”. 
Toán học là bộ môn quan trọng trong chương trình phổ thông. Trong môn toán có nhiều đơn vị kiến thức, giáo viên không những tích cực trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp mới để đạt hiệu quả cao khi tổ chức định hướng hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, học sinh đóng vai trò chủ đạo, tìm tòi, phát hiện tri thức. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, với cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn toán có những câu hỏi phân loại mức vận dụng và vận dụng cao, vì vậy mỗi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo hơn nữa để giúp học sinh tìm ra phương pháp mới để có thể tự giải quyết các câu hỏi, bài toán khó trong các đề thi THPT Quốc Gia. 
Trong chương trình toán THPT hiện nay, sách giáo khoa Giải tích lớp 12 cơ bản các bài toán tính diện tích hình phẳng được đưa ra khá đơn giản, học sinh chưa được tiếp cận với việc vận dụng kiến thức toán vào trong thực tế. Với suy nghĩ làm thế nào để học sinh tự tháo gở những vướng mắc đó và phát triển năng lực của mỗi học sinh; từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, để giúp học sinh nâng cao năng lực bản thân, có thêm kiến thức, sự tự tin trong việc giải quyết các bài toán khó. Đồng thời giúp cho quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp dạy Toán tham khảo trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài: 
 '' Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và áp dụng qua Tiết học Ứng dụng của tích phân trong hình học ''.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để thực hiện bước chuyển từ phương pháp giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học.
Đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và đổi mới chương trình sách giáo khoa. 
Với mục đích là trang bị và hình thành cho học sinh những kĩ năng tự học, tự sáng tạo và chuyển hình thức học từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng ứng dụng của tích phân trong tính diện tích hình phẳng, tính thể tích của các vật thể, tính thể tích của khối tròn xoay và vận dụng vào các bài toán thực tế.
Hướng tới phát triển các năng lực: 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin tổng hợp.
	- Năng lực tìm tòi khám phá và nghiên cứu khoa học.
	- Năng lực tính toán.
	- Năng lực tư duy.
	- Năng lực ngôn ngữ.
	- Năng lực vận dụng.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy học với quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trường THPT Như Thanh. 
	Một số giải pháp trong dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng vào các bài học cụ thể, như: Ứng dụng của tích phân trong hình học,
Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trong hai năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 tại trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 	Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo từ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, các đề thi THPT quốc gia trong những năm gần đây, mạng internet... Qua nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm và đúc rút kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn Toán tại trường THPT Như Thanh.
Dựa trên nội dung được tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 
1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Đề tài được phát triển từ giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp, đã dự thi và đạt giải cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học cấp tỉnh năm học 2017 - 2018, do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá tổ chức.
Nghiên cứu một số giải pháp trong dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng vào các bài học cụ thể.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận
	Xây dựng bài học, chuyên đề dạy học dựa trên định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức liên môn, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kỹ năng, phát triển năng lực. Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. 
	Dựa trên cơ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên. Nhà trường chủ động xây dựng bài học, các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt.
	Đổi mới phương thức và phương pháp dạy học Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ đó, học sinh có thể vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống. Phương pháp dạy học đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, để học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời.  
	Vì vậy, là giáo viên tôi phải áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau trong dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong đó, việc tổ chức các hoạt động học tập để giúp các em học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản, bồi dưỡng cho các em khả năng tự học, tự nghiên cứu, độc lập tư duy và nhất là tạo cho các em có sự hứng thú trước các vấn đề khó hay các bài toán khó. Từ đó giúp các em đạt được kết quả cao trong quá trình học tập và vận dụng được các kiến thức, kỹ năng được học vào hoạt động thực tiễn.
	2.2. Thực trạng của vấn đề
	Thực trạng học môn Toán hiện nay ở các trường THPT nói chung và trường THPT Như Thanh nói riêng là một bộ phận không nhỏ các học sinh học toán nhưng không hiểu rõ bản chất, chưa chủ động tìm hiểu sâu về một vấn đề dẫn đến các em gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình học tập môn toán cũng như các môn học khác.
Dạy học ở trường THPT hiện nay việc xây dựng bài học, các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn mới, chưa được diễn ra thường xuyên. Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng bài học, các chuyên đề giáo viên còn gặp khó khăn.  
