Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường thpt Triệu Sơn 5

Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường thpt Triệu Sơn 5

- Văn nghị luận là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT, nhất là ở lớp 12 - các em đang chuẩn bị đối mặt với kì thi quan trọng. Tuy nhiên, đây là một kiểu bài khó, bởi nó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng, chính xác và phong phú, những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học và đời sống xã hội, đòi hỏi cả sự tư duy lôgic, chặt chẽ với những cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí mới có thể hấp dẫn, thuyết phục được người nghe, người đọc.

Từ năm học 2016-2017, thực hiện đổi mới kì thi, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn gồm 3 nội dung: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học, thang điểm mới là: 3-2-5. Như vậy, Nghị luận văn học vẫn chiếm số điểm cao (50%) so với các nội dung còn lại.

- Nghị luận văn học gồm nhiều dạng bài khác nhau: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Trong đó, nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. Bởi vì, trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi chiếm một số lượng khá lớn và các câu hỏi về tác phẩm văn xuôi thường phong phú, đa dạng hơn, yêu cầu cao hơn về việc tìm hiểu đề và xây dựng hệ thống luận điểm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, nhiều câu hỏi lại tập trung nhiều ở dạng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có đi kèm cả phần lí luận văn học, khiến không ít học sinh lúng túng như: phân tích tình huống truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo hay một chi tiết, hình ảnh

Cho nên, khi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 12, bài làm của các em ở những câu hỏi thuộc nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thì thấy kĩ năng phân tích đề, tìm ý ở các em còn yếu, kết quả thường không cao.

 

