SKKN Phân tích tác phẩm Vợ nhặt (Kim lân) từ thế giới quan của nhà văn

SKKN Phân tích tác phẩm Vợ nhặt (Kim lân) từ thế giới quan của nhà văn

 Phân tích tác phẩm văn học là một khâu khó nhất, có tính thử thách cao nhất đối với người dạy văn và học văn. Thông thường lâu nay, phân tích tác phẩm mới thực hiện thao tác giảng giải thế giới nghệ thuật để tìm nội dung tác phẩm. Như vậy, phân tích tác phẩm còn thiếu đi một thao tác quan trọng nữa. Đó là phải cắt nghĩa là tại sao tác giả phản ánh nội dung như thế?. Như vậy, người cảm nhận tác phẩm mới khám phá được lớp nghĩa trên bề mặt tác phẩm, còn chiều sâu của nội dung tác phẩm – lớp trầm tích của nó vẫn còn thiếu vắng. Để tìm được lớp trầm tích ấy, người phân tích tác phẩm khi và chỉ khi cắt nghĩa được theo thế giới quan của nhà văn về con người và cuộc sống của nghÖ sü.

 Vì vậy, dạy văn và học văn phải khám phá, phát hiện được thế giới quan của nhà văn khi phân tích tác phẩm là một điều cần thiết.

 Tác phẩm Vợ nhặt ( Kim lân) có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THTH . Vì vậy, đề tài: Phân tích tác phẩm ấy từ thế giới quan của nhà văn là rất cần thiết đối với việc dạy văn và học văn.

 

doc 71 trang thuychi01 7941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phân tích tác phẩm Vợ nhặt (Kim lân) từ thế giới quan của nhà văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục tài liệu tham khảo
Thứ tự
 Tên tác phẩm
Tác giả/ nhà xuất bản
1
Từ điển học sinh
Nhà xuất bản giáo dục
2
Thơ Tố Hữu
Tố Hữu
3
Từ điển văn học
Nhà xuất bản thế giới
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
5
Ngữ văn 11
Nhà xuất bản giáo dục
6
Ngữ văn 12
Nhà xuất bản giáo dục
 Người tham khảo
 Cao Thị Giản
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt ( Kim lân) từ thế giới quan của nhà văn.
 A.Đặt vấn đề
 Phân tích tác phẩm văn học là một khâu khó nhất, có tính thử thách cao nhất đối với người dạy văn và học văn. Thông thường lâu nay, phân tích tác phẩm mới thực hiện thao tác giảng giải thế giới nghệ thuật để tìm nội dung tác phẩm. Như vậy, phân tích tác phẩm còn thiếu đi một thao tác quan trọng nữa. Đó là phải cắt nghĩa là tại sao tác giả phản ánh nội dung như thế?. Như vậy, người cảm nhận tác phẩm mới khám phá được lớp nghĩa trên bề mặt tác phẩm, còn chiều sâu của nội dung tác phẩm – lớp trầm tích của nó vẫn còn thiếu vắng. Để tìm được lớp trầm tích ấy, người phân tích tác phẩm khi và chỉ khi cắt nghĩa được theo thế giới quan của nhà văn về con người và cuộc sống của nghÖ sü. 
 Vì vậy, dạy văn và học văn phải khám phá, phát hiện được thế giới quan của nhà văn khi phân tích tác phẩm là một điều cần thiết.
 Tác phẩm Vợ nhặt ( Kim lân) có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn THTH . Vì vậy, đề tài: Phân tích tác phẩm ấy từ thế giới quan của nhà văn là rất cần thiết đối với việc dạy văn và học văn. 
B. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận :
 a. Đối tượng của văn học là thế giới tự nhiên mà trung tâm là con người. Nhà văn sáng tác nghệ thuật dù ý thức hay không ý thức cũng xuất phát từ thế giới quan của nhà văn về con người và cuộc sống. Từ đó, nó chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm, cả về tổ chức và ý tưởng tác phẩm. Nó chi phối về thể loại, hình tượng, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu
b. Sự đổi mới của văn học không cho phép ta chỉ dừng ở nội dung xã hội được phản ánh mà còn phải đề cập đến con người trong chiều sâu miêu tả của hình tượng nghệ thuật – nghĩa là đề cập đến những quan niệm có tính chất triết học, thẩm mỹ - một dạng thế giới quan thể hiện sự cảm nhận khái quát mang tính chủ quan của tác giả về con người và từ đó khám phá ra nguyên tắc thẩm mỹ chi phối ngòi bút tác giả. Việc nghiên cứu thế giới quan sẽ cho phép ta xác định được mức độ chiếm lĩnh con người cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Qua đó, ta cũng sẽ xác định được sự đóng góp đích thực của nhà văn đó cho lịch sử phát triển của văn học dân tộc.
 c. Môn văn học là môn nghệ thuật nhưng cũng là môn khoa học nên cảm nhận tác phẩm văn học trên cơ sở ấy. Dù hiện tượng văn học nào cũng phải cắt nghĩa, giải thích trên bình diện khoa học.
d. Xuất phát từ nguyên lý: Văn học là nhân học.Ta có thể đi đến kết luận rằng giá trị của văn học là ở chỗ nó đã hiểu và cảm nhận được con người sâu sắc đến mức độ nào. Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sáng tạo văn học. Vì vậy, muốn xác định giá trị của bất kỳ một hiện tượng văn học nào trong lịch sử ta không thể bỏ qua vấn đề con người được đề cập trong đó.
 2.Cơ sở thực tế
 Phần lớn giáo viên khi giảng dạy tác phẩm văn học chỉ mới phân tích nghệ thuật, giảng giải những yếu tố nghệ thuật để bật ra nội dụng được chuyển tải từ các yếu tố nghệ thuật ấy. Bài giảng còn thiếu khâu cắt nghĩa các yếu tố nghệ thuật, nội dung ấy một cách khoa học, chưa cắt nghĩa, lý giải được những nội dung trong tác phẩm một cách thấu đáo hoặc còn có tính chất khiên cưỡng, hay có thể bỏ qua thao tác cắt nghĩa nội dung tác phẩm. Điều đó đã làm giảm đi rất nhiều sự hứng thú, tư duy của học sinh trong giờ học văn. Bởi chỉ khi học sinh hiểu bài thì mới say mê học. Muốt vậy, người dạy văn không thể không quan tâm đến giới quan về con người và cuộc sống của nhà văn.
Những giải pháp
 a. Thế giới quan là gì?
 Thế giới quan là toàn bộ lý luận, quan điểm về cách nhìn nhận, cách giải thích toàn bộ thế giới xung quanh, toàn bộ các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
( Từ điển học sinh, Trang 552, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội 1972) 
Ví dụ: Thế giới quan cách mạng, thế giới quan của giai cấp tư sản, thế giới quan duy tâm, thế giới quan duy vật, 
b. Một vài ví dụ về thế giới quan của nhà văn trong văn học.
Thế giới quan của nhà văn luôn thay đổi, cũng là một sản phẩm của lịch sử. Nó chịu sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của các mối quan hệ giao lưu văn hóa quốc tế.
Vì thế, mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu văn học đều có điểm riêng một thế giới quan . Quan niệm này luôn biến đổi do sự biến đổi của con người trong thực tại và quan niệm con người và cuộc sống của tác giả.
