SKKN Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu” trong bài thơ “Tống biệt hành

SKKN Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu” trong bài thơ “Tống biệt hành

Hiện tại giảng dạy môn văn và học môn văn để đạt được chất lượng kết quả tốt là một vấn đề trăn trở trong xã hội, bởi nó đang còn các hiện tượng mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục. Các trường đại học khối C ra trường rất ít cơ hội có việc làm, khối D của các trường đại học có cơ hội thì đòi hỏi trình độ học sinh phải giỏi toàn diện: Toán, Anh, Văn, trong khi đó học sinh học giỏi thì ít nhưng học sinh học trung bình thì rất nhiều nên ít có sự phấn đấu nỗ lực.

 Lí tưởng sống chân chính xây dựng tương lai sự nghiệp của một số bộ phận học sinh không có nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới trào lưu chung của xã hội. Học sinh ngại học môn văn, tâm lí học thì phụ thuộc vào tài liệu, học đối phó ỷ lại, học tủ kiến thức không nắm chắc kiến thức toàn diện. Đây là những hiện tượng mâu thuẫn bất cập, đang còn tồn tại có những cái nhìn phiến diện đơn giản một phía khi học môn văn, những hiện tượng nhức nhối này đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục nó gây cản trở hoạt động đối với giáo viên dạy môn văn, đối với mục tiêu của nhà trường và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.

 Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết:

* Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra:

- Giáo dục hóa toàn diện đối với học sinh.

- Giáo dục văn hóa kiến thức.

- Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.

 Trong guồng quay đến chóng mặt của cuộc sống đời thường, con người sống trong hối hả, bon chen mệt mỏi để rồi lắng lại sau đó là vấn đề nhân sinh cuộc sống. Học sinh học văn sẽ được sống thật với chính mình khi được rọi soi thông qua nhân vật văn học. Văn học giúp học sinh biết tư duy, suy ngẫm đúc kết và thanh lọc sự thánh thiện trong ngần của tâm hồn. Trước những vấn đề này đã thúc đẩy trong tôi sự suy ngẫm nung nấu thời gian rất nhiều và tôi đã chọn đề tài: “Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu” trong bài thơ “Tống biệt hành ” của Thâm Tâm để viết sáng kiến kinh nghiệm xem đó là việc làm cần thiết, quan trọng thực tiễn khi đặt vào xã hội hóa giáo dục hiện nay của đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 7492
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu” trong bài thơ “Tống biệt hành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHỤ LỤC
TT. Số trang.
Phụ lục . 1
1.Mở đầu.. 2 
1.1. Lí do chọn đề tài ........ 2
1.2.Mục đích nghiên cứu............................................................................. . 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu .................................................................... ..........3
1.4.Phương pháp nghiên cứu.......3
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....... 3 
2.1. Cơ sở lí luận........ 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........... 4 
2.3.Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..... 4
2.3.1.Tác giả....... 4
2.3.2. Cảnh biệt li........ 5 
2.3.3.Bức chân dung người ra đi....... 7 
2.3.4.Nghệ thuật... 10
2.3.5.Thực hành... . 10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt đông giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ...14
3.Kết luận, Kiến nghị... 15
3.1. Kết luận.. 15
3.2. Kiến nghị.... 16
 LÍ TƯỞNG CAO ĐẸP CỦA NGƯỜI TRƯỢNG PHU 
 TRONG BÀI THƠ “TỐNG BIỆT HÀNH”
 ( Thâm Tâm)
1. Mở đầu.
1.1.Lí do chọn đề tài:
 Hiện tại giảng dạy môn văn và học môn văn để đạt được chất lượng kết quả tốt là một vấn đề trăn trở trong xã hội, bởi nó đang còn các hiện tượng mâu thuẫn đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục. Các trường đại học khối C ra trường rất ít cơ hội có việc làm, khối D của các trường đại học có cơ hội thì đòi hỏi trình độ học sinh phải giỏi toàn diện: Toán, Anh, Văn, trong khi đó học sinh học giỏi thì ít nhưng học sinh học trung bình thì rất nhiều nên ít có sự phấn đấu nỗ lực.
