SKKN Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, công dân và văn hóa địa phương vào đọc hiểu Tuyên ngôn Độc lập, giáo dục học sinh lòng yêu nước

SKKN Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, công dân và văn hóa địa phương vào đọc hiểu Tuyên ngôn Độc lập, giáo dục học sinh lòng yêu nước

Tôi vẫn thường trăn trở về cái sự thật không mấy dễ chấp nhận này: học văn và dạy văn ngày càng khó đối với học trò thời hiện đại. Phải chăng vì những giá trị đổi thay, vì quan niệm, nhu cầu niềm tin, lẽ sống của mỗi thời mỗi khác, hay là tôi, những người đứng lớp chưa thực sự hết mình đổi mới để kiếm tìm một lối đi vừa thỏa mãn xu thế thời đại, vừa gìn giữ được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, con người muôn thưở. Tính chất “ăn theo” mỗi kì thi, dạy để lấy điểm đang giết chết dần chất văn trong mỗi bài giảng kéo theo sự ngán ngẩm của đám học trò vốn năng động, hoạt bát, ưa mới lạ và hấp dẫn.

Bởi thực tế, để tiết học không rơi vào sự mòn sáo, chung chung, giáo dục những bài học nhân sinh không sống sượng, cứng nhắc là điều không dễ dàng. Một hiện tượng phải kể đến là khi dạy những tác phẩm chính luận, chính trị, học sinh thường chán, vì nó “khô khan”, “giáo điều”, “không thiết thực”, không gần gũi Dù thầy có hô to yêu nước, yêu người thì trò cũng cứ xem là chuyện của ai ai đó chứ không phải của mình. Muốn động chạm tới cái tâm của mỗi học trò, người thầy phải đi từ những gì chúng nghĩ, những gì chúng thấy, những gì chúng muốn. Vận dụng các phương tiện dạy học, tích hợp các kiến thức liên môn vào giảng dạy một tiết học văn, giáo dục cho học trò những bài học nhân sinh gắn với thực tế, với những gì gần gũi, thân thương quanh các em cũng là một cách thức tạo ra sự sinh động, thu hút, giúp các em hiểu sâu, hiểu rộng không chỉ về kiến thức tác phẩm, mà còn giúp các em cách ứng xử, giao tiếp, cách thiết lập các mối quan hệ, nghĩa là giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện nhiều năng lực cho người học.

 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa địa phương trong một bài đọc hiểu để giáo dục bài học nhân sinh cho người học là một cách thức tạo nên sự sinh động, thực tế, thiết thân cho một bài học văn, giúp các em khám phá về tác phẩm, về quê hương, nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của chính mình với nhà, với làng, với phố. Hiện tại các tài liệu nghiên cứu đã có đề cập đến nhưng còn là kiến thức lí thuyết chung, đồng nghiệp chưa có nhiều người tìm kiếm và ứng dụng vào mỗi bài học cụ thể.

Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi xin trình bày vấn đề “Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, công dân và văn hóa địa phương vào đọc hiểu Tuyên ngôn Độc lập, giáo dục học sinh lòng yêu nước”.

 

doc 31 trang thuychi01 4464
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, công dân và văn hóa địa phương vào đọc hiểu Tuyên ngôn Độc lập, giáo dục học sinh lòng yêu nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Tôi vẫn thường trăn trở về cái sự thật không mấy dễ chấp nhận này: học văn và dạy văn ngày càng khó đối với học trò thời hiện đại. Phải chăng vì những giá trị đổi thay, vì quan niệm, nhu cầu niềm tin, lẽ sống của mỗi thời mỗi khác, hay là tôi, những người đứng lớp chưa thực sự hết mình đổi mới để kiếm tìm một lối đi vừa thỏa mãn xu thế thời đại, vừa gìn giữ được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, con người muôn thưở. Tính chất “ăn theo” mỗi kì thi, dạy để lấy điểm đang giết chết dần chất văn trong mỗi bài giảng kéo theo sự ngán ngẩm của đám học trò vốn năng động, hoạt bát, ưa mới lạ và hấp dẫn.
