SKKN Vận dụng kĩ thuật cơ khí, công nghệ trong sửa chữa và tái sử dụng một số thiết bị dạy học ở trường THCS
Thiết bị dạy học là một một phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức để từ đó hình thành các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Thiết bị dạy học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “học đi đôi với hành’’ là “học thông qua quá trình thực hành’’, là một nguyên tắc của nền giáo dục hiện đại.
Hưởng ứng cuộc vân động đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đã phát động. Để khuyến khích giáo viên bộ môn, học sinh sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và cán bộ quản lí thiết bị dạy học cũng phải luôn biết giữ gìn và bảo quản các thiết bị sao cho bền và tăng thời gian sử dụng và tiết kiệm kinh phí cho cơ quan và cho nhà nước. Sự hiếu động và ý thức giữ gìn trang thiết bị thực hành của học sinh trung học cơ sở còn rất nhiều hạn chế, các em hay tò mò và có nhiều khi làm hư hỏng rất nhiều thiết bị. Nhiều thiết bị hiện nay rất khó mua trên thị trường do việc sản xuất có tính chất đặc thù. Vấn đề đặt ra là làm sao để các tiết học có thí nghiệm, thực hành học sinh được nghiên cứu, quan sát một thí nghiệm cụ thể, chính xác khoa học. Giáo viên có thể luôn sẵn có thiết bị, giáo cụ trực quan để giảng dạy mà không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của thiết bị dạy học. Qua nhiều năm nghiên cứu và suy nghĩ vận dụng một số kỹ thuật cơ khí công nghệ trong sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giáo dục tôi đã đúc kết và chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật cơ khí, công nghệ trong sửa chữa và tái sử dụng một số thiết bị dạy học ở trường thcs” để viết thành sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng rằng sáng kiến của mình là một tư liệu nhỏ bé góp phần cho đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng vào công việc thực tiễn của mình.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đâu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. Nội dung 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.2. Thực trạng của vấn đề 7 2.3. Các giải pháp 9 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 15 3. Kết luận, Kiến nghị: 18 3.1. Kết luận: 18 3.2. Kiến nghị 18 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Thiết bị dạy học là một một phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức để từ đó hình thành các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học. Thiết bị dạy học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành. Cao hơn của việc “học đi đôi với hành’’ là “học thông qua quá trình thực hành’’, là một nguyên tắc của nền giáo dục hiện đại. Hưởng ứng cuộc vân động đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đã phát động. Để khuyến khích giáo viên bộ môn, học sinh sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và cán bộ quản lí thiết bị dạy học cũng phải luôn biết giữ gìn và bảo quản các thiết bị sao cho bền và tăng thời gian sử dụng và tiết kiệm kinh phí cho cơ quan và cho nhà nước. Sự hiếu động và ý thức giữ gìn trang thiết bị thực hành của học sinh trung học cơ sở còn rất nhiều hạn chế, các em hay tò mò và có nhiều khi làm hư hỏng rất nhiều thiết bị. Nhiều thiết bị hiện nay rất khó mua trên thị trường do việc sản xuất có tính chất đặc thù. Vấn đề đặt ra là làm sao để các tiết học có thí nghiệm, thực hành học sinh được nghiên cứu, quan sát một thí nghiệm cụ thể, chính xác khoa học. Giáo viên có thể luôn sẵn có thiết bị, giáo cụ trực quan để giảng dạy mà không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của thiết bị dạy học. Qua nhiều năm nghiên cứu và suy nghĩ vận dụng một số kỹ thuật cơ khí công nghệ trong sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giáo dục tôi đã đúc kết và chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật cơ khí, công nghệ trong sửa chữa và tái sử dụng một số thiết bị dạy học ở trường thcs” để viết thành sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng rằng sáng kiến của mình là một tư liệu nhỏ bé góp phần cho đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng vào công việc thực tiễn của mình. 1.2.Mục đích nghiên cứu: Tìm ra giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng xuống cấp, thiếu của thiết bị thí nghiệm theo thời