SKKN Tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái

SKKN Tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững,cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác luôn đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Không chỉ có vậy, Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trong Di chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” điều đó được thể hiện rõ trong Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”. Trong đó, “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo ”

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động cho trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán là một trong hai nội dung quan trọng trong lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ. Hoạt động làm quen với toán không chỉ giúp trẻ giải quyết các bài toán trong cuộc sống, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, năng lực học tập. Chuẩn bị cho trẻ về tâm thế và những hiểu biết về toán để vào học toán ở lớp một [1]. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán phù hợp với khả năng của trẻ có ý nghĩa không nhỏ trong việc góp phần phát triển trí tuệ, phát triển các năng lực học tập, làm tiền đề để trẻ bước vào học tập ở trường phổ thông.

 

doc 33 trang thuychi01 13003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
b. Khó khăn 
c. Kết quả khảo sát
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho bản thân.
Giải pháp 2. Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ làm quen với toán trên hoạt động học.
Giải pháp 3. Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ làm quen với toán trên các hoạt động khác theo hướng tích hợp.
Giải pháp 4. Tạo môi trường toán học hấp dẫn kích thích sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ. 
Giải pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ làm quen với toán thông qua các hoạt động thường ngày. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng nghiệp
- Đối với trẻ
- Đối với phụ huynh
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị 
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại kể từ khi vào ngành đến nay
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững,cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác luôn đặt niềm tin và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Không chỉ có vậy, Bác còn thường xuyên quan tâm nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trong Di chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. 
Thực hiện lời căn dặn của Bác, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” điều đó được thể hiện rõ trong Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”. Trong đó, “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo”
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vốn có một tiềm lực mạnh mẽ nếu được giáo dục nuôi dưỡng chăm sóc tốt, các cháu sẽ sớm phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội một cách đúng hướng. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động cho trẻ làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán là một trong hai nội dung quan trọng trong lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ. Hoạt động làm quen với toán không chỉ giúp trẻ giải quyết các bài toán trong cuộc sống, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển khả năng tư duy, năng lực học tập. Chuẩn bị cho trẻ về tâm thế và những hiểu biết về toán để vào học toán ở lớp một [1]. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán phù hợp với khả năng của trẻ có ý nghĩa không nhỏ trong việc góp phần phát triển trí tuệ, phát triển các năng lực học tập, làm tiền đề để trẻ bước vào học tập ở trường phổ thông.
Trong thực tiễn quá trình tổ chức các hoạt động nói chung và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán nói riêng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nga Sơn chỉ đạo thực hiện và bước đầu thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ làm quen với toán chưa phong phú, chưa được đầu tư cơ bản mà chỉ chuyển biến về hình thức, còn mang tính áp đặt. Các phương pháp tổ chức các hoạt động đặc biệt là cho trẻ làm quen với toán chưa linh hoạt; chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả tổ chức trong các hoạt động giáo dục chưa cao; hình thức tổ chức chưa thực sự phong phú, hấp dẫn; kinh phí để mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết bổ sung cho trẻ làm quen với toán còn hạn chế. Trẻ tham gia các hoạt động chưa tích cực, tiếp thu bài học chậm, trẻ chưa thực sự là trung tâm của hoạt động.
Là một giáo viên mầm non tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt là giáo dục làm quen với biểu tượng toán, giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức cơ bản một cách nhẹ nhàng, chính xác, tạo sự thoải mái, nâng cao khả năng phát triển nhận thức cho trẻ. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm “Tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng nhận thức cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái”. Đó cũng chính là đề tài tôi chọn cho sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2018 - 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại Trường mầm non Nga Thái. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức tốt các hoạt động giúp trẻ tích cực hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm nâng cao khả năng phát triển nhận thức, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và các hoạt động cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:  Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan để tìm hiểu cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin để nắm bắt được các các mức độ đạt được của trẻ về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ học tập và khả năng hứng thú của trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Nga Thái.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Sử dụng tất cả các nhóm phương pháp giáo dục vào hoạt động nhằm nâng cao kiến thức cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với toán. 
- Phương pháp thống kê toán học:  Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.        
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 nêu rõ: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời [2]. 
Mục tiêu Chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. Cùng với sự đồng tâm phát triển của 5 mặt giáo dục thì giáo dục phát triển nhận thức là vô cùng quan trọng bởi vì: Phát triển nhận thức của trẻ là quá trình tiếp nhận, phản ánh lại và đáp ứng lại những thông tin. Đây là cơ sở để trẻ nhận biết và hiểu biết về thế giới, từ đó trẻ có thể vận dụng hoặc tác động vào thế giới xung quanh một cách phù hợp, đem lại hiệu quả cao hơn.