docx 23 trang thuychi01 23511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường thpt Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Người thực hiện: Lê Thị Xuân San
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Những điểm mới của SKKN
2
2
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề
3
2.3. Giải pháp thực hiện
5
2.3.1. Hướng dẫn chung
5
2.3.2. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể cho từng dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường gặp
6
Dạng đề 1: Nghị luận về tình huống truyện
6
Dạng đề 2: Nghị luận về giá trị hiện thực
8
Dạng đề 3: Nghị luận về giá trị nhân đạo
9
Dạng đề 4: Nghị luận về chi tiết nghệ thuật
10
Dạng đề 5: Nghị luận về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
12
Dạng đề 6: Nghị luận về cái tôi trong thể kí
14
Dạng đề 7: : Nghị luận về ý kiến nhận xét, đánh giá về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
16
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Văn nghị luận là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT, nhất là ở lớp 12 - các em đang chuẩn bị đối mặt với kì thi quan trọng. Tuy nhiên, đây là một kiểu bài khó, bởi nó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng, chính xác và phong phú, những suy nghĩ, quan điểm đúng đắn về văn học và đời sống xã hội, đòi hỏi cả sự tư duy lôgic, chặt chẽ với những cách lập luận sắc sảo, thấu tình đạt lí mới có thể hấp dẫn, thuyết phục được người nghe, người đọc.
Từ năm học 2016-2017, thực hiện đổi mới kì thi, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn gồm 3 nội dung: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học, thang điểm mới là: 3-2-5. Như vậy, Nghị luận văn học vẫn chiếm số điểm cao (50%) so với các nội dung còn lại.
- Nghị luận văn học gồm nhiều dạng bài khác nhau: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Trong đó, nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12. Bởi vì, trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi chiếm một số lượng khá lớn và các câu hỏi về tác phẩm văn xuôi thường phong phú, đa dạng hơn, yêu cầu cao hơn về việc tìm hiểu đề và xây dựng hệ thống luận điểm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, nhiều câu hỏi lại tập trung nhiều ở dạng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi có đi kèm cả phần lí luận văn học, khiến không ít học sinh lúng túng như: phân tích tình huống truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo hay một chi tiết, hình ảnh
Cho nên, khi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 12, bài làm của các em ở những câu hỏi thuộc nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thì thấy kĩ năng phân tích đề, tìm ý ở các em còn yếu, kết quả thường không cao.
- Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đã được 9 năm, tôi xét thấy, một trong những vấn đề quan trọng mà giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh đó là cách làm bài văn nghị luận nói chung và về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi nói riêng, đặc biệt là những dạng đề có lí luận đi kèm. Bởi đây là một dạng làm văn được sử dụng phổ biến trong các kì thi quan trọng, đặc biệt là kì thi cuối cấp. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho học sinh rèn luyện tư duy và phát triển năng lực biểu đạt, hình thành những tư tưởng sâu sắc trong đời sống, rèn kĩ năng giao tiếp khi cần trình bày những ý kiến, quan điểm của cá nhân trước người khác...
Trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2016-2017, tôi được phân công dạy một số lớp 12 và đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trườngTHPT Triệu Sơn 5”, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong trường và đã thu được một số kết quả khả quan qua một số kì thi chung (học kì, khảo sát chất lượng). Tuy nhiên, sẽ còn những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Trình bày những hướng dẫn chung khi tiến hành nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi (những tác phẩm học chính khóa trong SGK Ngữ văn lớp 12 – Cơ bản).
- Tiếp đến, hướng dẫn cách làm bài cụ thể đối với từng dạng đề thường gặp.
- Từ đó, giúp học sinh có thêm kinh nghiệm làm bài, thêm tự tin và có thể ghi được điểm cao trong các kì thi khi bắt gặp các câu hỏi có liên quan đến dạng đề này. Đồng thời, góp phần rèn luyện tư duy và kĩ năng giao tiếp khi cần thể hiện quan điểm của cá nhân trước những vấn đề của cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung, kiến thức của các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi trong SGK Ngữ văn 12 (Cơ bản).
- Cách làm bài văn nghị luận về các dạng đề thi có liên quan đến tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường gặp (hướng dẫn chung và hướng dẫn cụ thể).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về văn nghị luận, SGK Ngữ văn lớp 12 (Cơ bản), Sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo khác.
- Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động và linh hoạt tác động vào học sinh trong quá trình dạy học những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, ở tiết làm văn, bài ôn tập...theo các dạng đề nghiên cứu để rèn kĩ năng làm văn cho các em.
- Phương pháp quan sát – trực quan: Tôi tiến hành quan sát thông qua dự giờ ở các khối lớp, chủ yếu là khối 12 và bằng trực tiếp giảng dạy.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh về quá trình dạy học và kết quả làm bài thi có liên quan đến tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hành có liên quan đến vấn đề này.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi thu thập thông tin, giáo viên tiến hành thống kê, xử lí số liệu để thấy được năng lực của học sinh.
1.5. Những điểm mới của SKKN: Lần này, người viết lựa chọn những dạng đề có yêu cầu kèm theo cả phần lí luận để hướng dẫn học sinh cách làm bài. Bởi đây thường là dạng đề thường gặp và tương đối khó khi các em tiếp cận.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