 Từ thế giới quan của nhà văn, nó chi phối đến tác phẩm về thể loại, hình tượng, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề, kết cấu 
 Ví dụ 1: Thế giới quan của tác giả trong truyện thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh. Thần thoại ra đời từ rất xa xưa- Buổi bình minh của lịch sử loài người- khoa học chưa phát triển. Con người lý giải tại sao có hiện tượng bão lụt tháng bảy, tháng tám hàng năm. Thế giới quan của người xưa là thế giới quan duy vật, quan niệm về cuộc sống, con người có vạn vật hữu linh:. Sông có thần sông, núi có thần núi. ma cây gạo, cú cáo cây đề. Con người và thần linh sống chung với nhau, hiểu nhauvà do các vị thần quyết định. Thần linh cai quản tất cả trời đất, con người. Bởi vậy, nó chi phối sáng tạo nhân vật trong truyện thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh là nửa người, nửa thần. Từ đó, người nghệ sỹ dân gian xưa lý giả : Do thần Sơn Tinh và Thủy tinh đánh nhau để tranh giành Mỵ Nương mà sinh ra bão lụt tháng bảy, tháng tám hàng năm.
 Ví dụ 2:Thế giới quan của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều mang màu sắc duy tâm. Nguyễn Du quan niệm tài - mệnh tương đố, số mệnh ngự trị con người. Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
 Trăm năm trong cõi người ta
 Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
 Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Cái nhìn cuộc đời con người buộc chặt vào vòng số mệnh, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều tài, sắc, đức độ. Nàng đã có người yêu. Vì bị vu oan nên gia đình Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha. Cuộc đời xô đẩy nàng vào 15 năm lưu lạc, phải chịu cảnh thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần. Do xã hội đương thời vạn ác có bọn buôn người tự do hoành hành như Tú bà, rồi Sở Khanh, Khuyển Ưng, Khuyển Phệ. Bọn quan lại và người nhà của họ hành hạ, lừa đảo người vô cớ như quan huyện, quan tỉnh, quan Triều đình. Nguyễn Du mâu thuẫn khi lý giải do bi kịch của nàng Kiều không phải do xã hội đương thời suy tàn mà do số mệnh. Tác giả viết: 
 Cho hay muôn sự tại trời
 Trời kia đã bắt làm người có thân
 Bắt phong trần phải phong trần
 Cho thanh cao mới được phần thanh cao. 
 Nguyễn Du quan niệm về chữ tâm, tài: 
 Có tài mà cậy chi tài
 Chữ tài gần với chữ tai một vần
 Thiện căn ở tại lòng ta
 Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Ví dụ 3: Thế giới quan trong tác phẩm Ê Díp làm vua của nhà văn Hy Lạp cổ đại là Xôphôclơ. Tác phẩm được trình diễn vào khoảng từ 429 đến 425 tr .CN. Nhà văn có cái nhìn cuộc sống, con người bằng thế giới quan duy tâm, tin vào số mệnh và cuộc đấu tranh giữa của con người với số mệnh, chỉ ra sự vô lý và vô nhân đạo của số mệnh. Điều đáng quý là mặc dù con người chưa thắng được số mệnh nhưng đã khẳng định được ý chí tự do và nghị lực của con người. Vở kịch còn ca ngợi lý tưởng dân chủ và anh hùng của một nhà cầm quyền gắn bó số phận mình với nhân dân, không dùng quyền lực tối cao của một ông vua để che dấu, lẩn tránh sự thật, khi biết mình phạm tội đã tự trừng phạt, sãn sàng rời ngai vàng vì hạnh phúc của nhân dân . 
