SKKN Xây dựng quy trình tiết trả bài tập làm văn cho học sinh trung học cơ sở

SKKN Xây dựng quy trình tiết trả bài tập làm văn cho học sinh trung học cơ sở

 Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn từng có ý kiến: “Có một điều khá phổ biến ở học sinh phổ thông là khi làm bài văn xong không thể tự mình rút kinh nghiệm. Tự mình đánh giá xem bài làm chỗ nào được chỗ nào chưa được. Hiện tượng học sinh bất ngờ về số điểm thường xảy ra luôn. Có học sinh làm bài xong thấy lòng nhẹ nhõm cứ nghĩ mình viết trôi chảy, ý tứ không nghèo nàn thế mà điểm lại thấp. Có học sinh thấy mình làm bài vất vả không thỏa mãn thế nhưng điểm lại cao. Có nhiều cách lý giải hiện tượng này, nhưng có một nguyên nhân chính, đó là sự non kém về ý thức làm bài của học sinh hay nói cho đúng hơn đó là sự non kém về văn hóa làm văn”.

 Từ ý kiến trên và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy công việc chấm trả bài chiếm một vị trí khá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học văn. Tuy nhiên công việc này đang gặp khá nhiều khó khăn.

Nhiều giáo viên chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng trong tiết trả bài tập làm văn, vì vậy chưa có sự chuẩn bị nghiêm túc cho tiết học này.

Học sinh đón nhận tiết học với tâm lý chỉ cần biết bài làm được bao nhiêu chứ chưa ý thức được đây là một tiết học rèn luyện kĩ năng vô cùng thiết thực.

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho tiết trả bài tập làm văn, ngay cả cuốn Chuẩn kiến thức kĩ năng cũng chưa đề cập đến vấn đề này.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Xây dựng quy trình tiết trả bài Tập làm văn cho học sinh Trung học cơ sở là một hướng đi vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn.

 

doc 17 trang thuychi01 9061
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng quy trình tiết trả bài tập làm văn cho học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS QUẢNG NHAM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Người thực hiện: Lê Hữu Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Nham
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................1
2. NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận........................................... .......................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề .................................................................................3
2.3. Những giải pháp cụ thể.................................................................................5
2.3.1. Việc chấm bài của giáo viên .....................................................................5
2.3.1.1. Chấm bài – nghệ thuật và kĩ thuật .......................................................5
2.3.1.2. Các yêu cầu khi chấm bài ......................................................................5
2.3.2.Tổ chức thực hiện tiết trả bài ....................................................................6
2.3.2.1. Hoạt động 1: Nêu những yêu cầu chính của bài làm ..............................7
2.3.2.2. Hoạt động 2: Xây dựng dàn bài mẫu ......................................................7
2.3.2.3. Hoạt động 3: Tổng kết tình hình làm bài của học sinh ...........................7
2.3.2.4. Hoạt động 4: Trả bài cho học sinh ..........................................................7
2.3.2.5. Hoạt động 5: Sửa lỗi điển hình ...............................................................7
2.3.2.6. Hoạt động 6: Đọc bài văn tiêu biểu ........................................................8
2.3.2.7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò ................................................................8
2.2.3. Giáo án tiết dạy thực nghiệm....................................................................8
2.4. Hiệu quả của vấn đề nghiên cứu ...............................................................12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................14
3.1. Kết luận .......................................................................................................14
3.2. Kiến nghị .....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................15
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Giáo sư Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn từng có ý kiến: “Có một điều khá phổ biến ở học sinh phổ thông là khi làm bài văn xong không thể tự mình rút kinh nghiệm. Tự mình đánh giá xem bài làm chỗ nào được chỗ nào chưa được. Hiện tượng học sinh bất ngờ về số điểm thường xảy ra luôn. Có học sinh làm bài xong thấy lòng nhẹ nhõm cứ nghĩ mình viết trôi chảy, ý tứ không nghèo nàn thế mà điểm lại thấp. Có học sinh thấy mình làm bài vất vả không thỏa mãn thế nhưng điểm lại cao. Có nhiều cách lý giải hiện tượng này, nhưng có một nguyên nhân chính, đó là sự non kém về ý thức làm bài của học sinh hay nói cho đúng hơn đó là sự non kém về văn hóa làm văn”. 
	Từ ý kiến trên và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy công việc chấm trả bài chiếm một vị trí khá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học văn. Tuy nhiên công việc này đang gặp khá nhiều khó khăn.
Nhiều giáo viên chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng trong tiết trả bài tập làm văn, vì vậy chưa có sự chuẩn bị nghiêm túc cho tiết học này.
