SKKN Giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong giờ Đọc - Hiểu tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại sau năm 1975

SKKN Giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong giờ Đọc - Hiểu tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại sau năm 1975

 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam, trước những yêu cầu của thời đại, việc xác định những giá trị sống là rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước tiến hành đổi mới giáo dục như một đòi hỏi tất yếu.

 Hiện nay, ngành giáo dục đang quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng

sống cho học sinh, nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giá

trị sống cho các em, hay nói cho đúng là giáo dục còn mang nặng tính chất giáo điều, lí thuyết mà xa rời thực tiễn. Học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện. Chẳng hạn, nếu học sinh hiểu con người phải có lòng nhân ái, giá trị của nó thì sẽ không có hiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu

cần trung thực, ý nghĩa của trung thực thì sẽ không có hiện tượng quay cóp.

Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học, cung cấp tri thức mà còn là khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che lấp khiến chúng ta xa rời với những điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa. Bản thân mỗi người giáo viên đứng trên bục giảng, được xã hội tôn vinh là kĩ sư tâm hồn nhưng ít nhiều đã bỏ qua những cơ hội trong chính khả năng của mình để có thể cải biến tình hình, để góp phần làm tốt vai trò của giáo dục đối với nhân cách con người.

 

doc 25 trang thuychi01 4591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong giờ Đọc - Hiểu tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại sau năm 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam, trước những yêu cầu của thời đại, việc xác định những giá trị sống là rất quan trọng. Vì vậy, nhà nước  tiến hành đổi mới giáo dục như một đòi hỏi tất yếu. 
 Hiện nay, ngành giáo dục đang quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng 
sống cho học sinh, nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giá 
trị sống cho các em, hay nói cho đúng là giáo dục còn mang nặng tính chất giáo điều, lí thuyết mà xa rời thực tiễn. Học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện. Chẳng hạn, nếu học sinh hiểu con người phải có lòng nhân ái, giá trị của nó thì sẽ không có hiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu 
cần trung thực, ý nghĩa của trung thực thì sẽ không có hiện tượng quay cóp.
Giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy học, cung cấp tri thức mà còn là khơi gợi những giá trị tốt đẹp vốn sẵn có ở mỗi con người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những giá trị sống tốt đẹp này có lúc đã bị che lấp khiến chúng ta xa rời với những điều quý giá, quan trọng và có ý nghĩa. Bản thân mỗi người giáo viên đứng trên bục giảng, được xã hội tôn vinh là kĩ sư tâm hồn nhưng ít nhiều đã bỏ qua những cơ hội trong chính khả năng của mình để có thể cải biến tình hình, để góp phần làm tốt vai trò của giáo dục đối với nhân cách con người. 
 Văn học là tấm gương phản ánh đời sống và dạy văn trong nhà trường cũng là việc một cây cầu đặc biệt để gắn văn chương với đời sống thực tiễn. Hay nói các khác người thầy dạy văn, luôn luôn tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách học trò qua mỗi bài giảng cụ thể, cũng phải chịu trách nhiệm về thực trạng đạo đức học trò xuống cấp trong đời sống xã hội hiện nay. 
Có nhiều cách thức và phương pháp khác nhau để tăng hứng thú cho học sinh phù hợp với đặc thù của từng môn học và giáo dục hoàn thiện nhân cách cho các em. Trải nghiệm trên hai mươi năm đứng trên bục giảng, tôi đã trăn trở nhiều về vấn đề này, và cũng nỗ lực cố gắng mỗi ngày với lòng tự trọng nghề nghiệp và những lo lắng thường nhật về cuộc sống tinh thần của học sinh trên điạ bàn tôi công tác. Đó là lí do tôi tâm huyết chọn đề tài xin được chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, có thể góp phần làm thay đổi thực tế trên:
 “ Giáo dục giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn cho học sinh lớp 12, trong giờ Đọc- hiểu tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại sau năm 1975.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Thiết kế, xây dựng giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy Ngữ văn nói chung và áp dụng vào một giờ dạy cụ thể đọc - hiểu văn bản nhằm mục đích:
	- Đưa môn văn gắn liền với thực tế yêu cầu của xã hội, tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
	- Giáo dục, bồi dưỡng, điều chỉnh nhân cách cho học sinh qua những giá trị sống giàu ý nghĩa đời sống ở vùng sâu vùng xa của nông thôn còn nhiều hạn chế về dân trí và hiểu biết xã hội. 
