SKKN Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Công nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy

SKKN Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Công nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy

 Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu biến đổi làm cho trái đất ngày càng nóng lên, thời tiết diễn ra bất thường, thiên tai, lũ lụt làm thiệt hại rất lớn đến người và của Tình trạng trên sảy ra do nhiều nguyên nhân như do khói, bụi, khí thải từ các nhà máy, công trình, giao thông, nạn chặt phá rừng, rác thải sinh hoạt Trong đó việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu cho việc sản xuất điện năng, việc xây dựng các nhà máy điện. là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường chúng ta cần nâng cao ý thức cho người dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, sống hòa hợp với thiên nhiên là việc làm hết sức cần thiết, bởi không có gì vững bền hơn bằng việc ý thức đó có được ngay từ ban đầu, khi các em bắt đầu được tiếp cận với các kiến thức cũng như mọi vấn đề của tự nhiên- xã hội. Vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học là rất cần thiết.

doc 22 trang thuychi01 230762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Công nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
2
 1. Lí do chọn đề tài.
2
 2. Mục đích nghiên cứu.
3
 3. Đối tượng nghiên cứu.
4
 4. Phương pháp nghiên cứu.
4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
III. Kết luận, kiến nghị
18
 1. Kết luận.
18
 2. Kiến nghị.
18
	I. Mở đầu:
 1. Lí do chọn đề tài:
 Môi trường sống của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu biến đổi làm cho trái đất ngày càng nóng lên, thời tiết diễn ra bất thường, thiên tai, lũ lụt làm thiệt hại rất lớn đến người và của Tình trạng trên sảy ra do nhiều nguyên nhân như do khói, bụi, khí thải từ các nhà máy, công trình, giao thông, nạn chặt phá rừng, rác thải sinh hoạt Trong đó việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu cho việc sản xuất điện năng, việc xây dựng các nhà máy điện... là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường chúng ta cần nâng cao ý thức cho người dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động sản xuất. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường, sống hòa hợp với thiên nhiên là việc làm hết sức cần thiết, bởi không có gì vững bền hơn bằng việc ý thức đó có được ngay từ ban đầu, khi các em bắt đầu được tiếp cận với các kiến thức cũng như mọi vấn đề của tự nhiên- xã hội. Vì vậy việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học là rất cần thiết.
 Giáo Dục Việt Nam đang thực hiện biên soạn và đổi mới chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực. "Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp", đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho người học. Những năm gần đây ngành giáo dục tổ chức các cuộc thi cũng như khuyến khích giáo viên giảng dạy theo hướng tích hợp các môn học và tích hợp các vấn đề tự nhiên xã hội vào dạy học. Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà từ đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động cho người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực học tập, học sinh có khả năng liên kết, vận dụng những kiến thức tương tự ở các môn học khác nhau vào giải quyết vấn đề học tập hoặc những tình huống gặp phải trong thực tiễn. Dạy học tích hợp cũng là một định hướng để biên soạn lại chương trình giáo dục hiện nay. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn tìm hiểu, tham khảo các môn học khác nhau trong nhà trường nhằm tìm những địa chỉ tích hợp phù hợp với môn phụ trách, phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, nhất là những nội dung tích hợp " giáo dục bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu" .
 Với lí do trên tôi chọn đề tài giáo dục ý thức: "Một vài kinh nghiệm giáo dục ý thức sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Công nghệ 8 ở trường THCS Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy".
 	Thông qua đề tài này tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần nhỏ bé để bảo vệ môi trường sống.
	2. Mục đích nghiên cứu:
	Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cho mọi người, một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng nhằm bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. 
 	Việc giáo dục Bảo vệ môi trường, chống Biến đổi khí hậu ở nhà trường là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước. Hình thành niềm đam mê môn học, hăng say tìm tòi khám phá định hướng tìm ra lời giải cho bài toán Biến đổi khí hậu trong tương lai. 