Học sinh đón nhận tiết học với tâm lý chỉ cần biết bài làm được bao nhiêu chứ chưa ý thức được đây là một tiết học rèn luyện kĩ năng vô cùng thiết thực.
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho tiết trả bài tập làm văn, ngay cả cuốn Chuẩn kiến thức kĩ năng cũng chưa đề cập đến vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Xây dựng quy trình tiết trả bài Tập làm văn cho học sinh Trung học cơ sở là một hướng đi vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang ý nghĩa thực tiễn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Từ thực tiến giảng dạy, người nghiên cứu muốn đi tìm những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, trong đó có tiết trả bài Tập làm văn.
- Chỉ ra được thực trạng của vấn đề chấm, trả bài Tập làm văn ở nhà trường hiện nay.
- Thấy được nguyên nhân và nêu được giải pháp cho vấn đề.
- Góp thêm tư liệu cho bản thân trong việc nghiên cứu giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức thực hiện tiết trả bài viết ở môn Tập làm văn dành cho học sinh trường THCS Quảng Nham, Quảng Xương, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Xây dựng quy trình tiết tả bài Tập làm văn cho học sinh Trung học cơ sở, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: được sử dụng để thống kê, phân loại các bài viết và kết quả làm bài của học sinh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: được sử dụng để đối chiếu, so sánh kết quả bài làm của học sinh sau những tiết chấm trả bài.
- Phương pháp phân tích, thẩm bình: được sử dụng khi phân tích, đánh giá, thẩm bình các vấn đề của bài viết, từ đó nâng cao chất lượng cảm thụ văn chương ở học sinh.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Cơ sở lí luận
Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn Ngữ văn mới được bố trí tiết trả bài, trong một năm học số tiết trả bài ở môn Ngữ văn là từ 8 đến 9 tiết- kể cả tiết trả bài ở phân môn Văn và Tiếng Việt, đó là một thời lượng rất đáng kể đủ để nói lên tầm quan trọng của việc chấm và trả bài cho học sinh, nhất là ở các tiết trả bài viết thuộc phân môn Tập Làm Văn. Trong thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng đã chọn cho mình giải pháp riêng nhưng nhìn chung, các giải pháp là không thống nhất.
	- Tài liệu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và sách giáo khoa mới” (Đỗ Ngọc Thống) nêu ra quy trình trả bài là bước đầu tiên trong giờ trả bài. Điều này là khó thực hiện bởi vì về mặt tâm lí nó có ảnh hưởng đến các bước khác trong tiết trả bài. Thực tế cũng không có giáo viên nào thực hiện như thế vì hiệu quả tiết trả bài chưa cao.
	- Tài liệu “Phương pháp dạy học tập làm văn” (Giáo trình ĐHSP- chương trình cũ) lại nêu lên bước trả bài là bước cuối cùng trong tiến trình một tiết trả bài viết môn Tập làm văn.
	- Gần đây nhất là tài liệu BDTX “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn NV THCS” (Nguyễn Thuý Hồng và Nguyễn Quang Ninh chủ biên) ở phần “ Kiểu bài trả bài tập làm văn” chỉ nêu ra một giáo án minh hoạ, không có những quy định cụ thể về quy trình tiết trả bài.
	Tiết trả bài viết trong môn Ngữ văn không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà cốt lõi của vấn đề là giúp các em thấy được những tồn tại trong bài viết, từ đó các em tự sửa các loại lỗi trong bài viết để bài viết lần sau tốt hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa ý thức được sâu sắc vai trò của giờ trả bài làm văn với ý nghĩa cần và vốn có của nó. Nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu quả về nhiều mặt cả về chuyên môn, về quy trình, về tâm lí, cụ thể như sau:
- Việc chuẩn bị cho giờ trả bài chưa chu đáo. Sự thiếu chu đáo đó bắt đầu từ khâu chấm bài đến việc tổ chức tiết trả bài trên lớp.
- Nhiều thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm vào vở bài làm của học sinh mà không có những nhận xét, sửa chữa cần thiết. Đồng thời cũng có những thầy cô chấm bài viết của học sinh với thái độ bực dọc, thiếu trân trọng. Theo tôi, cả hai khuynh hướng ấy đều nên tránh.
- Nhiều khi chúng ta không coi tiết trả bài là một tiết học thực sự nên việc thực hiện các quy trình vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là không có một quy trình mang tính khoa học và sư phạm.
