SKKN Tổ chức hoạt động học bài sóng (tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh

SKKN Tổ chức hoạt động học bài sóng (tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh

 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1].

doc 20 trang thuychi01 8053
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động học bài sóng (tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC BÀI SÓNG 
(TIẾT 37, NGỮ VĂN 12) NHẰM PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Văn Thắng
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
5
2.3. Thiết kế bài học Sóng theo hình thức tổ chức hoạt động học nhằm phát triển năng lực học sinh
6
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động học bài Sóng nhằm phát triển năng lực học sinh
14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học từ phổ thông đến Đại học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội. Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8, khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [1]. Đồng thời Nghị quyết cũng xác định mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1]. 
Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức thiết, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người” [8]. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học– công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người, khi hệ thống giáo dục đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết. Năng lực là khả năng làm chủ và vận dụng hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực gồm năng lực chung như: Hợp tác (cùng tìm hiểu, cắt nghĩa, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra từ tác phẩm; tương tác trong quá trình tạo lập văn bản, chỉnh sửa văn bản và đánh giá chéo; hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, tri thức đọc hiểu, tạo lập văn bản); Tự quản bản thân (điều chỉnh thái độ, cách ứng xử, hành vi của bản thân trong và sau khi học tác phẩm; độc lập, chủ động khám phá giá trị của tác phẩm; thích ứng với các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau) và các năng lực đặc thù như: Giao tiếp tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp, hiệu quả trong quá trình đọc hiểu; qua các bài học tiếng Việt và qua các bài học tạo lập văn bản); Cảm thụ thẩm mĩ (cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình tượng văn học; đánh giá được ý nghĩa, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học; có quan điểm sống và hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện). Dạy học phát triển năng lực chính là việc phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; học sinh là bạn đọc– sáng tạo; thực hiện “học đi đôi với hành” (vận dụng kiến thức vào thực tiễn); tăng cường dạy cách đọc, cách viết, cách giải quyết vấn đề; tổ chức các hoạt động học tập ở học sinh theo lý thuyết kiến tạo và thuyết đa trí thông minh.
 Theo hướng phát triển năng lực học sinh, một trong những phương pháp dạy học được lựa chọn là tổ chức hoạt động học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông phải nỗ lực tiếp cận những lí thuyết và phương pháp dạy học mới để xây dựng, thiết kế các giờ dạy theo hướng tổ chức hoạt động học của học sinh. Từ suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài Tổ chức hoạt động học bài “Sóng” (Tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm để tiếp tục đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực văn cho học sinh ở nhà trường phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học bài thơ Sóng nói riêng.
2. Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập môn Ngữ văn và phát triển năng lực.
3. Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Lí thuyết về dạy học định hướng phát triển năng lực, kĩ thuật tổ chức hoạt động học.
	- Thiết kế bài dạy Sóng theo hướng tổ chức hoạt động học.
	- Biện pháp tổ chức hoạt động học khi dạy bài Sóng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để triển khai đề tài Tổ chức hoạt động học bài “Sóng” (Tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, Phương pháp so sánh, đối chiếu, Phương pháp liên ngành. Những phương pháp đó không phải được sử dụng một cách độc lập, mà trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khi thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có cái nhìn hệ thống về đối tượng nghiên cứu để từ đó đánh giá khách quan, khoa học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của học sinh
	Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng năng lực là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lí sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên- học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.
	Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi thảo luận với giáo viên. “Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình” [2]. Sự trao đổi tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ phía giáo viên và những học sinh khác trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó, giáo viên thu được những thông tin phản hồi cần thiết để có các giải pháp hỗ trợ hoạt động học của học sinh một cách hợp lí và hiệu quả.
	Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.
	Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tiến trình này được thực hiện theo các bước: Đề xuất vấn đề, Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, Trình bày, đánh giá kết quả.
2.1.2 Kế hoạch bài học
	Trong mỗi bài học, các hoạt động được thiết kế gồm: Tình huống xuất phát, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng, Phát triển ý tưởng sáng tạo.
Tạo tình huống xuất phát là hoạt động thay thế cho việc kiểm tra bài cũ – một hoạt động có thể gây ức chế, căng thẳng cho lớp học ngay từ ban đầu. Muốn đạt mục đích ấy, tình huống phải tạo sự kết nối tri thức với bài mới và có thể nêu ra bằng cách đặt câu hỏi hoặc giao một nhiệm vụ, tổ chức một trò chơi,... Chẳng hạn, khi dạy Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có thể đặt câu hỏi: Vì sao cuối tác phẩm, An Dương Vương lại chém Mị Châu? Hành động đó là đúng hay sai? Với câu hỏi này, học sinh có thể bộc lộ quan điểm nhưng giáo viên không chốt kiến thức mà chỉ định hướng cho học sinh thấy được rằng, muốn trả lời được câu hỏi này, cần phải giải quyết từng vấn đề khi tìm hiểu nội dung bài học, tức là bước hình thành, kiến tạo tri thức mới. 