 	Đề tài này với mục tiêu giúp học sinh:
	- Hiểu được ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường sống và khí hậu của toàn cầu.
- Hiểu được lí do vì sao ta cần sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
- Hiểu được các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng 
 - Góp phần nâng cao chất lượng giờ học , tạo hứng thú môn học 	
	- Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường Địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
 - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
	- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
 	- Đối tượng nghiên cứu của dự án này là môi trường, ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường và các biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường. 
 	- Đề tài được áp dụng trong môn Công nghệ lớp 8, phần Kĩ thuật điện qua hai bài: bài 32 "Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống", bài 48 "Sử dụng hợp lý điện năng"
	4. Phương pháp nghiên cứu:
 	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: tìm hiểu các yếu tố lí thuyết về môi trường, . 
 	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: tìm hiểu các yếu tố tác động, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường.
 	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: khảo sát thống kê, so sánh các số liệu về môi trường hiện nay, các giải pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng và kết quả thực hiện các giải pháp.
	II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:	
	1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”(Điều 3, luật bảo vệ môi trường năm 2005). Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và trong hoạt động sản xuất... Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ...
 Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kinh tế - Xã hội, sự bùng nổ dân số và chiến tranh... đã làm cho tình hình môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay, ô nhiễm môi trường không chỉ liên quan đến sự thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của loài người, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. 
 Ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người như: mất cân bằng hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học, thiên tai lũ lụt, sóng thần, hạn hán, núi lở, băng tan, mực nước biển đang dâng lên, hiệu ứng nhà kính, tầng ozon bị phá hủy, nhiệt độ trái đất tăng lênảnh hưởng đến đời sống con người, sự phát triển của nền kinh tế và xã hội
 Những biến đổi khí hậu tại Việt Nam:
	+ Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3C.
	+ Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ.               
	+ Mực nước biển dâng lên trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm năm.
 	Trước những thực trạng trên, bảo vệ môi hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là một vấn đề được quan tâm sâu sắc, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết về bảo vệ môi trường như: nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"; và quyết định số 256/2003/QĐ- TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược Bảo Vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định dướng đến 2020, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006
 	Theo tuyên ngôn của Tổ chức UNESCO-UNEP năm  1998  “Giáo  dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu, mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó. Giáo dục bảo vệ môi trường là kết quả của một sự định hướng lại và sắp xếp lại những bộ môn khác nhau và những kinh nghiệm giáo dục khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật, ), nó cung cấp một nhận thức toàn diện về môi trường”. 
 GDBVMT là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách nhiệm với môi trường. GDBVMT với không chỉ kiến thức mà còn  cả  tình  cảm,  thái  độ,  kỹ năng và hành động xã hội. 
 Như vậy, việc GDBVMT cần phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi  ấu  thơ  tới  tuổi  trưởng  thành,  từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội. 
 Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung bài học, các địa chỉ tích hợp Bảo vệ môi trường chống Biến đổi khí hậu trong bộ môn mình phụ trách để lồng ghép, tích hợp giáo dục BVMT chống BĐKH vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, đặc biệt là giáo dục ý thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả góp phần BVMT chống BĐKH . Vì vậy tôi đã lựa chọn và thực hiện dự án: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu thông qua việc giáo dục ý thức "Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng" trong môn công nghệ lớp 8. 
	2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 	Môn Công nghệ lớp 8 phần Kĩ thuật điện chỉ giới thiệu với các em những kiến thức cơ bản về khái niệm điện năng, sản xuất điện năng, các đồ dùng điện và mạng điện trong nhà, có hiểu biết ban đầu về cách sử dụng điện thông thường. Chưa chú trọng đến việc hình thành kĩ năng sử dụng điện hiệu quả trong thực tế cho học sinh.
