SKKN Vận dụng dạy học tích hợp trong tác phẩm văn học địa phương: Dô tả dô tà – Mạnh Lê
-Môn ngữ văn ở trường phổthông có mục tiêu là hình thành,phát triển cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản.Góp phần phát triển những phẩm chất cao đẹp đó là tình yêu thiên nhiên tình yêu quê hương đất nước,Ý thức với cội nguồn tự hào về lịch sử dân tộc,yêu thích cái đẹp cái thiện và có cảm xúc lành mạnh có hứng thú học tập góp phần giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.Chính các tác phẩm văn học trong nhà trường là ngữ liệu là phương tiện để đạt mục tiêu đó
2.Xuất phát từ mục tiêu của chương trình địa phương
-Trong dòng chảy của văn học nước nhà,văn học địa phương cũng hình thành và phát triển.Văn học địa phương là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực,địa phương cụ thể.Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư của địa bàn cư chú nhất định và mang bản sắc riêng độc đáo có tính chất đặc thù vùng miền.Dạy học chương trình địa phương là yêu cầu cấp thiết trong chương trình đổi mới giáo dục.Dạy học chương trình địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra trong cộng đồng cũng như cho mỗi địa phương.Khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương làm phong phú và sáng tỏ thêmchương trình chính khóa.Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập với môi trường mà mình đang sống,có ý thức tìm hiểu góp phần giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương đồng thời giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở
PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài: 1.Xuất phát mục tiêu của môn ngữ văn -Môn ngữ văn ở trường phổthông có mục tiêu là hình thành,phát triển cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản.Góp phần phát triển những phẩm chất cao đẹp đó là tình yêu thiên nhiên tình yêu quê hương đất nước,Ý thức với cội nguồn tự hào về lịch sử dân tộc,yêu thích cái đẹp cái thiện và có cảm xúc lành mạnh có hứng thú học tập góp phần giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.Chính các tác phẩm văn học trong nhà trường là ngữ liệu là phương tiện để đạt mục tiêu đó 2.Xuất phát từ mục tiêu của chương trình địa phương -Trong dòng chảy của văn học nước nhà,văn học địa phương cũng hình thành và phát triển.Văn học địa phương là những sáng tác văn học của các tác giả trong một khu vực,địa phương cụ thể.Nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư của địa bàn cư chú nhất định và mang bản sắc riêng độc đáo có tính chất đặc thù vùng miền.Dạy học chương trình địa phương là yêu cầu cấp thiết trong chương trình đổi mới giáo dục.Dạy học chương trình địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra trong cộng đồng cũng như cho mỗi địa phương.Khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương làm phong phú và sáng tỏ thêmchương trình chính khóa.Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập với môi trường mà mình đang sống,có ý thức tìm hiểu góp phần giữ gìn bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương đồng thời giáo dục lòng tự hào về quê hương xứ sở 3.Xuất phát từ thực trạng dạy học chương trình địa phương -Nhiệm vụ của người giáo viên văn là giúp học sinh khám phá các tác phẩm văn học địa phương để thưởng thức giá trị cái hay cái đẹp của tác phẫm từ đó phát triển trí tuệ của học sinh.Môt giờ dạy học văn có hiệu quả là giờ học mà học sinh chủ động và hứng thú,tích cực còn giáo viên là người dẫn dắt để học sinh khám phá tác phẩm văn học ấy.Nhưng trước thực trạng học sinh thờ ơ với môn văn thờ ơ với nhữngtác phẩmvăn học địa phương trong đó có nguyên nhân những giờ dạy học tác phẩm văn học địa phương còn nghèo nàn,nhàm chán,không gây được hứng thú cho học sinh.Giáo viên chưa thẩm thấu tác phẩm bởi vậy không tìm được hướng dẫn dắt học sinh khai thác tác phẩm.hơn nữa nhiều giáo viên chưa sử dụng kỹ thuật dạy học tích hợp nên hiệu quả giờ dạy chưa cao Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy để một giờ dạy học chương trình địa phương thành công người giáo viên có sự sáng tạo,đổi mới trong phương pháp dạy học.Tôi