Hình thành, kiến tạo tri thức mới. Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, để học sinh hoạt động, thành thục thao tác, tránh cảm giác nhàm chán. Trong quá trình hình thành tri thức mới, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đó là (giáo viên) giao – (học sinh) nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập; làm việc với tư liệu học tập; tạo ra sản phẩm, báo cáo kết quả; phản biện, bổ sung lẫn nhau; giáo viên chốt kiến thức hoặc định hướng tiếp nhận. Trong bước này, mỗi nhiệm vụ học tập đều phải rõ ràng để học sinh biết mình phải làm gì, làm như thế nào, sử dụng tư liệu học tập nào, sản phẩm là gì và báo cáo dưới hình thức nào. Với mỗi nhiệm vụ học tập, giáo viên phải lường trước tình huống có thể xảy ra, quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
 Luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng. Học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng vừa học được để giải quyết nhiệm vụ học tập tương tự. Thông qua đó, giáo viên củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Chẳng hạn, sau khi học xong một tác phẩm văn học, học sinh sẽ được luyện tập, củng cố những kiến thức về chính tác phẩm ấy. Các nhiệm vụ học tập được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó, từ nhận diện thông tin, tái hiện kiến thức đến giải thích, cắt nghĩa các nội dung kiến thức theo quan điểm cá nhân. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên có thể giao những nhiệm vụ đảm bảo vừa sức giúp học sinh thuần thục kĩ năng, hiểu sâu hơn về những tri thức vừa chiếm lĩnh. Mặt khác cũng cần thiết kế những bài tập nâng cao nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của bài học.
 Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể. Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. Điều này sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau; góp phần hình thành năng lực học tập. Trong đọc hiểu văn bản, có thể thiết kế “các nhiệm vụ học tập vận dụng kiến thức vể thể loại để hướng dẫn học sinh đọc hiểu một văn bản mới hoặc vận dụng những kiến thức trong bài đọc hiểu tại lớp để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống” [3]. Với phân môn Làm văn và Tiếng Việt, “có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tạo lập các văn bản theo yêu cầu của cuộc sống” [3]. Chẳng hạn, sau khi học về kĩ năng viết văn thuyết minh, học sinh chọn giới thiệu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh,... của địa phương với mục đích quảng bá hình ảnh địa phương với du khách,... 
Phát triển ý tưởng sáng tạo. Học sinh tiếp tục mở rộng những ý tưởng sáng tạo dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã học được, tạo cho học sinh phát huy khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng. Để làm được điều này, có thể thiết kế những nhiệm vụ học tập mang tính gợi mở, hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều loại tư liệu học tập.
 2.1.3. Các bước tổ chức một hoạt động học
Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Giáo viên xác định nội dung thảo luận, nhiệm vụ học tập, yêu cầu hình thức trình bày, thời gian cho thảo luận. Việc chuyển giao nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải tường minh, ngắn gọn, không gây hiểu lầm.
 Thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ đó có thể thực hiện cá nhân, cặp đôi, nhóm). Đối với hoạt động nhóm, trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Trong quá trình thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh để xảy ra tranh cãi căng thẳng; những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời; thời gian làm bài tập phải phù hợp với khả năng làm việc của học sinh và yêu cầu của bài tập. Khi quan sát, nếu thấy một hoặc một số thành viên trong nhóm có biểu hiện khó khăn khi tiếp nhận nhiệm vụ, giáo viên cần hướng dẫn những thành viên đã hiểu giải thích, hỗ trợ. Nếu một trong số các nhóm đã hoàn thành trước, có thể đề nghị thành viên trong nhóm hỗ trợ các nhóm khác hoặc giao thêm nhiệm vụ cho nhóm. 
Báo cáo kết quả và thảo luận. Khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên hoặc một học sinh được giao nhiệm vụ tổ chức thảo luận chỉ định các nhóm báo cáo kết quả. Trong thảo luận nhóm phải tránh tình trạng một cá nhân trình bày ý kiến của riêng mình (chứ không phải ý kiến cả nhóm). Để phát huy tiềm năng cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh bổ sung ý kiến cá nhân sau khi đã trình bày kết quả thảo luận của cả nhóm. Tiếp đó dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện. Thông qua đó, góp phần hình thành cho học sinh những kĩ năng phản biện và tư duy phản biện. 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi các nhóm đã trình bày xong kết quả, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức và mở ra những hướng suy nghĩ tiếp theo đối với học sinh. Trong trường hợp, với những nhiệm vụ học tập mang tính mở, các ý kiến có thể không giống nhau. Khi ấy vai trò giáo viên là định hướng cho học sinh suy nghĩ và nhìn nhận đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ. Thậm chí, có thể hướng dẫn, đề nghị học sinh thử suy nghĩ và lập luận về vấn đề từ quan điểm đối lập với mình. Trên cơ sở đó, gợi mở cho học sinh những ý tưởng mới trong việc tiếp nhận kiến thức. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minh trong thực tiễn thời gian qua. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng, mà khâu then chốt là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Xét một cách tổng thể, “nhiều vấn đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa phù hợp ở một số địa phương” [8]. Mối quan tâm đối với những người trực tiếp giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập, định hướng phát triển năng lực học sinh. Đã nhiều thập kỉ nay, “không ngớt lời than phiền về thái độ lạnh nhạt thờ ơ của học sinh trước những bài văn, ngay cả những bài văn hay. Lời giảng bình say sưa của thầy cô về một câu thơ, một ý văn hay, có khi bị đáp lại bằng những tiếng “đế” rất lạc lõng” [6].
