Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh

Bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của các sách giáo khoa Vật lí phổ thông cơ sở là nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kĩ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc của những người làm việc khoa học trong thời đại công nghiệp. Từ đó thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học tích cực.

Môn Vật lí là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hơn nữa môn học này càng ngày lại càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH - HĐH đất nước, nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu GD đề ra “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng giầu đẹp hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 4530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
Bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của các sách giáo khoa Vật lí phổ thông cơ sở là nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hoá việc học tập của học sinh mà còn rèn luyện kĩ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác phong làm việc của những người làm việc khoa học trong thời đại công nghiệp. Từ đó thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học tích cực.
Môn Vật lí là một trong những môn học khá quan trọng trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hơn nữa môn học này càng ngày lại càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH - HĐH đất nước, nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu GD đề ra “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng giầu đẹp hơn.
 - Hơn nữa đội ngũ học sinh là một lực lượng dự bị nồng cốt và thật hùng hậu về khoa học kỹ thuật, trong đó kiến thức, kỹ năng vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này.
 - Qua những năm giảng dạy môn vật lí theo chương trình đổi mới phương pháp và nghiên cứu nhiều tài liệu tôi nhận thấy:
a. Vật lí học nghiên cứu các hình thức vận động cơ bản nhất của vật chất, cho nên những kiến thức vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học tự nhiên, nhất là hoá học và sinh học. 
b. Vật lí học ở trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Phương pháp chủ yếu của nó là phương pháp thực nghiệm. Đó là phương pháp nhận thức có hiệu quả trên con đường đi tìm chân lí khách quan. Phương pháp thực nghiệm xuất xứ từ vật lí học nhưng ngày nay cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. 
c. Vật lí học nghiên cứu các dạng vận động cơ bản nhất của vật chất nên nhiều kiến thức vật lí có liên quan chặt chẽ với các vấn đề cơ bản của triết học, tạo điều kiện phát triển thế giới quan khoa học ở học sinh. 
d. Vật lí học là cơ sở lí thuyết của việc chế tạo máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất và đời sống. 
 e. Vật lí học là một khoa học chính xác, đòi hỏi vừa phải có kĩ năng quan sát tinh tế, khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừa phải có tư duy lôgic chặt chẽ, biện chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳng định chân lí 
Từ những lí do trên và qua những năm giảng dạy tôi đã chọn đề tài này để viết sáng kiến kinh nghiệm. [1]
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Từ việc nhìn nhận thực trạng của vấn đề, tôi muốn đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh. Qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Thông qua giáo dục trong nhà trường các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò của môn vật lí là rất quan trọng, vì nó giúp các em làm quen với các kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học tốt các môn học khác.
- Gióp häc sinh tham gia mét c¸ch tÝch cùc chñ ®éng vµo häc tËp ph¸t huy tÝnh n¨ng ®éng, s¸ng t¹o cña häc sinh. Tõ ®ã häc sinh thÊy thÝch ®­îc häc m«n häc nãi chung còng nh­ bé m«n VËt lý nãi riªng vµ ham muèn kh¸m ph¸ tri thøc nh©n lo¹i.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh trường THCS Hà Tiến trong lĩnh vực môn học Vật lý THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trò chuyện: Thông qua việc trò chuyện với học sinh lấy phiếu thăm dò kết qủa, ý kiến phản hồi của học sinh.
- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Phương pháp này được tiến hành trước và trong quá trình nghiên cứu: Nghiên cứu các phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn Vật lý, sưu tầm liệt kê các hiện tượng, thí nghiệm, các nhà Vật lý trong chương trình Vật lý phổ thông. Nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nắm vận dụng lý thuyết tiến hành nghiên cứu thực nghịệm đối với học sinh trong trường, điều tra tổng hợp kết quả và đưa ra vấn đề.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học ,bậc học”
 Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII/1996 nhận định: “ Công tác quản lí GD&ĐT có những mặt yếu và bất cập; cơ chế quản lí của nghành GD&ĐT chưa hợp lí ..phương pháp giáo dục đào đạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”
 Nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
 Một trong các giải pháp phát triển giáo dục đưa ra trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2002 là “ phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục”
 Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ghi rõ: “ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học..” [2]
- Kinh nghiệm cho thấy rằng, để hình thành phát triển hứng thú nhận thức của học sinh, cần có điều kiện sau đây:
+ Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây hứng thú. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực tìm thấy kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.
 + Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Tốt nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề đỏi hỏi phải dự đoán, nêu giả thuyết tranh luận những ý kiến trái ngược
 + Tạo không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho học sinh hứng thú được đến lớp. Muốn thế phải tạo sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng của việc xây dựng môi trường thân thiện trong trường học, tác nhân quan trọng cho hoạt động tích cực. Bằng trình độ chuyên môn của mình, giáo viên tạo được uy tín cao, bằng tác phong gần gũi thân mật, giáo viên chiếm được sự tin cậy của học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lí các hoạt động của từng cá nhân và tập thể học sinh, giáo viên sẽ tạo được hứng thú cho cả lớp và niềm vui học tập của từng học sinh. 
 Cơ sở lí luận của sự chú ý đối với cái mới là sự phản xạ dò tìm, theo lệ thường mọi cái mới chưa được biết đến đều là hấp dẫn.
- Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học sinh.
 Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là 1 trong những hệ thống động lực của nhân cách.	
 Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm các em hăng say với công việc của mình, đặc biệt là học tập. Đối với môn vật lí, có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lí thú, cái hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn. Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, sẽ biết có sự đầu tư, phân chia thời gian hợp lí để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào cả. Khi các em có sự phát triển đồng đều, như vậy sẽ tạo điều kiện để phát triển nhân cách của các em.
 Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi học hỏi sáng tạo, càng phát hiện trong hoạt động nhiều cái mới mẻ, cái hay có giá trị. [3] 
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
a. Thực trạng
Qua giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS, tôi đã nhận thấy một số thực trạng đặt ra trong quá trình giảng dạy dẫn đến chất lượng học tập, lòng yêu thích môn Vật lý của học sinh còn thấp là:
- Tình trạng học sinh quay lưng với những môn khoa học tự nhiên như lí, hóa, sinh, khi mà học sinh học lí, hóa, sinh học không hào hứng mang tính chất đối phó, chủ yếu làm những bài tập mang tính chất toán học (bài tập định lượng), ngại làm những bài tập định tính. 
- Khi nói đến môn Vật lý học sinh cảm thấy là môn học quá trừu tượng xa vời với thực tế, những hiện tượng rất trừu tượng mà một tiết học học sinh không thể hiểu hết được. 
- Học sinh được giảng lí thuyết và vận dụng toán học để giải bài tập. Sau một tiết học hoặc chương, học sinh phải nhớ một loạt các công thức, định luật, hiên tượng,  nhưng không biết chúng dùng để làm gì hay có cũng chỉ là mơ màng, nhớ chúng chỉ là để đối phó khi kiểm tra thi cử chứ không biết vận dung chúng để làm gì. Nội dung hiện tượng, định luật,  đó học sinh không nhớ được lâu và vận dụng nó vào trong cuộc sống sau này. 
- Đặc biệt khi mà giới trẻ có nhiều thứ "cám dỗ" hơn. Học sinh muốn được làm gì đó, muốn được thể hiện mình, muốn có những phá cách riêng biệt. Xã hội càng phát triển thì lại càng có nhiều chương trình, trò chơi,  rất gây hứng thú các em. Mà khi học các môn khoa học đặc biệt môn Vật lý học sinh cảm thấy buồn chán. 
b. Kết quả của thực trạng 
b.1. Kết quả khảo sát thái độ lòng yêu thích môn học Vật lý. 
Lớp
Sĩ số
Yêu thích môn học 
Bình thường
Không thích
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
9A
37
2
5,4
25
67,6
10
27
8B
38
3
7,9
22
57,9
13
34,2
7B
35
3
8,6
21
60,2
11
31,2
6B
36
4
11,1
24
66,7
8
22,2
b.2. Kết quả khảo sát chất lượng.
Lớp
Sĩ số
Giỏi + Khá 
Trung bình
Yếu + kém
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
9A
37
3
8,1
24
64,9
10
27
8B
38
3
7,9
25
65,8
10
26,3
7B
35
4
11,4
23
65,7
8
22,9
6B
36
4
11,1
23
63,9
9
25
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện
 1- Ngay trong qua trình giảng dạy lý thuyết, tôi đã gắn những tình huống trong thực tế để đưa ra tình huống có vấn đề tạo sự hấp dẫn của bài học.
