Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn

Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn

Xuất phát từ vai trò của việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THCS.

Chúng ta biết rằng nghành Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, yếu tố mang tính quyết định thay đổi chính là “nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là con người, một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng” [2].

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đã trở thành khá phổ biến trong quản lý và giảng dạy ở các trường phổ thông, ứng dụng CNTT làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng, đồng bộ tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả, đồng thời đã và đang làm thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác hơn tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực, độc lập, sáng tạo. Trong đó, việc quản lý ứng dụng CNTT quyết định sự thành công hay thất bại trong việc ứng dụng CNTT ở một cơ sở giáo dục [3].

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, UBND Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2015 đã có kế hoạch “Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 09/5/2015 về đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn đến năm 2020” [4].

 

doc 22 trang thuychi01 5312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN
______________________________
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN NGA SƠN
Họ và tên : Vũ Văn Tuấn
Chức vụ	: Chuyên viên 
Đơn vị công tác	: Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn
SKKN thuộc môn	: Tin học - CNTT
THANH HOÁ THÁNG 5/2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CNTT
BPQL
CBGV
CBQL
CSVC
HĐDH
KTĐG
NXB
PPDH
QLGD
SGK
TBDH
THCS
THPT
UBND
CNH-HĐH
CB
GV
HS
SKKN 
Viết đầy đủ
Công nghệ thông tin
Biện pháp quản lý
Cán bộ giáo viên
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Hoạt động dạy học
Kiểm tra đánh giá
Nhà xuất bản
Phương pháp dạy học
Quản lý giáo dục
Sách giáo khoa
Thiết bị dạy học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Uỷ ban nhân dân 
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cán bộ
Giáo viên
Học sinh
Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt	ii.
Mục lục	iii
 I. MỞ ĐẦU	
1. Lý do chọn đề tài	1
2. Mục tiêu nghiên cứu	1
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu	2
4. Phương pháp nghiên cứu	2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của SKKN	2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lý luận 	 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến	. 3
 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS.4
2.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS
5
2.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.7
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học8
2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên..8
2.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT.9
 2.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư CSVC, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học 9
2.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng. 10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục..10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.....11
3.2. Kiến nghị .11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO	
DANH MỤC SKKN ĐẠT GIẢI
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT từ p1 đến p5
MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ vai trò của việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường THCS. 
Chúng ta biết rằng nghành Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng, yếu tố mang tính quyết định thay đổi chính là “nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là con người, một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng” [2]. 
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đã trở thành khá phổ biến trong quản lý và giảng dạy ở các trường phổ thông, ứng dụng CNTT làm cho công tác quản lý nhẹ nhàng, đồng bộ tạo ra tính thống nhất, chuyên nghiệp và có hiệu quả, đồng thời đã và đang làm thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác hơn tạo ra một thế hệ học sinh có năng lực, độc lập, sáng tạo. Trong đó, việc quản lý ứng dụng CNTT quyết định sự thành công hay thất bại trong việc ứng dụng CNTT ở một cơ sở giáo dục [3]. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, UBND Huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2015 đã có kế hoạch “Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 09/5/2015 về đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn đến năm 2020” [4]. 
1.2. Xuất phát từ thực tiễn ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn có nhiều bất cập đặc biệt đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông. 
