SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong Chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT

SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong Chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT

Chi tiết văn học không chỉ thể hiện nội dung tác phẩm mà còn thể hiện tài năng, khả năng quan sát, trải nghiệm tinh tế của nhà văn trước cuộc đời. Vì thế, khi phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt trong các chuyên đề ôn tập, phụ đạo và ôn thi học sinh giỏi, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn khai thác một cách hợp lí, đúng phương pháp để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Do đó, Chúng ta cần đặt chi tiết trong tác phẩm văn học vào trong một mối quan hệ nào đó (tương đồng hay tương phản) để rõ hơn nội dung phản ánh, phong cách tác giả, tài năng nhà văn.

So sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng không chỉ trong văn học mà còn rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.Việc rèn luyện tốt tư duy so sánh sẽ giúp học sinh có cái nhìn sắc bén, không phiến diện về các vấn đề văn học cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng của kĩ năng này là định hướng học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các chi tiết trong tác phẩm văn học. Từ đó, học sinh thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kĩ năng so sánh văn học này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Một tác dụng nữa không kém phần quan trọng là góp phần bồi dưỡng sự nhạy cảm tinh tế trong tâm hồn của các em. Bởi so sánh đôi khi không phải để chỉ ra cái giống, cái khác hay rút ra nột ý nghĩa mà đơn giản để học sinh cảm nhận, lắng đọng lại trong một chi tiết nghệ thuật nào đó của tác phẩm.

 

doc 19 trang thuychi01 5161
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong Chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chi tiết văn học không chỉ thể hiện nội dung tác phẩm mà còn thể hiện tài năng, khả năng quan sát, trải nghiệm tinh tế của nhà văn trước cuộc đời. Vì thế, khi phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt trong các chuyên đề ôn tập, phụ đạo và ôn thi học sinh giỏi, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn khai thác một cách hợp lí, đúng phương pháp để mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Do đó, Chúng ta cần đặt chi tiết trong tác phẩm văn học vào trong một mối quan hệ nào đó (tương đồng hay tương phản) để rõ hơn nội dung phản ánh, phong cách tác giả, tài năng nhà văn...
So sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng không chỉ trong văn học mà còn rất quan trọng  trong cuộc sống hàng ngày.Việc rèn luyện tốt tư duy so sánh sẽ giúp học sinh có cái nhìn sắc bén, không phiến diện về các vấn đề văn học cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng của kĩ năng này là định hướng học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các chi tiết trong tác phẩm văn học. Từ đó, học sinh thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kĩ năng so sánh văn học này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học - một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng khuôn sáo trong các bài  văn của học sinh hiện nay. Một tác dụng nữa không kém phần quan trọng là góp phần bồi dưỡng sự nhạy cảm tinh tế trong tâm hồn của các em. Bởi so sánh đôi khi không phải để chỉ ra cái giống, cái khác hay rút ra nột ý nghĩa mà đơn giản để học sinh cảm nhận, lắng đọng lại trong một chi tiết nghệ thuật nào đó của tác phẩm. 
Trong những năm gần đây, dạng đề văn so sánh chi tiết liên hệ chi tiết văn học văn học cũng xuất hiện khá phổ biến trong các đề thi như đề thi đại học các năm 2009, 2010, đề thi học sinh giỏi tỉnh 2013 – 2014... Đặc biệt gần đây nhất là đề thi minh họa môn Ngữ Văn năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo cũng sử dụng dạng đề so sánh liên hệ nhằm phát huy năng lực cảm thụ, khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, tránh sự ghi nhớ máy móc, rập khuôn bài học trong qua trình làm bài. Vì vậy, “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” là vấn đề giáo viên cần lưu tâm trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ Văn.
 Là một giáo viên đứng trên bục giảng, chúng ta đều mong muốn học sinh yêu thích, say mê bộ môn Ngữ Văn, tiết học mà mình giảng dạy và đạt kết quả tốt trong các kì thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu, động lực giúp tôi phấn đấu. Do đó, tôi luôn tìm kiếm phương pháp mới phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, tôi thấy phương pháp, “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” là biện pháp rất hay, phù hợp với xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo. Với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở bộ môn Ngữ Văn và truyền cho HS cái cảm giác“ Uống xong lại khát” ấy, tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm về đề tài này. Đó chính là những lí do đưa tôi đến với đề tài : “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT”
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục đích của đề tài :
- Giúp người dạy văn, học văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác phẩm văn học trong chương trình lớp 11, 12 THPT bằng việc khai thác chi tiết văn học trong tương quan đối sánh.
- Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”- Học ít hơn nhưng tiếp cận tri thức được nhiều hơn, sâu sắc hơn .
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xác định được các chi tiết tiêu biểu, các dạng đối sánh thường gặp trong tác phẩm văn học trữ tình và tự sự .
- Xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh để khắc sâu giá trị các chi tiết văn học trong chương trình Ngữ Văn, chủ yếu là lớp 12 THPT .
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài:
- Các chi tiết văn học trong các tác phẩm tự sự tiêu biểu ở chương trình 11 (ban cơ bản) gồm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao; chương trình 12 (ban cơ bản) gồm “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Các chi tiết văn học trong các tác phẩm trữ tình ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11,12 ( ban cơ bản) như “Tràng giang” của Huy Cận, “Tây Tiến” của Quang Dũng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết :
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về vai trò chi tiết nghệ thuật, tài liệu về phương pháp so sánh, tài liệu bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thao tác so sánh trong văn nghị luận (Tài liệu tham khảo).
- Đọc nghiên cứu kĩ các tác phẩm tự sự, thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 11,12 nằm trong đối tượng nghiên cứu của đề tài. 
- Đọc tìm hiểu thêm một số bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, ban cơ bản như : “ Thao tác lập luận so sánh”, “Luyện tập thao tác lập luận so sánh” , “Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận”,...
- Nghiên cứu kĩ xu hướng ra đề minh họa Ngữ Văn của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây, nhất là năm 2018 vừa qua.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Dự một số tiết dạy “ Thao tác lập luận so sánh”, Luyện tập thao tác lập luận so sanh”, “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu của đồng nghiệp .
- Thực nghiệm hệ thống bài tập sử dụng kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT.
- Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, thực hiện rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT các bài học có nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc như: “Chiếc thuyền ngoài xa” với chi tiết người đàn bà hàng chài khóc; “Vợ nhặt” với chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ. Thử nghiệm bằng cách: một lớp chú ý rèn luyện năng lực sử dụng thao tác lập luận so sánh khi tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm cho học sinh và một lớp không chú ý rèn luyện năng lực sử dụng thao tác lập luận so sánh. So sánh, đối chiếu kết quả thực nhiệm của 2 lớp để rút ra kết luận.
5. Ý nghĩa của đề tài.
5.1 Đối với giáo viên: 
- Đề tài sẽ cung cấp một số kinh nghiệm thực tế giúp người giáo viên trong quá trình giảng dạy các chi tiết văn học sử dụng phương pháp so sánh tại các buổi ôn tập phụ đạo. Trên cơ sở đề tài này, giáo viên có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp và hiệu quả nhằm giúp học sinh tiếp cận tác phẩm với những gì tinh túy nhất. Từ những cái “ vốn như thế”, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra những “ phần chìm” nằm im sau câu chữ, giúp cho giờ dạy văn sinh động, dễ đi vào lòng người. Thông qua hệ thống bài tập người giáo viên sẽ phân hoá được đối tượng học sinh và giúp học sinh dễ dàng tiếp cận hướng ra đề THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2017 – 2018.
5.2. Đối với học sinh : 
- Nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng phương pháp so sánh và thao tác lập luậnso sánh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm văn học lớp 11,12 chương trình Ngữ Văn ban cơ bản. 
- Tăng tính thực hành của học sinh. 
- Học sinh sẽ có cảm giác “Uống xong lại khát” khi sử dụng phương pháp này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng vấn đề:
1.1. Tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học:
Chi tiết nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông, chi tiết nghệ thuật giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết. Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời...của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.
Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút.
Chi tiết văn học không chỉ thể hiện nội dung mà còn thể hiện tài năng, khả năng quan sát, trải nghiệm tinh tế của nhà văn. Vì thế, phân tích tác phẩm văn học, chỉ khai thác một cách đơn thuần các chi tiết đôi khi con thiếu sót. Cần đặt chi tiết và tác phẩm vào trong một mối quan hệ nào đó (tương đồng hay tương phản) để rõ hơn nội dung phản ánh, phong cách tác giả, tài năng nhà văn...
1.2. Mục đích của so sánh chi tiết văn học
Mục đích của việc so sánh là tạo cho học sinh hiểu sâu hơn về chi tiết dẫn đến hiểu biết về tác phẩm một cách trọn vẹn. Mặt khác còn giúp cho học sinh có ý thức chú ý đến các tác phẩm đã học, bởi khi nhớ các chi tiết trong tác phẩm khác thì học sinh mới có thể so sánh được. Ngoài ra, cách làm này sẽ giúp cho học sinh hứng thú hăng say hơn trong tiết học bởi tự thân các em có cơ hội khám phá những nét mới mẻ trong tác phẩm văn học.