 Lí tưởng sống chân chính xây dựng tương lai sự nghiệp của một số bộ phận học sinh không có nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới trào lưu chung của xã hội. Học sinh ngại học môn văn, tâm lí học thì phụ thuộc vào tài liệu, học đối phó ỷ lại, học tủ kiến thức không nắm chắc kiến thức toàn diện. Đây là những hiện tượng mâu thuẫn bất cập, đang còn tồn tại có những cái nhìn phiến diện đơn giản một phía khi học môn văn, những hiện tượng nhức nhối này đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục nó gây cản trở hoạt động đối với giáo viên dạy môn văn, đối với mục tiêu của nhà trường và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh.
 Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết: 
* Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra:
- Giáo dục hóa toàn diện đối với học sinh.
- Giáo dục văn hóa kiến thức.
- Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.
 Trong guồng quay đến chóng mặt của cuộc sống đời thường, con người sống trong hối hả, bon chen mệt mỏi để rồi lắng lại sau đó là vấn đề nhân sinh cuộc sống. Học sinh học văn sẽ được sống thật với chính mình khi được rọi soi thông qua nhân vật văn học. Văn học giúp học sinh biết tư duy, suy ngẫm đúc kết và thanh lọc sự thánh thiện trong ngần của tâm hồn. Trước những vấn đề này đã thúc đẩy trong tôi sự suy ngẫm nung nấu thời gian rất nhiều và tôi đã chọn đề tài: “Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu” trong bài thơ “Tống biệt hành ” của Thâm Tâm để viết sáng kiến kinh nghiệm xem đó là việc làm cần thiết, quan trọng thực tiễn khi đặt vào xã hội hóa giáo dục hiện nay của đất nước.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu đề tài này để thực hiện những mục đích sau: 
 Giúp giáo viên dạy môn Ngữ văn có thêm phương pháp dạy học tư duy sáng tạo trong bài thơ “Tống biệt hành”.
- Giúp học sinh có lí tưởng sống cao đẹp có mục tiêu lập trường kiên định rõ ràng để lập sự nghiệp trong tương lai.
- Giúp học sinh có sự say mê khi học tập môn văn .
- Giúp học sinh hoàn thiện nhân cách đặc biệt là vấn đề yêu nước, tinh thần dân tộc, sự sáng tạo, sự cống hiến và sự hi sinh cho đất nước.
- Khi học được lí tưởng cao đẹp của người trượng phu trong bài thơ: “Tống biệt hành” học sinh sẽ tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào về lẽ sống của con người Việt Nam, có động lực và niềm tin trong cuộc sống đây chính là quan điểm nhân sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu nội dung bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm.
 - Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu .
- Phong cách nghệ thuật trong thơ Thâm Tâm.
- Cái nhìn mới trong quan điểm nhân sinh của nhà thơ Thâm Tâm.
- Học sinh nhận thức học tập.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích so sánh.
- Phương pháp tư duy, sáng tạo.
- Phương pháp tổng hợp kiến thức.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Cuộc hành trình của mỗi nhà văn, nhà thơ đều thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo để thể hiện dấu ấn trong tác phẩm của mình.
 Một dân tộc Việt Nam anh hùng “ Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” tài hoa nhưng bình dị đến vô cùng, mỗi học sinh khi học văn đều cảm nhận được cái hay ở nét hồn dân tộc, cái đẹp ở cốt cách con người, cái trí tuệ uyên bác trong tầm kiến thức của văn học.
 Cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ trong văn học nó là chặng đường gian truân thử thách, đó là cuộc sống của máu và nước mắt là sự trải nghiệm của cuộc đời, là những bước “chùng chình” mà mỗi tác giả trong văn học cần thể hiện bản lĩnh, niềm tin của chính mình vào cuộc đời, con người để tạo ra lí tưởng nghệ thuật rất riêng của chính mình nhà thơ Thâm Tâm là vậy.Công sức lao động của người nghệ sĩ như những con ong chăm chỉ cần cù lao động miệt mài trên những cánh đồng hoa cỏ đồng nội để chưng cất “thứ mật ong nghệ thuật” để dâng hiến cho cuộc đời.