Nội dung làm quen với toán trong chương trình giáo dục mầm non bao gồm: Giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức sơ đẳng về tập hợp số lượng, con số, phép đếm; xếp tương ứng; so sánh, sắp xếp theo quy tắc; Đo lường; Hình dạng; Định hướng trong không gian và định hướng thời gian [3]. Việc tổ chức tốt các hoạt động nói chung, tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng không chỉ là phương tiện, là điều kiện phát triển khả năng nhận thức ở trẻ mà còn giúp trẻ nắm được các ngôn ngữ toán học như: tên các hình học, tên các hình dạng, kích thước, các mốc thời gian, không gian, tập hợp số lượng, phép đếm, đo lường.
Thông qua hoạt động làm quen với toán giải quyết các kiến thức, kỹ năng, thuật ngữ toán học một cách bài bản, phải đảm bảo các nguyên tắc: “Lấy trẻ làm trung tâm”, có nhiều ý tưởng hoạt động, tận dụng cơ hội và tạo điều kiện cho việc rèn luyện và khả năng nhận thức của trẻ [4].
Từ đó có thể khẳng định rằng: Cho trẻ làm quen với toán là rất quan trọng, hoạt động làm quen với toán là 1 trong 2 nội dung không thể tách rời của lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức do đó đòi hỏi chúng ta là những người làm giáo dục đang trực tiếp đứng lớp phải hiểu và nắm được tầm quan trọng, nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức tốt hoạt động. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo của giáo viên và trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của trường mầm non Nga Thái. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, là lớp điểm của khối mẫu giáo nhỡ cho nên lớp tôi đã được nhà trường tạo điều kiện đầu tư về sơ sở vật chất, mua sắm tương đối đầy đủ các trang thiết bị cho việc tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau: 
a. Thuận lợi: 
Trường mầm non Nga Thái là trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường được kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục cấp độ 3. Có đủ điều kiện cơ sở vật chất cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống hợp vệ sinh, trang thiết bị.
Nhà trường và phụ huynh đã quan tâm mua sắm các phương tiện, đồ dùng dạy học để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt khác, nhà trường cũng tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi ở những trường trọng điểm.
Bản thân tôi có trình độ Đại học, yêu nghề, mến trẻ, luôn nhiệt tình giảng dạy và chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của phụ huynh được học sinh yêu mến, có đầy đủ kiến thức về kỹ năng để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó tôi và các giáo viên trong trường đã được tham gia trực tiếp lớp học chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường về tinh thần, điều này là nguồn động viên rất lớn cho bản thân tôi, tạo niềm tin yêu, niềm say mê trong nghề nghiệp. 
b. Khó khăn:
Nga Thái là đơn vị vùng biển có số dân theo đạo thiên chúa chiếm tới 80% tổng số dân trong toàn xã. Trình độ dân trí thấp, lại phân bố không đồng đều. Kinh tế gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn như: Số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 2, 3, 4 tuổi nên còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động. Một số trẻ hiếu động chưa tập trung tham gia các hoạt động. Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm. Cơ sở vật chất và đồ dùng trong nhóm lớp chủ yếu là đồ dùng mua sắm, có sẵn đồ chơi tự tạo còn ít. Một bộ phận đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà chăm sóc nên khó khăn trong công tác phối hợp tuyên truyền chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
c. Kết quả thực trạng:
Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng của việc tổ chức cho trẻ làm quen với toán cũng như nắm bắt được mức độ nhận biết về mức độ hứng thú, nhận biết về các biểu tượng con số và phép đếm, hình học, đo lường, không gian và thời gian trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và đã thu được một số kết quả đó là: (Bảng 1- Xem phần phụ lục 1)
Từ kết quả khảo sát thực trạng chất lượng đầu năm bản thân tôi nhận thấy rằng: Khả năng hứng thú của trẻ tham gia các hoạt động làm quen với toán còn hạn chế. Khả năng nhận biết các hình học, đo lường, không gian và thời gian chưa cao, trẻ chưa được tham gia một cách tự nguyện; Giáo viên chưa phối hợp tốt với phụ huynh để khéo léo dạy trẻ học toán trong các hoạt động thường ngày; Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu, môi trường hoạt động cho trẻ xây dựng chưa phong phú, sáng tạo, còn rập khuôn, trẻ chưa tích cực tham gia vào việc thiết lập môi trường giáo dục cùng cô mà chủ yếu do giáo viên xây dựng sẵn. Vì vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để thực hiện tốt chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, thiết lập môi trường góp phần tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ 4 - 5 tuổi đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tôi đã thu được một số kết quả khá khả thi đó là:
Giải pháp 1. Nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho bản thân.
Để hiểu rõ được quan điểm: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và cách tổ chức thực hiện áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non đặc biệt tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán tôi đã chủ động tham gia các lớp chuyên đề, các buổi hội thảo, các hoạt động thực hành do Phòng giáo dục Nga Sơn và nhà trường tổ chức. Để nắm chắc nội dung kiến thức tôi đã tìm hiểu nghiên cứu một số tài liệu như: Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/ BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016).