Phải nhìn thực tế rằng, những năm qua thực trạng về việc quản lý ứng dụng CNTT của huyện Nga Sơn chưa thật sự hiệu quả, lãnh đạo quản lý cấp trên (cấp phòng, cấp huyện) còn chưa quyết liệt, cũng như chưa có chính sách khen, chê, hỗ trợ, động viên kịp thời, chỉ nhận xét bằng tiêu chí cho điểm thi đua các nhà trường. Đặc biệt, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của hiệu trưởng các trường THCS cũng chưa thật sự nhiệt tình đôi khi đang còn mang tính đối phó, nguyên nhân do xuất phát số cán bộ quản lý (hiệu trưởng) các trường THCS huyện Nga Sơn, tuổi cao còn chiếm tỷ lệ trên 30 % họ rất ngại thay đổi cái mới, họ chỉ nói chứ ít làm, nhất là ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong quản lý. Thực tế cho thấy nói mà không làm thì kết quả chỉ là trên giấy tờ mà thôi. 
Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng việc quản lý ứng dụng CNTT của các hiệu trưởng các trường THCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn và điều tra 196 cán bộ quản lý, giáo viên trên 7 trường THCS kết quả thu được sẽ được trình bày trong phần nội dung của SKKN.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học của các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu 
Quản lý của Hiệu trưởng đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trong các trường THCS. 
3.2. Đối tượng nghiên cứu 
Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của Hiệu trưởng các trường THCS.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài qua các văn bản chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo.
 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 
Lập phiếu điều tra, sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn với hệ thống câu hỏi nhằm thu thập ý kiến về các vấn đề nghiên cứu. Đối tượng điều tra là các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh.
Phương pháp tọa đàm (trò chuyện, phỏng vấn) 
Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các CBQL, phó hiệu trưởng, GV, HS để nắm bắt thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
Vận dụng lý luận về khoa học giáo dục để thu thập phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa thực tiễn rút ra kết luận từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả cao hơn.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa lý luận 
	Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn 
+ Phát hiện được thực trạng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
+ Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, cũng như theo chủ trương của Đảng, nhà nước: Nghị quyết số 29-NQ/TW của ban chấp hành trung ương ( khóa XI) ngày 04/01/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT chỉ rõ một trong những giải pháp để đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như trong dạy và học” [5]. 
Ngoài ra phần lý do chọn đề tài tôi đã nêu rõ một phần về thực trạng Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của các trường THCS huyện Nga Sơn. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
Thực ra đây là một đề tài lớn mà tôi đã từng nghiên cứu cho huyện nhà cụ thể áp dụng rất thành công, song khuôn khổ của SKKN ở đây, tôi chỉ nêu lên một phần của đề tài cũng như đưa ra một số các thực trạng căn bản thực tế của việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn, từ đó nêu ra “ Biện pháp pháp Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn”. 
Các thực trạng quản lý ứng dụng CNTT mà đề tài lớn của tôi đã viết và đang áp dụng ở các trường THCS Nga Sơn như sau: 
Thực trạng trình độ Công nghệ thông tin của đội ngũ CB, GV ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thực trạng nhận thức của đội ngũ CB, GV THCS huyện Nga Sơn về ứng dụng CNTT vào dạy học
Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT 
Thực trạng về ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong dạy học
Thực trạng nhận thức vai trò quản lý trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS
Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS của cán bộ quản lý
Thực trạng tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS của cán bộ quản lý
Thực trạng kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào dạy học của cán bộ quản lý
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học
.. 
Trong khuôn khổ của SKKN tôi xin nêu ra 3 thực trạng căn bản trong các thực trạng trên đó là:
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS của cán bộ quản lý
Bảng 2.1. thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học 
ở các trường THCS (qua khảo sát 7 trường THCS với 196 Cán bộ, GV)
TT
Xây dựng kế hoạch
Mức độ thực hiện
X
Thứ bậc
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.
89
45,4
103
52,6
4
2,0
2,43
4
2
Kế hoạch về đầu tư CSVC cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
99
50,5
96
49,0
1
0,5
2,50
1
3
Kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.
93
47,5
99
50,5
4
2,0
2,45
3
4
Kế hoạch về chỉ đạo xây dựng một số chuyên đề về ứng dụng CNTT vào dạy học, nhằm rút kinh nghiệm và làm mô hình để định hướng cho các tiết dạy khác.
84
42,9
104
53,1
8
4,0
2,39
5
5
Kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT
96
48,9
97
49,6
3
1,5
2,47
2
Trung bình
47,0
50,9
2,1
2,45