 Giáo viên dạy văn sẽ giúp học sinh hiểu được cái chân chính của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Thâm Tâm tạo dựng hình tượng nghệ thuật vẻ đẹp của người trượng phu trong bài thơ “Tống biệt hành” không chỉ phản ánh một thời đại lịch sử, không chỉ nói tới lí tưởng cao đẹp của người trượng phu mà ẩn sâu trong đấy là nỗi lòng, sự trăn trở, day dứt của Thâm Tâm về vấn đề quan điểm nhân sinh trong cuộc sống.
 Lí tưởng cao đẹp của con người trượng phu khi ra đi thực hiện chí lớn có một cái gì đó ngang tàng nhưng khí phách, có một cái gì đó gân guốc rắn rỏi nhưng cũng rất bình dị trong sáng đời thường. Trong Thâm Tâm cái “tài” hòa trong cái “tâm” có sự thống nhất biện chứng không tách rời, chất thơ có nét gì rất cổ kính nhưng lại có sự lập luận lô gíc chắc chắn. 
 Thâm Tâm đã thực hiện được nhiệm vụ lịch sử giao cho người nghệ sĩ khi phản ánh chân dung hiện thực cuộc sống, nói tới văn học là nói tới con người, nói tới con người là chuyện muôn đời của văn chương. Học sinh khi học bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm hiểu về con người thời đại lịch sử trong bài thơ, hiểu được phong cách nghệ thuật rất riêng của Thâm Tâm. Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu trong bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm chính là sự hội tụ tài hoa nhân cách mà mỗi học sinh cần phải hiểu và học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 * Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Học sinh ngại học môn ngữ văn.
- Học sinh khi thi cử bị động vì học tủ, phụ thuộc vào tài liệu.
- Không nhận thức được cái hay trong văn học.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Tác giả: :
-> Nhà thơ Thâm Tâm sinh và mất năm bao nhiêu ? Quê hương ở đâu? 
- Nhà thơ Thâm Tâm (1917- 1950).
+ Quê hương: Hải Dương.
+ Xuất thân trong gia đình nề nếp gia giáo.
+ Thâm Tâm từng vẽ tranh, viết báo, viết văn. Thành công nhất vẫn là thể loại thơ.
+ Nhà thơ từng tham gia văn hóa cứu quốc, nhập ngũ, làm thư kí tòa soạn bảo vệ quốc quân.
+ Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột trên đường đi công tác trong chiến dịch biên giới tại Tỉnh Cao Bằng.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu khi buồn da diết, khi trầm hùng bi tráng.
* Đề tài:
->Tống biệt hành là một thi liệu cổ đã trở thành một đề tài quen thuộc như thế nào?
 Tống biệt hành là một thi liệu cổ đã trở thành một đề tài của thơ trữ tình cổ điển, biệt li là một quan niệm của Phật giáo đã đi vào thơ ca như một cảm hứng bi kịch. Thâm Tâm viết “Tống biệt hành” là khai thác nguồn thi liệu cổ nhưng lại nói tâm thế của người thời đại bế tắc tuyệt vọng trong dòng đời.
 “Tống biệt hành” là bi kịch tinh thần nảy sinh từ mâu thuẫn giữa cái chí và tình. Con người đã bộc lộ nỗi buồn , niềm đau vì chia li nhưng đồng thời cũng bộc lộ khát vọng lãng mạn bay bổng và vẻ đẹp tâm hồn cao cả. Nỗi buồn và cái cao cả đã hòa kết lại thành là âm hưởng bi tráng vang vọng trong mỗi lời thơ của Thâm Tâm.
->Lí tưởng cao đẹp của người trượng phu được thể hiện trong cuộc tiễn đưa như thế nào?