 Tác phẩm ÊDip làm vua là bi kịch. Vua thành Tebơ là ÊDip đau xót trước nạn dịch đang giết hại nhân dân. ÊDip cho người đến một đền thờ thiêng hỏi lý do tại sao? Thần Apôlông phán truyền rằng nạn dịc đó do thần linh trừng phạt kẻ giết vua Laiôx hiện đang ở thành phố này. Người này đã giết vua cha và chung chăn gối với mẹ. Bị ÊDíp gạn hỏimãi, thần Apôlông tâu với Êdip sự thật là chính Êdip là thủ phạm, kẻ giết vua cha và chung chăn gối với mẹ. Ê Dip vô cùng lo sợ. Nhưng sự thật ngày càng sáng tỏ. Laiôx nguyên là vua của thành Tebơ, kết duyên với Jôcaxtơ và bị lời sấm truyền của thần Apôlông rằng đứa con trai của họ về sau mắc tội giết cha và lấy mẹ. Họ sợ quá buộc phải trao đứa con trai cho người chăn cừu của nhà vua tên là pôlipơ ở thành Côranhtơ. Người chăn cừu lại dâng đứa bé đó cho nhà vua hiếm muộn ở thành Côranhtơ. ÊDip lớn lên không biết về gốc tích của mình. Chàng bị thần Apôlông sấm truyền rằng: Chàng sẽ bị phạm tội giết bố và lấy mẹ. Chàng bỏ nhà ra đi vì sợ hãi. Dọc đường do đụng độ, chàng đã giết gần hết người trên một chiếc xe ngựa, trong đó có một ông già, đó chính là Laiôx. ÊDip đến thành Tebơ trừ diệt được quái vật Xphanh nên được nhân dân trong thành tôn làm vua thành Tebơ và được kết duyên với hoàng hậu JcaxtơÊDip vẫn điều tra kẻ giết vua Laiôx. Chàng hỏi cặn kẽ về địa điểm, hình dáng, tuổi tác, thời gian sảy ra cái chết của vua Laiôx, về số người đi trên xe Sự việc ngày càng sáng tỏ. Bỗng có người đưa tin vua cha ở thành bang Pôlipơ qua đời và Ê ---Dip phải trở về để kế vị. Nhưng chàng không trở về vì sợ lời sấm truyền, mẹ chàng vẫn còn đó. Người đưa tin cho biết chàng là con nuôi- không phải con đẻ, chính người đưa tin đã đón chàng từ tay người chăn cừu. Ê Dip cho gọi người chăn cừu, cuộc chất vấn càng sáng tỏ, chính ông ta được Jcaxtơ trao cho đứa bé bảo đi giết thì ông lại trao nó cho người đưa tin Côranhtơ. Kết thúc vở kịch, Jcax – tơ treo cổ tự tử, Ê Dip tự tay trừng phạt mình chọc mù mắt mình và rời khỏi ngai vàng đi lang thang.
 c.. Thế giới quan niệm con người trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
 Nhân vật Chí Phèo mà Nam Cao xây dựng là một điển hình về bi kịch của con người Việt Nam trong xã hội phong kiến nửa thực dân.
 Ban đầu, tuy là đứa trẻ bị bỏ rơi, nhưng Chí được sống trong sự đùm bọc của những người lao động lương thiện như anh đi thả ống lươn, bác phó cối, người đàn bà góa mù. Vì vậy, Chí là người lao động lương thiên. Về sau, Tên ác bá cường hào Bá Kiến và chế độ vạn ác nhà tù lúc đó đã đảy Chí xuống hố thẳm cuộc đời- Chí bị tha hóa. Chí bị tước đi mất bộ mặt người ngày nào của anh canh điền hiền lành, chăm chỉ. Thay vào đó là bộ mặt thú vật: Chằng chịt những vết sẹo do những mảnh sành chai mà chính tay Chí cào mặt, ăn vạ. Chí làm những việc ấy khi Bá Kiến sai khiến Chí- tự bán rẻ nhân phẩm của mình lấy dần từng năm hào để uống rượu. Chí đã mất đi bộ mặt người mà tạo hóa nhân từ cho Chí. Chí cũng mất luôn nhân phẩm của con ngươi. Chí đã đạp đổ bao nhiêu ngôi nhà, phá hoại bao nhiêu gia đình hạnh phúc, làm chảy máu bao nhiêu người Chí làm như vậy khi người ta sai khiến Chí và trong lúc say. Cuộc đời của chí luôn gắn với những cơn say dài vô tận.
