Sáng kiến kinh nghiệm Một số định hướng giúp học viên Giáo dục thường xuyên Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014

Sáng kiến kinh nghiệm Một số định hướng giúp học viên Giáo dục thường xuyên Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014

A. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Trên thực tế, mỗi con người chúng ta không phải được đọc và học cái gì một lần mà nhớ hết. Trí tuệ của mỗi người thì có hạn mà kiến thức của nhân loại thì vô hạn, nhiều khi tiếp thu cái mới ta lại quên cái cũ. Vì vậy người xưa mới có câu “Ôn cố tri tân” (Ôn tập cái cũ, biết cái mới) nghĩa là bên cạnh việc tiếp thu kiến thức mới thì ta phải ôn luyện, củng cố kiến thức đã học. Mặt khác nhiều kĩ năng của con người được hình thành là do được làm đi làm lại một thao thác nào đó, từ đó mà hình thành thói quen. Ôn tập là để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài. Học sinh sẽ làm đi làm lại một dạng bài thì sẽ hình thành cho mình kĩ năng cần thiết để tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài đó. Không chỉ có vậy mà ôn tập còn giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt: viết câu, dùng từ, lấy dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm, .

B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

 - Theo quy định của Bộ GD - ĐT về thi tốt nghiệp thì những môn như Lí, Hóa, Sinh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 60 phút, còn những môn: Ngữ văn, Sử, Địa, Toán vẫn thi tự luận, thời gian làm bài của môn Sử, Địa là 90 phút, thời gian làm bài của môn Ngữ Văn, Toán là 120 phút. Tháng 3 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã có đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm 2014. Đó là cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:

Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (3 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của học sinh (theo hình thức của PISA); Phần 2 (7 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của học sinh (theo hướng mở, tích hợp).

 