 Thực tế là sau khi học sinh học xong nội dung môn học mới chỉ có được những kiến thức cơ bản về môn học và nội dung được đề cập, với thời gian có hạn mà khối lượng kiến thức lại nhiều nên việc hình thành kĩ năng sử dụng trong thực tế cho các em gặp nhiều khó khăn; hầu như các em chỉ tiếp nhận mà không hiểu hoặc ít hiểu và vận dụng được vào cuộc sống. Mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cũng như của địa phương còn thiếu thốn nhiều; nghề nghiệp chính của địa phương lại là nông nghiệp nên việc tạo cơ hội cho học sinh quan sát cũng như thăm quan thực tế là khó và không thực hiện được.
 Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành bộ tài liệu tích hợp giáo dục BVMT và chỉ đạo ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục BVMT vào dạy học, nhưng với nội dung còn sơ sài chủ yếu cung cấp những địa chỉ tích hợp và chỉ lồng ghép việc BVMT trong những địa chỉ đó; mà chưa nghiên cứu sâu về bản chất và biện pháp, những minh chứng và số liệu cụ thể về tình trạng ô nhiễm môi trường và vấn đề BVMT. Vì vậy chưa tác động sâu sắc được đến ý thức, thái độ của học sinh. 
 Thông qua khảo sát sơ bộ các học sinh trong nhà trường đặc biệt là các học sinh khối lớp 8 về việc sử dụng điện như: Tại sao phải tiết kiệm điện; tiết kiệm điện có ý nghĩa gì đối với gia đình em, với xã hội và môi trường; hay em đã làm gì để tiết kiệm điện năng...Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra thử nghiệm ở hai lớp 8A,8B năm học 2016- 2017 với những câu hỏi trên đã thu được kết quả như sau: 
Lớp
Tổng số
Điểm 0 - 4
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
8A
24
14
58,3
8
33,3
2
8,4
0
0
8B
24
13
54,2
8
33,3
3
12,5
0
0
 Kết quả cho thấy đa số các em chưa có ý thức tiết kiệm điện năng, chủ yếu các em khẳng định được là tiết kiệm điện năng thì tiết kiệm được tiền cho gia đình, các em không hiểu được việc sử dụng điện năng thì có liên quan gì đến môi trường và xã hội và hầu hết các em chưa có ý thức tiết kiệm điện.
 Với thực tế hiện nay là tình hình môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khí hậu diễn biến khó lường và rất khắc nghiệt; thiên tai lũ lụt, hạn hán, liên tục xảy ra, trái đất ngày càng nóng lên... mà một trong các nguyên nhân lớn nhất là do các nhà máy sản xuất điện năng, do việc sử dụng điện không hợp lý của người dân. Trong khi đó chương trình Công nghệ lớp 8 phần "Kĩ thuật điện" lại không hề đề cập tới vấn đề này. Vì vậy việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh giáo viên và mọi người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy để đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay là phải đảm bảo ba yêu cầu về: Kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi các em đang sinh sống và học tập, qua đó cũng là nâng cao ý thức cho mọi người trong cộng đồng.
	3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu, bài toán về điện năng đang là một bài toán khó đối với ngành năng lượng Việt Nam. Điện năng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhờ có điện  năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống con người đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội... Không ai một ngày lại không sử dụng ít nhiều đến điện, do đó việc tìm lời giải cho bài toán tiết kiệm điện năng là hết sức cần thiết và là trách nhiệm chung của tất cả nhân loại, không phải là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay tập thể nào. Từ gia đình đến doanh nghiệp và những người trong cuộc cần phải có ý thức tiết kiệm điện năng hợp lý. Bởi nhu cầu sử dụng điện của con người ngày càng tăng trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện là có hạn và nguồn năng lượng sản xuất ra điện năng ngày càng cạn kiệt.
	- Tỉ lệ phần trăm tiêu thụ điện năng của các ngành sản xuất và đời sống của nước ta: 
 Công nghiệp: 44,4% 
 Nông nghiệp: 14,6% 
 Giao thông vận tải: 0,8% 
 Sinh hoạt: 32,1% 
 Thương mại dịch vụ: 8,1%. 