 Đối chiếu với thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao, ta thấy đâu đây rất nhiếu những nhân vật mang cái tên không phải của con người như Lang rận (Trong tác phẩm Lang Rận), chị đĩ chuột( Trong truyện Nghèo), con người mất hết hết lòng tự trọng như nhân vật người bà trong truyện Một bữa no)
 Tại sao xây dựng nhân vật Thúy Kiều mà cuộc đời là một tấn bi kịch nhưng Nguyễn Du vẫn để cho Thúy Kiều một tuyệt sắc giai nhân, Tâm hồn Kiều tuy bị phong ba, bão táp vùi đập nhưng vẫn say đắm lòng người? 
 Cắt nghĩa điều đó là Nam Cao có thế giới quan về con người lúc bấy giờ như sau: Con người trong xã hội đương thời bị tha hóa, con người mất danh hiệu cao quý nhất - nhân phẩm. 
 Từ thế giới quan đó, nó đã chi phối sáng tạo toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo. 
d. Cách phân tích tác phẩm văn học từ thế giới quan của nhà văn như sau. Giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau đây: 
Bước 1: Phát hiện, khám phá được thế giới quan niệm của tác giả được dựa trên tác phẩm ấy và hệ thống tác phẩm của chính tác giả ấy, dựa vào hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Khâu này là định hướng phân tích cho toàn bài.
Bước 2: Chia đoạn rồi tìm các yếu tố nghệ thuật như nhân vật trữ tình, hình tượng, hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ, chi tiết, tình huống truyện, nhân vật
Bước 3: Giảng giải các yếu tố nghệ thuật ấy( Xem như là giải mã) để tìm những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng về cuộc sống mà tác giả muốn phản ánh.
Bước 4: Tóm tắt nội dung toàn đoạn.
Bước 5: Cắt nghĩa những vấn đề mà tác giả phán ánh bằng thế gới quan- cái nhìn của tác giả về con người, cuộc sống của tác giả.
Bước 6: Nhắc lại nội dung toàn đoạn vừa phân tích.
e. Thực nghiệm phân tích Vợ nhặt ( Tác giả SKKN chỉ đề cặp khâu tìm hiểu văn bản tác phẩm, phân tích truyện thiên về thảm họa nạn đói 1945 của nhân dân ta)
 Bước 1: Định hướng phân tích-Xác định thế giới quan về con người, cuộc sống. 
 +Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ra đời năm 1952- 1953, thời đại của tác phẩm là viết về nạn đói khủng khiếp của nước ta 1945. Xã hội Việt Nam lúc đó là chế độ thực dân phong kiến, nhân dân ta mất chủ quyền, mất tự do, mất độc lập, sống kiếp ngựa trâu. 
+ Quan niệm về cuộc sống và con người của tác giả Kim Lân: Xã hội đương thời vạn ác đã làm cho con người Việt Nam đến nạn đói 1945- nạn đói khủng khiếp. Nạn đói gây tới cảnh chết người như ngả rạ, giá trị con người bị hạ giá đến tột cùng. Nhà văn Kim Lân đã nhìn thấy được chỉ có lực lượng cách mạng tiến bộ nhất mới đập tan thế lực phản động lúc bấy giờ- bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cấu kết với thế lực phong kiến phản động. Lực lượng cách mạng tiến bộ ấy nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo nhất định đưa nhân dân Việt Nam giành độc lập, tự do, thoát khỏi nạn đói lịch sử ấy. Tư đó, nó chi phối toàn bộ kết cấu tác phẩm, xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật và chi tiết nghệ thuật đặc sắc 
Thế giới quan quyết định sáng tác. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Kim Lân là nhà văn lớp trước, tình nguyện đi theo cách mạng nên có cái nhìn, thế giới quan cách mạng, nhìn sự vật, sự việc trong quá trình vận động và phát triển. Tác giả tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Hơn nữa, tác phẩm viết vào những tháng năm 1952- 1953, âm vang của cách mạng tháng Tám. Bởi vậy kết thúc truyện, Kim Lân cho xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng bay pháp phới. Đó là hình ảnh cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân., giúp nhân dân ta thoát khỏi nạn đói- nạn diệt chủng do bọn phát xít,đế quốc, thực dân, phong kiến phản động-> Tác phẩm giàu giá trị nhân văn, nhân đạo. Đây là thành công của tác phẩm.