- Giờ trả bài nhiều khi thu gọn vào việc làm dàn bài mẫu. Có khi giáo viên dành hết thời gian của tiết trả bài vào việc hướng dẫn dàn bài mà quên đi các yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Về quy trình tổ chức hoạt động trong tiết trả bài cũng có nhiều vấn đề cần bàn. Tìm ra tiếng nói chung đôi khi cũng rất khó, thậm chí là những tranh cãi không có hồi kết.
- Có khi giờ trả bài chỉ là những giây phút căng thẳng chờ đợi để biết điểm số bài làm để rồi sau đó là một không khí ồn ào, phân tán trong lớp học. Những giờ học như thế học sinh không thu hoạch được bao nhiêu kiến thức và những điều bổ ích cho những bài viết tiếp theo.
- Trường THCS Quảng Nham đóng trên địa bàn mà bao đời nay cuộc sống của người dân gắn liền với biển. Ngôn ngữ địa phương rất đậm nét trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy tiết trả bài Tập làm văn lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì đó là cơ hội rất tốt để các em nhận ra những hạn chế của mình trong sử dụng ngôn ngữ và rèn luyện kĩ năng diễn đạt.
Tuy nhiên, nói đến trả bài là phải nói đến chấm bài và ghi điểm, thiết nghĩ đó cũng không phải là các nội dung ngoài đề tài này. Cũng cần nói thêm rằng tiết trả bài là một tiết học nên nó cũng phải đảm bảo các yêu cầu của một tiết học theo hướng đổi mới, tích cực. Cụ thể là phải đảm bảo các nguyên tắc :
- Thực sự thể hiện sự đổi mới về phương pháp: giáo viên chỉ là người định hướng, gợi mở cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Dưới sự hướng dẫn của thầy, trò phải nhận ra được những sai sót, hạn chế của mình và có hướng khắc phục. Trong tiết dạy giáo viên cũng phải căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp và nội dung bài học để có phương án sử dụng các kĩ thuật dạy học cho phù hợp.
- Phân loại học sinh: trong bài dạy cũng như thiết kế bài học, giáo viên phải phân loại học sinh nhằm đảm bảo cho tất cả các đối tượng trong lớp đều có cơ hội thể hiện ý kiến của mình, giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Học sinh thực sự hiểu bài: đây là một tiêu chí khá quan trọng. Suy cho cùng mục đích cuối cùng của bất kì bài học nào cũng nhằm giúp học sinh hiểu bài, từ đó các em mới có thể giải quyết được các yêu cầu mà môn học đề ra và mới có thể hướng tới những sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng hơn.
- Giờ học phải thân thiện: giáo viên phải xây dựng được bầu không khí thực sự thoải mái, tạo sự gắn kết giữ thầy và trò cũng như giữa các thành viên trong lớp.
- Tích hợp kiến thức liên môn, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
Tôi đã tiến hành khảo sát đối với học sinh khối 6 (6A3, 6A5) và khối 9 (9A3), trước khi áp dụng sáng kiến kết quả như sau:
Lớp
Số bài khảo sát
Nhóm lỗi
Nhóm hs
tr.b - yếu
Nhóm hs
Khá - giỏi
SL
%
SL
%
6A3, 6A5
276
Chính tả
84
30,4
29
10,5
Dùng từ, đặt câu
111
40,2
29
10,5
Viết đoạn văn
140
50,7
57
20,7
Xây dựng bố cục bài làm
139
50,4
28
10,1
9A3
126
Chính tả
31
24,6
19
15,1
Dùng từ, đặt câu
42
33,3
25
19,8
Viết đoạn văn
51
40,5
21
16,7
Xây dựng bố cục bài làm
37
29,4
16
12,7
2.3. Những giải pháp cụ thể
Mỗi thầy cô giáo dạy học môn Ngữ Văn cần ý thức được rằng giờ trả bài là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của các em: vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết. Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn ngày một tiến bộ hơn.
	Như đã trình bày trên, muốn thực hiện tiết trả bài nghiêm túc, có hiệu quả về mặt chuyên môn, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài.
2.3.1. Việc chấm bài của giáo viên
2.3.1.1. Chấm bài - nghệ thuật và kĩ thuật
a. Nói đến nghệ thuật là nói đến cách chấm bài. Có người chấm nhanh nhưng vẫn chính xác, có người chấm chậm, đọc kĩ mà vẫn đánh giá không đúng về bài làm của học sinh. Ngoài ra, còn là quan điểm, thái độ của nguời chấm đối với bài làm.
b. Nói đến kĩ thuật là nói đến chuyên môn nghiệp vụ, tính khoa học trong việc chấm bài thể hiện qua đáp án, biểu điểm cụ thể, vì vậy đòi hỏi phải công bằng và chính xác không có sự sai lệch lớn trong cùng một lớp cũng như giữa các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn.