 - Trang bị cẩm nang cơ bản để tự tin, chủ động tạo dựng cuộc sống cho bản thân hòa nhập cộng đồng tích cực, văn minh, truyền thống và hiện đại.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
	Phương pháp tích hợp giáo dục giá trị sống vào giảng dạy ngữ văn.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Ngữ Văn 12.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chương trình giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT.
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
 Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân qua các giờ Đọc - hiểu
 “ Chiếc thuyền ngoài xa”, “ Một người Hà Nội”, “ Mùa lá rụng trong vườn”
 ( Ngữ Văn 12, tập 2)
 1.5. Điểm mới của đề tài
 - Đi sâu vào giải pháp cụ thể để giáo dục giá trị sống, rèn luyện tập trải nghiệm những kĩ năng sống phù hợp và rất cần thiết với đối tượng là học sinh vùng sâu ở nông thôn.
 - Đồng thời cũng đáp ứng được mối quan hệ mật thiết giữa văn học với đời sống qua giờ Đọc – hiểu trong nhà trường phổ thông phù hợp với yêu cầu của thời đại.
 - Chú trọng những giải pháp thiết thực và hiệu quả, trang bị cho học sinh một kĩ năng sống, một cẩm nang để chủ động, tự tin vào đời sau khi học xong THPT.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm giá trị sống
 Giá trị sống hay còn gọi là “giá trị cuộc sống", là những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được. Vì thế, giá trị sống là cơ sở của hành động sống của mỗi con người. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người.
 Giá trị chung cho người Việt Nam hiện nay bao gồm: 
 + Các giá trị chung của loài người: Chân, thiện, mĩ.
+ Các giá trị dân tộc: Tinh thần dân tộc, yêu nước, Trách nhiệm cộng đồng.
+Các giá trị gia đình: Hoà thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình.
+ Các giá trị của bản thân: trung thực, khoan dung, giản dị
 Như vậy, con người cần hướng tới những giá trị sống cơ bản: hòa bình, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm, trung thực, giản dị, khiêm tốn, khoan dung, đoàn kết, yêu thương, tự do 
 Những thách thức của đời sống hiện đại hôm nay đòi hỏi chúng ta phải có những thái độ ứng xử tích cực, cần xu thế phát triển giáo dục lấy "tâm lực" làm chủ đạo. 
 Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, 
lối sống, phát triển các tố chất tâm lý, là phát triển tâm hồn, hướng tới cuộc 
sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với cộng đồng và gần 
gũi với thiên nhiên; tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống có 
văn hoá và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sự 
phát triển nhân cách bền vững.
