SKKN Tổ chức hoạt động dạy học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
Ngữ văn là môn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về cuộc sống và con người, từ đó giúp các em phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở các trường phổ thông hiện còn những tồn tại như nội dung của một số bài chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vượt ra ngoài tầm hiểu biết và nhận thức, chưa chú ý đến rèn luyện kĩ năng sống. nên chưa tạo được hứng thú với học sinh. Học sinh còn hiểu rời rạc, không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở các em, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trăn trở tìm kiếm và áp dụng những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp
kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích. Nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xem đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như là góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay
Dạy học tích hợp đã khắc phục, xoá bỏ được lối dạy học khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống mà vốn dĩ nó có liên hệ, bổ sung cho nhau. Nếu với phương pháp dạy học cũ học sinh học Văn chỉ biết mỗi Văn còn với phương pháp dạy liên môn học sinh không chỉ được tiếp cận với môn Ngữ văn mà các em còn được tiếp cận với nhiều môn học khác, tránh được sự nhàm chán trong quá trình tiếp thu kiến thức.
1.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngữ văn là môn học có ưu thế lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức về cuộc sống và con người, từ đó giúp các em phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn ở các trường phổ thông hiện còn những tồn tại như nội dung của một số bài chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, vượt ra ngoài tầm hiểu biết và nhận thức, chưa chú ý đến rèn luyện kĩ năng sống... nên chưa tạo được hứng thú với học sinh. Học sinh còn hiểu rời rạc, không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, kích thích sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở các em, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trăn trở tìm kiếm và áp dụng những phương pháp dạy học mới, có hiệu quả. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích. Nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xem đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như là góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay Dạy học tích hợp đã khắc phục, xoá bỏ được lối dạy học khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống mà vốn dĩ nó có liên hệ, bổ sung cho nhau. Nếu với phương pháp dạy học cũ học sinh học Văn chỉ biết mỗi Văn còn với phương pháp dạy liên môn học sinh không chỉ được tiếp cận với môn Ngữ văn mà các em còn được tiếp cận với nhiều môn học khác, tránh được sự nhàm chán trong quá trình tiếp thu kiến thức. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Ngữ văn qua một tiết học cụ thể sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này. Nắm được vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt là sau khi tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên Trung học, tôi chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo hướng tích hợp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy nói riêng. - Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực. - Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn - Tổ chức dạy học tích hợp bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, Ngữ văn 10, tập 1. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thẩm bình - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ững mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn. Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng năng lực, nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Vì thế, để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, các kiến thức liên quan về văn hóa nghệ thuật, lịch sử, địa lí, vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân. Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử, Địa lý...và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời giúp học sinh hình dung được một cách chân thực, sinh động về những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết ơn, biết quý trọng những con người, những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước; đồng thời tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc một thời. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa. Trong phương pháp dạy học truyền thống, chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ. Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh góp phần phát triển năng lực người học. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. Có nhiều hình thức tích hợp như tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn- Tiếng Việt- Làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp giữa các môn học gần gũi về kiến thức và phương pháp để giải quyết các nhiệm vụ dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các lĩnh vực khoa học khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, trong giao tiếp cộng đồng. Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức. Dạy học tích hợp trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời tạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên mônĐể học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy, mà dạy học theo hướng tích hợp là một phương pháp hiệu quả hướng đến hoạt động học của học sinh. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề (Giáo án dạy học tích hợp) GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH QUA TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể. - Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện. - Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, thái độ cảnh giác với kẻ thù xâm lược, cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước. Vận dụng kiến thức của bài: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam ( Lịch sử lớp 10- Bài 14- Tiết 20); Vị trí-Giới hạn- Hình dạng lãnh thổ Việt Nam ( Địa lý lớp 8); Vị trí địa lý - Phạm vi lãnh thổ( Địa lý lớp 12- Bài 2); môn GDCD lớp 7, lớp 9 (bài 15 GDCD 7: Bảo vệ di sản văn hoá; bài 17 Nghĩa vụ bảo vệ tổ quôc, Bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc...); Âm nhạc (bài Chuyện Thành Cổ Loa) Kiến thức: - Môn Ngữ văn: + Học sinh biết được nguồn gốc truyền thuyết; quan điểm, thái độ, tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. + Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ - Môn Lịch sử: Giúp HS nắm được + Cơ sở hình thành nhà nước văn lang- Âu lạc + Cơ cấu tổ chức nhà nước,đời sống văn hoá xã hội - Môn Địa lý: + Xác định được vị trí địa lý, phạm vi giới hạn( các điểm cực Bắc, Nam,Đông, Tây) của một địa danh. + Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam. - Môn GDCD: + Giáo dục ý thức bảo vệ truyền thống, di sản văn hoá dân tộc cũng như ý thức bảo vệ tổ quốc. - Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn , môn Địa Lý, môn GDCD và kỹ năng sống cũng như hiểu biết xã hội để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học. 2. Kĩ năng - Môn Ngữ văn: + Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết. - Môn Lịch sử: + Rèn kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội - Môn Địa lý: + Sử dụng bản đồ hành chính Hà Nội để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ. - Môn GDCD + Giáo dục ý thức bảo vệ truyền thống, di sản văn hoá dân tộc cũng như ý thức bảo vệ tổ quốc. + Biết cách tiếp cận với những di sản văn hoá. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức 3. Thái độ - Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu các vấn đề tổng hợp - Có thái độ đúng đắn trong tiếp cận Truyền thuyết, trong đánh giá các nhân vật lịch sử. - Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Tình yêu quê hương đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: năng lực phân tích, so sánh; năng lực giao tiếp - Năng lực riêng: năng lực giải thích các vấn đề văn hóa, lịch sử; năng lực cảm thụ tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết; năng lực làm việc nhóm... B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: Giáo án, Tài liệu tham khảo (Truyền thuyết Việt Nam) - Học sinh: Bài soạn, Tài liệu tham khảo C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp trực quan: Quan sát tranh, xem video - Sử dụng kỹ thuật dạy học: Các mảnh ghép - Giáo viên kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những Truyền thuyết đã học? 3. Bài mới Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại đắng cay làm cho kẻ thù nảy sinh mưu sâu, kế độc. Đấy cũng là những nguyên nhân trả lời câu hỏi vì sao An Dương Vương mất nước. Để thấy rõ, chúng ta tìm hiểu truyền thuyết Hoạt động của GV và Hs Nội dung cần đạt Tiết 10 GV tích hợp kiến thức âm nhạc: Em đã từng nghe ca khúc nào viết về Thành cổ Loa? hãy hát một đoạn về bài hát đó? HS: Kể tên các bài hát liên quan đến Thành Cổ Loa bài " Về Cổ Loa", " Chuyện thành Cổ Loa"... GV nhận xét, bổ sung cho HS cảm nhận một đoạn của bài hát "Chuyện Thành Cổ Loa" Và đặt câu hỏi: ? Cảm nhận của em về giai điệu và âm hưởng trong lời bài hát? HS: Hào hùng, tái hiện được một thời đại đã qua trong lịch sử dân tộc Gv y/c HS đọc phần tiểu dẫn và cho biết phần tiểu dẫn trình bày mấy nội dung? H : 2 Nội dung + Đặc trưng cơ bản của Truyền Thuyết + Câu chuyện làng Cổ Loa. ? Truyền Thuyết có những đặc trưng gì? Vậy Truyền Thuyết có phải là lịch sử không? Điểm khác? ? Đoạn 2 của phần tiểu dẫn thông tin cho các em điều gì? ? Văn bản liên quan đến cụm di tích văn hóa nào? HS trả lời. Tích hợp với kiến thức môn Địa lý +GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ Việt Nam HS quan sát tranh ảnh trên màn hình.? Nhìn lên bản đồ hành chính Hà Nội và cho biết vị trí huyện Đông Anh Hà Nội? Vị trí của Cổ Loa thành? ? Hiểu biết của em về cụm di tích Cổ Loa? ? Di tích Cổ Loa được đánh giá như thế nào HS trả lời. GV dùng máy chiếu cho HS xem tranh ảnh giới về cụm di tích, lễ hội Cổ Loa. GV khái quát về khu di tích Cổ loa GV tích hợp môn GDCD nhằm giáo dục các em ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ? Di tích Cổ Loa được đánh giá như thế nào ?