doc 71 trang cuonglanz2a 6514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số định hướng giúp học viên Giáo dục thường xuyên Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục trung học. Cùng với Toán, Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Trong nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức về văn học trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết, nói. Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trong quá trình học tập, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra, thi cử. Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập là không thể thiếu. Có thể thấy ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những mắt xích quan trọng trong quá trình dạy và học. Tôi chọn đề tài này nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi ôn thi tốt nghiệp và làm bài thi tốt nghiệp.
Là một giáo viên dạy học ở Trung tâm GDTX miền núi, điều kiện học tập của học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo khá cao nhưng các em rất chăm học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá trong các kì thi TNPT còn ít, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp còn thấp, điều đó đã làm cho tôi luôn trăn trở. Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm cao, hơn nữa cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2014 có sự thay đổi gồn 2 phần: Đọc - hiểu và Làm văn. Vì vậy, những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm được cách ôn luyện phù hợp, học sinh biết cách và làm bài nên kết quả đã được nâng lên. Việc thực nghiệm đã được tiến hành trong ba năm học (năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013) và tiếp tục thực hiện trong năm học 2013 - 2014 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã được nâng lên đáng kể (tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên các lớp khá cao)
Từ kinh nghiệm thực tiễn của ba năm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 GDTX, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của của mình, đó là: “Một số định hướng giúp học viên GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Đưa ra một số kinh nghiệm, phương hướng để ôn thi tốt nghiệp đạt hiệu quả, nhằm giúp các em làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	Một số kinh nghiệm giúp học viên ở GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đạt hiệu quả.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:
	Học viên lớp 12A, B, D tại TTGDTX Bảo Yên năm học 2013 - 2014.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi lựa chọn phương pháp điều tra để tìm hiểu những điểm yếu của HV đã mắc trong quá trình ôn tập, thống kê những sai sót về kiến thức và lỗi diến đạt của HV, rồi nghiên cứu các biện pháp, kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp. Sau khi đã tìm được một số biện pháp, tôi đem áp dụng cho HV lớp 12 A,B,D trong các giờ ôn thi tốt nghiệp (PP thực nghiệm). Để chắc chắn về kết quả của các kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp đó, tôi đã cho các em làm bài thi theo đề thi tham khảo do Sở GD&ĐT Lào Cai gửi cho các trường THPT (PP khảo sát), từ đấy có thể thống kê được số HV làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
	 Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp của HV THPT hệ GDTX ở TTGDTX Bảo Yên chưa cao. Đề xuất một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp đạt hiệu quả cao trong kì thi tốt nghiệp năm 2014..
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.
PHẦN II: NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trên thực tế, mỗi con người chúng ta không phải được đọc và học cái gì một lần mà nhớ hết. Trí tuệ của mỗi người thì có hạn mà kiến thức của nhân loại thì vô hạn, nhiều khi tiếp thu cái mới ta lại quên cái cũ. Vì vậy người xưa mới có câu “Ôn cố tri tân” (Ôn tập cái cũ, biết cái mới) nghĩa là bên cạnh việc tiếp thu kiến thức mới thì ta phải ôn luyện, củng cố kiến thức đã học. Mặt khác nhiều kĩ năng của con người được hình thành là do được làm đi làm lại một thao thác nào đó, từ đó mà hình thành thói quen. Ôn tập là để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài. Học sinh sẽ làm đi làm lại một dạng bài thì sẽ hình thành cho mình kĩ năng cần thiết để tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài đó. Không chỉ có vậy mà ôn tập còn giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt: viết câu, dùng từ, lấy dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm, .
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 - Theo quy định của Bộ GD - ĐT về thi tốt nghiệp thì những môn như Lí, Hóa, Sinh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 60 phút, còn những môn: Ngữ văn, Sử, Địa, Toán vẫn thi tự luận, thời gian làm bài của môn Sử, Địa là 90 phút, thời gian làm bài của môn Ngữ Văn, Toán là 120 phút. Tháng 3 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã có đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ văn năm 2014. Đó là cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:
Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (3 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của học sinh (theo hình thức của PISA); Phần 2 (7 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của học sinh (theo hướng mở, tích hợp).
Cụ thể là:
Phần 1 (3 điểm). Có 2 phương án ra đề thi:
Phương án 1: Đưa ra một số văn bản ngắn (gồm cả văn bản hoàn chỉnh và đoạn văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài chương trình SGK (như sách báo, internet...); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học...; thuộc hai dạng: văn bản văn học và văn bản thông tin; được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà học sinh THPT đã học, tập trung vào các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính.
Các văn bản phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; khuyến khích các văn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh...).
Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên). Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã đọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc các loại văn bản khác nhau.
Phương án 2: Đưa ra một văn bản văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong chương trình, SGK nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học. Xây dựng bộ câu hỏi như phương án 1.
Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc văn bản văn học - loại văn bản mà học sinh được học nhiều nhất trong chương trình, SGK hiện nay.
Cả hai phương án này đều có thể sử dụng để ra đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Phần 2 (7 điểm). Có 3 phương án ra đề thi:
Phương án 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Phương án này phù hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể học sinh sau khi tốt nghiệp không thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến văn học.
Phương án 2: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Câu này dự kiến được nhiều học sinh không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em. Học sinh lựa chọn câu này vẫn được đánh giá năng lực văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về văn bản văn học.
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học.
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp trong môn hoặc liên môn nhằm kiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đề của học sinh.
Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến văn bản văn học đã học hoặc đọc thêm trong chương trình, SGK nhưng không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc.
Về sau, sẽ đưa vào đề thi văn bản văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loại với các văn bản đã học trong chương trình, SGK. Câu này khuyến khích những học sinh thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em.
Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Phương án 3: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Câu 1: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.
Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2.
Phương án này dùng cho kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ có các ngành xã hội.
 Như vậy điểm của phần nghị luận (Làm văn) chiếm tỷ lệ điểm tương đối cao. Nó là một phần rất quan trọng trong đề bài. Chính vì vậy, trong quá trình dạy ôn tốt nghiệp cho học sinh giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài 
 - Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy càng ngày học sinh càng lười học môn Ngữ văn. Học sinh lười đọc văn bản, lười học dẫn chứng, thái độ tiếp thu bài học cũng không được hứng thú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đáng buồn trên. Song nguyên nhân chủ yếu là do học sinh học lệch. Học lên đến THPT các em đã xác định khối thi của mình nên học theo khối. Đại đa số các em học khối A (Toán, Lí, Hóa) vì khối này có nhiều trường thi, có hội lựa chọn cũng nhiều. Vì vậy các em chỉ học 3 môn thi đại học nên dẫn đến sao nhãng những môn học còn lại. Hơn nữa học sinh quen với những thao tác khoanh tròn trong những môn thi trắc nghiệm nên đến khi viết một bài văn tự luận dài là rất ngại. Xuất phát từ những nguyên nhân đó nên tình trạng học sinh làm văn là rất hạn chế. Trong những bài kiểm tra, những bài thi học sinh không biết cách tìm ý, lập dàn bài, không thuộc dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm nên có hiện tượng học sinh chỉ đi tóm tắt văn bản đơn thuần mà không phân tích được nhân vật, hay vấn đề cần nghị luận; có hiện tượng học sinh lấy dẫn chứng của nhân vật trong tác phẩm này chứng minh cho đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm khác.Và đặc biệt là khả năng diễn đạt của các em trong bài viết văn là rất yếu: không biết cách mở bài, kết bài, câu văn lủng củng, dùng từ không chính xác, viết sai lỗi chính tả, . Đã có rất nhiều những câu chuyện hài hước về những bài văn của học sinh mà giám khảo cười ra nước mắt ví dụ có học sinh viết giới thiệu tác phẩm "Rừng xà nu " của Nguyễn Trung Thành viết về mảnh đất Tây Bắc, hay “Nhân vật Mỵ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân”.
 Trước thực tế đó, mỗi giáo viên cần phải dạy ôn tập thế nào để cho học sinh có thể nắm được cách làm bài, biết lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm và nâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh. Đó cũng là điều mà bản thân tôi trăn trở khi đứng lớp. Trong quá trình dạy ôn tập tốt nghiệp tôi cũng rút ra cho mình một số kinh nghiệm để dạy ôn tập đạt kết quả cao hơn.
C. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP :
 	Trong quá trình hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp tôi hệ thống cách thức ôn tập theo ba phần: Phần 1 - hướng dẫn làm câu hỏi đọc hiểu, phần 2 - hướng dẫn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, phần 3 - hướng dẫn kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Vận dụng vào các tiết ôn tập tốt nghiệp và luyện giải một số đề thi theo cấu trúc mới.
I. PHẦN 1: HƯỚNG DẪN LÀM CÂU HỎI ĐỌC HIỂU 
Theo định hướng của Bộ GD về cách ra đề thi TNTHPT môn văn năm 2014 , thì các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
1. Nhận biết nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản:
Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa...) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007)
- Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch và hậu quả của nó” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”.
=> Cách đọc và nhận biết văn bản đối với dạng câu hỏi này:
 + Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra.
 + Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn bản ( đây là những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói). Tìm hiểu nội dung của những từ ngữ đó nói về điều gì ?
 + Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của câu trong đoạn văn bản).
 + Từ đó xác định được nội dung chính của đoạn văn bản và đề xuất cách đặt tên cho văn bản.
2. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:  Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi.
a. Các lỗi sai trong văn bản : 
 - Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
 - Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
 - Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức ) 
 - Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
 Lưu ý : Trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi. 
 b. Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản: 
Đọc kỹ văn bản.
Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản.
Xác định thể loại, phong cách văn bản.
Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ. 
 Ví dụ  Đọc đoạn văn bản sau đồng thời anh, chị hãy chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic...trong đoạn văn đó :
 “... cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”.
 => Cách phát hiện lỗi sai : Với hình thức hỏi như trên, sau khi đã đọc kỹ văn bản, xác định được cấu tạo câu và sự liên kết câu cũng như thể loại, phong cách ngôn ngữ và hình thức chính tả và cách trình bày,cách dùng từ, chữ viết ... ta có thể trả lời như sau:
 + Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn
 + Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan
 + Dùng từ sai: đối địch;
 + Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn
3, Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:
 a. Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ , tu từ về câu và tác dụng của các biện pháp tu từ khi được sử dụng trong văn bản như:
- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm.
- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.. .
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
b. Ôn , nắm vững các đặc điểm về cách cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp trong văn bản văn học. 
Ví dụ:
 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn thơ sau:
 “Chúng đem bom ngàn cân 
 Dội lên trang giấy trắng 
 Mỏng như một ánh trăng ngần 
 Hiền như lá mọc mùa xuân”
 (Trang giấy học trò - Chính Hữu)
- Căn cứ vào những kiến thức về các phương tiện biểu đạt trong thơ , ta có thể trả lời :
 + Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ : Ẩn dụ, đối lập và so sánh (hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như, hiền như)
 + Tác dụng của việc sử dụng phối hợp những biện pháp nghệ thuật này : khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của nhà thơ với trẻ thơ.
4. Viết đoạn văn, bài văn ngắn bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về vấn đề nêu ra trong ngữ liệu đọc hiểu.
- HV phải hiểu nội dung chính trong ngữ liệu.
- Lần lượt trình bày ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với nội dung ngữ liệu.
II. PHẦN 2: HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ
1.1. Lí thuyết:
 a) Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống.
 b) Đề tài : Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,
+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,
+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,... 
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,... 
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. 
 c) Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ, nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí.
d) Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 
e) Nội dung cơ bản của bài làm:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý.
g) Dàn bài khái quát
*) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. 
*) Thân bài
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. 
*) Kết bài
- Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. 
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề.
1.2. Phần hướng dẫn thực hành
a. Thực hành tìm hiểu đề
Trước bất cứ đề bài nghị luận nào GV đều phải hướng dẫn HS đọc kỹ, gạch chân những từ quan trọng (từ khóa) và tự đặt ra câu hỏi: 
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì ?
- Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm ý và lập dàn ý.
b. Thực hành tìm ý và lập dàn ý
Đối với NLXH thì mỗi dạng bài, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý lập dàn ý, và làm như vậy mới đảm bảo được tính đa dạng và sáng tạo của thể loại, nhưng đối với HS YẾU nếu hướng dẫn các em làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại. Bởi vì các em đa phần mất gốc, khả năng độc lập tư duy yếu, khả năng biện chứng thấp, cho nên phải tạo cho các em những bộ khun

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_dinh_huong_giup_hoc_vien_giao_d.doc
  • docBao cao SKKN - LAN.doc
  • docBC thanh tich ca nhan - LAN.doc
  • docBia SKKN- LAN.doc
  • docDon SKKN - LAN.doc
  • docMuc luc - LAN.doc