nhận thấy phương pháp dạy học tích cực với kĩ thuật tích hợp liên môn có nhiều ưu điểm.Tôi đã áp dụng và thấy thành công.Bởi vậy tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp kinh nghiệm: Vận dụng dạy học tích hợp trong tác phẩm văn học địa phương:Dô tả dô tà – Mạnh Lê II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . Việc sử dụng tích hợptrong thiết kế bài giảngcho văn bản : “Dô tả dô tà” không nằm ngoài mục đích chung của chương trìnhngữ văn nói chung, và văn học địa phương nói riêng. Với đề tài nghiên cứu này tôinhằm đến mục đích cụ thể là: Cung cấp những kiến thức chi tiết, khoa học, phongphú cho giờ dạy; tạo ra niềm say mê, hứng thú với tiết học văn bản địa phương. Và với một mức độ nào đó sáng kiến có thể thành tài liệu tham khảocho Giáo viên và học sinh các trường trong tỉnh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -Là học sinh khối 9 trường THCS Yên Tâm, năm học 2018-2019 IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra giáo dục. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm PHẦN 2:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương trình đổi mới giáo dục đã được nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua đó là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào đạo đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước trong đó những vẫn đề lớn cấp thiết cần đổi mới đó là mục tiêu nội dung phương pháp.Trong quá trình đổi mới cần tkế thừa phát huy những thành tựu,phát triển những nhân tố mới.Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triền toàn diện năng lực và phẩm chất người học.Học đi đôi với hành lí luận gắn với thực tiễn nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.Chủ động phát huy mặt tích cực đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở tiến tới mục tiêu tổng quát giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân yêu gia đình yêu quê hương tổ quốc Chương trình giáo dục địa phương đã được hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã ban hành khung phân phối chương trình ngữ văn địaphương THCS. Phân phối chương trình Ngữ văn THCS đã dành một thời lượng cụthể và xác định cho từng tiết dạy phần văn học địa phương ở các lớp THCS. Tổngsố tiết chương trình ngữ văn địa phương Thanh hóa là 21 tiết . Cùng với khung phân phối chương trình sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cũng phát hành bộ sách giáo khoa địa phương bao gồm 3 môn: Ngữ Văn ,Lịch sử,Địa lí. Bộ sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh. Trong đó bộsách ngữ văn địa phương tích hợp 3 phân môn: Văn- Tiếng việt- Tập làm văn.Chương trình, nội dung này cũng sẽ góp phần bồi dưỡng, giáo dục ý thức tìm hiểu,giữ gìn, phát huy truyền thống văn học tỉnh Thanh Hóa, cũng như tinh thần, ý thứcvà hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đangsinh sống. Phần văn học trong chương trình đóng vai trò rất quan trọng bởi nó ảnhhưởng quyết định đến việc học sinh có yêu thích chương trình ngữ văn địa phươngvà học tập tốt hay không. Để đạt mục tiêu trên thì việc thiết kế bài giảng cho các tiết học ngữ văn địa phương là một yêu cầu mang tính cấp bách và hết sức thiết thực đối với việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.trong đó không thể thiếu kĩ thuật tích hợp a.Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới Ưu điểm với học sinh Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Ưu điểm với giáo viên Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lí do sau Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn” hoặc tích hợp “nội môn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập b. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn: Dạy học tích hợp trong ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn ngữ văn như lịch sử địa lí giáo dục công dân âm nhạc rèn luyên kĩ năng sống,giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương... để học sinh tiếp thu kiến thức vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học Vận dụng kiến thức liên môn trong văn học có vai trò quan trọng trong thực tiến dạy học. giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức giữa các môn, các nghành khoa học tự nhiên,khoa học xã hội, đạo đức Tạo kiến thức tổng hợp cho giáo viên linh hoạt,sáng tạo chủ động trong giảng dạy giúp cho bài giảng hấp dẫn đạt hiệu quả cao Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”. Công việc thiết kế bài giảng cho văn bản“dô tả dô tà” trong chương trình ngữ văn địa phương lớp 9 là cả một quá trình dày công nghiên cứu,sưu tầm,chắtlọc. Các phương pháp dạy học tích cực được đưa vào,tích hợp với kiến thức lịchsử, địa lí, âm nhạc phong phú, hệ thống câu hỏi nhiều mức độ, đảm bảo khai tháchết được giá trị của văn bản. Đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy và học chươngtrình ngữ văn địa phương. 2.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM thiết kế giữ vai trò quan trọng trong việc thành công của giờ dạy, trong việc tạo sự yêu mến, hứng thú với môn học của học sinh. Nhưng trongchương trình ngữ văn địa phương THCS lại đang thiếu điều kiện này. Qua việc trao đổi và nắm bắt thông tin từ các đơn vị trường học có cấp học THCS trên địa bàn huyện nhà những năm qua. Tôi nhận thấy một thực trạngchung là các tiết dạy-học ngữ văn địa phương hiệu quả chưa cao. Thực trạng trên có nguyên nhân từ nhiều phía. * Về phía giáo viên: Thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn và địa phương của Thanh Hóa từ trước đến nay, giáo viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thứctiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy - học. Giáo viên chưa cóđiều kiện sưu tầm, biên soạn một chương trình, nội dung môn Ngữ văn địa phương để phục vụ công trong tác giảng dạy. Do đó, tiết học chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng,chiếu lệ tài liệu tham khảo để thiết kế bài giảng rất ít. Nếu có chủ yếu nằm rải rác ở các bài báo, các phóng sự truyền hình, các chuyên đề, tiểu luận,các tạp chí văn học nghệ thuât địa phương. Phải cần rất nhiều thời gian để sưu tầm.Tuy nhiên những tài liệu này cũng chỉ đề cấp đến một khía cạnh nào đó của vấn đề.Sách giáo khoa ngữ văn địa phương nội dung cũng đơn giản, chủ yếu đặt ramục tiêu, vấn đề chung chung, khái quát. Điều này sẽ có tác động hai mặt: nó vừalà phần mở, phần chủ động, linh hoạt trong dạy và học kích thích sự tìm tòi, sángtạo của thầy và trò nhưng đồng thời cũng dễ tạo tâm lí thả nổi, buông xuôi. Sách thiết kế bài giảng ngữ văn địa phương nội dung ngắn gọn, chưa có phần tích hợp...Vì vậy việc dạy học chương trình địa phương hiện nay phụ thuộc nhiều vào trình độ, tâm huyết của giáo viên. Giáo viên nào biết nhiều thì dạy nhiều,giáo viên nào biết ít thì dạy ít, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Mục đích dạy họcngữ văn địa phương chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. * Về phía nhà trường: Một số đồ dùng dạy học phục vụ cho một số tiết học như ti vi,, sách tham khảo, băng hình đang còn thiếu. Nhà trường chưa đủ điều kiện về kinh tế, tài chính và thời gian để giáo viênvà học sinh thực hiện những chuyến đi thực tế, được tận mắt nhìn, tận tai nghe về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiếp xúc với các nhà thơ, nhàvăn tiêu biểu của địa phương. * Về phía học sinh Học sinh chưa được giao tiếp rộng, trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tự học ở nhà hoặc tự sưu tầm những nội dung theo yêu cầu của giáo viên hầu như chưa thực hiện được. - Các em học sinh không hứng thú với tiết dạy, thò ơ, chán nản khi đến tiết ngữ văn địa phương nhất là các tiết văn bản. * Kết quả tiết học địa phương: Theo số liệu điều tra ở khối 9 năm học 2017- 2018 số học sinh yêu thích tiết học rất ý, còn số học sinh chưa yêu thích thì quá hơn một nửa. Cụ thể như sau: Kết quả điều tra khi học sinh chưa được áp dụng SKKN năm học STT Khối Lớp HS Được Hỏi Chưa yêu thích Bình thường Yêu Thích Ghi Chú 1 9A 36 12 15 9 2 9B 31 23 5 3 Nhìn thấy thực trạng dạy học các tiết văn bản trong chương trình địa phương hiện nay và nhận rõ vai trò của thiết kế bài giảng chi tiết, khoa học cho một tiết dạy. Tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm, chọn lọc tài liệu để tạo ra Thiết kế bài giảng cho tiết văn bản “Dô tả dô tà “trong chương trình ngữ văn địa phương lớp 9. Tôi xin đưa ra đây để đồng nghiệp tham khảo, góp ý, bổ sung và hoàn thiên. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trước hết về quan điểmtôi đồng tình với khẳng định của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành (phó vụ trưởng vụ giáo dục): “Khó khăn của giáo viên khi dạy tích hợp liên môn không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học”.Nhận thức được điều đó tôi đã học tập và đưa ra phương pháp dạy tích hợp cho tác phẩm địa phươnggồm sáu bước như sau: 1.Xác định, mục tiêu bài học - Theo chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định mục tiêu về kiến thức,kĩ năng,thái độ của bài học từ đó để tìm mục tiêu và địa chỉ tích hợp 2.Xác định mục tiêu tích hợp -Nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh -Làm cho học sinh có khả năng tiếp cận vấn đề với vấn đề thực tiễn.Học sinh có kiến thức về vấn đề phải giải quyết và phân tích được tình huống phát hiện được vấn đề đặt ra VD: Dạy tác phẩm dô tả dô tà là giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của đất và người xứ Thanh.MôtThanh Hóa địa nhân linh kiệt,có truyền thống văn hóa,lịch sử lâu đời;Con người hiếu học lao động cần cù lạc quan yêu đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau giàu tinh thần chống ngoại xâm.Dô tả dô tà khắc họa một Thanh Hóa đangxuôi dòng lịch sử.Qua mỗi chặng buồn vui trên đường phát triền con người Thanh Hóa lại hò nhau đồng lòng cùng nhau để quê hương tiến về phía trước.Dẫu cho bao thế hệ đã đi qua thì tinh thần ấy trở thành bài ca đẹp đẽ sống mãi với thời gian. 3. Tìm địa chỉ tích hợp :Đây là khâu quan trọng trong tích hợp liên môn bởi cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được “địa chỉ tích hợp. nếu thiếu sự lựa chọn thì chỉ là tích hợp vô cảm vô thức làm biến dạng tiết học nên soạn bài phải chọn nội dung tích hợp phù hợp Dạy tác phẩm thơ Dô tả dô tà,địa chỉ tích hợp của tôi là : a.Giới thiệu bài mới tích hợp âm nhạc nghe “khúc tình ca sông Mã” để tạo không khí cho lớp học,tâm thế cho học sinh và đó cũng chính là âm thanh vang vọng,âm hưởng cho cả bài b.Tích hợp địa lí vị trí hình ảnh sông mã và xem video “rau má sứ Thanh” để cảm nhận được những hình ảnh đặc trưng của Thanh Hóa c. - Tích hợp lịch sử :Hình ảnh vua Lê Chúa Trịnhgiúp học sinh hiểu được Thanh Hóa là vùng đất có nhiều hiền tài Tích hợp hình ảnh Nguyễn Quán nho-tâm gương hiếu học và hình ảnh trống đồng đông sơn để học sinh cảm nhận được Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời => Những tích hợp trên giúp học sinh hiểu được Thanh Hóa là vùng địa nhân linh kiệt d.Tích hợp âm nhạc một đoạn trong bài “dân ca đi cấy” tích hợp đoạnvideolàng nghề đúc đồng giúp học sinh cảmnhận được vẻ đẹp cần cù,tài hoa trong lao động e.Tích hợp đoạn phim tài liệu cây cầu huyền thoại để hiểu người Thanh Hóa anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm g.Tích hợp hình ảnh Thanh Hóa ngày nay:khu công nghiệp Nghi Sơn,Bỉm Sơn,Lam Sơn và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn giúp học sinh cảm nhận được Thanh Hóa vẫn đang vượt lên tiến về phía trước bằng tinh thần đồng lòng dốc trí e.Tổng kết:Tích hợp âm nhạc - Tạo độ lắng trong cảm nhận và khơi gợi sự xúc động cho người học để từ đó khẳng định giá trị của tác phẩm 4. Tích hợp -Tích hợp liên môn nhằm mở rộng kiến thức trong bài học với kiến thức các môn khác,các nghành khác cũng như kiến thức đời sống để làm giầu vốn hiểu biết và nhân cách học sinh - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: + Dạy học theo dự án. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. + Phương pháp khăn trải bàn . . . . . . + Sử dụng sơ đồ tư duy 5.Thiết kế giáo án - Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. - Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. - Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. 6. Tổ chức giờ dạy. - Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. - Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_trong_tac_pham_van_hoc_dia_ph.doc