SKKN Tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh qua dạy các bài phần Tiếng Việt

SKKN Tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh qua dạy các bài phần Tiếng Việt

 Người xưa nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. “Học nói”- học giao tiếp bằng ngôn ngữ là cả một quá trình theo suốt cuộc đời con người từ khi chập chững bi bô. “Học nói” ( kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ) giúp con người diễn đạt hiểu biết, suy nghĩ, mong muốn, yêu cầu . của bản thân với mọi người xung quanh.

 Môn ngữ văn trong nhà trường là một môn học quan trọng giúp học sinh rèn luyện về ngôn ngữ bao gồm cả vốn từ, ngữ pháp, ngữ âm và cách diễn đạt có hiệu quả giao tiếp cao. Trong chương trình ngữ văn đều có hệ thống các bài phần Tiếng Việt liên quan đến việc rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ( hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt). Nói như vậy để thấy việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh được chương trình Ngữ Văn quan tâm. Từ nội dung chương trình, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chính là giúp học sinh biết sử dụng ngôn ngữ đúng, sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, có nghệ thuật.

 Mặt khác, hiện nay trong một xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập mở cửa, sự tự do trong phát ngôn .sự gia tăng của các phương tiện thông tin, mạng xã hội giúp cho ngôn ngữ phát triển đi cùng với việc nhiều chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ đang bị đánh mất. Việc định hướng cho học sinh sử dụng đúng ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ đẹp là một điều cần thiết.

 Là một giáo viên đang và hiện làm quản lý tại một nhà trường THPT, hàng ngày tiếp xúc, đối thoại với học sinh, tôi luôn mong muốn góp phần giúp học sinh xây dựng kỹ năng cần thiết trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thời gian qua, bản thân vừa nghiên cứu, vừa áp dụng có hiệu quả, tôi mạnh dạn thực hiện và xin trình bày đề tài: Tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh qua dạy các bài phần Tiếng Việt” ( Ngữ Văn 10, Học kỳ I, Chương trình chuẩn)

 

doc 13 trang thuychi01 12612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh qua dạy các bài phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu: 
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Người xưa nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. “Học nói”- học giao tiếp bằng ngôn ngữ là cả một quá trình theo suốt cuộc đời con người từ khi chập chững bi bô. “Học nói” ( kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ) giúp con người diễn đạt hiểu biết, suy nghĩ, mong muốn, yêu cầu .. của bản thân với mọi người xung quanh.
 Môn ngữ văn trong nhà trường là một môn học quan trọng giúp học sinh rèn luyện về ngôn ngữ bao gồm cả vốn từ, ngữ pháp, ngữ âm và cách diễn đạt có hiệu quả giao tiếp cao. Trong chương trình ngữ văn đều có hệ thống các bài phần Tiếng Việt liên quan đến việc rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ( hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt). Nói như vậy để thấy việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh được chương trình Ngữ Văn quan tâm. Từ nội dung chương trình, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh chính là giúp học sinh biết sử dụng ngôn ngữ đúng, sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, có nghệ thuật.
 Mặt khác, hiện nay trong một xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập mở cửa, sự tự do trong phát ngôn..sự gia tăng của các phương tiện thông tin, mạng xã hội giúp cho ngôn ngữ phát triển đi cùng với việc nhiều chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ đang bị đánh mất. Việc định hướng cho học sinh sử dụng đúng ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ đẹp là một điều cần thiết.
 Là một giáo viên đang và hiện làm quản lý tại một nhà trường THPT, hàng ngày tiếp xúc, đối thoại với học sinh, tôi luôn mong muốn góp phần giúp học sinh xây dựng kỹ năng cần thiết trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thời gian qua, bản thân vừa nghiên cứu, vừa áp dụng có hiệu quả, tôi mạnh dạn thực hiện và xin trình bày đề tài: Tích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh qua dạy các bài phần Tiếng Việt” ( Ngữ Văn 10, Học kỳ I, Chương trình chuẩn)
1.2.Mục đích nghiên cứu: 
 Từ lý thuyết và đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ, vận dụng vào thực tế để giúp học sinh hoàn thành kỹ năng giao tiếp chuẩn mực, có văn hóa và có nghệ thuật. Từ đó góp phần rèn luyện kỹ năng sống nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Đề tài tập trung vào nội dung dạy học của các bài phần tiếng Việt lớp 10, học kỳ I. Đó là: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Trình bày một vấn đề.