 2 - Trong quá trình ra bài tập cho học sinh tôi luôn lựa chọn các bài tập mang tính chất thực tế, nội dung bài tập gần gũi với cuộc sống thường ngày, câu chữ của đề bài phải luôn gần với thực tế, rễ hiểu để học sinh hiểu được vật lý không xa với thực tế
 3- Có kế hoạch, chọn các bài trong chương trình dạy để tổ chức cho học sinh làm các đồ dùng học tập, thí nghiệm vui,  mà bài học đó có liên quan ví dụ như:
- Bài Đo độ dài - Vật lý 6 thì tôi tổ chức cho học sinh làm thước kẻ, thước mét, thước dây.
- Bài Đo thể tích chất lỏng - Vật lý 6 thì tổ chức cho học sinh làm bình chia độ, 
 4- Lên kế hoạch xin nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá nhỏ làm thí nghiệm vật lý, làm đồ chơi mang tính chất Vật lý, hoặc tổ chức trò chơi mang tính chất Vật lý ví dụ như:
- Sau bài gương phẳng - Vật lý 7 có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xạ kích qua gương”.
- Sau bài Đối lưu - Bức xạ nhiệt – Vật lý 8, thì tổ chức cho học sinh làm đèn kéo quân.
- Sau khi học xong bài Máy phát điện - Vật lý 9, thì tổ chức cho học sinh làm một máy phát điện nhỏ.
- Sau bài Thấu kính hội tụ; Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Vật lý 9, có thể tổ chức cho học sinh làm kính thiên văn,  
2.3.2. Các giải pháp thực hiện
1. Gắn nội dung dạy học vật lí với những bối cảnh cuộc sống thường ngày
 Đây là cách dạy gắn liền với những bối cảnh thực, với những sở thích của học sinh. Chẳng hạn các tiết học không diễn ra tuần tự theo như đề mục sách giáo khoa mà mỗi bài giảng là một bối cảnh thực trong cuộc sống. Những bối cảnh đó gắn liền với những kiến thức có sẵn theo yêu cầu. Với những bối cảnh như vậy giáo viên đã không chỉ kéo học sinh "trở lại" với vật lý mà còn phát triển ở học sinh nhiều năng lực, nhiều kiến thức sống động.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Định luật phản xạ ánh sáng” Vật lí 7
 Tạo tính huống có vấn đề cho bài học: Giáo viên cầm một chiếc gương soi và hỏi. Em hãy tìm cách chiếu ánh sáng mặt Trời vào trong gầm một cái bàn để tìm một chiếc kim mà giáo viên đã đánh rơi vào trong đó “không có đèn pin”. Khi đó học sinh sẽ nêu cách làm là dùng chiếc gương chiếu ánh sáng Mặt Trời vào trong gầm bàn. Vậy khi ta chiếu ánh sáng như vậy đã dựa vào định luật vật lý nào? 
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” (SGK Vật Lí 7)
 Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quan sát thật kĩ bóng của mình khi đi ngoài trời nắng hoặc bóng của người khác, bóng của bàn tay khi bị bóng đèn điện chiếu in lên tường vào ban đêm,....(chú ý quan sát sự đậm nhạt của viền ngoài so với bên trong).  
Khi vào tiết dạy giáo viên yêu cầu 1– 2 học sinh nêu kết quả quan sát. 
GV: Tại sao lại có hiện tượng đó? 
HS: Lúng túng không biết trả lời thế nào. 
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới. 
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên. 
TL:Vùng phía sau không nhận được ánh sáng chiếu tới thì có màu đậm( bóng tối)  Vùng phía sau chỉ nhận được một phần ánh sáng chiếu tới gọi là vùng nữa tối (viền mờ ) 
Ví dụ 3: Chẳng hạn khi học bài “ Lực ma sát” Vật lí 8 
 Ta có thể tổ chức cho học sinh học bài này ngay ngoài trời bằng những thí nghiệm thực tế về các lực ma sát bằng chiếc xe đạp cho một học sinh đi sau đó bóp phanh gấp làm cho xe trượt trên đường khi đó giáo viên xây dựng khái niệm lực ma sát lăn và ma sát trượt. Còn lực ma sát nghỉ cho một học sinh dùng một ngón tay đẩy một chiếc xe máy mà chiếc xe không nhúc nhíc khi đó cho học sinh xây xựng lực ma sát nghỉ. Phần lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật cho học sinh quan sát ở chiếc xe đạp và xe máy để nêu lợi ích và tác hại của lực ma sát.