- “Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”( Hồ Chí Minh). Thực hành là cách tốt nhất để kiểm chứng sự đúng đắn của lý thuyết, là cách để khắc ghi sâu hơn kiến thức mới thu nhận được. Tuy nhiên, hành mà không học thì khác nào mò mẫm đi trong bóng tối, không có lý thuyết dẫn đường, khả năng thành công sẽ bị chia sẻ phần nhiều cho thất bại.Khi làm văn trước hết, người viết cần phải nắm chắc lý thuyết: Khái niệm, yêu cầu, cách làm bàitừ lý thuyết được trang bị, người làm bài cần phải cụ thể hóa bằng những đề bài thực hành để xây dựng thành một bài văn nghị luận (tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh). Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho từng bài văn.
-Vả lại, gần đây phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn kĩ năng cho học sinh, làm cho các em ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với giáo viên, trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học Ngữ văn đã chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận. 
- Văn nghị luận là lối văn nhằm xác lập cho người đọc, người nghe theo một tư tưởng, quan điểm nào đó. Mỗi bàivăn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Văn nghị luận gồm có nhiều kiểu bài, trong đó nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật, hoặc có thể chỉ là một phương diện, thậm chí là một khía cạch nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cụ thể. Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm phảiđược người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá phải đúng đắn, rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác và gợi cảm. Như vậy, đây là một dạng bài tương đối khó đối với học sinh.
- Chọn đề tài:“Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5” phần nào giúp học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn, đặc biệt là trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
2.2. Thực trạng vấn đề.
- Thực tế ở trường THPT Triệu Sơn 5 - nơi tôi trực tiếp giảng dạy, đa số các em đều yếu về kĩ năng làm văn nghị luận, thiếu kiến thức về lí luận văn học. Địa điểm của trường xa trung tâm, học sinh chủ yếu thuộc 3 xã: Đồng Tiến – Đồng Lợi – Đồng Thắng. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, ít có sự đầu tư học tập cho con, em. Trong khi đó, điểm đầu vào lớp 10 của môn Ngữ văn rất thấp. Trước đây, trường vốn thuộc loại hình bán công, nên những học sinh xét tuyển vào trường phần lớn có học lực yếu. Hiện nay, trường đã chuyển sang mô hình công lập, tự tổ chức thi tuyển để lựa chọn học sinh, nhưng điểm đầu vào vẫn chưa được cải thiện nhiều: đa số các em chỉ đạt dưới 5 điểm môn Ngữ văn, thậm chí có học sinh chỉ được 2.5điểm, 3điểm, những kiến thức cơ bản về văn nghị luận hầu như các em chưa nắm được. 
- Đầu học kì II, năm học 2016-2017, sau khi dạy xong bài “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (tiết PPCT: 55,56), tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh làm bài văn nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi (đề bài: Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài) giữa 2 lớp do tôi trực tiếp dạy (12A2, 12A3) với 2 lớp không dạy (12A1, 12A5), kết quả điểm thi như sau:
STT
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
12A2
42
0
0
6
14.3
13
31.0
17
40.4
6
14.3
2
12A3
43
1
2.3
5
11.6
14
32.6
16
37.2
7
16.3
3
12A1
42
1
2.4
5
11.9
12
28.6
17
40.5
7
16.6
4
12A5
43
0
0
4
9.3
11
25.6
20
46.5
8
18.6
	Từ bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi khi làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi không nhiều (tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi cao nhất là lớp12A2-14.3%, 12A1-14.3%; ít nhất là 12A5-9.3%); phần lớn học sinh chỉ đạt điểm trung bình, yếu, thậm chí có cả điểm kém (tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình, yếu, kém cao nhất là lớp 12A5-90,7%; các lớp còn lại cũng gần 90%).
	Thông qua kết quả thống kê trên, phần nào đã cho chúng ta thấy được thực trạng về chất lượng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi của học sinh lớp 12 ở Trường THPT Triệu Sơn 5. Khi chấm bài của các em, tôi nhận thấy điểm số không cao vì thường rơi vào các hạn chế, thiếu sót sau:
+ Không nắm được yêu cầu của luận đề, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung
+ Mơ hồ về khái niệm lí luận: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo nên không xây dựng đủ các luận điểm.
+ Chỉ nói về nội dung tác phẩm mà ít phân tích đến nghệ thuật tác phẩm.
+ Bài làm không có luận điểm rõ ràng hoặc thiếu luận điểm, viết lan man, thường không tách đoạn, tách ý...
Vậy cần phải làm gì để giúp các em học sinh lớp 12 ở Trường THPT Triệu Sơn 5 có thêm kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi? Đây là nỗi niềm trăn trở của không ít giáo viên dạy Ngữ văn trong trường. Cho nên, trong quá trình giảng dạy ở lớp 12, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm dưới đây nhằm “Hướng dẫn cách làm một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Triệu Sơn 5”, giúp các em có thêm kĩ năng làm bài văn nghị luận và có thể đạt điểm cao trong các kì thi, nhất là kì thi THPT quốc gia sắp tới.
2.3. Giải pháp thực hiện.
Qua một số năm giảng dạy chương trình Ngữ văn 12, nghiên cứu những đề thi Tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng trong những năm trước và đề thi THPT quốc gia năm vừa qua, tôi đã bắt gặp một số dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường được sử dụng. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một vài hướng dẫn để tiến hành nghị luận cho các dạng đề đó.
2.3.1. Hướng dẫn chung.
	Phần này yêu cầu học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi để làm cơ sở cho việc nghị luận. Hơn nữa, còn hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài).
- Đối với các tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, học sinh cần:
+ Ghi nhớ những thông tin về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hỗ trợ cho việc nghị luận được sâu sắc.
+Đọc kĩ tác phẩm, đoạn trích văn xuôi để khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản. Tóm tắt đầy đủ các sự việc, chi tiết của cốt truyện. Biết hệ thống các nhân vật và mỗi nhân vật ấy thuộc kiểu loại nhân vật nào. Đồng thời ghi nhớ, thuộc lòng những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu về nhân vật, sự việc
