Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường Trung học Cơ sở Tô Hiệu

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường Trung học Cơ sở Tô Hiệu

Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì đó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nó được phản ánh bởi các tên gọi như “thời kỳ quá độ” “tuổi khủng hoảng” đây là lứa tuổi nhảy vọt cả về thể chất đến tinh thần, ở lứa tuổi này các em ở cùng độ tuổi song lại có sự khác biệt về mức độ phát triển thể chất và tâm sinh lý, điều này do hoàn cảnh sống và hoạt động khác nhau tạo nên, chính vì vậy không thể phủ nhận vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS.

Công tác chủ nhiệm là công tác tổ chức quản lý lớp học sao cho khi có thầy cô hay không có thầy cô thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác và mọi việc vẫn hoàn thành tốt.

Tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể là một loại sinh hoạt tập thể của học sinh được phân bổ chính thức mỗi tuần 1 tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp, tiết học sinh lớp có sự gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động chủ điểm theo tháng của nhà trường. tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục của hoạt động đó.

Thông qua tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa giúp giáo dục cho học sinh ý thức chính trị xã hội, đạo đức lối sống, định hướng lập nghiệp của bản thân, giáo dục giới tính, giáo dục các giá trị văn thể mĩ lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần phát triển nhân cách cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong các tiết sinh hoạt lớp vì thông qua đó giáo viên tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản có nề nếp sáng tạo, có kỷ luật, đoàn kết gắn bó sống có trách nhiệm với bản thân và với tập thể, phát huy được vai trò nòng cốt tính tiêu phong của tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu niên trong các hoạt động tập thể.

 

doc 23 trang hoathepmc36 01/03/2022 10951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường Trung học Cơ sở Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọ đề tài
Mục tiêu giáo dục của các cấp học nói chung là giáo dục các em thành những con người phát triển toàn diện “Khỏe về thể chất, đẹp về tâm hồn, sáng về trí tuệ” đặc biệt là ở các cấp THCS, bởi vì các em ở lứa tuổi này có bước nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi tuổi thơ ấu để chuyển sang gia đình trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau như “Thời kỳ quá độ”, “Tuổi khủng hoảng”, “Tuổi bất trị”. Vì thế làm thế nào để giáo dục các em trở thành những người chủ tương lai của đất nước, làm thế nào để giáo dục các em thành những con người có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức tốt và làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt nhất? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, của đội ngũ giáo viên trong ngành, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớptrực tiếp thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh.
Trong thực tế, công tác chủ nhiệm là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp vui nhiều, buồn cũng nhiều, thành công cũng có, thất bại lại cũng không phải là hiếm, bởi lẻ mỗi một tập thể lớp có đặc thù riêng của lớp đó, mỗi một học sinh là một hoàn cảnh, một suy nghĩ và một hướng phát triển khác nhau.
Thực tế là như vậy, nên mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra cho mình một phương pháp đạt hiệu quả nhất, muốn vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết cánh nắm bắt tâm lý, hiểu rõ tâm tư tình cảm và khả năng phát triển của từng học sinh thông qua gia đình, bạn bè hoặc trực tiếp tiếp cận học sinh để tạo tình cảm và niềm tin động viên các em mà thời gian để giáo viên làm được điều đó chính là thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp, liên hệ với gia đình học sinh.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Trong công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp cấp THCS thì tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa là một trong những hoạt động quan trọng, thông qua những học sinh như thế giúp giáo viên khuyến khích động viên kịp thời các cá nhân học sinh có thành tích tốt, đồng thời chỉ ra những khuyết điểm, lỗi lầm mà học sinh mắc phải để kịp thời uốn nắn sửa chữa, đồng thời trên cơ sở đó tạo mối quan hệ thân thiết tình cảm gắn bó giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, qua đó có vốn tài liệu về hiểu biết học sinh để trao đổi với gia đình học sinh. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận và thực tế để xây dựng một số biện pháp sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể hiệu quả. 
b. Nhiệm vụ
- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng kế hoạch và nội dung của các giờ sinh hoạt tập thể.
- Phân tích thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay nhất là công tác lên kế hoạch xây dựng nội dung của các giờ sinh hoạt tập thể.