gian, đó là việc sửa chữa và làm đồ dùng thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học thực hành. Luôn luôn đảm bảo những thiết bị dạy học tối ưu nhất cho các giờ học thực hành, thí nghiệm, đặc biệt là những tiết thực hành, thí nghiệm cho học sinh làm trong các tiết học. Tạo điều kiện tốt cho việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng thiết bị mà tiết kiệm được ngân sách cho cơ quan và nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường nói riêng và cho giáo dục huyện nhà nói chung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Tất cả các loại kệ giá, thiết bị, đồ dùng dạy học được trang cấp của bộ giáo dục. Tìm ra các biện pháp làm và sửa chữa những thiết bị đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học bị hư hỏng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc, tìm kiếm tài liệu, xử lí thông tin tài liệu, tham khảo tài liệu nghiên cứubao gồm: - Phương pháp thực nghiệm: + Xác định mục đích thực nghiệm + Hình thành giả thuyết khoa học + Tìm hiểu thực trạng + Xây dựng giải pháp, kỹ thuật - Phương pháp quan sát. - Phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét, rút kinh nghiệm tổng kết. 2. Nội dung: 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Thiết bị dạy học: Là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học. 2.1.2. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới PPDH: - Thiết bị dạy học là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn ’’. - Cung cấp kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của học sinh. - Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm học sinh lĩnh hội đủ nội dung học tập. - Gia tăng cường độ lao động của cả giáo viên và học sinh; từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. - Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được. - Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp học sinh học tập có hiệu quả. - Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. - Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống. - Giúp học sinh nhận ra được những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể, dễ dàng hơn. - Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự. - Cung cấp kiến thức chung, qua đó học sinh có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau. - Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập. - Giúp học sinh làm việc với thiết bị dạy học, tự học với thiết bị dạy học, là quá trình giúp các em trực tiếp làm việc với nguồn tri thức với tư cách là người tìm tòi, khám phá, phát hiện tri thức và kỹ năng. - Giúp hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của giáo viên để nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị, lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm nhận biết, thu thập dữ liệu và phân tích kết quả thí nghiệm. - Giúp rèn luyện cho học sinh có tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực. Qua đó rèn luyện cho học sinh lòng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiến thức, say mê khoa học. 2.1.3. Đặc tính vật liệu, cấu trúc kỹ thuật của thiết bị dạy học: - Đặc tính vật liệu của thiết bị dạy học rất phong phú và đa dạng. Do mục đích và đối tượng sử dụng cũng như ý nghĩa của thiết bị dạy học nên phần lớn các thiết bị đều có hướng chung là sử dụng các loại vật liệu nhẹ, an toàn, có cấu trúc vật lí, hóa học, sinh học khá đơn giản có thể phân loại ra các nhóm như: nhóm nhựa Composite nhóm nhôm; nhóm hợp kim; nhóm thủy tinh, nhóm gỗ; nhóm chất dẻo; nhóm sắt; nhóm đồng; nhóm giấy; nhóm vảihầu hết các loại vật liệu làm thiết bị dạy học đều có tính chất dễ vỡ, dễ cháy, dễ gãy, bong, cong vênh - Cấu tạo các thiết bị dạy học thường được thiết kế, chế tạo theo hình thức tháo rời rồi liên kết các chi tiết linh kiện, hoặc được đúc nguyên khối, được gắn với nhau bằng các chất hoặc thiết bị kết nối rất đặc trưng đó là: keo, ốc vít, rút, tán Vie-rê, mối hàn, đúc sẵnvới đặc điểm đó nên chỉ cần hết thời hạn sử dụng, rơi, tác động lực không đều, hoặc bị ăn mòn, bị tác động nhiệt độ vượt quá khả năng giãn nở đều có thể dấn đến hư hỏng hoặc sai số cho lần sử dụng tiếp theo 2.1.4. Yêu cầu, nguyên tắc đối với sử dụng thiết bị dạy và học Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thiết bị dạy học. Các thiết bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của học sinh, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng, giáo viên cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn cho thính giác Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: Đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ. Cụ thể: Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”là: Sử dụng đúng lúc thiết bị dạy học là việc trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỹ năng trong trạng thái tâm, sinh lý thuận lợi nhất (trước đó, giáo viên đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị). Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học “Đúng chỗ”: Sử dụng thiết bị dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lý nhất, giúp học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học. Vị trí trình bày thiết bị dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêng của nó về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác. Ngoài ra còn phải đảm bảo vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàn cho giáo viên và học sinh trong và ngoài giờ dạy. Phải bố trí chỗ để thiết bị dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học “Đủ cường độ”: Từng loại thiết bị dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Đảm bảo tính hiệu quả: Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học (sử dụng kết hợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các phương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau). Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường đã tổng hợp thành các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là: - Phù hợp với nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới; Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp; Kích thước, màu sắc phù hợp; Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng; Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt. 2.2.Thực trạng của việc sử dụng trang thiết bị dạy và học: 2.2.1. Thống kê nhu cầu dụng thiết bị dạy học của các môn học trong nhà trường Theo quy định của Bộ GD&ĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở phải đảm bảo tối thiểu 731 thiết bị phục vụ dạy học. TT Môn Số TB cần có Các môn dùng chung Số TB cần có 1 Vật lý 174 Nhiều môn học 17 2 Hoá học 115 Toán học 10 3 Công nghệ 107 Tin học 9 4 Địa lí 85 Âm nhạc 8 5 Sinh học 83 Ngoại ngữ 4 6 Lịch sử 63 Mĩ thuật 4 7 Ngữ văn 25 8 Thể dục 23 2.2.2. Thực trạng thiết bị dạy học *Ưu điểm : Bộ thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và đồng bộ ở tất cả các môn, các khối lớp. Giáo viên dễ sử dụng, có điều kiện để thực hiện tốt các nội dung trong từng bài dạy ở các môn học. Học sinh được quan sát, thực hành, làm thí nghiệm giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức được chủ động và sáng tạo. *Tồn tại: Công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản thiết bị còn gặp khó khăn do kinh nghiệm của một số giáo viên còn hạn chế. Một số thiết bị dạy học chưa chính xác, hư hỏng, chất lượng thấp, thao tác sử dụng thiết bị dạy học của một số học sinh còn chưa khoa học, chưa thành thạo. Hiện nay do sử dụng thiết bị dạy học nhiều nên có một số thiết bị đã bị hỏng và sử dụng hết. Kinh phí nhà trường không đủ để mua, sắm bổ xung thường xuyên. 2.2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. * Ưu điểm: Nhà trường thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành về sử dụng thiết bị dạy học. Ngay khi có thiết bị cung cấp về nhà trường. Nhà trường đã tiến hành tiếp nhận, kiểm kê, bố trí sắp xếp và đưa vào sử dụng. Giáo viên cơ bản nhận thức rõ được vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học. * Tồn tại: Đối với đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên có thời điểm chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn, một số bộ môn giáo viên còn dạy trái ban chưa được đào tạo, nên ảnh hưởng không ít đến hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên đôi lúc còn hình thức, nể nang chưa đi vào thực chất. 2.1.6. Một số nguyên nhân gây hư hỏng thiết bị dạy học và nguyên tắc khắc phục hư hỏng: - Về chủ quan: do giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học có thể do sơ ý, do thiếu tinh thần trách nhiệm. Do học sinh tò mò, hiếu động và thiếu cẩn thận trong quá trình luân chuyển, vận chuyển các trang thiết bị, phương tiện dạy học. Các phương