Giáo viên còn hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp, phương tiện, công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn, phần lớn giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức trang bị lý thuyết và giao nhiệm vụ cho học sinh với một vài bài tập cụ thể mà chưa giúp các em học sinh biết hợp tác, chia sẻ, trao đổi và đi đến thống nhất, chưa rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt trước đám đông, khả năng hùng biện và khả năng tranh luận. 
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân như các em chưa xác định đúng đắn động cơ học tập, chưa có phương pháp học tập cho từng bộ môn, từng phân môn hay từng chuyên đề mà giáo viên đã cung cấp cho học sinh. Cũng có thể do chính các thầy cô chưa chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, hay phương pháp truyền đạt kiến thức chưa tốt làm giảm nhận thức của học sinh... 
Từ thực trạng trên, là giáo viên dạy Toán trực tiếp giảng dạy khối lớp 11, tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp để nâng cao năng lực tự học cho các em học sinh và rèn luyện kỹ năng giải các bài toán tính khoảng cách giữa các đối tượng trong hình học không gian lớp 11.
2.3. Giải quyết vấn đề
2.3.1. Định hướng chung 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên là người chủ động để hướng dẫn các em thực hiện theo kế hoạch của mình đặt ra, đồng thời giải quyết mọi thắc mắc của các nhóm khi tranh luận.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và đang áp dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh bộ môn toán ở trường trung học phổ thông Như Thanh. Có những bài tôi thực hiện thành công và có những bài tôi thực hiện không được như mong muốn. Từ đó tôi rút ra một số quan điểm như sau: 
Thứ nhất là, để bài dạy thành công giáo viên phải phân công mỗi nhóm từ 5 đến 7 học sinh (vì điều kiện phòng học ở trường tôi chỉ phân công được mỗi nhóm 8 đến 10 học sinh) soạn từng nội dung của bài học trước 2 đến 3 hôm.
Giáo viên dành thời gian để kiểm tra bài soạn, xem coi kiến thức đã chính xác chưa, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận đưa vào có phù hợp không.
Đến giờ dạy chính thức giáo viên cho đại diện mỗi nhóm lên trình bày (trong mỗi nhóm, giáo viên cần chú ý là hôm nay học sinh này trình bày thì hôm khác học sinh kia trình bày, phải có sự luân chuyển để em nào cũng biết trình bày và diễn đạt giữa trước lớp, làm như vậy em nào cũng phải cố gắng để vươn lên mà không phải lơ là. Sau này các em tự tin để bước vào đời), các nhóm khác đóng góp ý kiến và cuối cùng giáo viên củng cố bài học.
Ví dụ: Sau khi kết thúc bài “Cấp số cộng” và để chuẩn bị bài “Cấp số nhân” giáo viên phân công lớp thành 4 nhóm: nhóm 1 trình bày định nghĩa, nhóm 2 trình bày tính chất, nhóm 3 trình bày số hạng tổng quát và nhóm 4 trình bày tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số nhân.
Thứ hai là, Tùy theo trình độ của học sinh để giáo viên áp dụng phương pháp cho phù hợp.
Những lớp chỉ có học sinh khá và giỏi (lớp chọn) giáo viên giao các nhóm soạn từng nội dung rồi trình bày.
Những lớp chỉ có học sinh trung bình và yếu thì nội dung chính của bài học giáo viên phải trình bày, các em chỉ tham gia trình bày những phần nhỏ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phương trình lượng giác cơ bản” đối với lớp khá giỏi thì cho học sinh soạn toàn bộ bài để trình bày (phân công lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm soạn một dạng phương trình để trình bày) nhưng đối với lớp trung bình và yếu thì cho học sinh chỉ soạn những bài tập có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, còn xây dựng công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản thì giáo viên trình bày. Hay Khi dạy bài “Phương trình đường tròn” thì đối với lớp khá giỏi thì cho học sinh soạn toàn bộ bài để trình bày nhưng đối với lớp trung bình và yếu thì cho học sinh chỉ soạn những bài tập có sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, còn xây dựng phương trình đường tròn và nhận dạng phương trình đường tròn thì giáo viên trình bày. 
Thứ ba là, Tùy theo từng bài học mà ta áp dụng phương pháp cho phù hợp.