Bởi thực tế, để tiết học không rơi vào sự mòn sáo, chung chung, giáo dục những bài học nhân sinh không sống sượng, cứng nhắc là điều không dễ dàng. Một hiện tượng phải kể đến là khi dạy những tác phẩm chính luận, chính trị, học sinh thường chán, vì nó “khô khan”, “giáo điều”, “không thiết thực”, không gần gũi Dù thầy có hô to yêu nước, yêu người thì trò cũng cứ xem là chuyện của ai ai đó chứ không phải của mình. Muốn động chạm tới cái tâm của mỗi học trò, người thầy phải đi từ những gì chúng nghĩ, những gì chúng thấy, những gì chúng muốn. Vận dụng các phương tiện dạy học, tích hợp các kiến thức liên môn vào giảng dạy một tiết học văn, giáo dục cho học trò những bài học nhân sinh gắn với thực tế, với những gì gần gũi, thân thương quanh các em cũng là một cách thức tạo ra sự sinh động, thu hút, giúp các em hiểu sâu, hiểu rộng không chỉ về kiến thức tác phẩm, mà còn giúp các em cách ứng xử, giao tiếp, cách thiết lập các mối quan hệ, nghĩa là giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện nhiều năng lực cho người học.
	Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa địa phương trong một bài đọc hiểu để giáo dục bài học nhân sinh cho người học là một cách thức tạo nên sự sinh động, thực tế, thiết thân cho một bài học văn, giúp các em khám phá về tác phẩm, về quê hương, nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm của chính mình với nhà, với làng, với phố. Hiện tại các tài liệu nghiên cứu đã có đề cập đến nhưng còn là kiến thức lí thuyết chung, đồng nghiệp chưa có nhiều người tìm kiếm và ứng dụng vào mỗi bài học cụ thể.
Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi xin trình bày vấn đề “Tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, công dân và văn hóa địa phương vào đọc hiểu Tuyên ngôn Độc lập, giáo dục học sinh lòng yêu nước”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm con đường giải mã văn bản đơn giản, khoa học, hiệu quả, đặc biệt là đem lại hứng thú để rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn chính luận, từ văn bản Tuyên ngôn Độc lập các em có thể tiếp cận các văn bản chính luận nói chung, các em không chỉ chiếm lĩnh tri thức, mà còn tự bồi đắp tâm hồn, có thể vận dụng tri thức, đem các bài học nhân sinh rút ra từ văn bản để làm giàu cho cuộc sống; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước, giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên, với những người có công với Tổ quốc một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển, không chung chung, khẩu hiệu. Điều đặc biệt, các em có thể qua bài học mà hiểu hơn về quê hương mình, cũng từ những hiểu biết đó, các em có thể ý thức được vai trò của cá nhân mình, trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương. Qua đề tài, có thể thấy được tính tích cực của việc tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lí địa phương trong một giờ học văn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Từ đặc trưng văn chính luận, cách đọc hiểu thể văn chính luận, để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập theo đặc trưng thể loại, nghiên cứu việc sử dụng kĩ thuật dạy học, sử dụng phương tiện, công nghệ thông tin, vận dụng các kiến thức liên môn (Địa lí - vị trí Bỉm Sơn; Lịch sử Thanh Hóa và văn hóa – thanh niên Bỉm Sơn trong phong trào yêu nước, Công dân - trách nhiệm với Tổ quốc) nhằm tăng hiệu quả tiếp nhận và phát huy các năng lực của học sinh, hình thành những tình cảm và trách nhiệm của học sinh với bản thân và xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Nghiên cứu tài liệu, tham khảo những văn bản liên quan đến đề tài
4.2 Vận dụng nguyên tắc tích hợp thuộc nhiều lĩnh vực khoa học: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Nghiên cứu - phê bình văn học và các phân môn Ngữ văn: Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn.
4.3. Sử dụng linh hoạt các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, sử dụng kết hợp hệ thống câu hỏi tái hiện, phát hiện, sáng tạo, kết hợp với thiết bị dạy học ( máy chiếu) trong quá trình lên lớp.