 Từ nhũng giá trị sống cơ bản trên, trong đề tài này, tôi tập trung hướng tới giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn để giáo dục học sinh. Giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn là những yếu tố căn cốt, cần thiết mà con người cần phải có. Giá trị sống giàu ý nghĩa thực tiễn được rèn luyện và có ý thức tự thân từ rất sớm, bởi đây là những phẩm chất quan trọng của cá nhân, của cá thể dễ áp dụng dễ vận dụng, dễ thực hiện, nếu con người ta có ý thức tích cực chủ động tiếp nhận nó: Tình yêu thương, lòng vị tha nhân ái, yêu cuôc sống, yêu gia đình và có trách nhiệm với bản thân, có vốn sống hiểu biết để tự tin, tự trọng, thấu hiểu thấu cảm, sẻ chia và biết trân trọng bảo về hạnh phúc của mình và của người thân
 2.1. 2. Đặc trưng và giá trị của văn học
Đề tài này xây dựng trên nền tảng lí luận văn học: Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống, có chức năng hướng thiện. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, tập 2 đề cập rất sâu sắc bài lí luận văn học: “ Các giá trị của văn học”; giới thiệu các giá trị chủ yếu của văn học: giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ. Trong đó, giá trị đầu tiên và đặc trưng là giá trị thẩm mĩ. Giá trị nhận thức giúp con người nhận thức, hiểu biết và thu nhận thế giới vật chất, thế giới tâm hồn mang màu sắc chủ quan. Giá trị giáo dục của văn học là bồi dưỡng cho con người đồng cảm với đồng loại trong mọi tình huống đau thương, tủi nhục và vui sướng, hạnh phúc. Văn học dạy cho con người biết tự hào, biết hổ nhục, biết yêu, biết ghét. Văn học gắn bó nhân loại thành một khối trong cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người. Giá trị giáo dục của văn học khác hẳn với giáo dục trong nhà trường của các môn học khác, trong gia đình và xã hội, khác hẳn với môn giáo dục công dân. Văn học làm cho con người ta biết tự giáo dục, biết dựa vào chính mình, tự tin – tự trọng mà đứng lên. 
2.1. 3. Căn cứ vào mục tiêu, kiến thức trọng tâm của các tác phẩm văn xuôi có trong chương trình Ngữ văn 12
 Văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1975 đến hết thế kỉ XX được tuyển chọn và đưa vào chương trình Ngữ Văn 12 hiện hành phân phối 5 tiết học ( Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn). Song đây là giai đoạn văn học có ỹ nghĩa đặc biệt về màu sắc thi pháp và phong cách văn học. 
Thực hiện đề tài này, tôi phải nắm vững được ý nghĩa thời sự, thời đại của các tác phẩm văn xuôi: Làm rõ và khắc sâu thi pháp và quan điểm sáng tác, thông điệp của văn chương mang đặc trưng của giai đoạn văn học sau 1975: Đó là thời kì văn học đổi mới mang màu sắc dân chủ và cá tính sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải Ma Văn Kháng là ba gương mặt tiêu biểu được đưa vào chương trình phổ thông với các tác phẩm văn xuôi mang đậm dấu ấn một thời.
 Đồng thời, đây cũng là giai đoạn văn học mang về nhiều thông điệp cho độc giả về giá trị sống của những con người bình thường trong cuộc sống đời thường. Những thông điệp này có ý nghĩa đời sống nhân sinh đặc biệt nhân văn nếu người giáo viên có ý thức khai thác và khắc sâu trong mỗi bài dạy.
 Như vậy, vấn đề đặt ra của đề tài là không tách biệt các nội dung bài học mà có sự liên đới, liên kết và mở rộng liên hệ tự nhiên, thực hiện cầu nối, tiếng nói của nhà văn với lớp độc giả trẻ hôm nay, về giá trị sống thực tiễn cho học sinh ở mỗi bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng giảng dạy của giáo viên
 Giảng dạy phần văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 12, hầu như anh chị em giáo viên trông tổ nhóm chuyên môn đều rất hứng thú. Vì đây là giai đọan văn học đi vào chiều sâu nội tâm và số phận con người, được cảm nhận và đánh giá mang màu sắc dân chủ. Song qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, qua trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn, qua các đợt đi chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, việc giáo dục giá trị sống mang ý nghĩa thiết thực cho học sinh ở từng bài cụ thể còn đang chung chung, mơ hồ. Sức tác động của văn học đến từng cuộc đời, từng số phận hầu như vẫn còn lấp lánh trên trang sách, chưa thực sự trở thành dấu ấn cảm xúc, chưa thay đổi và cải biến được nhiều tâm tư, tính cách của các em học sinh. Có nghĩa là người thầy còn thiên về chất văn chương mị đời và còn thiếu nhựa sống, thiếu chất đời sống khi liên hệ thực tế.