2.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung theo hướng tổ chức hoạt động học nhằm phát triển năng lực học sinh đang đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng kết đánh giá. Đó là công việc chung của cả một hệ thống, nhưng quan trọng nhất là giáo viên. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động học bài “Sóng” (Tiết 37, Ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực học sinh được đúc rút với mong muốn xâydựng kế hoạch bài học theo hướng tổ chức hoạt động học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần quan trọng vào đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực. 
 	2.2.3. Để tổ chức hoạt động học cho học sinh khi dạy bài Sóng, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu thu thập, xử lý tài liệu, xây dựng kế hoạch bài học, sử dụng thiết bị dạy học đến xây dựng các nhiệm vụ học. Mỗi khâu trong quá trình tổ chức hoạt động học đều được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, hướng đến hình thành năng lực học sinh.
2.3. Thiết kế bài học Sóng (Tiết 37, Ngữ văn 12) theo hướng tổ chức hoạt động học nhằm phát triển năng lực học sinh
2.3.1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
a. Về kiến thức 
- Qua hai hình tượng sóng và em, cảm nhận được những cung bậc tình cảm, tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. 
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ ... 
b. Về kĩ năng: đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
c. Về thái độ: có những nhận thức đúng về tình yêu, về những khát vọng hạnh phúc chân chính.
d. Định hướng hình thành năng lực  
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp;
- Năng lực đặc thù môn học: Năng lực phân tích các hiện tượng, tác giả, tác phẩm văn học; năng lực đánh giá, so sánh. 
2.3.2. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: Máy chiếu. Video ngâm bài Thuyền và biển, tài liệu tham khảo (tư liệu về nhà thơ Xuân Quỳnh, tập thơ Hoa dọc chiến hào)
 HS: Sách giáo khoa, bài soạn, tư liệu về bài thơ Sóng và nhà thơ Xuân Quỳnh.
2.3.3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động tạo tình huống xuất phát (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo cho học sinh tâm lý tiếp nhận chủ động, tích cực qua việc làm quen với thơ Xuân Quỳnh- tập thơ Hoa dọc chiến hào.
- Từ việc làm quen với thơ Xuân Quỳnh, học sinh thấy được những điều đã biết, chưa biết về thơ Xuân Quỳnh, nhất là ở mảng thơ tình và có nhu cầu tìm hiểu về bài thơ Sóng. 
b. Phương pháp/kĩ thuật
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
c. Hình thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc cá nhân
d. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
- Loa đài
- Tập thơ Hoa dọc chiến hào
	Bước 1. Giao nhiệm vụ
	Trong chương trình Ngữ văn THCS, các em đã được học bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Cảm xúc đọng lại trong các em là gì?
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Làm việc độc lập 
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu
	Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
	Sau khi làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp. Các học sinh còn lại, lắng nghe, ghi chép và phát biểu bổ sung
	Bước 4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày)
- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến
	Giáo viên chốt vấn đề: Bên cạnh những vần thơ viết về tình cảm gia đình như Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh còn nổi tiếng với những bài thơ tình như Tự hát, Hoa cỏ may, Thuyền và biển...Các em cùng lắng nghe bài thơ Thuyền và biển qua giọng ngâm của Tuyết Minh.
	Học sinh: nghe bài ngâm của Tuyết Minh: Thuyền và biển
	Giáo viên: Thuyền và biển đưa chúng ta đến với khát vọng tình yêu mãnh liệt, da diết trong trái tim người phụ nữ. Để hiểu hơn về trái tim da diết, sâu thẳm ấy chúng ta cùng đến với những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ đang yêu qua bài Sóng.
	Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt	
 Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn
1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được vị trí và đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
2. Phương pháp/Kĩ thuật
- Phương pháp: So sánh, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc cá nhân
4. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
 Nhiệm vụ 1
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Dựa vào tiểu dẫn ở SGK, em hãy nêu những hiểu biết của mình về Xuân Quỳnh?Phát biểu vị trí và đặc điểm thơ Xuân Quỳnh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu
- Học sinh: Làm việc độc lập 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 Sau khi làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp
Bước 4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh
- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_hoc_bai_song_tiet_37_ngu_van_12_nham.doc