4.4. Phương pháp thực nghiệm: Phân tích, tổng kết, so sánh các bài dạy.
4.5. Khảo sát kết quả học tập của học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn
Dạy học văn phải bắm sát đặc trưng thể loại văn bản. Nghiên cứu đặc trưng thể loại văn học là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học của thi pháp học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (PGS. Lê Bá Hán, GS. TS Trần Đình Sử, GS Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ, của nhà văn đối với các hiện tượng của đời sống ấy”.
Là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học, thể loại văn học chính là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản, một phương thức chiếm lĩnh đời sống. Người sáng tác muốn thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình trước đời sống phải lựa chọn, một cách thức tổ chức nào đó phù hợp. Người tiếp nhận muốn giải mã được tầng hàm nghĩa, thông điệp tư tưởng của nhà văn cũng không thể không xuất phát từ đặc trưng của thể loại.
1.2. Xuất phát từ đặc trưng thể loại
Văn nghị luận là một thể loại văn “viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích một giai cấp, một tầng lớp nhất định Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết - khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên - Từ điển thuật ngữ văn học - Nhà xuất bản đại học Quốc Gia, 4, 1999). Người dạy học phải linh hoạt, uyển chuyển, vận dụng sáng tạo trong qua trình dạy học nếu không muốn những vấn để chính trị, tư tưởng trở thành áp lực, giáo điều đối với học trò.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu nội dung 
Ngữ văn và văn hóa địa phương: nhằm giới thiệu, cung cấp những tri thức và những tư liệu cụ thể, tương đối chính xác của địa phương ở những lĩnh vực về văn học, ngôn ngữ, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt văn hóa dân gian và các lễ hội Trên cơ sở đó, sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương, bồi dưỡng, giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa, cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống.
 	1.4. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới dạy học
Phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học là những yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng giờ dạy, đến hiệu quả tác động với học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Phương tiện cần thiết và phù hợp: SGK, TLTK, SGV, máy chiếu, giáo án điện tử, bảng
- Phương pháp – theo giáo sư Trần Đình Sử - nói chung là cách thức tác động vào một đối tượng nào đó để đạt đến mục đích. Phương pháp được () hình dung như một hệ thống các nguyên tắc, cách thức, biện pháp được sử dụng trong quá trình dạy học. Việc tổ chức các bước lên lớp, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phải sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của bài học, không thể máy móc áp dụng theo một thứ tiêu chuẩn cứng nhắc.
- Tích hợp, liên môn: Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau, giữa các bộ môn khoa học tự nhiên có quan hệ với nhau và giữa các bộ môn khoa học xã hội với các bộ môn khoa học tự nhiên cũng có quan hệ với nhau, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau. Tích hợp kiến thức liên mônnhằm tạo hứng thú, phát huy nhiều năng lực của người học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Tuyên ngôn Độc lập là văn bản văn bản nghị luận - chính luận đạt đến giá trị mẫu mực, nhưng vì là văn bản nghị luận (thuộc về tư duy lô-gic, thiên về tính trí tuệ), dù ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc dạy và học văn nghị luận, nhưng tâm lí của trò là “ngại”: ngại học, không nhớ, không hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm chính luận. Thực trạng phổ biến trong các tiết học tác phẩm chính luận là học sinh thụ động ngồi nghe giảng. Các thầy cô cũng không nhiều hứng thú với nó như văn bản thơ hay truyện. Nhiều thầy cô vẫn lúng túng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, một số GV ngại soạn giáo án tích hợp liên môn do mất nhiều thời gian tìm hiểu tài liệu liên quan, chưa thực sự đặt mực tiêu tiếp cận và giải mã văn bản cũng như tạo hứng thú tiếp nhận cho học sinh lên hàng đầu. Dù Tuyên ngôn Độc lập đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn THPT từ lâu, các thầy cô giáo vẫn giảng dạy nhưng thực tế các em chưa thích, chưa thực sự thấy được những lợi ích mà nó mang lại, chưa có đam mê tìm hiểu. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp ở những năm học trước, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên tỏ ra chưa thực sự hào hứng và hết mình trong việc định hướng tiếp cận văn bản cũng như tìm kiếm phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Ngữ văn địa phương, văn hóa địa phương trong bài dạy được nhắc đến mấy năm gần đây, nhưng đưa nó vào bài dạy thì chưa có nhiều thầy cô vận dụng. Bài học nhân sinh, bài học yêu nước trong Tuyên ngôn độc lập vì thế vẫn còn mang màu sắc chung chung, giáo huấn, ít đi vào thực tiễn.
Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã tiến hành làm cuộc khảo sát nhỏ với học sinh 2 lớp 12 C1, 12 C6 THPT Lê Hồng Phong năm 2015 – 2016 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn với Địa lí, Lịch sử và văn hóa địa phương.
Lớp
Sĩ số
Hứng thú học tập
Không hứng thú học tâp
Số lượng
%
Số lượng
%
12C6
32
12
37,5
20
62,5
12C1
42
15
35,7
27
64,3
Bảng chất lượng bài kiểm tra 15 phút sau khi học bài “Tuyên ngôn Độc lập” khi tôi chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
12C6
32
0
0
3
9,5
19
59,3
10
31,2
12C1
42
0
0%
5
11,9%
25
59,5%
12
28.6
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn trăn trở, kiếm tìm những giải pháp cho mỗi giờ học, nhằm kéo học sinh trở về với niềm yêu thích môn văn, truyền cho các em hứng thú tìm hiểu các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của một văn bản văn học, gắn văn chương với đời sống chứ không chỉ học cho biết, lướt cho hay. Ở phạm vi của đề tài, tôi cố gắng chuyển hoá ý tưởng trong một thiết kế giờ dạy. Tôi vận dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật, kiến thức liên môn trong từng phần của thiết kế. Bước đầu, tôi đã thu nhận được những kết quả đáng ghi nhận từ đối tượng là học sinh của trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Điều kiện để thực hiện 
- Chuẩn bị của GV: 
+ Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học;
+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn;
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;
+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị của học sinh: 
+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới;
+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế. 
3.2. Vận dụng các kiến thức liên môn
3.2.1. GV sử dụng tài liệu lịch sử 
GV cần tìm hiểu những kiến thức lịch sử trong SGK lịch sử hay tài liệu tham khảo môn Lịch sử để có những kiến thức chính xác, chặt chẽ. Sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức Văn học qua tư liệu lịch sử, đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về nội dung tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện.
Trong các bài học ở sách giáo khoa, các nhà biên soạn đã có phần tiểu dẫn trình bày về tác giả hoàn cảnh ra đời tác phẩm để giáo viên khai thác tuy nhiên vẫn cần có sự tham khảo thêm sử liệu để làm rõ yếu tố thời đại.
3.2.3. Gv sử dụng tài liệu địa lý 
Với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, khí hậu địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm. 
3.2.3. GV sử dụng tài liệu khác
Việc vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết học góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
3.2.4. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
Hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh là kết quả sáng tạo của xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
3.3. Cụ thể đọc – hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập theo hướng tích hợp liên môn Địa lí, Lịch sử và Văn hóa địa phương
3.3.1. Đặc điểm bài học
- Đây không chỉ là một tác phẩm NGHỊ LUẬN - CHÍNH LUẬN mẫu mực, là tiếng nói của một nhà nhà lãnh đạo có tầm cao trí tuệ, có khả năng hùng biện sắc sảo, thông minh, khéo léo, có khả năng đánh địch bằng lí lẽ và lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, mà đó là những xúc cảm, rung động của trái tim con người, những xúc cảm nhân bản, nhân văn nhất nơi con người, không chỉ tiêu biểu cho một lớp người, mà cho loài người nữa. 
- Vận dụng kĩ thuật dạy học, vận dụng thiết bị công nghệ thông tin hiện đại cũng nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận, thiết bị công nghệ thông tin không phải để thay thế cho ngôn ngữ, chỉ là phương tiện hỗ trợ nhưng nếu linh hoạt và đúng lúc, đúng chỗ bài giảng sẽ đạt hiệu quả cao: trang bị thêm kiến thức, thay đổi không khí, tiết kiệm thời gian, dạy học trực quan
- Kiến thức liên môn được vận dụng trong bài giảng ở mức độ vừa phải, đủ để tang thêm sự tò mò, gợi hứng thú, củng cố những giá trị tinh thần và bài học nhân sinh mà học sinh tự rút ra.