Lẽ hiển nhiên, đối với các đối tượng học sinh THPT, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
1.3. Thực tế của việc dạy chi tiết văn học
Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy trong chương trình Ngữ văn có nhiều văn bản tự sự có dung lượng lớn nhưng thời lượng cho tiết dạy lại ít nên khá nhiều giáo viên lúng túng, thường phải chạy theo bài dạy vì không muốn "cháy giáo án". Thế nên, nhiều tiết dạy đã không đạt được yêu cầu như mong muốn. Những trăn trở trên thật đáng trân trọng bởi đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách trọn vẹn. Và cũng chính bởi sự tâm huyết ấy mà nhiều giáo viên đã cố gắng cung cấp cho học sinh thật nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và lẽ dĩ nhiên như thế thì đã trễ lại càng trễ. Nói tóm lại, giảng dạy một tác phẩm văn học, ngoài việc tìm hiểu những nội dung cơ bản, hình tượng nghệ thuật cụ thể, giáo viên cần dành thời gian và sự quan tâm lựa chọn phương pháp phù hợp giúp các em học sinh, nhất là các lớp định hướng khoa học xã hội hiểu sâu về các chi tiết nghệ thuật. Bởi lẽ, chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời...của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.
Qua một số tiết dự giờ, một bộ phận giáo viên chưa thật sự nắm bắt được vai trò và các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khai thác chi tiết nghệ thuật trong dạy tác phẩm tự sự và thơ trữ tình. Có người nhầm tưởng rằng trong giờ dạy đưa ra nhiều kiến thức về tác giả, tác phẩm như thế là đã giúp học sinh nắm được tốt tác phẩm, là phát huy tính tích cực của học sinh.
Tâm huyết nghề nghiệp và trách nhiệm của một bộ phận giáo viên đối với tiết học chưa nhiều. Ngại sử dụng phương pháp dạy học theo đặc trung thể loại, dạy học nêu vấn đề. Bởi để dạy theo phương pháp này một cách đúng nghĩa, đòi hỏi người dạy phải soạn bài và nghiên cứu tài liệu rất công phu, mất rất nhiều thời gian và công sức, trong giờ dạy giáo viên phải tập trung tâm lực cao mới có thể 
-Một bộ phận học sinh ngại đọc tài liệu, ngại trả lời câu hỏi...học tập thụ động không hăng hái trong học tập. 
Trong không khí của công cuộc đổi mới trong công tác giảng dạy hiện nay, một trong những điều mà mọi người đang quan tâm đó là làm thế nào để khơi dậy tiềm lực nội tại trong mỗi học sinh trong quá trình học tập. Tạo điều kiện để học sinh có thể tự học, tự tiếp cận tri thức. Đây là xu hướng giáo dục tích cực đang được đặc biệt chú trọng. Vậy nên, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu giúp học sinh nắm được chuẩn bị bài một cách nghiêm túc đã trở thành một công việc thật sự hữu ích cho quá trình học tập của mỗi học sinh. Với bộ môn Ngữ văn, khi giảng dạy tác phẩm văn học, ngoài việc cần đi sâu phân tích nội dung hiện thực phản ánh, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm của tác phẩm, người dạy cần khơi dậy ở học sinh khát vọng tìm hiểu giá trị của các chi tiết nghệ thuật. Bởi chi tiết nghệ thuật giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông, chi tiết nghệ thuật giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn bởi lẽ để tiếp cận một tác phẩm văn học cần phải hội tụ nhiều kĩ năng, phải có sự tiếp cận bề mặt văn bản. Trên cơ sở đó cảm nhận những giá trị thẫm mĩ ẩn chứa sau từng con chữ, phát hiện tầng chìm của “tảng băng trôi”. Việc học sinh nắm vững vai trò và kĩ năng sử dung thao tác so sánh trong khai thác tác phẩm văn học là đã làm tốt công việc tiếp cận bề sâu văn bản. Đó là con đường vững chắc nhất để tìm đến với thông điệp nghệ thuật tác giả văn học. Có thể nói, “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” là biện pháp "nền" để khi lên lớp kết hợp với những tri thức của giáo viên cung cấp, học sinh sẽ có một cái nhìn tương đối trọn vẹn về tác phẩm văn học được học.