 Lấy việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung:
+ Chỉ ra những hạn chế trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
+ Vận dụng lý thuyết về đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ để hình thành các kỹ năng giao tiếp.
+ Chỉ ra những biện pháp có hiệu quả giúp cho học sinh có được kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chuẩn và mang tính văn hóa hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để thực hiện đề tài này sử sụng phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu: xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Vai trò ngôn ngữ trong cuộc sống.
 Trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ rất quan trọng vì đó là một phương tiện để chúng ta giao tiếp giữa con người với nhau. Thông qua ngôn ngữ, con người trao đổi công việc để tìm cách giải quyết, trình bày quan điểm, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, thể hiện sự hiện diện của mình. Ngôn ngữ là thể hiện của tư duy. Samuel Johnson đã nói: “Ngôn ngữ là y phục của tư duy” ( Langguage is the dress of thought) [11]. Tất nhiên, mỗi người trong chúng ta có thể nói ra điều mình mong muốn và tùy vào từng hoàn cảnh, vai vế của mình và đối tượng để sử dụng lời nói là phương tiện giao tiếp cho phù hợp. 
 Từ cổ xưa, cha ông ta đã coi trọng việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, những dẫn chứng từ ca dao, tục ngữ cho thấy tầm quan trọng .của ngôn ngữ trong đời sống. Ngôn ngữ giao tiếp được coi như bộ mặt văn hóa, nhân cách của con người. Một số câu tục ngữ, cao dao đã thể hiện triết lý về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp:
 “Học ăn , học nói, học gói, học mở”. 
 “Lời nói, gói vàng”.
 “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”.
 - “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe”.
 - “ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
 “ Đất tốt trồng cây rườm rà
 Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”.
- “Sảy chân, gượng lại còn vừa,
 Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ”.
 “Chim ngu ăn mận ăn me
 Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm”.
 Trong các sách xưa vẫn còn nhiều điển tích điển cố khẳng định vai trò của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong đó có những tài liệu khẳng định sức mạnh của những câu nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách làm thay đổi của một cộng đồng, xã hội, một con người.. 
 - “Con người cần hai năm để học nói và cần sáu mươi năm để học cách giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình” ( Khuyết danh) [11]
 - “ Hãy nghĩ hai lần trước khi nói , bởi vì lời nói và ảnh hưởng của bạn sẽ gieo hạt giống hoặc của thành công hoặc của thất bại vào tâm trí người khác”.( Napoleon Hill) [11]
2.1.2. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được thể hiện trong Luật giáo dục năm 2005
Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường và hướng nghiệp, có điều kiện để phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. [3]
Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nói:
“Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử, văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.” [1] 
2.1.3. Nội dung chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành
 - Chương trình, sách giáo khoa THPT đã có nhiều nội dung liên quan đến kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Điều này thể hiện trong một loạt bài: Đặc điểm ngôn ngữ nói và viết; Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Các phương châm hội thoại. đã trang bị cho học sinh lý thuyết về kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hệ thống. Đây là những kiến thức nền tảng quan trọng giúp học sinh có thể vận dụng trong thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Là một giáo viên Ngữ văn, sau này là một cán bộ quản lý, tôi đã từng soạn giáo án, lên lớp, đi dự giờ đồng nghiệp các tiết dạy liên quan đến kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, những bài dạy thường nặng về lý thuyết, chủ yếu chỉ ra đặc điểm của hoạt động giao tiếp; học sinh thường ghi nhớ nội dung bài dạy và thuộc lòng. Các dẫn chứng cũng thường được dẫn ra từ trong sách vở, tác phẩm nghệ thuật có tính chất minh họa cho đặc điểm của các hoạt động giao tiếp . Điều tôi nhận thấy và trăn trở về cái thiếu căn bản của những tiết học này là: 
+ Đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ cần vận dụng thực tế như thế nào? 