Hiện tượng đánh giá không đúng bài làm của học sinh không phải là hiếm. Có khi chênh nhau trong cùng một thang điểm, có khi độ chênh lại vượt ra ngoài thang điểm. Thậm chí nhiều thầy cô giáo cho rằng độ chênh giữa các bài làm tương đương về chất lượng có thể lên đến 1 hoặc 2 điểm là điều có thể cho phép! Quan niệm dễ dãi ấy dẫn đến việc tùy tiện trong chấm bài Tập làm văn của học sinh.
Theo tôi chúng ta phải dần dần thay đổi cách nghĩ như trên bởi vì thực chất đó là sự không công bằng, thiếu chính xác, thiếu khoa học và không tôn trọng thành quả lao động của học sinh.
2.3.1.2. Các yêu cầu khi chấm bài
a. Xác định các tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh
Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài về nội dung kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết văn bản, phương pháp làm bài.
Sở dĩ phải xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài TLV vì mỗi bài văn là một bước thể hiện yêu cầu giáo dục rèn luyện được chương trình hóa theo từng kiểu bài nhất định.
Thực ra các tiêu chí này cũng đã được mỗi giáo viên xây dựng khi chấm bài nhưng có thể cách xây dựng từng tiêu chí, từng thang điểm ở mỗi thầy cô giáo là không thống nhất dẫn đến việc đánh giá học sinh có thể là không đồng đều ở cùng một trình độ. Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được tình trạng chấm bài theo cảm tính.
b. Chấm bài
Giáo viên cũng cần căn cứ vào những yếu tố phổ biến nhất của học sinh trong cùng một lớp để tiếp tục rèn luyện cho các em. Những yếu tố này được giáo viên bộ môn đúc kết qua các bài làm trước, nhờ đó mà giáo viên có thể thấy được sai sót phổ biến để tiếp tục sửa chữa không chỉ trong một bài làm mà cả trong quá trình dạy học.
Bên cạnh đó, mỗi bài làm cũng tập trung vào một số trọng điểm rèn luyện nhất định. Như vậy là bên cạnh việc chú ý lỗi phổ biến, ta cũng phải tập trung vào việc rèn luyện các yêu cầu kiến thức, kĩ năng cụ thể. Đối với từng bài làm cụ thể của học sinh, giáo viên lại phải theo dõi những chỗ yếu nhất để tiếp tục uốn nắn, rèn luyện. Chấm một bài văn vừa là chấm theo yêu cầu chung cho cả lớp, đồng thời lại còn chú ý đến yêu cầu riêng ở từng học sinh.
c. Về thái độ của giáo viên khi chấm bài
- Chấm bài văn không nên chấm theo kiểu thủ - vĩ nghĩa là chỉ đọc phần mở bài và kết bài để đánh giá và cho điểm.
- Không nên chấm theo định kiến và ấn tượng với học sinh. Điều này dễ dẫn đến việc không thấy được sự tiến bộ của học sinh yếu, cái hay của học sinh trung bình - khá, sự chủ quan của học sinh khá - giỏi.
- Không nên tỏ rõ sự chê bai trên bài làm học sinh. Thay vào đó là những lời nhận xét đánh giá, chỉ ra chỗ sai cụ thể. Có thể dung kí hiệu đã được quy ước để nhắc nhở, những kí hiệu này cũng giúp ho giáo viên dễ dàng tổng hợp những sai sót để nhận xét, đánh giá chung về bài làm của cả lớp trong một lượt làm bài.
d. Về lời phê
- Chấm bài xong phải ghi lời nhận xét cụ thể. Lời nhận xét phải thể hiện hai phần: khen và chê. Phải thấy được sai sót tiêu biểu nhất, phải thấy được các em có tiến bộ hay chưa để có hướng phấn đấu ở bài làm sau.
- Lời phê trong bài làm phải ân cần, chu đáo. Tránh những lời nhận xét chung chung, ít bổ ích, chỉ mang tính xếp loại như: còn yếu, khá, thường, giỏi  Tránh những lời phê thiếu trân trọng, thiếu tính khích lệ. Có ý kiến cho rằng xem lời phê trên bài văn học sinh có thể thấy được người thầy dạy văn đó như thế nào- nói như vậy thiết nghĩ rằng không phải là quá lời.
e. Về ghi điểm
Thường thì gíao viên có thể ghi điểm sau khi đã đọc, nhận xét tổng hợp về bài làm, có đối chiếu với những bài làm trước.