- Thông qua phân tích nêu ra một số giải pháp, biện pháp cách xây dựng và thực hiện các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể một cách hiệu quả, thiết thực, gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
- Thực hiện áp dụng đề tài vào thực tế trong công tác chủ nhiệm và đánh giá kết quả thu được.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp xây dựng kế hoạch và nội dung cho các tiết hoạt động tập thể, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, đồng thời cách thức liên hệ với gia đình và nhà trường để đạt được hiệu quả trong công tác giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động tập thể qua đó giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. 
- Đối tượng áp dụng: là các em học sinh lớp 9A5 năm học 2016-2017 trường THCS Tô Hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu mục tiêu giáo dục học sinh cấp THCS.
+ Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THCS từ 11-15 tuổi.
+ Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới nhất của BGD.
+ Nghiên cứu nội dung kế hoạch soạn giảng các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát.
+ Tổng kết kinh nghiệm xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp của các giáo viên có kinh nghiệm.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: thống kê toán học, bảng biểu, sơ đồ.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì đó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nó được phản ánh bởi các tên gọi như “thời kỳ quá độ” “tuổi khủng hoảng” đây là lứa tuổi nhảy vọt cả về thể chất đến tinh thần, ở lứa tuổi này các em ở cùng độ tuổi song lại có sự khác biệt về mức độ phát triển thể chất và tâm sinh lý, điều này do hoàn cảnh sống và hoạt động khác nhau tạo nên, chính vì vậy không thể phủ nhận vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS.
Công tác chủ nhiệm là công tác tổ chức quản lý lớp học sao cho khi có thầy cô hay không có thầy cô thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác và mọi việc vẫn hoàn thành tốt.
Tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể là một loại sinh hoạt tập thể của học sinh được phân bổ chính thức mỗi tuần 1 tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp, tiết học sinh lớp có sự gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động chủ điểm theo tháng của nhà trường.tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục của hoạt động đó.
Thông qua tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa giúp giáo dục cho học sinh ý thức chính trị xã hội, đạo đức lối sống, định hướng lập nghiệp của bản thân, giáo dục giới tính, giáo dục các giá trị văn thể mĩ lành mạnh đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần phát triển nhân cách cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong các tiết sinh hoạt lớp vì thông qua đó giáo viên tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản có nề nếp sáng tạo, có kỷ luật, đoàn kết gắn bó sống có trách nhiệm với bản thân và với tập thể, phát huy được vai trò nòng cốt tính tiêu phong của tổ chức đoàn thanh niên và đội thiếu niên trong các hoạt động tập thể.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Lứa tuổi THCS là lứa tuổi có sứ mệnh lịch sử khá quan trọng trong quá trình phát triển của một đời người, vì các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) nên các em rất cần sự dìu dắt uốn nắn của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và toàn xã hội, trong đó giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng.
Mặt khác trong chương trình giáo dục THCS thời gian để giáo viên và học sinh có thể chia sẽ, tâm tư, tìm hiểu lẫn nhau và ở tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa, tiết sinh hoạt lớp được quy định như bắt buộc 1 tiết một tuần, không thể thiếu, đây là tiết tự quản được nhà trường sắp xếp vào cuối mỗi tuần học, đây là thời điểm mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, đánh giá và tự đánh giá hoạt động, học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của bản thân cũng như của cả lớp, cả chi đội, chi đoàn.
Qua quá trình chủ nhiệm lớp trong những năm vừa qua tại trường THCS Tô Hiệu tôi nhận thấy một số thực trạng như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu làm các việc như nhận xét kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh nhất là học sinh hay mắt lỗi thường trốn tránh các tiết sinh hoạt, hoặc không hứng thú, thực hiện cho có, hoặc ngồi nghe cho có lệ.
- Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng giao cho học sinh điều khiển một phần tiết học sinh nhưng chỉ hướng dẫn chung chung và chủ yếu lớp trưởng làm việc, sau đó giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thân mật vài điều những kỹ năng giao tiếp trong lớp hoặc trong một vài trường hợp còn rụt rè, chưa mạnh dạn, kết quả dẫn đến tiết sinh hoạt tẻ nhạt, nhàm chán, giảm hứng thú khi đến trường của học sinh dẫn đến tình trạng bỏ học rất nhiều hiện nay chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp.
- Các tiết sinh hoạt lớp hay sinh hoạt tập thể nghèo nàn cả về nội dung lẫn hình thức dẫn đến giáo viên chủ nhiệm ít tư liệu để trao đổi phối kết hợp với gia đình học sinh, nên việc gia đình rèn luyện học sinh đạt hiệu quả không cao.