Những bài học quá nặng về lý thuyết và mang tính chất trừu tượng thì giáo viên phải trình bày mà không thể giao cho học sinh vì tuổi các em chưa đủ để hiểu sâu kiến thức, nếu giáo viên giao học sinh trình bày thì sẽ thất bại.
Ví dụ: Khi dạy những bài: “Dãy số”, “Định nghĩa đạo hàm”, “Đại cương về hàm số”, “Đại cương về phương trình và bất phương trình”, “Cung và góc lượng giác”,thì giáo viên phải trình bày.
Những bài học đơn giản về kiến thức thì giao học sinh soạn và trình bày theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy những bài: “Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số”, “Một số ví dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn”, “Dấu của nhị thức bậc nhất”,thì giáo viên giao học sinh trình bày.
Thứ tư là, Những bài học có vận dụng kiến thức toán học vào giải các bài toán thực tiễn thì giáo viên cần đưa vào để học sinh thấy rõ toán học rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Giáo viên đưa vào phần giới thiệu bài học hay đưa vào trong trong nội dung bài học để học sinh thảo luận.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Ứng dụng của tích phân trong hình học” thì giáo viên đưa bài toán giới thiệu là: Trong chúng ta, ai cũng biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Nhưng liệu chúng ta có tính diện tích các hình sau đây được không?
Cổng thành Nhà Hồ ở Thanh Hoá
Hay làm thế nào có thể tính được diện tích phần cửa cổng thành của hình bên? Vậy, bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời các câu hỏi nói trên. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Lũy thừa” thì giáo viên đưa bài toán về lãi suất trong nội dung bài học để các em học sinh biết.
Thứ năm là, Trong quá trình giảng dạy để giờ học đỡ khô khan và nhàm chán, giáo viên có thể dành 2 đến 3 phút để cho học sinh tổ chức những trò chơi hay hóa trang các nhà Toán học hoặc đóng một vở kịch. Ví dụ khi dạy bài “Cấp số nhân” thì cho học sinh đóng vở kịch về nhà vua Ấn Độ với người phát minh ra Cờ vua, hay giáo viên cho học sinh đưa ra những câu đố vui về toán học
2.3.2. Vận dụng vào tiết học cụ thể 
Tiết 50. (Giải tích lớp 12, Sách giáo khoa cơ bản)
Ứng dụng của tích phân trong hình học
I. Mục tiêu dạy học
Mục tiêu chung của bài
Hiểu và áp dụng được công thức diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x) và trục Ox, các đường thẳng x = a, x = b. Hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị hàm số y = f(x), y = g(x) và các đường thẳng x = a, x = b.
Hiểu và áp dụng được công thức thể tích của một vật thể nói chung
Hiểu và áp dụng được công thức thể tích khối tròn xoay, công thức của khối nón, khối nón cụt, khối trụ tròn xoay trong trường hợp vật thể quay xung quanh trục Ox.
Hiểu và vận dụng được kiến thức của bài vao giải quyết các bài toán trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng môn học, giúp học sinh yêu thích Toán hơn.
Mục tiêu cụ thể của tiết dạy
Vận dụng kiến thức của các bài: 
- Nguyên hàm, tích phân (Giải tích 12 Cơ bản).
- Tích phân (Giải tích 12 Cơ bản).
- Ứng dụng của tích phân trong tính diện tích hình phẳng và giải các bài toán thực tế (Giải tích 12 Cơ bản).
a. Kiến thức: 
Học sinh biết vận dụng kiến thức về tích phân để giải quyết bài toán về tính diện tích hình phẳng, tính diện tích của các hình trong thực tế.
b. Kĩ năng:
	- Học sinh vận dụng được kiến thức về tích phân để giải quyết các bài tập ở môn học, cũng như trong thực tế cuộc sống.
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, làm việc hợp tác.
c. Thái độ
 	- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tích cực, hứng thú trong học tập và trong nghiên cứu các vấn đề tổng hợp.
d. Các năng lực hướng tới
	- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin tổng hợp.
	- Năng lực tìm tòi khám phá và nghiên cứu khoa học.
	- Năng lực tính toán.
	- Năng lực tư duy.
	- Năng lực ngôn ngữ.
	- Năng lực vận dụng.
II. Đối tượng dạy học
 - Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 12. 
	- Dạy tại lớp 12C2 Trường THPT Như Thanh. Gồm 42 học sinh
	- Thời gian dạy: 1 tiết
 	- Đặc điểm của học sinh: Học sinh đã có kiến thức về Nguyên hàm, tích phân (môn Toán).
