SKKN Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

SKKN Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Trước tình hình hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; sự hội nhập, giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế, văn hóa của các nước, các vùng, miền, các dân tộc trên thế giới ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo thì sự đổi mới giáo dục đang trở thành một yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với mỗi dân tộc, quốc gia.

Đối với nươc ta, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định rõ trong Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 28) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đối với việc thực hiện dạy học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) nói chung, dạy học chương trình Ngữ văn lớp 9 nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh cũng đang được thực hiện rất tích cực và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những phương pháp được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn lớp 9 mà cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) đều quan tâm nhằm giải mã văn bản trong quá trình dạy học các văn bản văn chương là phương pháp đọc - hiểu văn bản theo loại thể.

 

doc 25 trang thuychi01 10541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
1.MỞ ĐẦU
3
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu
4
1.4.Phương pháp nghiên cứu
4
 1.4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
4
 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
4
 1.4.3. Phương pháp so sánh
4
 1.4.4. Phương pháp thống kê
4
2
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận 
4
 2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
4
 2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng môn học
6
 2.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể
8
2.2.Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS trước khi áp dụng đề tài.
9
2.3.Một số giải pháp đổi mới dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS. 
10
 2.3.1. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống; áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại và tích hợp kiến thức liên môn
11
 2.3.2. Sử dụng tích cực, triệt để và hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại , đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin.
11
 2.3.3. Tổ chức hướng dẫn đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.
12
 2.3.4. Dạy đọc hiểu văn bản bám vào nhan đề của văn bản 
12
 2.3.5. Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế giáo án và thực hiện quá trình dạy học. 
13
 2.3.6. Phân loại đối tượng học sinh và thực hiện dạy học thân thiện.
13
2.4. Giáo án minh họa
14
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
23
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
24
3.1.Kết luận
24
3.2. Kiến nghị
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước tình hình hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; sự hội nhập, giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau của các nền kinh tế, văn hóa của các nước, các vùng, miền, các dân tộc trên thế giới ngày càng sâu rộng. Nền kinh tế tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo thì sự đổi mới giáo dục đang trở thành một yêu cầu tất yếu và cấp bách đối với mỗi dân tộc, quốc gia. 
Đối với nươc ta, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định rõ trong Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 28) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đối với việc thực hiện dạy học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) nói chung, dạy học chương trình Ngữ văn lớp 9 nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh cũng đang được thực hiện rất tích cực và đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những phương pháp được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn lớp 9 mà cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) đều quan tâm nhằm giải mã văn bản trong quá trình dạy học các văn bản văn chương là phương pháp đọc - hiểu văn bản theo loại thể.
Đối với văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” trích tác phẩm “ Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ là một trong những áng văn hay có giá trị nội dung sâu sắc, giá trị nghệ thuật độc đáo nên được các nhà biên soạn chương trình lựa chọn đưa vào dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 qua hai tiết 16 và tiết 17 nhằm đem đến cho chúng ta hiểu hơn về những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, cho ta những bài học nhân sinh vô cùng quý báu, đặc biệt là bối đắp cho thế hệ trẻ một bài học quý về kĩ năng sống. 
Qua tìm hiểu thực tế dạy học đọc - hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học của giáo viên để tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận, khám phá và lĩnh hội các đơn vị kiến thức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn có nhiều vấn đề chưa thỏa đáng nên phần nào đã ảnh hưởng đến thái độ học tập, tinh thần tự học, kĩ năng sống của học sinh. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Kinh nghiệm dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ” để nghiên cứu làm sáng kiến kinh nghiệm dạy học trong năm học 2015 - 2016 với mong muốn sẽ đóng góp thêm một cách nhìn và hướng đi rõ hơn trong việc thược hiện đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS, đặc biệt là dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, đề tài này tập trung nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học hiện đại để áp dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ở hai tiết dạy học 16 và 17 trong chương trình Ngữ văn đem lại cách nhìn mới, hướng tiếp cận giải mã văn bản mang lại hiệu quả cao trong dạy học, để chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp một chút kinh nghiệm dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, kĩ thuật dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ trong chương trình Ngữ văn lớp 9
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài đã sử dụng những phương pháp sau:
1.4.1.Phương pháp phân tích, tổng hợp
	Phân tích,Tổng hợp, những lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh, các kĩ thuật dạy học hiện đại như kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn phủ bàn, phương pháp đọc hiểu văn bản để làm tiền đề về cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu về phương pháp, kĩ thuât dạy học đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm 
Trên cơ sở lí luận, đề tài thiết kế hai tiết giáo án (tiết 16 và tiết 17 theo phân phối chương trình Ngữ văn THCS) đọc hiểu văn bản“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để ứng dụng vào việc dạy thực nghiệm để đánh giá chất lượng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