 Đi dự giờ đồng nghiệp về các tiết Đọc – hiểu ngữ văn thường diễn ra thực trạng như sau: với 45 phút cho một tiết học để triển khai nội dung, hầu như giáo viên chỉ tập trung vào các hình tượng văn học, các kỹ năng phân tích, các kiến thức văn học mà coi nhẹ đi thiên chức của văn học, chính là cải biến tâm hồn con người, là tổ chức cho học sinh chủ động tiếp nhận các giá trị văn học một cách thấm nhuần. Kĩ năng liên hệ đời sống không được coi trọng, hoặc có chạm đến cũng mang tính chất đại khái, hình thức. Đọc văn, cảm văn để mỗi người hoàn thiện cho tâm hồn mình đẹp hơn. Thực tế chúng ta đã đưa học sinh vào một guồng quay thi cử tới chóng mặt, khiến các em thụ động đón nhận mà quên đi cảm nhận của mình.
2.2.2. Thực trạng của học sinh
 Bản thân tôi đang giảng dạy ở một môi trường không có nhiều thuận lợi của địa phương nông thôn thuộc vùng sâu bán sơn địa của tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện vật chất còn nghèo, trình độ dân trí thấp, khả năng giao lưu và hợp tác phát triển về mọi mặt của người dân còn vô cùng lạc hậu. 100% học sinh đều có thành phần xuất thân và bố mẹ làm ruộng. Phụ huynh giao phó tuyệt đối vấn đề giáo dục và hoàn thiện nhân cách của con em mình cho thầy cô, nhà trường. Thậm chí, có một bộ phận phụ huynh đi làm ăn xa, con cái gửi lại cho ông bà, hoặc để các em tự lập. Bản thân các em đã thiếu vốn sống, thiếu người kèm cặp nên dễ sống buông thả, thậm chí sống buông tuồng, hoang dã. Phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh của vùng khó là một bài toán nan giải cho những người làm giáo dục trên địa bàn này. Học sinh không những thiếu kĩ năng sống, văn hóa sống mà trong một bộ phận không nhỏ các em hiện nay đã không quan tâm, không xác định được vai trò trách nhiệm của mình với gia đình, xã hội, đến cha mẹ, ông bà, đến việc học tập và cuộc sống bản thân. Chưa kể, đây cũng là một trong những địa phương từng được mệnh danh là vùng tâm điểm của HIV/ AIDS. Tệ nạn xã hội vẫn còn tàn dư, thanh niên có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của làng xã, quê hương, của truyền thống dân tộc. Nhiều học sinh không chăm lo cho việc học tập, rèn luyện của bản thân, sống không có hoài bão, không xác định được cho mình một con đường đi đúng đắn, để rồi không biết sau này khi tốt 
nghiệp THPT sẽ làm gì cho cuộc sống bản thân, cho gia đình và xã hội.
 Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ở 5 lớp 12 tại trường THPT 4 Thọ Xuân, tôi thu được những kết quả sau:
	- Đối với khái niệm giá trị sống và những giá trị sống cơ bản: học sinh không biết chính xác về giá trị sống, thậm chí hoàn toàn không biết các khái niệm này. 
	- Đối với lí do nào khiến các e ngại học văn nhất, thu được kết quả như sau: 35% cho rằng không kích thích tư duy như các môn tự nhiên khiến các e không thích. 43% cho rằng nội dung được học nhàm chán, xa rời thực tế đời sống của các em hiện nay. 12% thấy học văn cũng như những môn khác. Còn lại 10% các em trả lời yêu thích môn văn.
	Qua những kết quả điều tra ở trên chúng ta thấy rõ: ở trường THPT4 Thọ Xuân ,học sinh chưa có hứng thú và chán học văn vì nặng giáo điều, xa dời thực tế khiến các em hoang mang, không định hướng được mục đích học tập. 