Điểm số là kết quả cuối cùng của bài làm, của việc chấm bài. Điểm số tất nhiên phải tuân theo những tiêu chí đánh giá được đặt ra nhưng cũng cần xem xét theo tình hình chung của cả lớp và đặc thù của một số học sinh cần được quan tâm đúng mức.
2.3.2. Tổ chức thực hiện tiết trả bài
Đây là phần trọng tâm của tiết học. Một giờ trả bài cũng cần được chuẩn bị chu đáo trên giáo án theo một tiến trình sư phạm cần thiết. Qua thực tế dạy học bộ môn, chúng tôi đúc rút quy trình tối ưu sau đây để tiết trả bài có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
2.3.2.1. Hoạt động 1: nêu những yêu cầu chính của bài làm.
- Căn cứ vào những dữ kiện về đề bài, về tình hình làm bài của học sinh, giáo viên xác định các yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp. 
- Những yêu cầu đó phải được giáo viên công bố để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của cả lớp và của bản thân học sinh.
2.3.2.2. Hoạt động 2: xây dựng dàn bài mẫu.
- Mục đích của việc xây dựng dàn bài mẫu là để cả lớp rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài.
- Từng học sinh qua đó có thể tự mình rút kinh nghiệm chỗ được, chỗ chưa được của mình qua bài làm.
- Nên dành thời gian cho học sinh thắc mắc về dàn bài mẫu.
- Có thể cho học sinh chép dàn bài mẫu để học tập và tự sửa bài ở nhà.
2.3.2.3. Hoạt động 3: tổng kết tình hình làm bài của học sinh.
 Khi tổng kết về tình hình làm bài của học sinh cần nêu được:
Tinh thần, thái độ của học sinh khi làm bài.
Những ưu điểm và nhược điểm chính.
Những cá nhân đáng biểu dương.
Những hiện tượng đáng chú ý.
Kết quả chung của cả lớp và của cá nhân tiêu biểu.
Khi tổ chức hoạt động này giáo viên nên có thái độ khen nhiều hơn chê. Nếu là chê cũng nên ân cần, nhẹ nhàng để các em học sinh yếu khỏi có mặc cảm về sự yếu kém của bản thân trong học tập bộ môn Ngữ Văn.
2.3.2.4. Hoạt động 4: trả bài cho học sinh.
- Sau khi học sinh đã nắm được yêu cầu bài làm và sơ bộ đánh giá bài làm của mình, giáo viên mới trả bài cho học sinh.
- Trước khi trả bài, giáo viên cũng cần chuẩn bị tư tưởng chung cho cả lớp.
- Đây là bước mà học sinh nôn nóng nhất bởi tâm lí học sinh bao giờ cũng mong muốn biết điểm số của bài làm.
- Sau khi trả bài, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh đọc lại bài làm của mình cũng như của các bạn trong nhóm: xem lại những chỗ thầy cô giáo phê hoặc lưu ý bằng mực đỏ. Đây là công việc cần thiết để học sinh chuyển sang một hoạt động khác quan trọng hơn là sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn.
2.3.2.5. Hoạt động 5: sửa lỗi điển hình.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của tiết trả bài bởi mục đích cao nhất của giờ sửa bài là phát hiện và khắc phục tồn tại của bản thân học sinh trong làm văn và rút kinh nghiệm để sửa chữa trong các bài làm sau. Như trên chúng tôi đã trình bày, muốn sửa bài chu đáo thì ở khâu chấm bài, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, phải ghi chép thật cụ thể các lỗi tiêu biểu để việc định hướng sửa bài có hiệu quả hơn. Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây:
a. Sai sót về nội dung và phương pháp làm bài:
Lỗi lạc đề: chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp.
Lỗi lệch đề: chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài làm.
Lỗi lậu đề: bỏ sót một số yêu cầu cần thực hiện trong đề bài.
b. Sai sót về hình thức bài làm:
Nhóm lỗi về dùng từ, lỗi chính tả.
Nhóm lỗi về viết câu văn, diễn đạt ý.
Nhóm lỗi về đoạn văn, bố cục.
Nhóm lỗi về trình bày bài làm ...
Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không có tác dụng sửa lỗi cho học sinh.
Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện và nêu hướng giải quyết.
Sau khi giáo viên hướng dẫn sửa bài chung, cho học sinh trao đổi bài làm trong nhóm để cùng đọc và rút kinh nghiệm. Có thể cho các em chấm bài nhau, cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm và ghi vào phiếu học tập hoặc vở bài tập.
Giáo viên cũng nên dành thời gian cho học sinh nêu lên những thắc mắc về bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_quy_trinh_tiet_tra_bai_tap_lam_van_cho_hoc_sin.doc