Ví dụ 4: Khi dạy bài:Bài 20 : Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? (Vật lý 8)
GV: Cầm 1 lọ nước hoa đứng ở đầu lớp và xịt nước hoa
Tất cả học sinh ở trong lớp đề ngửi thấy mùi nước hoa rất thơm
GV: Tại sao cô đứng ở đầu lớp xịt nước hoa thì các bạn đều ngửi thấy mùi thơm kể cả các bạn ở cuối lớp.
HS: Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau như: Nước hoa bay khắp lớp, gió
thổi nước hoa bay đi
GV: Nhưng trong phòng lúc này không có gió
GV: Để giải thích chính xác ta đi bài mới
Ví dụ 5: Khi dạy bài “Quán tính ” ( SGK Vật lý 8) 
GV: Đặt một cốc nước đầy lên trên một tờ giấy mỏng để trên bàn nhanh tay giật mạnh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc nước vẫn đứng yên 
HS: Chăm chú theo dõi 
GV: Em nào giải thích được hiện tượng trên 
HS: ??? 
GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi nghiên cứu bài học mới . 
Ví dụ 6: Khi dạy bài “ Dẫn nhiệt ” ( SGK Vật Lí 8 ) 
Ngay khi vào lớp giáo viên xin một học sinh nữ hai sợi tóc. 
GV: Theo các em khi Cô cho sợi tóc vào lửa thì hiện tượng gì xảy ra? 
HS: Tóc sẽ cháy. 
GV: Các em có tin rằng Cô dùng lửa đốt mà mà sợi tóc không cháy không ? 
HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên . 
GV: Dùng sợi tóc quấn chặt vào thanh kim loại đồng hình trụ tròn rồi hơ vào ngọn lửa cho học sinh quan sát. Sau đó tháo sợi tóc ra cho học sinh quan sát lại. 
HS: Sẽ rất ngạc nhiên khi sợi tóc bị đốt mà không bị cháy. 
GV: Đặt vấn đề: Em nào cho Cô biết vì sao sợi tóc bị đốt mà không cháy? 
Từ đó kích thích tính tò mò của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. 
TL: Vì thanh đồng là vật truyền nhiệt rất tốt nên khi đốt sợi tóc, nhiệt truyền sang thanh đồng nhanh, trong khi đó tóc đẫn nhiệt kém nên không đủ nhiệt độ để cháy. Tuy nhiên không phải tất cả các bài chúng ta đều thực hành được thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề vào bài, nhưng với những bài có thể thì giáo viên nên tìm những thí  nghiệm thật gần gũi nhưng đặc sắc để đưa lên đầu bài nhằm tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú học tập cho học sinh. 
 Với những bối cảnh như vậy giáo viên đã không chỉ kéo học sinh "trở lại" với vật lý mà còn phát triển ở học sinh nhiều năng lực, nhiều kiên thức sống động.
Ví dụ 7: Khi dạy bài “Thấu kính hội tụ”(SGK Vật Lí 9)
GV: Một nhóm các nhà thám hiểm Bắc cực, khi đi quên mang theo lửa. Họ đã nghĩ ra một cách dùng những tảng băng để lấy lửa. Liệu rằng họ có lấy được lửa từ những tảng băng lạnh giá đó không?  
HS: Bỡ ngỡ vì có thể chưa nghe thấy bao giờ và tự đặt ra câu hỏi: Băng nó lạnh như thế thì lấy lửa làm sao được? 
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới. 
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên. 
 Sau khi học xong bài GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi như sau: Những nhà thám hiểm đã dùng tảng băng trong suốt, gọt tròn tựa như một thấu kính hội tụ, chỉ cần đưa thấu kính băng hướng vào ánh sáng mặt trời để ánh sáng tích tụ chiếu qua thấu kính băng rồi đặt các chất đễ cháy như giấy, đống lá khô, ở tiêu điểm và thế là lửa bùng cháy. 
