SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT

SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “ Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[6, tr202]. Thực hiện Đại hội XII của Đảng, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó yêu cầu: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp”.Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27/2/2017, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ về “Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, theo đó, chỉ đạo việc “rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”, tổ chức biên soạn “Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của “Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW trước đó), vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05-CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.

doc 22 trang thuychi01 9253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH 
HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
3
1. Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần nội dung
4
1. Cơ sở lí luận 
4
1.1. Bản chất của môn Văn
4
1.2. Nội dung cơ bản của Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
4
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
1.2.2. Đạo đức Hồ Chí Minh
6
1.2.3. Phong cách Hồ Chí Minh
6
2. Thực trạng của vấn đề
6
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
3.1. Xác định đúng mục đích của việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
6
3.2. Nguyên tắc, mức độ và phương pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
7
3.3. Lựa chọn các tác phẩm giảng dạy trong chương trình phù hợp với việc tích hợp.
7
3.4. Xác định nội dung tích hợp đối với từng tác phẩm
8
3.5. Thiết kế giáo án
11
4. Hiệu quả của SKKN
17
Kết luận, kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
21
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại
22
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[6, tr202]. Thực hiện Đại hội XII của Đảng, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó yêu cầu: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp”.Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27/2/2017, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ về “Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, theo đó, chỉ đạo việc “rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”, tổ chức biên soạn “Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của “Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW trước đó), vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05-CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
	Triển khai cuộc vận động này, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã yêu cầu các nhà trường có kế hoạch tích hợp trong các hoạt động dạy và học, trong đó có môn Ngữ Văn
Muc tiêu của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông là thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản, nhất là văn bản văn học, môn Ngữ văn góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp như: tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức đối với cội nguồn, tự hào về lịch sử dân tộc; lòng nhân ái, vị tha; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động, tinh thần tự học, phát triển ý thức nghề nghiệp; trung thực và có ý thức sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam; có tinh thần hội nhập và ý thức công dân toàn cầu.
Hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học môn Ngữ Văn trong chương trình THPT. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức, hoặc chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này.
Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài: Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT 
2. Mục đích nghiên cứu
	Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh. Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục và yêu cầu của thời đại.
	Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, thúc đẩy động cơ phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức không chỉ cho học sinh mà cho cả giáo viên.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT. 
4. Phương pháp nghiên cứu
	Thống kê, phân tích, tổng hợp
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Bản chất của môn Văn
Theo TS Nguyễn Xuân Lạc: “Xét về bản chất môn Văn, ta thấy có hai đặc điểm: môn Văn vừa là môn học nghệ thuật lại vừa là môn công cụ. Môn học nghệ thuật là môn học về Cái Đẹp, nhằm đem đến Cái Đẹp cho học sinh để giáo dục óc thẩm mỹ và bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho các em. Nhưng từ Cái Đẹp đó, nó sẽ mang đến cho thế hệ trẻ nhiều tố chất để làm người, hoàn thiện nhân cách: lòng yêu nước, thương dân, vị tha, nhân ái, trung thực, dũng cảm Từ trong Cái Đẹp đã chứa đựng biết bao tư tưởng và tình cảm mà nhà văn muốn gửi tới người đọc. Cái Đẹp của văn chương đã trở thành cái đẹp của con người và cuộc sống. Môn công cụ là môn học mang ý nghĩa thực hành, mà ở đây chính là cách đọc hiểu văn bản, cách tạo lập văn bản, cách diễn đạt sao cho đúng, cho hay (cả nói và viết). Nó phải trở thành mẫu mực, phải nâng lên mức kỹ năng thuần thục để có thể hỗ trợ cho các môn khác một cách dễ dàng, tự nhiên” [3]. Với bản chất đó, việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học môn Văn sẽ góp phần không nhỏ giúp học sinh có được nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
	Thực hiện tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình THPT trước hết cần phải nắm vững những nội dung cơ bản:
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, được thể hiện 9 vấn đề lớn, đó là: Về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; Về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đất nước thật sự của dân, do dân và vì dân; Về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta.
1.2.2. Đạo đức Hồ Chí Minh
 Đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh; là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện của Người về đạo đức, vị trí, vai trò của đạo đức, những chuẩn mực giá trị của đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, với những phẩm chất tiêu biểu là: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,...; là sự kết hợp đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức.
1.2.3. Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.
2. Thực trạng của vấn đề 
	Về phía giáo viên: Việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các tiết dạy đã được thực hiện, tuy nhiên chưa nhiều và chủ yếu là ở các tác phẩm văn thơ của Bác. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp lồng ghép vì thế hiệu quả chưa cao, không gây được hứng thú đối với học sinh
	Về phía học sinh: Học sinh có hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhưng chưa sâu sắc. Mục đích học của các em nặng về kiến thức để đáp ứng kì thi vì thế chưa quan tâm đúng mức đến việc tiếp thu, học tập, làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xác định đúng mục đích của việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
	Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhân thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
3.2. Nguyên tắc, mức độ và phương pháp tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
	Việc tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giờ dạy Văn không thể làm ảnh hưởng đến nội dung và yêu cầu của môn học, phải đảm bảo đặc trưng của môn Văn, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của bài học, đảm bảo tích hợp một cách tự nhiên, lô-gich, không gây quá tải, không biến giờ Văn thành giờ thuyết giáo khô khan về đạo đức.
Tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải dựa trên cơ sở từng bài học cụ thể. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học, giáo viên chọn những nội dung vấn đề phù hợp để tích hợp.