 Nhân vật trữ tình ta và người tiễn đưa và người ra đi, xét về mặt quan hệ xã hội ta và người đôi bạn tri âm và đây là cuộc tiễn đưa của một đấng nam nhi đối với một đấng nam nhi đang lên đường vì chí lớn. Xét về mặt kết cấu hình tượng “Ta” ở đây là chủ thể trữ tình, là sự hóa thân của nhà thơ đang cảm nhận và nói hộ cho tâm trạng của “người” khách thể trữ tình . Mặc dù là khách thể trữ tình nhưng người ra đi lại là nhân vật trung tâm của bài thơ, người ra đi phải chăng đó là người chiến sĩ cách mạng hay là người có hơi hướng trượng phu.
*Thể loại:
->Bài thơ viết về đề tài tống biệt bộc lộ cảm hứng bi tráng và viết bằng thể loại gì?
 Bài thơ “Tống biệt hành” ta cảm nhận chất cổ điển và cụ thể là âm hưởng Đường thi chất cổ điển in đậm dấu ấn trong trang thơ này từ thi liệu, thi hứng cho đến thi pháp . Bài thơ viết về đề tài tống biệt bộc lộ cảm hứng bi tráng và viết bằng thể hành. Mặc dù đã kế thừa ảnh hưởng thơ cổ điển nhưng ngòi bút của Thâm Tâm lại có những cách tân hiện đại kết hợp hài hòa tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt của trang thơ.
2.3.2. Cảnh biệt li:
->Bài thơ “Tống biệt hành” mở ra bằng bối cảnh biệt li vào thời gian nào?
 Bài thơ “Tống biệt hành” mở ra bằng bối cảnh biệt li, Thâm Tâm đã nhắc đến hình ảnh không gian và thời gian quen thuộc trong thơ trữ tình cổ điển, đó là hình ảnh bến sông và hình ảnh hoàng hôn, vốn là mô típ nghệ thuật trong những trang thơ tống biệt . 
 “ Đưa người ta không đưa qua sông
 Sao có tiếng sóng ở trong lòng
 Bóng chiều không thắm không vàng vọt
 Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”.
 Người xưa khi biểu hiện tâm trạng biệt li đau buồn đã tả cảnh ngụ tình, dựng lên bối cảnh biệt li là bến sông xa cách vời vợi. Cuộc tiễn đưa giữa thi tiên Lí Bạch với người tri âm Mạnh Hạo Nhiên diễn ra tại lầu Hoàng Hạc trên bến sông Trường Giang, hình ảnh dòng sông rộng lớn mênh mông che khuất cánh buồm, con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên ra đi khiến cho người tiễn đưa ngậm ngùi lưu luyến mang nỗi niềm xót xa vì li biệt. Nhà thơ Lạc Tân Vương đã viết bài thơ “ Dịch thủy tống biệt” biểu hiện tâm trạng chia li đau buồn qua hình ảnh dòng sông: 
 “ Thử biệt điện Yên Đan
 Tráng sĩ phát xung quan
 Tích thời nhân dĩ một
 Kim nhật thủy do hàn”
Dịch nghĩa:
 “Nơi này khi từ biệt Thái Tử Đan nước Yên
 Tóc tráng sĩ dựng ngược làm nhô mũ
 Người xưa đã khuất rồi
 Nước sông ngày nay còn giá lạnh”
 Trong tâm thế của người ra đi vì nghĩa lớn nhà thơ Lạc Tân Vương đã hoài niệm về cuộc tiễn đưa năm xưa trên bến sông Dịch, đó là cuộc tiễn đưa đầy nước mắt và máu nhưng lại cao cả, kì vĩ. Cảm hứng bi tráng trong lời thơ của Lạc Tân Vương chính là âm hưởng, khúc hát của tráng sĩ Kinh Kha năm xưa còn vang vọng nghìn thu: 
 “Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê
 Tráng sĩ một đi không trở lại.”