	- Nước ta xây dựng nhiều nhà máy điện, song nhu cầu sử dụng tăng nhiều, vì thế nước ta vẫn còn thiếu điện. Năm 2010 điện nhập khẩu chiếm 6%, Đến năm 2020 ước tính điện nhập khẩu chiếm 10 đến 11,5% . 
 Hiện nay nguồn cung cấp điện chủ yếu là các nhà máy Nhiệt điện (sử dụng các nguồn nhiên liệu như than, khí đốt), Thủy điện (sử dụng năng lượng của dòng nước), điện nguyên tử (năng lượng sinh ra ở các phản ứng hạt nhân nguyên tử). Việc sản xuất điện năng ở các nhà máy này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. 
 Trong phần kĩ thuật điện môn Công nghệ lớp 8 chỉ giới thiệu với các em một số kiến thức cơ bản nhất giúp các em hiểu về vai trò của điện năng, các đồ dùng thiết bị điện, cách sử dụng ... mà chưa có nội dung phân tích cho học sinh hiểu rõ mặt trái của việc sản xuất và sử dụng điện năng đó là những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đến cuộc sống của con người và là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. 
 Vì vậy để giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trước hết Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được ảnh hưởng của việc sản xuất điện năng đến môi trường và khí hậu; từ đó các em nâng cao được ý thức sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
	3.1 . Ảnh hưởng của các nhà máy điện tới môi trường:
 	Tích hợp vào dạy Bài 32: "Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống" trong phần I: Sản xuất điện năng, giáo viên cần làm rõ những ảnh hưởng của các nhà máy điện tới môi trường và khí hậu như:
 	* Các vấn đề môi trường của các nhà máy thủy điện: 
	- Tiềm năng thủy điện của Việt nam
	+ Đặc điểm địa hình và sông ngòi Việt Nam: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước. Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước. 
 	Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hơn 3.450 hệ thống.
	+ Khí hậu: Việt Nam nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 mm. Lượng mưa rơi nhiều nhất đạt tới 4000 - 5000 mm, nơi mưa thấp nhất cũng đạt trên 1000 mm.Hệ thống sông ngòi Việt Nam có mật độ cao. Tổng số các con sông có chiều dài lớn hơn 10 km là 2400. Hầu hết sông ngòi Việt Nam đều đổ ra biển Đông. Hàng năm, mạng lưới sông suối Việt Nam vận chuyển ra biển lượng nước 870 km3/năm, tương ứng với lưu lượng bình quân khoảng 37.500 m3/s.
	+ Tiềm năng lý thuyết về thuỷ điện Việt Nam xác định khoảng 300 tỷ kWh (tính cho những con sông dài hơn 10 km). Tiềm năng kỹ thuật xác định khoảng 123 tỷ kWh, tương đương với công suất lắp máy khoảng 31.000 MW. Tiềm năng kinh tế, kỹ thuật hiện được xác định khoảng 75000-85840 triệu tỷ kWh, tương đương với công suất lắp máy khoảng 18.000 - 20.000 MW.
	- Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện do việc đắp đập, ngăn sông làm thủy điện: 
	+ Việc xả lũ không đúng quy trình, thay đổi chế độ nước hạ lưu gây nên hiện tượng xói mòn, ngập lụt, hạn hán, sạt lở ở bờ sông...
	+ Việc đắp đập ngăn sông làm thủy điện làm suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học với diện tích rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản xuất của khu vực này bị mất, kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. 
	+ Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất...
	+ Ngoài ra còn ảnh hưởng đến vấn đề ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, đặc trưng văn hóa và cơ sở hạ tầng.
Ảnh hưởng của các nhà máy thủy điện tới môi trường
 	* Các vấn đề môi trường của các nhà máy nhiệt điện 
	- Tiềm năn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_su_dung_hop_ly_va_t.doc