III. Ý nghĩa của bài học
	- Qua tiết học này giúp cho học sinh thấy được:
+ Ứng dụng của tích phân để tính diện tích của các hình thang cong.
+ Những ứng dụng thực tiễn của toán học nói chung và ứng dụng của nguyên hàm và tích phân nói riêng trong thực tế cuộc sống. 
IV. Thiết bị dạy học, học liệu 
Máy tính, máy chiếu hỗ trợ trong việc trình chiếu hình ảnh, video, bút dạ, giấy A0, phiếu học tập...
V. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động giới thiệu bài học.
Slide 
1
Giáo viên:
- Trình chiếu Slide 1, Slide 2
- Đặt vấn đề: Trong chúng ta, ai cũng biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Nhưng liệu chúng ta có tính diện tích các hình trên được không?
Slide 
2
- Hay làm thế nào để tính được diện tích cái Cổng thành Nhà Hồ, thể tích của cái lu, bình gốm?
Học sinh: 
- Suy nghĩ, tìm câu trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính diện tích hình phẳng.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm vững các công thức tính diện tích hình phẳng.
- Nội dung: Xây dựng công thức tính diện tích hình phẳng bằng tích phân.
- Cách thức tổ chức dạy học: Giáo viên nêu vấn đề trước cả lớp, hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức. Vấn đáp ngẫu nhiên một số học sinh về vấn đề nêu ra.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu vấn đề. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
+ Vấn đáp ngẫu nhiên một số học sinh về vấn đề nêu ra;
- Hoạt động của Giáo viên:
 + Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề;
- Hoạt động của học sinh: 
 + Học sinh hoạt động độc lập có sự hướng dẫn của giáo viên;
 - Nội dung hoạt động: 
Slide 
3
Giáo viên:
- Trình chiếu Slide 3
- Để trả lời cho câu hỏi trên hôm nay chúng ta nghiên cứu Bài 3: “Ứng dụng của tích phân trong hình học”
Học sinh: 
Slide 
4
Giáo viên:
- Yêu cầu một học sinh nhắc lại công thức tính diện tích hình thang cong.
- Trình chiếu Slide 4.
Học sinh:
- Trả lời yêu cầu của giáo viên.
Slide 
5
Giáo viên:
- Trình chiếu Slide 5.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng công thức tổng quát của diện tích hình phẳng giói hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x); trục hoành và hai đường thẳng x=a, x = b.
Học sinh:
- Trả lời yêu cầu của giáo viên.
- Quan sát, hiểu và ghi nhớ công thức.
Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính diện tích hình phẳng.
- Mục tiêu: Học sinh nắm vững và vận dụng đúng công thức tính diện tích hình phẳng.
- Nội dung: Củng cố công thức tính diện tích hình phẳng bằng tích phân qua bài tập cụ thể.
- Cách thức tổ chức dạy học: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh vận dụng công thức vào bài tập cụ thể, hướng dẫn học sinh hoàn thành công việc được giao. Vấn đáp ngẫu nhiên một số học sinh.
- Phương pháp dạy học: Dạy học nêu vấn đề. 
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: 
+ Vấn đáp ngẫu nhiên một số học sinh về vấn đề nêu ra;
- Hoạt động của Giáo viên:
 + Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề;
- Hoạt động của học sinh: 
 + Học sinh hoạt động độc lập có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nội dung hoạt động: 
Slide 
6
Giáo viên:
- Trình chiếu Slide 6.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập áp dụng Ví dụ 1.
- Gọi một học sinh lên bảng trình bày 
Học sinh:
- Hoạt động độc lập, làm bài tập áp dụng.
- Lên bảng trình bày.
- Quan sát, hiểu và ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng các công thức diện tích, thể tích để giải các bài toán thực tế.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nắm vững được các công thức ứng dụng của tích phân trong thực tế của sản xuất và trong thiết kế xây dựng.
- Nội dung: Áp dụng của tính diện tích hình phẳng của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_toan_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cua_ho.doc
  • docBìa SKKN phát triển năng lực ngoc 2019.doc
  • docMỤC LỤC SKKN NGOC.doc
  • pptứng dụng của tích phân TIẾT 50.ppt