tiện, thiết bị còn bị hư hỏng do vận hành sai quy cách trong quá trình thực hành cũng khiến cho các thiết bị, phương tiện dạy học bị hư hỏng toàn bộ hay bộ phận, một phần - Về khách quan: do đặc điểm cấu trúc vật lí, hóa học, cấu trúc vật liệu, kết cấu thiết bị, bản vẽ kỹ thuật và môi trường bảo quản mà các thiết bị dạy học có quá trình bị ăn mòn bởi các yếu tố hóa học, bị cong, vênh, gãy, vỡ do sự giãn nở vì nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm của môi trường bảo quảnmà các phương tiện và thiết bị dạy học có thể bị hư hỏng một phần hoặc hư hỏng toàn phần. 2.3.Các giải pháp: 2.3.1. Đặt ra nguyên tắc trong khắc phục hư hỏng Có thể nói hiện nay chưa có một nguyên tắc, hay quy chuẩn nào quy định về việc khắc phục những hư hỏng cho thiết bị, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm của bản thân và trên những quy định, yêu cầu của ngành giáo dục, các đặc thù bộ môn về các thiết bị và đồ dùng dạy học tôi mạnh dạn đặt ra cho mình các nguyên tắc đó là: - Đảm bảo tính thẩm mỹ và trung thành với hình dáng, kích thước, quy cách thiết kế ban đầu của các thiết bị- đồ dùng dạy học. - Vật liệu và thiết bị thay thế phải đồng bộ, cùng tính chất lý- hóa hoặc tương đương trong khả năng chịu lực, chịu nhiệt và các yếu tố hóa học ăn mòn - Đảm bảo giá trị giáo dục, đảm bảo tính khoa học đủ khả năng cho học sinh nhận dạng và nhận thức, rút kinh nghiệm và kết luận được vấn đề trong quá trình thực hành, quan sát và tiến hành thí nghiệm. - Thiết bị thay thế, vật liệu thay thế và chất liệu, tính chất lí - hóa - sinh và các vấn đề trong quá trình thay thế phải đảm bảo rẻ hơn so với mua mới (trừ những thiết bị, phương tiện không có để mua mới). - Việc tiến hành sửa chữa, thay thế phải đảm bảo bền vững hơn so với tuổi thọ của trang thiết bị, thí nghiệm, phương tiện dạy học 2.3.2. Phân loại, phân nhóm các thiết bị đồ dùng dạy học theo đặc tính vật lí, hóa học. Công tác sắp xếp các loại thiết bị đồ dùng dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng, giúp kéo dài tuổi thọ, thời gian sử dụng cho đồ dùng tránh được các hư hỏng do các tính chất lý, hóa khác nhau của mỗi thiết bị, đồ dùng dạy học khác nhau. Ví dụ ngay tại phòng thực hành hóa – sinh có những loại hóa chất có tính ăn mòn như: H2SO4 hay HCl là những hóa chất ăn mòn kim loại nên nếu để các giá đỡ ống nghiệm bên cạnh những vật liệu này có thể gây ra ăn mòn, hư hỏng nên tôi đã thường xuyên phân loại và sắp xếp cũng như dùng các loại tấm vật liệu có thể hạn chế ăn mòn khi sắp xếp các loại vật liệu này gần nhau như tấm Gỗ, Alu Composite Hình 1: Sắp xếp đồ dùng dạy học 2.3.3. Tìm kiếm vật liệu, chất liệu thay thế để khắc phục, sửa chữa thiết bị đồ dùng dạy học. Qua thực tế quan sát tôi nhận thấy rất nhiều các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được thiết kế, chế tạo từ những chất liệu có hình dạng gắn liền với thực tiễn đời sống như sắt, nhôm, nhựa, Inox,và những đồ dùng này rất gần gũi với thưc tiễn đời sống và được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Vì vậy mỗi khi có đồ dùng dạy học bị hư hỏng thì bản thân tôi đã luôn tìm kiếm và sẵn sàng các đồ dùng này để thay thế cho các thiết bị, đồ dùng không may bị hư hỏng thông qua việc thu thập, sưu tầm các đồ dùng này từ cuộc sống, từ gia đình hay mỗi lần đi qua các cửa hàng đồng nát đều tiến hành sưu tầm và cất giữ để sẵn sàng thay thế định kỳ vào mỗi đầu tháng, đầu quý và đầu năm học. Nhờ đó mà nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học được sử dụng rất lâu cho đến nay. Ví dụ như chiếc giá gắn ống ngắm tiêu cự hay đế chiếc kính ngắm toán học đều được sử dụng rất lâu dù đã nhiều lần gãy nhưng đã được thay thế rất kịp thời. Hình 2: Nhôm và các loại khung phế liệu có thể thu thập 2.3.4 Nghiên cứu đặc tính cấu trúc, cấu tạo của thiết bị dạy học để tìm ra hướng sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của thiết bị dạy học. Qua nhiều năm làm công tác thiết bị thí nghiệm và qua nhiều lần thực hiện khắc phục những hỏng hóc của các trang thiết bị - đồ dùng dạy học tôi nhận thấy việc hàn gắn, cắt ghép các trang thiết bị cũng cần có sự đồng bộ về chất liệu và các đặc tính lý hóa của vật liệu.Vì vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu về các đặc tính này của thiết bị như: đặc tính vật lí là khả năng chịu lực, chịu