 Từ hiểu biết trên đây về thế giới quan củả tác giả Kim Lân, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào cảm nhận tác phẩm như sau:
 Học sinh
Giáo viên
 -Tác phẩm Vợ nhặt do ai sáng tác? Truyện được ra đời trong hoàn cảnh xã hội ntn?
-Tác phẩm Vợ nhặt thuộc đề tài, thể loại gì? Truyện phản ánh điều gì? Tác giả gửi gắm khát vọng gì?
 Giá trị ntn?
- Truyện có kết cấu mấy phần ? 
Tình huống truyện ntn?
-Ý nghĩa của tình huống truyện ntn?
Trong tình huống trên đây, Kim Lân đã cho các nhân vật bộc lộ tính cách, tư tưởng ntn?
-Liệu cặp vợ chồng trẻ có sống qua được nạn đói, có hạnh phúc không? Căn cứ vào chi tiết nào trong truyện?
1 .Tác giả: sinh 1920
2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Tác phẩm viết về nạn đói năm1945 của nhân dân Việt Nam.
3. Tìm hiểu văn bản 
 +Đế tài : Tác phẩm Vợ nhặt viết về người nông dân việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
+Thể loại truyện ngắn
+Nội dung: Qua tác phẩm Vợ nhặt,Kim Lân khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Nhân dân ta bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào nạn đói khủng khiếp- bi kịch diệt vong nòi giống và giá trị con người bị hạ xuống tột cùng.
+ Giá trị tác phẩm: Vợ nhặt là một kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
+Vượt lên nạn đói (khủng khiếp năm 1945) con người dạt dào niềm tin và hướng về khát sống,khát yêu.
 ->Kết cấu tác phẩm như sau:
Phần 1: Tình huống truyện: Nạn đói từ đâu tràn về xóm ngụ cư. Tràng là nhân vật nhà nghèo mà nhặt được vợ.
Phần 2: Con người hướng về niềm tin, sự sống.
 Phân tích phần 1: Tình huống truyện. Nạn đói tràn tới xóm ngụ cư . TRàng nhặt được vợ.
+Nạn đói tràn vào xóm ngụ cư lúc nào. ------Những người đi lại vật vờ như những bóng ma. Mỗi ngày có từ bốn đến năm xác chết.
Từng đoàn người lũ lượt kéo từ Thái bình, Nam định đến xóm ngụ cư đi tha hương cầu thực.
+Nhân vật Tràng vừa xấu, vừa dở hơi mà nhặt được vợ. Tràng gặp cô gái cùng mấy cô đang ngồi chực chờ ở kho thóc xem có ai thuê mướn gì không. Tràng chỉ nói cho vui vài câu vậy thôi chứ không chủ chòng ghẹo cô nào. Hôm sau gặp lại, cũng cô gái ấy trách móc Tràng rồi gạ Tràng đãi mấy bát bánh đúc. Lần này cũng thế, Tràng chỉ hò cho vui: Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Thế là cô gái ấy theo Tràng về làm vợ.
_-> Tác phẩm là bản cáo trạng bọn thực dân phong kiến ở nước ta lúc bấy gời thật độc ác, đẩy nhân dân ta đến nạn đói đến chết người và giá trị con người bị hạ xuống tột cùng.
Phân tích phần 2: : Con người hướng về niềm tin, sự sống
+ Nhân vật bà cụ Tứ:
-Tình huống truyện: Nạn đói từ đâu tràn về xóm ngụ. Con trai đưa người vợ nhặt được về nhà.