3.3.2. Thiết kế giáo án thử nghiệm
Giáo án này đi kèm với thiết kế trên Microsoft PowerPoint
Tiết 5 – Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước thời kỳ thời điểm 1945 có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng, nội dung, mục đích của văn bản Tuyên ngôn độc lập.
- Hiểu nội dung chính của Tuyên ngôn Độc lập: một bản tổng kết về lịch sử dân tộc dưới ách thực dân Pháp - một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập tự do của nước Việt Nam trước toàn thế giới
- Hiểu được giá trị của áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng sát thực, giọng điệu hùng hồn.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử.
- Bồi dưỡng kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
- Vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: sự tự do chân chính, bảo vệ quyền tự do, sống với quyền tự do chính đáng.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc, không chỉ là cho Tổ quốc, nhân dân, mà còn cho chính bản thân, gia đình, quê hương.
- Giáo dục tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, nuôi dưỡng khát vọng hòa bình, tinh thần yêu nước, yêu dân chủ, yêu sự tiến bộ và lẽ công bằng, hướng tới những giá trị tư tưởng, tinh thần tiến bộ của nhân loại và ý thức xây đắp một cuộc sống văn minh.
- Biết yêu cái đẹp, cái thiện và biết trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, yêu tự do, niềm khao khát độc lập của dân tộc.
- Học tập tích cực, chủ động.
- Yêu thích bộ môn và hiểu được mối liên quan giữa các bộ môn.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học, tự quản lí, sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt, năng lực tiếp nhận kiến thức của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng, máy chiếu. 
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, báo chí sưu tầm.
	C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
	GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. 
	Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, hoặc dùng phiếu học tập.
	Vận dụng kiến thức liên môn về lịch sử, địa lí, giáo dục công dân để thực hiện bài giảng. Vận dụng kiến thức địa lí, văn hóa, văn học địa phương.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
Bài học hôm trước chúng ta đã được hiểu về tác giả Hồ Chí Minh, đã biết Tuyên ngôn Độc lập là một sản phẩm của tư duy sáng tạo, là một văn bản giàu giá trị, một công hiến to lớn của Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện: tư tưởng xã hội, tư tưởng nhân văn, tình cảm cảm xúc, nghệ thuật lập luận Bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập, để không chỉ có cái nhìn cụ thể về một văn bản có tầm cao tư tưởng, trí tuệ mà còn ý thức vận dụng tư tưởng ấy vào cuộc sống để sống trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn mỗi ngày.
3. Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm Tiểu dẫn
- Phương pháp: Nêu câu hỏi gợi mở – học sinh trả lời.
 - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cầnđạt
 Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản Tuyên ngôn
+ GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh khách quan (thế giới) và chủ quan (trong nước) như thế nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Tích hợp với kiến thức môn lịch sử, bài “Chiến tranh thế giới lần thứ II”. GV giới thiệu thêm về tính chất của Hội nghị toàn quốc 13 -15/8/1945.
 Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị thống nhất đưa ra nhận định về tình thế của nước ta: mâu thuẫn nội bộ giữa các nước trong phe đồng minh sẽ kiến Anh, Mĩ thỏa hiệp với Pháp, nhân nhượng cho Pháp tái chiếm Đông Dương.
Tích hợp với kiến thức môn lịch sử, địa lí địa phương Thanh Hóa.
Núi Mật, thị xã Thanh Hóa nơi cắm lá cờ đỏ sao vàng đêm 20- rạng ngày 21/8/1945
GV: Sự kiện này không chỉ là dấu mốc trọng đại trong trang sử đất nước mà còn trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho thơ ca:
 Hôm nay sáng mùng hai tháng chín
 Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
 M

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_dia_li_lich_su_cong_dan_va_van_hoa_d.doc