- Liên hệ với gia đình học sinh còn ít hoặc không hiệu quả, chủ yếu là những học sinh vi phạm thì gia đình bị mời lên làm việc mà chưa phát huy hết mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kịp những thay đổi về mặt tâm lý, sinh lý của các em hay những mong muốn hoác hoàn cảnh sống của từng học sinh nên sử dụng các biện pháp giáo dục rèn luyện đạo đức học sinh chưa hiệu quả nhất là đối với học sinh cá biệt.
- Công nghệ thông tin phát triển tạo ra nhiều thú vui cho học sinh tham gia chơi như game, Facebook, Zalo  lôi kéo các em dẫn đến các em sao nhãng, lơ là dẫn đến bỏ học.
* Nguyên nhân của thực trạng
- Lứa tuổi THCS là sự nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em có sự phát triển về nhiều mặt như: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đứcmà sự phát triển này lại không đồng đều ở cùng độ tuổi, nên giáo viên chủ nhiệm đôi khi chưa theo kịp sự thay đổi của các em.
- Giáo viên chủ nhiệm còn thụ động, chưa tích cực xây dựng kế hoạch nội dung cho lớp chủ nhiệm, đa số là trên giao chỉ tiêu xuống rồi thực hiện mà chưa có sự sáng tạo trong quá trình chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa chủ ý đến chất lượng của tiết sinh hoạt lớp của mình, tiết sinh hoạt lớp rơi vào tiết cuối tuần học, tiết học không có yêu cầu nội dung cụ thể lại đi đôi với tâm lý mệt mỏi của học sinh nên tiết sinh hoạt thường làm qua loa, dễ làm mất đi tác dụng vốn có của tiết sinh hoạt lớp.
- Học sinh còn thụ động chưa tích cực, hay chưa chủ động tham gia các phong trào hoạt động vui chơi của trường lớp tổ chức.
- Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân lại chưa nhận được sự hướng dẫn, động viên, cổ vủ của thầy cô, bạn bè.
- Nhiều học sinh quá đam mê vào các trò chơi trên Intanet nên không chú ý vào các hoạt động bổ ích của tập thể lớp và tổ nhóm mình.
- Thực trạng của lớp chủ nhiệm áp dụng đề tài.
+ Tổng số HS: 30 em (trong đó có 17 em HS nữ)
+ Học sinh dân tộc thiểu số(DTTS) chiếm tỉ lệ cao; HS DTTS : 25 em (trong đó có 15 em HS nữ)
+ Học sinh hộ nghèo và cận nghèo 16 em.
+ Học sinh sống trên địa bàn rộng và chủ yếu sống trên địa bàn khó khăn, khoảng cách từ nhà đến trường xa.
+ Đời sống của bà con chủ yếu là làm nông hoặc làm thuê cho các là gạch, nhiều em còn là lao động chính của gia đình nên ít quan tâm đến việc học của con em mình đa số giao phó cho nhà trường nên thường xuyên vắng học bỏ tiết và có nguy cơ bỏ học cao.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
- Hệ thống lại toàn bộ các công việc cần làm của công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp hiệu quả cao nhất.
- Đưa ra các phương án hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời đưa ra phương pháp xây dựng kế hoạch nội dung tiết sinh hoạt lớp hiệu quả cao nhất.
- Tạo sự thu hút và hứng thú cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp và xóa bỏ tâm lý sợ sệt của học sinh khi nhà trường, giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp tôi đã áp dụng những giải pháp và việc làm cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Công tác tiếp cận lớp chủ nhiệm
- Mỗi giáo viên khi nhận lớp chủ nhiệm đều phải nắm bắt tình hình của lớp như: sĩ số, nam, nữ, học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên bộ môn
- Ổn định tổ chức lớp một cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, trong số chủ nhiệm.
- Tiến hành phân loại học sinh:
+ Học sinh khá giỏi.
+ Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Học sinh có năng khiếu. 
+ Học sinh có nguy cơ bỏ học.
+ Học sinh có sự phát triền tâm sinh lí trước tuổi.
- Bầu ban cán sự lớp.
+ Ban cán sự lớp ra yếu tố rất quan trọng nó bảo đảm duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn trên tinh thần tự nguyện công bằng và năng lực của các em.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải giao nhận nhiệm vụ cụ thể, khoa học cho từng chức danh như: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, lớp phó lao động, tổ trưởng, tổ phó, cờ đỏtùy vào tình hình đặc điểm của lớp và của đối tượng học sinh để giáo viên chủ nhiệm có thể giao nhiệm vụ hợp lý nhất.