Thực tế cho thấy số lượng máy móc chưa đáp ứng được hết nhu cầu dạy và học, do vậy người Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch bổ sung liên tục CSVC trong những năm tiếp theo, cho dù việc lập kế hoạch đã được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên qua khảo sát ta thấy có ý kiến cho rằng hiệu trưởng đã có kế hoạch thường xuyên dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT; Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch này được thực hiện ở mức độ chiếu lệ. Thực tế cho thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác này, bên cạnh đó người hiệu trưởng cũng cần xây dựng thêm các kế hoạch xây dựng ngân hàng các giáo án điện tử để làm kho tư liệu, tham khảo và tự học hỏi cho GV trong trường. Kế hoạch xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì và kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao.
2.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS
Bảng 2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện
ứng dụng CNTT vào dạy học(qua khảo sát 7 trường THCS với 196 Cán bộ, GV)
TT
Biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện
Mức độ thực hiện
X
Thứ bậc
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Quán triệt tới các tổ, khối chuyên môn mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.
105
53,6
86
43,9
5
2,5
2,51
1
2
Chỉ đạo các tổ khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E-learning để dự thi cấp trường và cấp Huyện.
94
47,9
98
50
4
2,1
2,46
3
3
Tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy học.
71
36,2
106
54,1
19
9,7
2,27
5
4
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL.
92
46,9
98
50,0
6
3,1
2,44
4
5
Thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
101
51,5
91
46,4
4
2,1
2,49
2
Trung bình
47,2
48,9
3,9
2,43
Đi sâu vào từng biện pháp nhỏ thấy rằng biện pháp xác định mục tiêu, các hoạt động cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy cho từng giai đoạn, từng học kì trong kế hoạch đầu năm học đều được hiệu trưởng các trường triển khai về tới các tổ, khối chuyên môn 
 	Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp đến các tổ viên trong khối. Do vậy hầu hết GV đều nắm được kế hoạch trong năm học, tuy nhiên tồn tại số ít ý kiến đánh giá không cao công tác này và biện pháp nhỏ này vẫn được đánh giá ở vị trí thứ bậc 1 thể hiện điểm trung bình ( ) . 
Do đã xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học, mức độ thành thạo của GV trong việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, nên công tác thực hiện dự giờ, thanh tra, kiểm tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá vị trí thứ bậc 2 ( ), trong hệ thống biện pháp này nhiều ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên. Qua điều tra cho thấy, việc dự giờ, thanh tra các tiết dạy có ứng dụng CNTT không được diễn ra thường xuyên theo kế hoạch mà chỉ tập trung vào các đợt hội giảng, thi GV giỏi cấp trường...Nhưng chúng ta cũng nên nhìn vào thực trạng CSVC để đánh giá, việc không sử dụng được CNTT thường xuyên vào giờ dạy có lẽ do CSVC còn hạn chế, việc mang vác máy móc không thuận tiện, mất thời gian, cộng thêm trình độ tin học của GV không cao, với sự e ngại mất thời gian để soạn một giáo án hiệu quả. 
Được đánh giá ở vị trí thứ bậc 3( ) là: Chỉ đạo các tổ khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E-learning để dự thi cấp trường và cấp huyện, có đa số ý kiến đánh giá công tác này được thực hiện ở mức độ thường xuyên, thực tế đi khảo sát tôi thấy trong 2 năm trở lại đây, phong trào thiết kế bài giảng E-learning được diễn ra sôi nổi trong địa bàn huyện, tuy nhiên kết quả nhận được trong cơ cấu giải của cuộc thi đều thuộc về GV tin học và những GV trẻ của các trường. Như vậy rõ ràng công tác Tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho GV và CBQL càng cần được đẩy mạnh và diễn ra liên tục hơn. Và qua khảo sát cũng chứng minh rõ ý kiến này: Có nhiều ý kiến đánh giá công tác này thực hiện liên tục; nhưng đa số ý kiến cho rằng đôi khi thực hiện và rất ít thực hiện và thể hiện ở điểm trung bình được xếp ở vị trí thứ bậc 4 ( ) . 
Cuối cùng công tác tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá thấp nhất trong thực trạng này ( ). 
Qua khảo sát biện pháp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học ở trên thấy rằng kế hoạch về chỉ đạo xây dựng chuyên đề các tiết có ứng dụng CNTT để rút kinh nghiệm cũng chưa được thực hiện thường xuyên, điều này kéo theo công tác tổ chức, chỉ đạo cũng được nhiều ý kiến đánh giá chỉ ở mức hạn chế. 
2.2.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của cán bộ quản lý 
Bảng 2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá 
ứng dụng CNTT vào dạy học (qua khảo sát 7 trường THCS với 196 Cán bộ, GV)
TT
Biện pháp kiểm tra,
đánh giá
Mức độ thực hiện
X
Thứ bậc
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Kiểm tra các tổ, khối trong việc quán triệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, từng học kì.
96
48,9
83
42,3
17
8,8
2,40
3
2
Kiểm tra việc các tổ, khối xây dựng các giáo án điện tử, bài giảng E- learning để dự thi cấp trường và cấp Huyện.