+ Khi nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích, các em cần chú ý khai thác các yếu tố hình thức như nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật (thông qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm). Việc sáng tạo những chi tiết, những hình ảnh giàu ý nghĩa, hay việc sử dụng các biện pháp tu từtừ đó làm toát lên giá trị nội dung của tác phẩm.
- Đối với các đề thi có liên quan tới tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, học sinh cần: 
+Bước 1: Phân tích đề
Xác định nội dung trọng tâm của đề (vấn đề cần nghị luận).
Thao tác lập luận chính được sử dụng.
Phạm vi tư liệu.
+ Bước 2: Lập dàn ý: 
Triển khai nội dung trọng tâm thành hệ thống luận điểm, luận cứ và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài văn gồm 3 phần:
Mởbài: Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề.
Thân bài: Triển khai và làm rõ vấn đề.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
2.3.2.Hướng dẫn cách làm bài cụ thể cho từng dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường gặp.
	Phần này sẽ hướng dẫn học sinh xác định được những luận điểm, luận cứ cơ bản khi tiến hành nghị luận các dạng đề về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Tránh tình trạng chỉ kể chung chung cốt truyện, đồng thời rèn luyện kĩ năng tách đoạn, tách ý. Không chỉ thế, còn giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản có liên quan, cũng như nhắc nhở các em khi tiến hành nghị luận về nội dung thì không được bỏ rơi nghệ thuật
	Trước tiên, người viết sáng kiến sẽ đưa ra cách làm bài cụ thể cho từng dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Sau đó, lấy ví dụ minh hoạ và cuối cùng sẽ đưa ra nhữngdạng đề thường gặp để học sinh luyện tập, thực hành.
a)Dạng đề 1: Nghị luận về tình huống truyện.
Cách làm bài: Cần đảm bảo những ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, tình huống truyện.
- Thân bài:
+ Nêu khái niệm về tình huống truyện:Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất
+ Trình bày tóm lược tình huống truyện trong tác phẩm mà đề ra.
+ Ý nghĩa, tác dụng của tình huống trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
- Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề.
Ví dụ: Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?
-Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” và tình huống truyện:
+Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Sáng tác của ông từ những năm 80 của thế kỉ XX mang đậm cảm hứng thế sự với những vấn đề về đạo đức, triết lí, nhân sinh. 
+ Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác năm 1983, khi chiến tranh đã đi qua được 8 năm, nhưng đất nước vẫn đặt ra vô vàn vấn đề trong cuộc sống.
+ Trong truyện, nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện mang tính khám phá, phát hiện về đời sống.
- Thân bài:
+ Khái niệm tình huống truyện: Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
+ Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”:
Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp toàn bích. Phùng nhanh chóng bấm máy thu lấy hình ảnh không dễ gì bắt gặp trong đời.
Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, đứa con đánh bố để bảo vệ mẹ. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lí của đời thường.
Qua câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện, Phùng đã ngộ ra nhiều điều về nghệ thuật, cuộc đời và con người.
+ Ý nghĩa, tác dụng của tình huống: Góp phần thể hiện:
Bộc lộ phẩm chất tính cách của các nhân vật, đặc biệt là vẻ đẹp “khuất lấp” của nhân vật người đàn bà hàng chài.
 Giá trị hiện thực: Phản ánh hiện thực cuộc sống mưu sinh, nạn bạo hành gia đình
Giá trị nhân đạo: Bày tỏ cái nhìn nhân đạo của tác giả về cuộc sống, con người
Nhà văn bày tỏ quan niệm nghệ thuật: Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, không được xa rời cuộc sống. Người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm thể hiện đúng bản chất của cuộc sống vào trong tác phẩm của mình.
+ Kết bài: Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo. Gợi cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Từ đó, đặt ra vấn đề hết sức quan trọng là khi nhìn cuộc sống cần phải có cái nhìn đa chiều, đa diện. Có như vậy, chúng ta mới hiểu được bản chất của cuộc sống. Qua tình huống này, góp phần khẳng định tài năng của tác giả Nguyễn Minh Châu.
Những đề thường gặp:
- Phân tích tình huống truyện trong “Vợ nhặt” của Kim Lân?
- Tình huống truyện trong “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành?
b)Dạng đề 2: Nghị luận về giá trị hiện thực.
Cách làm bài: Cần đảm bảo những ý sau:
- Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, giá trị hiện thực.
- Thân bài:
+ Nêu khái niệm giá trị hiện thực: Là khả năng phản ánh trung thành bức tranh đời sống xã hội một cách khách quan vào trong tác phẩm. Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội, lịch sử.
+ Biểu hiện của giá trị hiện thựcđược thể hiện trong tác phẩm:
Nhà văn tái hiện chân thực số phận, cuộc đời của người lao động bị áp bức.
Phát hiện và miêu tả bộ mặt thật của giai cấp thống trị.
Nhà văn mở ra hướng giải quyết hiện thực.
- Kết bài: Đánh giá chung về giá trị hiện thực.
Ví dụ: Phân tích bức tranh hiện thực trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân?
-Mở bài: Giới thiệuđôi nét về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và giá trị hiện thực của tác phẩm:
+ Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. [3]
+ “Vợ nhặt” là một tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, viết về hoàn cảnh sống của người dân trong nạn đói năm 1945. Truyện ngắn được in trong tập “Con chó xấu xí”.[2]
+ Trong truyện, nhà văn đã khắc họa thành công hoàn cảnh sống khốn cùng của các nhân vật. Qua đó, bộc lộ sâu sắc giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Thân bài:
+ Nêu khái niệm giá trị hiện thực: Là khả năng phảnánh trung thành bức tranh đời sống xã hội một cách khách quan vào trong tác phẩm. Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội, lịch sử.
+ Biểu hiện của giá trị hiện thực trong tác phẩm “Vợ nhặt”: 
“Vợ nhặt” đã tái hiện sinh động, chân thật nạn đói khủng khiếp năm 1945: qua hình ảnh xóm ngụ cư, qua tình cảnh gia đình Tràng, hình ảnh người vợ nhặt, bữa ăn đầu tiên có nàng dâu mới
Tố cáo bọn tội ác của bọn giặc Nhật 

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_cach_lam_mot_so_dang_de_nghi_luan_ve_mot_tac_pham.docx