	Với tư cách một môn học công cụ, ngữ văn cũng phải có trách nhiệm giáo dục, điều chỉnh phát triển nhân cách cho học sinh, không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức. Thậm chí các giáo viên giảng dạy ngữ văn phải đặt mục tiêu này lên hàng đầu: dạy văn trước hết phải dạy làm người.
2.3. Các giải pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định kiến thức trọng tâm và liên hệ giáo dục giá trị sống ở từng tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975 như thế nào? 
 Nhận định về văn xuôi giai đoạn này, giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng: “ Truyện và tiểu thuyết đi sâu hơn vào đời sống thế tục, vào đời sống hàng ngày bình thường của con người với nhiều vấn đề xã hội ngổn ngang, phức tạp; giải quyết tốt hơn mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên” ( Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam sau 1975, Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12- môn Ngữ văn, Hoàng Quỳnh Liên, trang 40 ).
 Nhà văn hướng ngòi bút của mình vaò đời sống thế sự, nhân sinh hàng ngaỳ với những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt để khai thác triệt để “cái hằng ngày” vốn rất đa dạng và phong phú của hiện thực. Chính cuộc sống ấy đã tác động đến từng người, tạo nên số phận riêng, cảnh ngộ riêng của họ. Nhũng con người bình thường nhiều khi ít được để ý nhưng ẩn chứa nhiều giá trị và giữa họ có mối quan hệ tác động qua lại nhiều khi khó nhìn rõ. Sự tiếp cận đời sống ở phương diện đời tư thế sự có thể nói đã đem đến cho văn xuôi giai đoạn này những trang viết mới mẻ và sâu sắc, thể hiện mọi khía cạnh đạo đức cá nhân và nhũng quan hệ thế sự đan dệt cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng. Đối tượng của văn học bây giờ là con người cá nhân trong các mối quan hệ đa chiều của nó.
 Văn xuôi Việt Nam hiện đại được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập 2) có ba tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu), truyện ngắn “Một người Hà Nội”( Nguyễn Khải ) và trích đoạn trong tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” ( Ma Văn Kháng ).
 Đây là những gương mặt nhà văn xuất sắc tiêu biểu có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kì đổi mới viết sau chiến tranh.
 Với vị trí là một người “ mở đường tinh anh và tài hoa” cho công cuộc đổi mới văn học, bằng các tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ vươn tới một thứ văn chương đích thực mà nền tảng của nó là chiều sâu triết học nhân bản. Từ sự sống rất bình thường, tồn tại một cách tự nhiên xung quanh ta,ở trong mỗi chúng ta có nhiều mặt, nhiều dạng khác nhau, nhà văn đã tao ra trong sáng tác của mình một chiều sâu suy nghĩ và nhận thức về con người. Nhân vật của ông thường được đặt trong những tình huống trớ trêu đầy nghịch lí để thể hiện một sự chiêm nghiệm về lẽ đời. Soi vào bên trong tâm hồn nhân vật, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu sắc sảo và tinh tế len lỏi vào tận chiều sâu, ngõ tối của đời sống tâm linh để thể hiện được bản ngã của con người cá nhân. Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” mang thông điệp đa chiều của nhà văn: Hành trình đi tìm cái Đẹp của người nghệ sĩ, nỗi lo âu trăn trở về số phận con người, tìm vẻ đẹp trong bề sâu thân phận. “ Tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật chung của thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường”. ( Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12- môn Ngữ văn, Bùi Minh Đức trang 93,)
 => Từ kiến thức trọng tâm trên, tôi xác định mở rộng và giáo dục giá trị sống cho học sinh: Học sinh qua bi kịch của gia đình làng chài tự xây dựng cho mình về trách nhiệm của một thành viên trong tổ ấm; biết yêu thương và chia sẻ với nhũng nỗi bất hạnh của người thân, trách nhiệm của bản thân về một gia đình tương lai.