+ Giúp học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ như thế nào cho hiệu quả?
 Mặt khác, trong thực tế, sau bài học, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh không hề thay đổi:
+ Hiện tượng nói tục, chửi thề vẫn xuất hiện.
+ Hiện tượng nói trống không với thầy cô, người lớn tuổi là không hiếm gặp.
+ Hiện tượng sử dụng từ ngữ lai căng, đi ngược với các chuẩn mực ăn hóa dân tộc đang được cổ súy trong một bộ phận giới trẻ.
+ Những vụ xích mích, bạo lực học đường xuất phát từ giao tiếp bằng ngôn ngữ không chuẩn mực có chiểu hướng gia tăng.
+ Ngôn ngữ trên các mạng xã hội của học sinh thô tục
+ Bài viết, bài kiểm tra trên lớp cho thấy học sinh thiếu vốn từ và cách diễn đạt. 
 Và, điều không tránh khỏi là, những tiết liên quan đến tiếng Việt thường rất thiếu hấp dẫn với học sinh. Thầy cô cũng thiếu đầu tư như những tiết giảng văn.
 Thực tế trên đã cho thấy, cần thiết tìm được phương pháp hữu hiệu, thông qua các bài phần tiếng Việt, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải quyết đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1.Thực hiện chương trình: Các bài phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 10 phân phối chương trình thường là 2 tiết cách biệt. Trong đó có một tiết lý thuyết và một tiết luyện tập như: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Trình bày một vấn đề.
 Trong tình hình thực tế hiện nay, khi việc xây dựng chương trình nhà trường được giao cho các cơ sở giáo dục, rất nên xếp 2 tiết của bài học liền nhau thành một chủ đề dạy học. Thực tế áp dụng trong những năm gần đây, chủ đề dạy học này khi được thực hiện xuyên suốt có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giữa khắc sâu lý thuyết và ứng dựng linh hoạt vào thực tế.
 Không chỉ có vậy, ngoài 2 tiết trên, chủ đề dạy học này còn có thể tiếp tục được mở rộng trong các tiết tự chọn liền kề. Được như vậy, các hoạt động trong dự án dạy học không chỉ được nối tiếp, kiến thức được khắc sâu mà các kỹ năng sẽ được ứng dụng vào các tình huống cụ thể giúp học sinh tự tin hơn trong các hoạt động giao tiếp.
2.3.2. Xây dựng giáo án dạy học.
 Trong thực tế để thực hiện giáo án, tôi thường cụ thể hóa nội dung dạy học thành các hoạt động 
Ví dụ: Với giáo án dạy bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ tôi đã xây dựng thành các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Xác định khái niệm:
 Đây là hoạt động giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành khái niệm giao tiếp bằng ngôn ngữ. Việc hình thành khái niệm phải bắt đầu từ các hoạt động giao tiếp cụ thể mà giáo viên có thể đưa ví dụ hoặc giáo viên gợi ý tình huống giao tiếp để học sinh thực hiện.
Ví dụ: Yêu cầu học sinh kể lại đoạn đối thoại mà các em nghe được ở sân trường khi 2 bạn học sinh khác nói với nhau về việc cô giáo cho điểm kém khi không thuộc bài.
Đặt ra tình huống đối thoại với mẹ, xin phép đi sinh nhật bạn vào buổi tối.
Hoạt động 2: Xác định đặc điểm và các nhân tố chi phối quá trình giao tiếp.
Hoạt động 3: Luyện tập cho học sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong khuôn khổ 2 tiết học: Phần luyện tập chiếm 1 tiết. Tuy nhiên các bài tập trong sách giáo khoa lại chủ yếu là ngôn ngữ nghệ thuật( 4 ví dụ trong 4 bài tập và ngôn ngữ nghệ thuật) nên rất cần thiết phải vận dụng các đặc điểm của quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ để xây dựng cho học sinh một số kỹ năng giao tiếp trong thực tế đời sống.