Để giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc em phải làm gì? HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, thảo luận trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung ? Truyền thuyết ADV có xuất xứ từ đâu? Được sưu tầm khi nào? Ngoài bản kể này em còn biết bản kể nào khác không?( có 3 bản: bản 2 là “ Thục kỉ ADV” trong “ Thiên Nam ngữ lục” bằng văn vần; bản 3 là “MC- Trọng Thuỷ”(ngọc trai, giếng nước) truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa. - H trả lời - G định hướng ? Trong văn bản có mấy nhân vât xuất hiện? Ai là nhân vật chính ? Theo em nên phân tích văn bản theo hướng nào ? Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử Trong những việc An Dương Vương làm để xây dựng đất nước có việc đặt tên nước là Âu Lạc và rời đô về Cổ Loa, điều đó có ý nghĩa gì? HS trả lời. GV khái quát và bổ sung: Từ trong việc đặt tên nước và chọn kinh đô, An Dương Vương đã thể hiện ý thức biết tạo ra sức mạnh bộ tộc đề phòng sự xâm lược của giặc phương Bắc. Âu Lạc là tên gép của hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đồng thời Âu Lạc còn hàm chứa ý nghĩa về cội nguồn văn hóa dân tộc. Đó là tên gọi có sự hôn phối giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” của người Việt cổ. ?Từ kiến thức về lịch sử hãy cho biết vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ? Căn cứ vào nội dung văn bản hãy cho biết vua An Dương Vương đã làm những công việc trọng đại nào ? ? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả ra sao ? ? Em có nhận xét gì về qúa trình xây thành của An Dương Vương? Qua đó em thấy An Dương Vương là người ntn? ? Tác giả dân gian xây dựng hình ảnh Rùa vàng ở đây có ý nghĩa gì? Thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương? ? Sau khi xây thành xong, An Dương Vương đã yên tâm chưa? Chi tiết nào thể hiện? ý nghĩa? ? Quá trình giữ nước của An Dương Vương được thể hiện như thế nào? ? Vì sao An Dương Vương chiến thắng Triệu Đà ? ? Đánh giá gì về nhân vật An Dương Vương qua quá trình dựng nước và giữ nước? Bài học? GV dẫn dắt: Song bao giờ cũng vậy, thắng lợi dễ dàng thường khiến con người sinh ra chủ quan khinh địch. Thất bại đắng cay làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu sâu kế độc, đấy cũng là nguyên nhân dẫn đến cảnh mất nước. Tích hợp hiểu biết xã hội và kỹ năng sống GV Tổ chức cho các em hoạt động nhóm Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Vì sao An Dương Vương nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu Đà đưa quân xâm lược lần 2? Nhóm 2: Bài học nghiêm khắc và muộn màng An Dương Vương rút ra được khi nào? Vua đã có hành động gì? Ý nghĩa của hành động ấy ? Nhóm 3: Em có suy nghĩ gì về chi tiết này? So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy thế nào? Nhóm 4: Em rút ra bài học gì về việc mất nước của An Dương Vương? HS: thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày. Gv bổ sung kết luận An Dương vương tỉnh ngộ khi nghe tiếng thét của thần Kim Quy An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển Thánh Gióng cùng ngựa bay về trời Tiết 11 ? Em có nhận xét gì về nhân vật Mị Châu ?( Xét trong mối quan hệ gia đình và quốc gia) Chi tiết nào trong văn bản thể hiện điều đó? ? Kết cục của Mị Châu là gì ? Theo em lời kết tội của Rùa vàng có nghiêm khắc quá không? GV hỏi: Từ bi kịch của Mị Châu nhân dân nhắc nhở chúng ta điều gì? HS trả lời, GV khái quát. GV hỏi: Em có nhận xét gì về sự hóa thân của Mị Châu? HS trả lời GV liên hệ với di tích văn hóa am thờ Mị Châu tại Cổ Loa. Nhân dân thờ nàng bằng một phiến đá không đầu là biểu hiện của nền văn hóa phương Nam (tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt) gắn liền với nền văn minh lúa nước nền văn minh ao hồ,trai ngọc. Tảng đá không đầu chính là biểu tượng của một vị thần lúa nước. Kỹ năng sống ? Tại sao MC chết người xưa lại để cho máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch ? Hư cấu như vậy người xưa muốn bày tỏ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật và muốn nhắn gửi điều gì với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau ? Bản thân em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống ( Nhất là các bạn nữ ) Ngọc trai G nêu ý kiến thảo luận : Nêu quan điểm của em về 3 ý kiến sau : H trao đổi thảo luận, phản bác, chứng minh ý kiến của mình→ G định hướng. ?Thái độ của nhân dân với Trọng Thủy? HS trả lời, GV bổ sung: Trọng Thủy được xem là giặc nhưng tại xã Dục Tú huyện Đông Anh Hà Nội vẫn lập miếu để thờ hắn đó là do tín ngưỡng xùng bái con người của người Việt mà dân gian xưa thường thờ những nhân vật lịch sử. Khi họ thờ nhân vật lịch sử nào đó thường xuất phát từ 2 động cơ: Do họ biết ơn kính trọng mà thờ hoặc là do sợ sự tác oai tác quái của nhân vật mà thờ. Việc xã Dục Tú thờ Trọng Thủy xuất phát từ động cơ thứ hai, xác hắn tấp vào làng, hồn hắn hiện lên báo mộng cho các cụ cao tuổi trong làng biết phải lập miếu thờ nếu không hắn sẽ gây tai họa cho cả làng. Kỹ năng sống ? Cái chết của Trọng Thuỷ nói lên điều gì ? Từ nhân vật Trọng Thuỷ em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hôm nay? ? Có ý kiến cho rằng hình ảnh ngọc trai-giếng nước
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_truyen_an_duong_vuong_va_mi_c.doc