Cũng từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả buổi dạy, học ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tìm ra một số biện pháp phù hợp để “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT” nhằm giải quyết thực trạng trên.
2. Biện pháp tổ chức thực hiện
2 1. Nắm vững lý thuyết, quan niệm chi tiết nghệ thuật và phương pháp so sánh văn học( Đối với giáo viên)
2.1.1. Chi tiết nghệ thuật.
* Khái niệm:
 Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988), chi tiết là: “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” (Ví dụ: Kể rành rọt từng chi tiết). “Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được” (Ví dụ: Chi tiết máy). Như vậy, trong đời sống hàng ngày, từ “chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo.
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật”. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định”
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.
* Giá trị của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: “Đôi khi chỉ vì một đôi mắt mà người ta phải cưới nguyên một người đàn bà”. Câu nói đó khẳng định một thực tế: đôi khi, chi tiết có thể đánh gục được cả tổng thể, thậm chí nó thay thế, lấn át tổng thể. Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc. Thực tế cho thấy, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, kết hợp với lối hành văn nhiều ẩn ý, nhiều nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống. Nhân vật Bêlicôp (“Người trong bao” - A. Sêkhôp), nhân vật AQ (“AQ chính truyện” - Lỗ Tấn), nhân vật Grăngđê (“Ơgiêri Grăngđê” – H. Banlzac), nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” - Nam Cao)..., đều là những hình tượng điển hình đặc sắc, được khắc họa bằng nhiều chi tiết cụ thể nhưng có sức khái quát cao, phản ánh được diện mạo, bản chất con người và bộ mặt của xã hội, đồng thời thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của mỗi nhà văn.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn.
Trong thơ, nhờ chi tiết mà cảm xúc của nhà thơ có nơi nương náu. Đặc thù của thơ là cảm xúc và hình ảnh. Hình ảnh chính là chi tiết trong thơ. Một cánh chim, một làn mây, một chiếc lá, một nhành hoa hay tia nắng...đi vào thơ không còn là sự vật vô tri nữa. Nó là hình ảnh phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Từ một cảnh huống, một tâm trạng mà thấy được nỗi niềm không chỉ của cá nhân thi sĩ mà của cả một lớp người, một thời đại. Cao hơn là phản ánh số phận con người của một quốc gia, dân tộc ở những chặng đường lịch sử nhất định.
Như vậy, chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Thiếu chi tiết, nhà văn không thể đúc nên tác phẩm. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng lớn, càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Trong tiếp nhận văn học, càng không được xem nhẹ chi tiết. Đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương từ cấp độ chi tiết là yêu cầu quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
2.1.2. Quan niệm về phương pháp so sánh trong văn học.
* Khái niệm
So sánh là phương pháp được hình thành trên cơ sở đối chiếu những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng này và đối tượng khác để tìm ra bản chất của chúng.
So sánh là một trong những con đường dễ tiếp cận, khai thác, cảm thụ tác phẩm văn học. Những hiện tượng văn học bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật đặc thù. Vì thế, giữa các văn bản bao giờ cũng có những yếu tố tương đồng ở những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên chúng lại có điểm khác nhau cơ bản để quy về bản chất. So sánh chính là chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng giống nhau và khác nhau căn bản giữa các hiện tượng văn học đó. Do đó, so sánh có thể được áp dụng thường xuyên trong mỗi tiết học ngữ văn. So sánh chính là một trong những phương pháp dạy học nêu vấn đề.
* Các dạng so sánh thường gặp trong tác phẩm văn học.
- So sánh chi tiết.
- So sánh các đoạn thơ, hoặc các đoạn văn xuôi.
- So sánh các nhân vật.
- So sánh cách kết thúc các tác phẩm .
- So sánh phong cách tác giả
- So sánh đánh giá những lời nhận định về tác phẩm.
Trong bài nghiên cứu này tôi xin dừng lại ở dạng so sánh chi tiết nghệ thuật trong một số tác phẩm tự sự.
2.2. Rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT
2.2.1. Lựa chọn, xác định chi tiết.
- Để có được những tiết dạy như ý muốn và đạt được mục đích nhất định khi sử sụng “Một số kinh nghiêm rèn luyện kĩ năng so sánh chi tiết văn học trong chuyên đề ôn tập phụ đạo cho học sinh lớp 12 THPT””, giáo viên cần phải có một tri thức rộng về các tác phẩm văn học. Để làm được như vậy, giáo viên cần đầu tư thời gian, đọc nhiều tác phẩm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_so_sanh_chi_tiet_v.doc