 Nguyễn Khải cũng là nhà văn có nhiều nỗ lực tìm kiếm, khám phá, quan tâm đến con người cá nhân như một ý thức độc lập để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Nhân vật của ông luôn được đặt trong tình thế lựa chọn. Các nhân vật bề ngoài có vẻ bình thản nhưng ở chiều sâu, góc khuất ẩn giấu trong tâm hồn họ đang diễn ra một quá trình lựa chọn căng thẳng và quyết liệt. Nhà văn đã khám phá và nhìn nhận con người trong mối quan hệ nhiều chiều nhưng luôn luôn chủ động và bản lĩnh, tự tin, dám là mình. Truyện ngắn “ Một người Hà Nội” là cái nhìn riêng của Nguyễn Khải về đất kinh kì, cái nhìn ấy chứa đựng tình yêu sâu nặng với Hà Nội, những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của tác giả về nét đẹp Hà Nội. Con người được Nguyễn Khải soi ngắm từ cái nhìn thế sự, điểm qui chiếu là văn hóa ứng xử, là đạo đức sinh hoạt. Vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền được tô đậm ở bản lĩnh cá nhân, ở những ứng xử xuất phát từ lòng tự trọng.
 Trong thực tiễn giảng dạy, tôi tin chắc rằng rất nhiều giáo viên, đặc biệt là những người có tuổi như tôi rất yêu thích nhân vật văn học mà cũng rất đời sống này. Và cũng trong thực tế qua sinh hoạt chuyên môn của tổ nhóm bộ môn, đồng nghiệp khi tổ chức học sinh đọc - hiểu, khai thác nhân vật này chủ yếu làm nổi bật “ hạt bụi vàng” của chốn kinh kì Tràng An, hầu như tách hẳn với việc giáo dục nhân cách học sinh vì một điều đơn giản: Học sinh vùng sâu vùng xa quá xa lạ với văn hóa sống của nhân vật. Bản thân tôi tâm đắc nhân vật bà Hiền ở khả năng gợi mở cho học sinh nhiều bài học nhân sinh rất dễ áp dụng và áp dụng tự nhiên theo đúng chức năng của văn học mà không cần hô hào, ép buộc khiên cưỡng. 
 => Từ kiến thức trọng tâm trên, tôi giáo dục giá trị sống cụ thể về vấn đề các em đang cần, đang khát: làm thế nào để có ý thức cá nhân, có lòng tự tin và tự trọng, làm thế nào để được là chính mình mà không mắc bệnh ích kỉ, ái kỉ để sống là mình, chủ động và bản lĩnh- nhũng tố chất đang rất thiếu của thanh thiếu niên bây giờ.
 Cũng như Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Các tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng bộc lộ một sự nhạy cảm của nhà văn trước bao vấn đề mới mẻ, gợi nhiều suy ngẫm về xã hội và con người trên đất nước ta sau chiến tranh. 
 Giá trị nội dung chính của tiểu thuyết “ Mùa lá rụng trong vườn” đề cập đến vấn đề nhạy cảm, thể hiện sự quan sát tinh nhạy của Ma Văn Kháng về bao biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam, đặc biệt là sự thay đổi về quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị. Với cảm quan hiện thực nhạy bén, nhà văn bày tỏ niềm lo âu sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc. Từ việc cảm nhận sâu sắc và thiêng liêng bữa cơm chiều ba mươi và lời cúng tri ân cảm động của ông Bằng, giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi về ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết, nhằm giúp các em mở rộng nhận thức về những điều quan trọng hơn như: việc hướng về nguồn cội, bảo vệ các giá trị truyền thống cũng như việc phải gìn giữ bao giá trị tốt đẹp trong quá khứ và hiểu được lí do tại sao một nhà tư tưởng phương Tây có thể khẳng định “ Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh.” ( Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2- trang 77)
 => Từ kiến thức trọn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_gia_tri_song_giau_y_nghia_thuc_tien_cho_hoc_si.doc
  • docbìa skkn cua c.luong.doc