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung kế hoạch cho các tiết sinh hoạt lớp.
- Hàng tuần tiết sinh hoạt lớp được tổ chức vào tiết học cuối cùng của ngày thứ 6 trong tuần, tiết sinh hoạt lớp rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc gần gũi nhiều nhất với lớp, vì vậy tiết sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau:
+ Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẽ với giáo viên những vướn mắc khó khăn của mình trong học tập và trong cuộc sống.
+ Khích lệ, động viên kịp thời đối với học sinh có thành tích tốt và chuẩn bị 1 tâm thế cho học sinh sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng tiến bộ.
+ Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.
+ Tự nhận ra nguyên nhân yếu kém của bản thân và sẵn sàng khắc phục tránh học sinh có tâm lý mặc cảm, tự ti khi mắc sai sót trong quá trình học tập rèn luyện, vì vậy ở tiết sinh hoạt lớp tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
* Hoạt động 2: Các tổ hoạt động nhóm với các nội dung sau:
- Các tổ tự kiểm điểm đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua bao gồm những ưu điểm đã làm được và nhược điểm cần khắc phục.
- Qua phần tự kiểm điểm các thành viên trong tổ tiến hành xếp loại hạnh kiểm theo tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra.
- Đưa ra phương hướng hoạt động của tuần học tiếp theo và khắc phục nhược điểm tuần trước.
* Hoạt động 3: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ
- Tuyên dương, khích lệ những bạn có thành tích tốt, chỉ ra nguyên nhân yếu kém của một số vi phạm.
- Đưa ra phương hướng hoạt động của lớp cho tuần tiếp theo.
- Hoàn thành các biểu mẫu giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hàng tuần.
* Hoạt động 4: nhận xét của giáo viên chủ nhiệm
- Nêu ưu điểm đồng thời biểu dương hoặc có phần thưởng khích lệ những thành tích tốt của cá nhân và tập thể trong tuần.
- Nêu khuyết điểm đồng thời nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm (chú ý mức độ và đối tượng vi phạm giáo viên chủ nhiệm sử lý khéo léo tránh trường hợp học sinh chán nản, bất mản với giáo viên).
* Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc và xây dựng kế hoạch tuần tới.
Giáo viên chủ nhiệm giải quyết thắc mắc, xem xét những yêu cầu chính đáng của học sinh đồng thời bổ sung kế hoạch tuần tới còn thiếu mà lớp đã đề ra.
* Hoạt động 6: Nói theo chủ đề.
- Đây là thời gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là cơ hội để giáo viên truyền đạt những kinh nghiệm sống của bản thân cho các em.
- Là thời gian để giáo viên trao đổi tâm sự về tâm lý lứa tuổi giáo dục giới tính, định hướng nghề nghiệp, trao đổi phương pháp học nên giáo viên chủ nhiệm cần soạn nội dung phong phú, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh, qua đó giáo dục hình thành nhân cách cho các em.
Biện pháp 3: Thiết kế các biểu mẫu phù hợp cho từng hoạt động
(1). Biểu mẫu cho hoạt động của tổ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
1. Báo cáo tổng kết
- Ưu điểm
- Nhược điểm:
- Xếp loại hạnh kiểm:
STT
Họ và tên
Hạnh kiểm
STT
Họ và tên
Hạnh kiểm
Chú ý
 2. Phương hướng tuần tới:
a. Về học tập
b. Về phong trào
 Tổ phó Tổ trưởng ký tên
(2) Biên bản sinh hoạt lớp (lớp phó)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP 9A5
 Tuần:.......
1. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian:giờ..phút, ngàythángnăm 2016
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 9A5, Trường THCS Tô hiệu.
2. Thành phần tham dự
- Chủ trì :
- Thư kí: 
- Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A5:
- Tập thể lớp 9A5.