 Bài thơ “Tống biệt hành” của Thâm Tâm ta thấy những hình ảnh bến sông, hoàng hôn xuất hiện trong những cấu trúc ngôn ngữ phủ định, cuộc tiễn đưa không diễn ra trong bối cảnh là bến sông và hoàng hôn, thế nhưng phủ định ngoại cảnh là để khẳng định tâm cảnh đó là sự kế thừa mà có cách tân của ngòi bút Thâm Tâm.
->Bối cảnh biệt li dẫu không có bến sông nhưng tại sao lại có tiếng sóng ở trong lòng?
 Trong thơ Thâm Tâm ta nhận ra kết cấu sự xen đan cài giữa những cấu trúc ngôn ngữ phủ định với những câu hỏi tu từ , giữa ý nghĩa phủ định, phủ nhận với ý nghĩa khẳng định . Bối cảnh biệt li dẫu không có bến sông nhưng tiếng sóng biệt li vẫn tha thiết vỗ đập trong lòng người. Cũng như vậy bối cảnh biệt li là thời gian “Bóng chiều không thắm, không vàng vọt”, nhưng màu hoàng hôn li biệt vẫn bàng bạc trong ánh mắt người ra đi, phủ nhận ngoại cảnh để khẳng định tâm cảnh . Lời thơ của Thâm Tâm giúp cho ta cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa vì biệt li khởi phát tự trong lòng người.
 -> Người ra đi thể hiện tâm trạng gì trong cảnh tiễn đưa? 
 Trên nền bối cảnh biệt li sau nỗi buồn hiện lên người tiễn đưa và người ra đi là một đôi bạn tri âm, tình cảm bằng hữu tri âm đã được hiện lên người tiễn đưa và người ra đi là tình cảm sâu sắc, chân thành trong sáng, tình cảm bằng hữu tri âm đã được biểu hiện qua hình ảnh thơ “ đầy hoàng hôn trong mắt trong”, ánh mắt trong sáng của người ra đi là vẻ ngoài bình thản dửng dưng đến lạnh lùng ở một người đang lên đường thực hiện chí lớn. Tuy nhiên ẩn sâu trong ánh mắt để lại là nỗi buồn, niềm đau không thể che giấu, hiểu bạn như hiểu mình , người tiễn đưa đã cảm nhận được trong ánh mắt vì tình cảm đó có màu hoàng hôn li biệt tê tái rối bời. Sở dĩ người tiễn đưa thấu hiểu nỗi niềm tâm trạng của bạn mình là bởi trong lòng cũng đang vang vọng tiếng sóng biệt li đau đớn xót xa. Qua lời thơ này người tiễn đưa là chủ thể trữ tình đang cảm nhận và nói hộ cho nỗi niềm tâm trạng đau buồn của người ra đi. Những lời thơ của Thâm Tâm với âm điệu sâu lắng trữ tình biểu hiện cho tiếng lòng da diết buồn sầu của nhân vật trữ tình khi biệt li.
 2.3.3. Bức chân dung người ra đi:
-> Bức chân dung người ra đi mang phong thái dáng dấp vẻ đẹp lí tưởng của người trượng phu như thế nào?
 “Đưa người ta chỉ đưa người ấy 
 Một giã gia đình một dửng dưng
 Li khách li khách con đường nhỏ
 Chí lớn chưa về bàn tay không 
 Thì không bao giờ nói trở lại
 Ba năm mẹ già cũng đừng mong”.
 Trên cái nền bối cảnh biệt li đau buồn hiện lên bức chân dung người ra đi với phong thái dáng dấp của người trượng phu. Con người này đang lên đường vì chí lớn và đã bộc lộ thái độ một cách mạnh mẽ, quả quyết, dứt khoát. Dường như người ra đi chỉ còn ý thức, lí trí cứng rắn, tỉnh táo. Khi chia li với người thân trong gia đình, người ra đi đã bộc lộ thái độ dửng dưng lạnh lùng, con người này đã sẵn sàng dứt bỏ mọi tình thương, quay lưng lại với những cảm xúc yếu đuối, ủy mị và đoạn tuyệt với những tâm trạng lưu luyến ngậm ngùi. Trong những lời thơ của Thâm Tâm ta cảm nhận được âm điệu mạnh mẽ dữ dội, gân guốc biểu hiện cho tiếng nói trữ tình, là lời thề danh dự của người trượng phu khi lên đường thực hiện chí lớn.