Hoạt động 4: Nếu chỉ dừng lại trong hai tiết học, chắc chắn các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ chưa được khắc sâu thành các thói quen ngôn ngữ, thành phong cách hay văn hóa giao tiếp. Hoạt động 4 sẽ là hoạt động mở bao gồm cả việc sử dụng quỹ thời gian của các tiết tự chọn để học sinh thực hành sâu hơn các kỹ năng, khích lệ, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và thầy cô là người quan sát, ghi nhận, uốn nắn cho học sinh nếu cần. Trong đó rất cần việc hướng dẫn học sinh các sử dụng ngôn ngữ trên các mạng xã hội; cách lôi cuốn, thuyết phục người khác khi trình bày bằng ngôn ngữ trước đông người. Yêu cầu cao học sinh về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng trong giao tiếp làm bài văn .ngay từ lớp 10.
2.3.3. Sử dụng các yếu tố của quá trình giao tiếp để hướng dẫn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
a) Từ nhân tố đối tượng giao tiếp dạy học sinh cách nói đúng đối tượng, có văn hóa
* Đối tượng giao tiếp bao gồm người nói và người nghe; người được và người viết trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Trong thực tế vai của nhân vật trong giao tiếp rất đa dạng về mối quan hệ xã hội, lứa tuổi, địa vị, học vấn. Điều này tạo ra sự đa dạng, phức tạp của quá trình giao tiếp. Muốn đạt hiệu quả giao tiếp cần phải nắm vững đặc điểm này. 
* Biện pháp: Để phân loại, liệt kê và cho học sinh ghi nhớ máy móc các đặc điểm đa dạng của nhân vật giao tiếp chắc chắn không thể hết và không hiệu quả. Giáo viên cần từ những tình huống giao tiếp mà trang bị cho học sinh các nguyên tắc giao tiếp đúng đối tượng, thể hiện được văn hóa ứng xử và hiệu quả giao tiếp.
- Về lứa tuổi cao thấp: giao tiếp với người lớn cần sự lễ phép.
- Địa vị gia đình ( ông bà, bố ,mẹ . và con cháu; thầy cô và học sinh); trong xã hội ( người trưởng nhóm và các thành viên.): Tôn trọng
- Học vấn: ( Người lao động không có điều kiện học tập và người có trình độ học vấn cao): Thân mật gần gũi, tránh khoảng cách, dễ tiếp nhận.
Từ những nguyên tắc cơ bản này, giáo viên cùng học sinh đi vào những tình huống giao tiếp cụ thể để học sinh phát hiện và khắc sâu được.
Ví dụ: Một vụ va chạm giao thông ngoài đường giữa một thanh niên đi xe máy và một cụ già đi xe đạp. Mẩu đối thoại giữa hai người:
 - Cụ già: Cháu có bị làm sao không? Lần sau nhớ đi cho cẩn thận cháu nhé.
 - Thanh niên: Xe tôi bị vỡ đèn rồi. ông bắt đền đi. Cái lão già này.
HS sẽ phát hiện ngay cách nói năng thường gặp này. Cách giao tiếp của thanh niên đã thiếu văn hóa, không có sự lễ phép tôn trọng tối thiểu với người lớn tuổi.
 Từ tình huống cụ thể này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh từ đặc điểm của các nhân vật giao tiếp, có xưng hô, ứng xử văn hóa. Cho một số học sinh sửa lại câu nói của thanh niên với cụ già cho phù hợp.
* Hiệu quả: Khi xây dựng cho HS những nguyên tắc trong mối quan hệ gữa các nhân vật giao tiếp cũng như qua các tình huống giao tiếp cụ thể, học sinh không phải được học cái mới mà nhận thức về các nguyên tắc giao tiếp, cách thức giao tiếp một cách rõ ràng hơn.
b) Từ nhân tố hoàn cảnh giao tiếp hướng dẫn học sinh xử lý tình huống giao tiếp đạt hiệu quả cao.