2. Tổ chức cho học sinh các hoạt động tiểu ngoại khoá Vật Lý
Do đặc điểm của bộ môn vật lí, ngoại khoá có tác dụng bổ sung kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, giới thiệu những ứng dụng của vật lí vào khoa học và kĩ thuật, quá trình phát triển của vật lí học ... cho học sinh, làm tăng hứng thú của học sinh đối với môn học, rèn luyện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của họ. Ngoại khoá vật lí giúp học sinh hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lí, thấy được vai trò to lớn của vật lí trong thực tế đời sống, trong sản xuất và khoa học công nghệ. Việc tham gia hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn, tư duy logic chặt chẽ hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lí. 
 Nội dung của tiểu ngoại khoá vật lí có thể là những kiến thức nằm trong phạm vi chương trình vật lí THCS, hoạt động gắn với nội khoá với mục đích giúp học sinh nắm chắc hơn các kiến thức, kĩ năng cơ bản. Nội dung của ngoại khoá có thể là những kiến thức mở rộng vượt ra ngoài nội dung chương trình, giúp học sinh tăng hiểu biết, phát huy óc sáng tạo. 
 Để tổ chức được hoạt động này yêu cầu cần phải có sự bố chí chuyên môn của phân phối chương trình bộ môn cũng như của nhà trường và sự tâm huyết của giáo viên bộ môn. Việc tổ chức được chương trình này cần phải có được kế hoạch cụ thể cho buổi ngoại khoá từ việc giáo viên chọn chủ đề cho đến địa điểm tổ chức, cách thức tổ chức, chủ đề của buổi ngoại khoá. Ví dụ như một số chủ đề sau:
Ví dụ 1: Tổ chức cuộc thi “ Em yêu Vật lý” Cho mỗi lớp sau đó cho cả khối. Hình thức tổ chức cuộc thi như chương trình “Đường lên đỉnh Ôlympia” 
Ví dụ 2: Hoặc tổ chức trò chơi mang tính chất vật lý như làm tên lửa nước [4]
Ví dụ 3: Tổ chức trò chơi “ Xạ kích qua gương”
Mục đích của trò chơi. 
Củng cố định luật phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. Thi khả năng nhằm thẳng, khả năng ước lượng các góc bằng mắt thường và khả năng bình tĩnh khi tham gia chơi. 
Dụng cụ và vật liệu 
Một đèn pin (S) đã bịt kín pha (hoặc nguồn laser) làm nguồn sáng. Chỉ cho ánh sáng lọt qua một lỗ nhỏ để một chùm mảnh và song song. Hai gương phẳng G1 và G2 có thể xoay hướng dễ dàng trên giá đỡ. Một tấm bìa Đ có các vòng điểm như trên những bia để tập ngắm bắn trong quân đội; mặt phẳng của bia cũng có thể xoay dễ dàng (hình vẽ). 
Bố trí và nguyên tắc chơi 
Đặt gương G1 và G2 có mặt phản xạ hướng vào nhau (nhưng không song song với nhau), cách nguồn sáng S vào khoảng 1,5m. Bia Đ ở cách các gương vào khoảng 0,5m, sao cho khi nhìn vào gương G1 dễ dàng trông thấy ảnh của bia Đ đối với gương G2 (hình vẽ). Người tham gia trò chơi sẽ hướng trục của nguồn sáng vào gương G1 (nhưng chưa được bật đèn sáng), ước lượng tia tới, pháp tuyến, tia phản xạ đối với gương G1, rồi đối với gương G2, ước lượng khả năng tia sáng bắn trúng hồng tâm của bia qua hai lần phản xạ. Sau đó đựợc bật đèn sáng để "bắn" thử một lần kiểm tra khả năng ước lượng của mình. Nếu mắt ước lượng tốt, có thể tia sáng rọi trúng vòng 9 hoặc 10. 
Mỗi người được chính thức "Bắn" ba lần, cộng điểm và đánh giá theo các mức: 
- Giỏi: Từ 27 điểm trở lên 
- Khá: Từ 21 điểm trở lên [5]
V

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua.doc