- Nghiên cứu tài liệu thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non (bao gồm 6 nội dung).
- Nghiên cứu 6 mô đun dành cho giáo viên mầm non.
- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non - Lương Thị Bình, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Thị Huyền, Hoàng Thị Thu Hương - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. (Tháng 8/2017).
- Các hoạt động làm quen với toán của trẻ mầm non – Hoàng Thị Thu Hương – Vũ Minh Ngọc – Nguyễn Thị Nga - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Tổ chức hoạt động dạy toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ mầm non – Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM – Trần Nguyễn Nguyên Hân – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (23/3/2015).
- Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non - Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến ..- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ  4 - 5 tuổi theo thông tư 28/2016/ BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016).
- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non trẻ 4 - 5 tuổi - Lê Thu Hương Chủ biên - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Ngoài ra, bản thân cùng Ban giám hiệu nhà trường tham gia lớp chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” do phòng giáo dục Nga Sơn tổ chức.
Sau khi học tập, nghiên cứu và tham gia các lớp chuyên đề tôi đã xác định được: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến hình thức tổ chức những hoạt động cụ thể của giáo viên như: Cách lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục cũng như cách tổ chức các hoạt động trên đều phải đảm bảo mọi trẻ đều được tham gia, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được học tập trải nghiệm, quan tâm đến từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ kích thích trẻ hoạt động.
* Chủ động nâng cao kỹ năng lập kế hoạch: Tôi luôn xác định việc lập kế hoạch giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Mà còn giúp cho việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn nếu việc lập kế hoạch của giáo viên được thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch - thực hiện - đánh giá - điều chỉnh - lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo để đánh giá nhu cầu của trẻ. 
Sau khi xây dựng kế hoạch xong tôi đã đưa ra cho Ban giám hiệu bổ sung góp ý để thống nhất, khẳng định mục tiêu, giải pháp để đưa vào thực hiện. Được Ban giám hiệu góp ý kiến tôi đã xác định rõ: Mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện cho từng loại kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng như: 
Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch năm học: Tôi đã bám sát các mục tiêu phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ và Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư 28/TTBGD&ĐT, ngày 30/12/2016). Kế hoạch giáo dục năm học thể hiện nội dung theo Chương trình giáo dục mầm non và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường lớp.
Hay đối với kế hoạch giáo dục chủ đề: Thể hiện các mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ và theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học, thể hiện được các mục tiêu phù hợp với sự hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ trong độ tuổi, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Đối với kế hoạch giáo dục tuần và kế hoạch ngày tôi luôn xác định đây là 2 kế hoạch quan trọng nhất bởi vì: Hai loại kế hoạch này sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp, giáo viên dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục hiệu quả. Qua đó giáo viên tập trung hơn vào trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm, kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ. Bởi vậy, việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
* Học tập nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động làm quen với toán: Để nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi đã dự giờ thực hành các hoạt động cho trẻ làm quen với toán tại Trường mầm non Thị trấn Nga Sơn do cô Mai Thị Thúy thực hiện: Đề Tài: “Xếp tương ứng 1:1, Ghép đôi”; Hoạt động: Phát triển vận động: “Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay” do cô Mai Thị Lệ Trường mầm non Nga Yên thực hiện và các hoạt động khác như: Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái e, ê; Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Truyện: “Cây khế” do các giáo viên Trường mầm non Nga Thái thực hiện. Từ nghiên cứu tài liệu, trực tiếp dự giờ, được nghe chuyên viên, Phòng giáo dục Nga Sơn, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường, BGH trường mầm non Nga Thái và các bạn đồng nghiệp trong huyện, trong trường tham gia đóng góp ý kiến tôi đã mạnh dạn xung phong dạy thực hành cho đồng nghiệp dự: Đề tài: “Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng, nhận biết chữ số 5” (Xem phụ lục 2). 
Không chỉ vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức như: Cách tạo hứng thú, cách làm và sử dụng đồ dùng trực quan, cách lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, cách lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen với toán thông qua các hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp với chủ đề, với đề tài thực hiện và điều kiện thực tế, khả năng của trẻ.
- Tích cực thăm quan, học tập nâng cao khả năng về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻn làm trung tâm: Để tạo được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động tôi đã đề xuất với ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia tìm hiểu thực tế ở một số trường trọng điểm trong huyện, trong tỉnh như: Trường mầm non Nam Ngạn, Trường mầm non Hoa Mai Thành phố Thanh Hóa; Trường mầm non Nga Giáp,  Trường mầm non Nga Yên huyện Nga Sơn và hai lớp điểm Lớp cô Nhung, Lớp cô Liễu Trường mầm non Nga Thái. Ngoài ra tôi còn tham gia các hội thi làm đồ dùng đồ chơi, thi giáo viên giỏi trường, giáo viên giỏi huyện do Phòng giáo dục và đào t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_lam_quen_voi_toan_theo_quan_diem_giao.doc