* Hoàn cảnh giao tiếp chính là bối cảnh mà các nhân vật giao tiếp thực hiện các giao tiếp với nội dung và mục đích nhất định. Có hoàn cảnh giao tiếp mang tính nghi thức như hội nghị, sự kiện được tổ chức trang trọng. Có hoàn cảnh giao tiếp tự do như gặp gỡ bạn bè. Hiện nay, hoàn cảnh giao tiếp còn đa dạng hơn: không chỉ giao tiếp trực tiếp mà giao tiếp qua thư tín, giao tiếp qua không gian của mạng xã hội; không chỉ giao tiếp 2 người với nhau mà có thể nhiều thậm chí rất nhiều người tham gia ( các bình luận trên FB).
* Biện pháp của giáo viên ở nội dung này không phải là quá chú trọng cho học sinh phân biệt hoàn cảnh giao tiếp mà giúp cho các em đạt được hiệu quả giao tiếp, giao tiếp an toàn, giao tiếp có văn hóa khi hoàn cảnh giao tiếp đã trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Đặc biệt khi sử dụng không gian mạng xã hội để giao tiếp.
 Có một thực tế là, qua theo dõi, nắm bắt và xử lý các mâu thuẫn của học sinh, rất nhiều các mâu thuẫn xuất phát và cũng được giải quyết qua mạng xã hội, nơi mà các anh hùng bàn phím luôn thường trực để gây bão. 
Vì thế, việc trang bị cho học sinh những nguyên tắc sử dụng hoàn cảnh giao tiếp thông minh là điều cần thiết.
- Nguyên tắc tính bảo mật thông tin cá nhân.
- Nguyên tắc không dùng mạng xã hội để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân
- Nguyên tắc tiết chế cảm xúc, tôn trọng người khác.
- Không tham gia bàn luận những vấn đề của người khác và không mượn không gian giao tiếp để nói xấu, bôi nhọ người khác.
 Cho chính học sinh tìm một tình huống giao tiếp đã gây hậu quả khi không thực hiện được nguyên tắc coi trọng hoàn cảnh giao tiếp. Trường hợp học sinh lớp 10 trường NT lập nhóm để nói xấu cô giáo với những lời lẽ thô tục. Sự việc khác xảy ra ở trường khi học sinh lớp 10 vì xích mích nhỏ trong lớp lên mạng nhắn tin nói xấu nhau. Trong không gian ảo của mạng xã hội, hai em nhắn tin qua lại nhưng không giả quyết được mâu thuẫn mà còn đẩy mâu thuẫn lên cao, thách thức đánh nhau. Sự việc vở lỡ khi các em gọi người đến để can thiệp. 
 Cần chỉ cho học sinh thấy, các trường hợp trên các em vừa không làm chủ được hoàn cảnh giao tiếp mà còn lợi dụng hoàn cảnh giao tiếp để thực hiện ý muốn chủ quan của mình. Kỹ năng tiết chế cảm xúc không có, lại nóng vội hiếu thắng, nhiều học sinh đã trở thành nạn nhân của chính mình trong quá trình giao tiếp.
c) Từ nhân tố nội dung giao tiếp dạy học sinh cách tường minh vấn đề giao tiếp
 Nói đúng, nói bám sát chủ đề hội thoại, diễn đạt mạch lạc rõ rành là yêu cầu quan trọng không chỉ khi học mà còn giúp ích sau này khi học sinh làm việc, phát triển sự nghiệp. Nói đúng nội dung không chỉ là nói đúng sự thật, nói đúng trọng tâm mà còn là cách diễn đạt sao cho người đối thoại dễ hiểu, hiểu đúng vấn đề. Có một số biện pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã sử dụng.
 * Chọn từ chìa khóa trong hội thoại để xác định trọng tâm vấn đề. Điều này rất có tác dụng trong bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 Ví dụ: Khi hai học sinh cùng trình bày một sự việc: việc không có mặt trong lớp.
 Học sinh1: Em và bạn A đã đến trường nhưng không được vào.