- Tâm lý bà cụ Tứ: Về nhà, bà cụ Tứ thấy người phụ nữ ở nhà mình, chào bà bằng mẹ. Tràng nói với bà: Nhà tôi chào mẹ đấy, chúng tôi lấy nhau chẳng qua là cái số. Ban đầu bà ngạc nhiên->bà hiểu ra bao nhiêu cơ sự->bà thấy tủi và thương con, người ta dựng vợ gả chồng là lúc ăn ra, làm nên, đằng này chúng nó lấy nhau là lúc đói, không biết chúng nó có nuôi nhau qua kỳ đói này không? -> Bà động viên các con: Năm nay thì đói to đấy con ạ. Chúng mày bảo nhau mà làm ăn, không ai giàu ba họ, sau này còn con chúng mày nữa.
 * Vượt lên cái đói đe dọa đến tính mạng, bà cụ Tứ thương con, lạc quan, hướng về niềm tin tương lai.
+ Nhân vật Tràng : 
-Tình huống truyện: Cái đói khủng khiếp, có người đàn bà theo mình về làm vợ, xóm ngụ cư ai cũng bảo: Thời buổi này, nuôi mình không nổi lại còn đèo bòng. Tràng vẫn đưa thị về nhà ra mắt mẹ mình. Từ khi có vợ, tràng thấy mình nên người, như người nằm mơTràng nghĩ mình phải có trách nhiệm với gia đình-> Quên đi cái đói, cái chết đến cận kề, Tràng hướng về hạnh phúc gia đình, sự sống.
+Nhân vật thị: 
 -Tình huống truyện: Vì đói mà liều lĩnh theo không người đàn ông mà mình chưa hiểu rõ làm chồng. 
- Khi gắn với gia đình, thị trở thành người dịu dàng và biết lo toan.-> Khát sống, khát yêu.
- Cặp vợ chồng trẻ sẽ sống qua được nạn đói, và hạnh phúc vì cuối truyện có chi tiết hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. ý nghĩa là: 
 Thế giới quan quyết định sáng tác. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Kim Lân là nhà văn lớp trước, tình nguyện đi theo cách mạng nên có cái nhìn, thế giới quan cách mạng, nhìn sự vật, sự việc trong quá trình vận động và phát triển. Tác giả tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Hơn nữa, tác phẩm viết vào những tháng năm 1952- 1953, âm vang của cách mạng tháng Tám. Bởi vậy kết thúc truyện, Kim Lân cho xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng bay pháp phới. Đó là hình ảnh cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân., giúp nhân dân ta thoát khỏi nạn đói- nạn diệt chủng do bọn phát xít,đế quốc, thực dân, phong kiến phản động gây ra -> Tác phẩm giàu giá trị nhân văn, nhân đạo. Đây là thành công của tác phẩm.
e. Kiểm tra kết quả áp dụng SKKN
* Kết quả chưa áp dụng SKKK
T.T
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
12G
45
5
11
10
22
30
67
2
12 I
45
3
6.6
11
24
31
69.4
\* Kết quả đã áp dụng SKKK
T.T
Lớp
Sĩ số
 Giỏi
 Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
1
12 G
45
15
33
20
44
10
27
2
12 I
45
13
28
19
42
23
30
 C. Kết luận
 Phân tích một tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm Vợ nhặt(Kim Lân) nói riêng phải cắt nghĩa vấn đề bằng thế giới quan của tác giả. Như vậy người phân tích tác phẩm văn học mới đạt hiệu quả cao trong giờ dạy và học văn ở THPT. Tôi hy vọng SKKN này có thể thực thi được vào giờ giảng văn.Tác giả của SKKN này rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và xin cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp đã đọc SKKN này và xin chân thành cảm ơn các bạn.
 Nga Sơn, ngày 22- 5- 2017
 Tác giả
 Cao Thị Giản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phan_tich_tac_pham_vo_nhat_kim_lan_tu_the_gioi_quan_cua.doc