 ->Người ra đi đã tỏ chí khẳng định lên sự quyết tâm như thế nào?
 Người ra đi đã tỏ chí khẳng định lên sự quyết tâm “một đi không trở lại”, ta lắng nghe được những lời thơ trên âm hưởng bi tráng từ khúc hát của tráng sĩ Kinh Kha thuở trước:
 “Gió hiu hiu sông Dịnh lạnh lùng ghê
 Tráng sĩ một đi không trở lại”.
 -> Hình ảnh người trượng phu hiện lên trong lời thơ của Thâm Tâm có thể hiện dấu ấn cái tôi cá nhân của thời đại mới không?
 Nhân vật trữ tình người ra đi hiện lên trong lời thơ của Thâm Tâm với vẻ đẹp oai hùng của người tráng sĩ chinh nhân truyền thống, tuy nhiên đó chỉ là hình ảnh bên ngoài bao bọc lấy con người thời đại là cái tôi cá nhân có đời sống tinh thần bi kịch.
 Hình ảnh người trượng phu hiện lên trong lời thơ của Thâm Tâm chỉ là một vai diễn của cái tôi cá nhân của thời đại mới, con người này lên đường vì chí lớn nhưng lại lạc vào lộ trình là con đường nhỏ. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho đường bế tắc mất phương hướng mà những cái tôi cá nhân đang dấn thân . Ra đi với khát vọng lãng mạn bay bổng với tâm thế cao cả nhưng người ra đi lại rơi vào bi kịch bế tắc tuyệt vọng, những cái tôi cá nhân trong thời đại mới vì cô đơn nên đã ra đi với khao khát hóa giải được bi kịch bị giam cầm trong quan niệm chật hẹp của xã hội truyền thống, thế nhưng họ lại đi từ bi kịch cô đơn đến bi kịch bế tắc tuyệt vọng . Lời thơ của Thâm Tâm không phải thuộc trường phái thơ mới, nhà thơ Nguyễn Bính trong bài “Hành phương nam” cũng đã viết: 
 “Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây”
 “ Ta đi nhưng biết về đâu chứ 
 Đã dấy Phong Yên lộng bố bề”.
 Bức chân dung của người ra đi trong lời thơ trên cũng mang phong thái dáng dấp trượng phu nhưng thật tiều tụy và đáng thương . Bởi lẽ đó là người tráng sĩ đã lỗi thời, đã mất hết vai trò lịch sử. Người ra đi trong thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm là người lãng mạn có hơi hướng trượng phu, vẻ đẹp cao cả chỉ là bức chân dung bên ngoài còn bi kịch bế tắc tuyệt vọng mới là tâm thế của nhân vật trữ tình này.
->Tâm trạng của người ra đi được thể hiện như thế nào?
 “Ta biết người buồn chiều hôm trước
 Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
 Một chị hai chị cũng như sen
 Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
 Ta biết người buồn sáng hôm sau
 Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
 Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc 
 Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”.
 Từ hiện tại người tiễn đưa trở về quá khứ để cảm nhận và nói hộ cho tâm trạng người ra đi, vẫn bằng tình cảm tri âm, người tiễn đưa đã thấu hiểu được nỗi lòng đau buồn của bạn mình đã xảy ra từ trong quá khứ. Nỗi buồn đó đã nảy sinh từ những cuộc chia li của người ra đi với người thân trong gia đình, ở cả “chiều hôm trước” và cả “sáng hôm nay” người ra đi đều buồn, nỗi buồn đã đè nặng, ám ảnh chuyển hóa thành tâm trạng đầy day dứt, dằn vặt trong lòng người ra đi. Những nỗi buồn đó đã ngưng kết tích tụ lại thành màu hoàng hôn li biệt tê tái rối bời trong ánh mắt của người ra đi ở hiện tại.