 Học sinh 2: Em và bạn A đến trường muộn giờ, không được vào lớp.
 Từ hai phát ngôn trên có thể phân tích đề học sinh thấy bạn học sinh 2 trình bày vấn đề không giống nhau. Bạn học sinh 1 trình bày chưa đúng nội dung, có biểu hiện quanh co đổ lỗi cho người khác. Chìa khóa của phát ngôn chính là: đến trường muộn.
 Việc chọn chìa khóa trong phát ngôn khi giao tiếp cần thiết với cả người nói và người nghe. Với người nói từ chìa khóa giúp cho việc diễn đạt tường minh vấn đề. Với người nghe, tìm được từ chìa khóa để hiểu và lĩnh hội đúng được thông tin cần thiết. Đều này rất ý nghĩa với những phát ngôn dài.
 * Sắp xếp thông tin trong phát ngôn trong hội thoại theo một trật tự khoa học cũng là một cách để giao tiếp có hiệu quả. Đặc biệt với những hội thoại có nội dung phức tạp, dài. Điều này, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh sau bài học kỹ năng trả lời vấn đáp, trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ. Thay vào việc nhớ gì nói ấy, học sinh cần rèn được thói quen trình bày nội dung có hệ thống lớp lang dễ hiểu, đúng trọng tâm. Trình tự trình bày có thể: Từ khái quát đến cụ thể; từ nhỏ đến lớn; từ chi tiết đến khái quát, theo trình tự thời gian, trình tự không gian
 Điều này rất hữu ích khi dạy bài Trình bày một vấn đề , giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương khi phát biểu một vấn đề trước tập thể. Nếu không tập được kỹ năng này trong khi nói hay viết bài học sinh sẽ khó tránh khỏi lỗi lan man, không mạch lạc, diễn đạt rối, diễn đạt lúng túng 
d) Từ các phương châm hội thoại dạy học sinh biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp có văn hóa, có tính khoa học 
* Các phương châm hội thoại được trang bị từ cấp dưới bao gồm: phương châm cách thức, phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự
* Biện pháp: Từ yêu cầu của các phương châm hội thoại, khái quát cho các em học sinh về các nguyên tắc giao tiếp
- Nguyên tắc nói đúng sự thật (P/C về chất)
- Nguyên tắc nói đủ thông tin không thiếu, không thừa ( P/C về lượng)
-Nguyên tắc nói đúng đề tài giao tiếp, tránh lạc đề ( Phương châm quan hệ)
- Nguyên tắc nói rành mạch, tường minh, tránh mơ hồ ( P/C cách thức)
- Nguyên tắc tính lịch sự văn hóa tế nhị và tôn trọng người khác ( P/C lịch sự)
* Điều dễ thấy là các phương châm hội thoại gắn liền với các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. Những nguyên tắc của các phương châm hội thoại đều là những yêu cầu khi các nhân vật trong hoạt động giao tiếp thực hiện gắn với hoàn cảnh giao tiếp và phương tiện giao tiếp cụ thể. Những phương châm này, các em đã được học từ lớp 9. Giáo viên cần giúp học sinh nhớ, khắc sâu lại tinh thần của những nguyên tắc giao tiếp này.
 Với nhân tố nhân vật giao tiếp, dù là ai, cũng phải thực hiện được 5 nguyên tắc này, vi phạm nguyên tắc nào, quá trình giao tiếp cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ví dụ 1: Với quan hệ thầy trò: Khi học sinh xưng hô với thầy là ông – tôi đã biểu hiện sự không tôn trọng, không lễ phép; Với quan hệ bạn học cùng lớp trong buổi sinh hoạt cuối tuần hai bạn xưng hô: Tau – mi vừa không tôn trọng nhau vừa không đúng hoàn cảnh giao tiếp, không tôn trọng thầy cô và các bạn khác. 
Ví dụ 2: Thầy giáo hỏi bài cũ nhưng do không thuộc bài, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_ren_luyen_ky_nang_giao_tiep_bang_ngon_ngu_cho.doc