102
52,0
86
43,8
8
4,2
2,48
2
3
Kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua dự giờ các chuyên đề, thanh tra, kiểm tra các tiết có ứng dụng CNTT.
105
53,6
86
43,8
5
2,6
2,51
1
4
Kiểm tra việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT của GV và CBQL.
92
46,9
59
30,1
45
23,0
1,78
5
5
Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học
95
48,5
64
32,7
37
18,8
2,30
4
Trung bình
98
50,0
76,5
38,5
22,4
11,5
2,29
Bất cứ một kế hoạch nào đưa ra cũng cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra, đánh giá này có thể tiến hành thường xuyên, đôi khi hoặc không thường xuyên. 
Qua khảo sát, việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng các trường được diễn ra không thường xuyên. Chủ yếu tập trung ở các đợt hội giảng và thi GV dạy giỏi. Sau khi hết đợt thi hoặc hội giảng, ban giám hiệu đều nhìn nhận thấy rõ những GV có năng lực hoặc ham học hỏi tích cực trao dồi kiến thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy và những mong muốn của họ được thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhưng không đủ điều kiện đáp ứng. Một phần do CSVC chưa đáp ứng được nhu cầu, nên trên thực tế xảy ra tình trạng lớp học được lắp đặt đầy đủ máy tính và máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT thì GV lớp đó lại không khai thác triệt để được lợi thế đó, còn GV có nhu cầu và có trình độ CNTT thì không được thường xuyên sử dụng.
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở các trường THCS huyện Nga Sơn tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau:
Biện pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho CB, GV tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học 
Làm cho CB, GV thấy được tầm quan trọng, tính tích cực và hiệu quả cũng như hiểu đúng, sâu sắc về bài giảng có ứng dụng CNTT góp phần đổi mới tư duy quản lý, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Tạo được sự nhất trí, đồng thuận cao trong tập thể sư phạm nhà trường từ đó huy động được tối đa sức mạnh của tập thể nhà trường vào ứng dụng CNTT trong dạy học.
Tổ chức quán triệt tuyên truyền làm cho toàn thể CB, GV, nhân viên nhà trường hiểu được, thấy được sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trên thế giới và trong nước, lợi ích của CNTT đem lại, biết được vị trí của mình trong thời đại mới, thời đại của CNTT , thời đại của công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức và mình đã hiểu biết được bao nhiêu? Nắm được thế nào? Làm được chưa?
	Tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của sở GD&ĐT, của phòng GD&ĐT về vai trò, lợi ích của CNTT mang lại để CB, GV trong nhà trường hiểu đúng, nhận thức đúng và trên hết là họ tự giác thực hiện và tự giác làm việc.
Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong ban lãnh đạo, chi ủy, công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường trên cơ sở đó tạo thành sự quyết tâm trong tập thể CB, GV, công nhân viên và HS để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường về đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.
Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyên đề, thi tìm hiểu về CNTT, khuyến khích động viên GV chủ động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT ( đặc biệt là GV cao tuổi, cán bộ quản lý giáo dục)
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên 
Nhằm tạo ra một đội ngũ GV có kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT vào công việc soạn giáo án, sử dụng thành thạo các phần mềm để thu thập, lưu trữ và trao đổi, tìm kiếm thông tin để ứng dụng trong dạy học. Tạo nguồn lực về CNTT để thực thi tốt các nhiệm vụ yêu cầu đặt ra về các lĩnh vực CNTT trong nhà trường. Tạo đội ngũ tiên phong thực hiện cuộc cách mạng CNTT trong dạy học.
Trang bị kiến thức cơ bản về CNTT cho những người chưa biết hoặc chưa thành thạo, nâng cao trình độ cho những người đã có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT Cập nhật các kiến thức, kỹ năng, phần mềm, yêu cầu mới về ứng dụng CNTT trong dạy học 
Xây dựng chương trình bồi dưỡng về CNTT phù hợp với các trình độ và các đối tượng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho GV về CNTT từ đó thúc đẩy và tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học. 
Hình thức bồi dưỡng GV bao gồm: bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng định kì; bồi dưỡng nâng cao.
Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT
Tăng cường các ứng dụng CNTT trong đổi mới, nội dung phương pháp tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và các hoạt động trong nhà trường. Đa dạng hóa, hiện đại hóa cách thức quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường. Tăng cường khai thác Internet để thu thập sử dụng các thông tin phục vụ công tác quản lý, chuyên môn và nghiệp vụ. Xây dựng theo hướng tích hợp kho dữ liệu nhà trường. Chuẩn hóa kho dữ liệu dùng

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_quan_ly_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_hoc_o.doc