-> Tâm trạng của hai người chị được thể hiện như thế nào?
 Trong lời giới thiệu của người tiễn đưa ta thấy hiện lên tâm trạng đau buồn của người ra đi khi phải ra đi, khi phải chia li với người thân trong gia đình, thế nhưng phần còn lại của hai khổ thơ Thâm Tâm đã miêu tả tâm trạng đau buồn của hai người chị và em nhỏ, đó là bút pháp nghệ thuật đòn bẩy, tả tâm trạng của những người thân mà lại giúp cho chúng ta cảm nhận được tâm trạng của người ra đi. Trước hết là tâm trạng của hai người chị, những người con gái có số phận đáng thương tội nghiệp, hình ảnh hai người chị:
 “Bây giờ mùa hai sen nở nốt
 Một chị hai chị cũng như sen
 Khuyên nốt em trai dòng lệ sót
 Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
 Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay”.
-> Đoạn thơ trên nhà thơ Thâm Tâm đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?
 Biện pháp so sánh với hình ảnh thiên nhiên “Sen tàn” cuối hạ, những con người đáng thương này đã đau đớn đến cạn khô dòng nước mắt để ngăn cản bước chân ra đi của người em nhưng đành bất lực và lại khóc để tiễn đưa người em lên đường. Cũng như vậy hình ảnh em nhỏ hiện lên qua phép so sánh với hình ảnh thời gian “Giời chưa mùa thu tươi lắm thay” đó là một hình ảnh trong sáng hồn nhiên ngây thơ nhưng lại đang phải trải qua bi kịch đau lòng, đứa em khóc thương tiễn đưa người lên đường khiến cho cuộc chia li này đã trở thành vĩnh biệt . 
->Trước những nỗi buồn của những người thân, người ra đi thể hiện thái độ gì?
Trước những nỗi buồn của những người thân, người ra đi liệu có thể dửng dưng lạnh lùng, dứt áo lên đường thực hiện chí lớn, có lẽ con người này đã ra đi với hành trang cũng chỉ là khát vọng lớn lao ý chí cao cả mà còn là tâm trạng day dứt dằn vặt đầy đau buồn bởi lẽ người ra đi đã để lại phía sau những con người đáng thương tội nghiệp .
 “ Người đi ừ nhỉ người đi thực
 Mẹ thà coi như chiếc lá bay
 Chị thà coi như là hạt bụi
 Em thà coi như hơi rượu say”.
 Đang hoài niệm về những nỗi buồn của người ra đi trong quá khứ, người tiễn đưa giật mình trở về với hiện tại. Giờ đây người ra đi đã lên đường và bi kịch biệt li đã trở thành hiện thực. Thâm Tâm đã viết một lời thơ có cấu trúc ngữ pháp, nghi vấn và cảm thán để tạo ra quan hệ đối đáp. Người tiễn đưa tự hỏi và tự trả lời, ngữ điệu gấp khúc của lời thơ này khiến cho tiếng nói trữ tình có giọng điệu bàng hoàng thoảng thốt .
 Người tiễn đưa không muốn tin bi kịch biệt li đã trở thành hiện thực nhưng hiện thực vẫn cứ là hiện thực dù nghiệt ngã phủ phàng bao nhiêu con người vẫn phải chấp nhận. Trong cấu tứ cảm xúc “Tống biệt hành” lời thơ này đã biểu hiện cho tâm trạng đau đớn xót xa của người tiễn đưa khi bi kịch đã trở thành hiện thực, đó là niềm đau đớn vì mất bạn . 
 Nhà thơ Pháp Stêphan Malacmê đã quan niệm : “Mỗi thi phẩm là một bí mật mà để mở bí mật đó độc giả đã có chìa khóa trong trí tưởng tưởng của mình”. Đọc ba câu thơ cuối cùn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_li_tuong_cao_dep_cua_nguoi_truong_phu_trong_bai_tho_ton.doc