nhiệt, khả năng giãn nở của vật liệuví dụ khi muốn nối lại mối nối cho các dạng hình học của bộ thiết bị môn toán học (hình học) thì đặc tính của Mêca nếu dùng keo sinh nhiệt sinh ra chảy mêca và làm cho mêca bị mờ. Vì vậy phải dùng loại keo kết dính nhưng không sinh nhiệt như X666 hay keo hai thành phần thì mới có thể vừa kết dính tạo hình vừa không bị làm biến dạng mầu sắc và hình ảnh của bộ mẫu vật. Ví dụ bộ mẫu vật hình học nếu dùng keo sinh nhiệt như 502 thì sau khi gắn thường bị bốc hơi keo gây mờ và thậm chí gây cháy góc không đảm bảo tính khoa học. Vì vậy sau khi tôi dùng keo X666 đã gắn lại hoàn toàn các hình hộp này mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ cho bộ đồ dùng này Hình 3: Phục chế đồ dùng theo từng loại thiết bị (nhôm, nhựa) 2.3.5 Tận dụng, lắp ghép những đồ dùng, thiết bị hư hỏng cùng nhóm, loại hiện có chọn lọc những chi tiết đồ dùng có khả năng phục hồi được để lắp ghép, tái tạo thành những đồ dùng dạy học mới. Một trong những đặc điểm quan trọng của thiết bị hiện nay là mang tính chất trực quan minh họa nên tương đối dễ vỡ, hỏng hóc nhanh theo thời gian. Vì thế qua 3 năm sử dụng một bộ đồ dùng có thể khiến cho bộ đồ dùng đó hỏng một phần hoặc hỏng toàn phần. Vì vậy tôi đã giữ lại toàn bộ đồ dùng hỏng một phần đó của nhiều năm thì sau hai đến ba lần thay thế thì lần tiếp theo có thể gép lại và sửa chữa, lắp ghép thành một bộ đồ dùng mới tương đối hoàn chỉnh và tương đương mua mới một bộ khác. Ví dụ bộ ống nghiệm cho môn hóa học. qua thời gian sử dụng nếu một bộ có 5 cái sau khi do thời gian hoặc do giáo viên và học sinh thực hành bị hỏng mất 2 cái, bộ mới năm sau lại hỏng 1 cái và bộ mới năm sau nữa hỏng đi 4 cái thì sau ba lần như vậy tôi đều giữ lại và đến lần thứ tư vẫn ghép lại thành một bộ hoàn chỉnh và tiếp tục tái sử dụng vì thực tế nếu mua của công ty thiết bị từng bộ phận rời họ sẽ từ chối bán riêng lẻ vì vậy nếu muốn có một bộ mới phải mua đồng bộ nên việc tận dụng và tái sử dụng từng bộ phận của bộ thiết bị đó ta sẽ có một bộ thiết bị hoàn chỉnh. Bộ hỏng Bộ sau dồn Hình 4: Dồn các bộ thiết bị để có bộ hoàn chỉnh 2.3.6. Vận dụng các kỹ thuật cơ khí, mộc dân dụng, công nghệ, điện tử để sửa chữa khắc phục thiết bị dạy học - Kỹ thuật cơ khí: hàn, khoan, rút, bắn vítkĩ thuật này được tôi áp dụng vào việc hàn và gắn kết các mối nối của các loại thiết bị có cấu trúc vật liệu bằng sắt, nhôm, nhựa, compsitevới đặc tính của các loại thiết bị có cấu trúc bằng các chất liệu này có thể nóng chảy hoặc có thể khoan thủng và gắn kết với nhau bằng mối nối nên vẫn có thể đảm bảo tính kết nối vật lí và đảm bảo hình dáng hình học ban đầu của chúng đồng thời cũng không mất đi giá trị sử dụng của chúng. Hình 5: Hàn kết nối thiết bị - Mộc dân dụng: Một số thiết bị dạy học được sử dụng bằng các chất liệu như gỗ thông, gỗ tự nhiên nên trong quá trình sử dụng có thể hư hỏng nhưng việc mua những chi tiết nhỏ là khá khó khăn. Nhưng chỉ với một máy khoan và một mũi khoan 6mm tôi có thể phục chế hoàn toàn những vật dụng này như kẹp ống nghiệm, thước đo góc, compamà vẫn đảm bảo việc tái sử dụng bình thường và rất hiệu quả. - Điện tử: Với những thiết bị tại phòng thực hành vật lí – công nghệ qua quá trình học sinh sử dụng rất nhiều mối hàn bị bong, đứt mạch hoặc bị gãy đã được tôi dùng mỏ hàn điện tử hàn lại và duy trì hiệu quả hoạt động cho các bộ thiết bị này hiệu quả. Ví dụ bàn thực hành lý công nghệ có rất nhiều các ổ cắm, các dắt cắm nếu học sinh nghịch nghợm hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây gãy, đứt dây và tôi đã thực hiện nối lại rất hiệu quả Ảnh 2.3.7 Thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, bảo dưỡng, tu bổ đồ dùng dạy học. Trong môi trường có nhiều hóa chất và ẩm của nhà trường cũng như những tháng nghỉ hè kéo dài nên nhiều thiết bị tự ôxi hóa nên rất dễ hỏng hóc. Vì vậy sau mỗi buổi học, tuần học và sau mỗi tháng tôi đều tiến hành kiểm tra ngay và vệ sinh, bảo dưỡng kịp thời cho các trang thiết bị, đồ dùng dạy học này. Vì thế mà các thiết bị đã thường xuyên được sửa chữa, bổ sung và bảo quản kịp thời đảm bảo cho quá trình dạy và học. Hình 6: Chăm sóc, bảo dưỡng đồ dùng, thiết bị 2.3.8. Tập huấn, nhắc nhở đối với từng học sinh về
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_ki_thuat_co_khi_cong_nghe_trong_sua_chua_va_ta.docx