1.4.3.Phương pháp so sánh
 Sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu kết quả nghiên cứu trước và sau khi áp dụng đề tài.
1.4.4.Phương pháp thống kê
	Sử dụng phương pháp thống kê dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thực nghiệm. Từ đó xác định được hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
	Như chúng ta đã biết ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nội dung trong Nghị quyết đã khẳng định “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục & đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay” đã nhấn mạnh rất rõ ràng và cụ thể: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên" và chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định : " ...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ớ các cấp học, bậc học, ngành học.
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là hình thành và phát triển ở các em năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy theo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
2.1.2.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng môn học 
	Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường nói chung, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở tường THCS nói riêng cũng không nằm ngoài sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang được chứng kiến sự phát triển kì diệu của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin thì vấn đền về văn hóa đọc và việc dạy học văn trong nhà trường không còn hứng thú với học sinh như trước. Ai cũng biết rằng văn chương bao giờ cũng là sản phẩm của tâm hồn, con tim và khối óc của người sáng tác. Văn chương có tác động sâu sắc đến bạn đọc, đến cuộc sống con người. So với các môn học khác trong nhà trường, môn văn vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật lại có khả năng bồi dưỡng, khả năng phát triển tư duy thẩm mĩ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. 
	Vậy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học văn thì chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp đổi mới theo đặc trưng môn học như sau: 
	Một, cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh như tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
	Hai, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Vì không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. 
	Ba, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
	Bốn, vận dụng dạy học theo tình huống: dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
	Năm, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học: Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. 
	Sáu, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học như kĩ thuật “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy
Bảy, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn: phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. 
Tám, bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, . Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Chín, giáo viên phải rèn cho học sinh luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Học sinh mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn; đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm; tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn. 
Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những 
cách tiếp cận khác nhau, việc đổi mới phương pháp dạy học còn đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và điều kiện về tổ chức dạy học. Bên cạnh đó , đối với môn Ngữ văn, trong quá trình dạy học giáo viên còn phải lưu ý đến đặc trưng loại thể để tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả vì mỗi một thể loại văn học có một đặc trưng riêng nên con đường tiếp cận và khai thác kiến thức văn chương theo đặc trưng loại thể là một trong những con đường đem lại hiệu quả trong dạy học. 
2.1.3.Đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học các văn bản trong chương trình Ngữ văn, cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo đặc trưng môn học, giáo viên phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề dạy học theo đặc trưng loại thể. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là đọc hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, nên vấn đề đặc trưng loại thể được trình bày ở đây là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam
 Một là đặc trưng loại thể của văn học Trung đại Việt Nam mang tính song ngữ trong các thể loại văn học ( do chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán nên ngôn ngữ viết của văn học Trung đại là chữ Hán và chữ Nôm).
 Hai là văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo ( tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại, các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người. Vì vậy muốn lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại. chẳng hạn, khi tìm hiểu các truyện trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta phải thấy được các truyện được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện); 
Ba là văn học Trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian (Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả); 
Bốn là văn học Trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt (Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã. Về tính uyên bác và cách điệu hóa: quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặc khách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Các nhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chương sang trọng. Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩ cao.Về tính sùng cổ: Con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn. Do tính sùng cổ mà văn học trung đại đầy dẫy những điển cố, điển tích, những từ cổTrong sáng tác việc lặp lại truyện cũ, mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách mà còn là một cách tạo thêm giá trị cho sáng tác của mình.Về tính phi ngã: Thời trung đại, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển. Sự khinh trong đối với một cá nhân không căn cứ vào phẩm giá của chính cá nhân ấy mà căn cứ cá nhân thuộc dòng họ nào, đẳng cấp nào, có địa vị gì trong bậc thang xã hội. từ đó tạo ra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính chất phi ngã. Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sát của cá nhân mình, cũng như tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có quy định sẵn theo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúcluật phối thanh của thơ phú cũng quy định chặt chẽ khiến người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính giác phi ngã của cộng đồng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hoc_doc_hieu_van_ban_chuyen_nguoi_con_g.doc