	Đối với môn Văn chủ yếu tích hợp ở mức độ liên hệ, tích hợp bộ phận.
	Theo định hướng phát triển năng lực, việc thực hiện tích hợp được triển khai theo các phương pháp dạy học tích cực: giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học; tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng sáng tạo và những kiến thức kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, đảm bảo mỗi học sinh đều được tạo điều kiện để tự thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm.
3.3. Lựa chọn các tác phẩm giảng dạy trong chương trình phù hợp với việc tích hợp
	Trong chương trình THPT có nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng có khả năng tích hợp. Vì vậy trước hết cần lựa chọn một cách hợp lí. 
	Những tác phẩm có nội dung phù hợp với việc tích hợp ở chương trình môn Văn lớp 10: “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi), “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi).
	Trong chương trình môn Văn lớp 11 có thể chọn: “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc), “Lưu biệt khi xuất dương” (Phan Bội Châu), “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), “Lai Tân” (Hồ Chí Minh), “Từ ấy” (Tố Hữu).
	Đối với chương trình môn Văn lớp 12: “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu).
3.4. Xác định nội dung tích hợp đối với từng tác phẩm
	Dạy bài thơ “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi), giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè nơi thôn dã, qua đó nhận ra tấm lòng hoà hợp với thiên nhiên, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên sâu nặng của nhà thơ và liên hệ đến phong cách sống của Bác: gắn bó với thiên nhiên. Người bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn giành thời gian cho thiên nhiên, làm thơ về thiên nhiên. Trong thơ Bác có đủ cả mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông, cánh chim, hoàng hôn, nắng sớm. Dạy hai câu cuối bài thơ sau khi làm rõ khát vọng cao đẹp của Nguyễn Trãi, giáo viên gợi cho học sinh liên hệ đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: hết lòng yêu thương nhân dân, ngày đêm đau đáu một điều là “giành được độc lập rồi, thì phải làm cho dân được ăn no, mặc ấm”.
	Dạy bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan niệm sống nhàn của nhà thơ qua cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”, có thể liên hệ đến cuộc sống sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao của Bác: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.
	Dạy bài “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu) làm rõ tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử, giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ đến quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người. Bác khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”
	Dạy “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi), phân tích tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi, giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: suốt đời vì dân,vì nước, vì hạnh phúc con người. Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Phân tích thái độ khoan dung đối với giặc Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, hướng dẫn học sinh liên hệ đến lòng khoan dung nhân ái của Bác đối với mọi kiếp người trong đó có kẻ thù. Người cảm thấy rất đau khổ khi nhìn thấy những người thanh niên Mỹ chết một cách vô ích ở Việt Nam. Hiếm có một lãnh tụ nào trong chiến tranh mà lại thấy được máu nào cũng là máu, người nào cũng là người, đều quý như nhau. Ngay đối với kẻ xâm lược đã gây nên bao đau thương cho dân tộc mình, gây ra bao tội ác đối với nhân dân, nhưng khi bị bắt, Người vẫn căn dặn cán bộ, chiến sĩ ta phải đối xử với họ một cách khoan hồng, phải làm cho thế giới thấy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, tiến bộ, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước.
	 Dạy “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc) có thể lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng giai cấp, giải phóng loài người, xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn người bóc lột người. Nội dung này có thể lồng ghép ở phần dẫn vào bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vec-xay bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Ngồi một mình trong phòng, Người sung sướng muốn phát khóc lên. Người nói một mình như đang nói với toàn thể dân tộc “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Như vậy từ một người yêu nước chân chính, Người đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Và từ đó Người đấu tranh không mệt mỏi cho công cuộc giải phóng loài người, chống lại áp bức bất công, vạch trần sự giả dối của bọn thực dân trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hoá văn nghệ. Trình chiếu tranh biếm hoạ của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria và giới thiệu hoàn cảnh ra đời, mục đích của truyện ngắn Vi hành. Phần củng cố bài học, giáo viên giúp học sinh tự rút ra bài học về phong cách diễn đạt ngắn gọn, cách nói nhẹ nhàng mà thâm thuý, châm biếm kẻ thù một cách sâu cay của Bác.
	Đối với bài “Lưu biệt khi xuất dương” (Phan Bội Châu), tích hợp phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại của Hồ Chí Minh: Quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Nhờ đó Người đã có dịp sống ở những trung tâm văn hoá-khoa học-chính trị nổi tiếng của thế giới thời đó như Niu Oóc, Pari, Luân Đôn, Matxcơva, tiếp xúc, hoạt động gần gũi với những đại diện xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ- các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng, nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt và tìm được con đường đi cho dân tộc.
	Trong bài “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh cách mạng vững vàng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, yêu đời, tha thiết với tự do, tình yêu thiên nhiên, lòng nhân đạo mang tinh thần quốc tế vô sản, phong thái ung dung tự tại, cách viết ngắn gọn, cô đọng, hàm súc kết hợp cổ điển và hiện đại.
	Dạy bài “Từ ấy” (Tố Hữu), giáo viên có thể tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh:lý tưởng cách mạng, lẽ sống cách mạng, tinh thần đoàn kết đại đa số nhân dân, tình cảm yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ. Bác đã gắn bó với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người có tình cảm trách nhiệm với họ như những người ruột thịt. Giáo viên kể cho học sinh nghe “Câu chuyện đêm ba mươi tết”
	Dạy “Tuyê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_tu_tuong_dao_duc_phong_cach_ho_chi_minh_vao_da.doc