- Vắng mặt:
3. Nội dung buổi sinh hoạt
a. Các tổ hoạt động nhóm nhận xét hoạt động của tổ và đề ra phương hướng hoạt động của tuần tiếp theo:
- Tổ 1:
- Tổ 2:
- Tổ 3:
b. Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong tuần qua và đề ra phương hướng tuần tiếp theo:
 	c. Tổng hợp nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:
- Nề nếp:
- Học tập:
* Thông qua việc nhận xét, đánh giá của các cán bộ lớp thì kết quả hoạt động: học tập và rèn luyện của các thành viên như sau:
Tổ 1 Tổ 2
STT
Họ và tên
Xếp loại
Họ và tên
Xếp loại
1
H Dịu Niê
H Wiêl Hmõk
2
H Rim Niê
H Ngin Hmõk
3
Y Xuyên Brông
Ngô Đình Đức
4
Y Silas ÊBan
H Đươm Hmõk
5
H Oai ÊBan
Đinh Quang Khải
6
H Bhung Niê
H Wan Knul
7
Y YêRêMi Knul
H Bel Knul
8
H Đin Hmõk 
Y RêNi Hmõk
9
H Yol HĐơk
Y YôSuê BKrông
10
Y Kiêu BKrông
Hoàng Thị Thảo Vân
Tổ 3
STT
Họ và tên
Xếp loại
STT
Họ và tên
Xếp loại
 1
H Ning Adrơng
6
H Wăn BKrông
 2
H Yiêu Niê
7
Đoàn Thị Xuân Diệu
 3
Y Bhung Niê
8
Nguyễn Văn Thành
 4
Nguyễn Đức Khánh Huy
9
Y Jamin Niê
 5
H Dưr BKrông
10
Y Lý Niê
d. Phương hướng hoạt động tuần tới.
e. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần:
- Học tập: 
- Nề nếp: 
- Xử lí vi phạm: 
 tới: 
+ Học tập:
+ Nề nếp:
+ Hoạt động khác:
 Thư kí. GVCN Chủ trì 
 Nguyễn Thị Phước Trà
(3). Bảng theo dõi hạnh kiểm của lớp hàng tháng (lớp trưởng)
Học kỳ I
Tháng
Tổng kết tháng
STT
Họ và tên
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
1
2
(4) Bảng theo dõi hoạt động của mỗi thành viên trong lớp và liên hệ với gia đình.
Bảng theo dõi hoạt động của học sinh
Họ và tên:.. Thángnăm.
Lớp: 
Tự nhận xét
Nhận xét của lớp
+ Ưu điểm về khả năng đặc biệt
..
.
+ Tồn tại
..
* Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:
* Ý kiến của gia đình học sinh:
 Học sinh (chữ ký) GVCN (chữ ký)
Biện pháp 4: Thành lập tổ tư vấn tâm lý
- Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu chọn ra 3 em có tinh thần giúp đỡ bạn bè, vui vẽ, hòa đồng, có khả năng nói chuyện, khéo léo, năng nổ trong hoạt động để thành lập tổ tư vấn tâm lý.
- Chức năng của tổ tư vấn tâm lý tạo mối quan hệ đoàn kết trong lớp, giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi tìm hiểu sự thay đổi tâm lý tình cảm của các bạn trong lớp, giúp đở các bạn vượt qua khó khăn về mặt tâm lý tình cảm, hoặc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nếu gặp vấn đề không giải quyết được.
- Tổ tư vấn tâm lý phải bảo đảm bí mật cá nhân cho các thành viên trong lớp và cùng giáo viên chủ nhiệm giải quyết vấn đề 1 cách khéo léo.
- Cách thức hoạt động: Tổ tư vấn có nhiệm vụ thu thập tư liệu, thông tin, hình ảnh cho các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ đề giáo viên giao phó. Đồng thời tìm hiểu các vấn đề nóng sảy ra trong xã hội, đặc biệt trong địa phương tham mưu với giáo viên chủ nhiệm để đưa nội dung lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chủ điểm cuả lớp cho các thành viên trong lớp thảo luận theo hướng tích cực mang tính giáo dục cao.
- Tổ tư vấn cùng với ban cán sự lớp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, cùng nhau rút kinh nghiệm, tham khảo sự góp ý của các thầy cô giáo trong trường, hoặc trong các tổ chức xã hội ngoài nhà trường
Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động xã hội
- Tích cực tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác tổ chức cho các em tham quan ngoại khóa tạo niềm vui đến trường và là dịp để các em giao lưu tình cảm với thầy cô bạn bè và tăng thêm kiến thức xã hôi cho các em.
- Hướng dẫn, động viên các em tham gia các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường như: Đội Thiếu Niên, Đoàn Thanh Niên, Câu lạc bộ “ Khát vọng tuổi trẻ” Của đoàn thanh niên xã Ea Bông, Câu lạc bộ “Khát vọng xanh” của Huyện Krông Ana.
- Hướng dẫn các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_q.doc