SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 - THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 - THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Cũng như hầu hết các nước tiên tiến, ở nước ta hiện nay vấn đề chất lượng giảng dạy khoa học nhân văn( đặc biệt môn Ngữ văn) trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm, các nhà quản lí giáo dục và của toàn xã hội.

 Ở nước ta cùng với những biến đổi và biến động xã hội, tâm lí về nhiều mặt, kể cả những tác động từ bên ngoài, vấn đề giảng dạy trong nhà trường càng trở thành mối quan tâm chung. Vì vậy không chỉ là công việc của bản thân nhà trường, lại càng không phải chuyện văn chương chữ nghĩa đơn thuần mà là vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội, trước mắt cũng như lâu dài.

 Sau nhiều lần cải cách giáo dục, môn Văn trong nhà trường đã có những bước tiến đáng kể. Chất văn chương, chất nhân văn của chương trình Ngữ văn được nâng lên. Việc tiếp cận chương trình Ngữ Văn ở các cấp học, lớp học cũng được mở rộng ở nhiều phương diện khác nhau.

 Nếu như trước đây, kiểu bài làm văn nghị luận xã hội chưa được chú trọng thì đến nay đã được đưa vào dạy học trong chương trình, và nhất thiết trong các kì kiểm tra đánh giá, kể cả thi tốt nghiệp, thi đại học đều có một câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức xã hội, đời sống để viết bài nghị luận xã hội.

 

doc 16 trang thuychi01 13286
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 - THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu	
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống”
2.1. Cơ sở lí luận.
 2. 2. Thực trạng vấn đề 
 2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
	2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về văn nghị luận một hiện tượng đời sống.
	 2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận diện đề.
 2.3.3. Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
 2.3.4. Hướng dẫn thực hành bằng các dạng đề minh hoạ
 2.3.5. Thực hành viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh lớp 10- THPT làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1- Cũng như hầu hết các nước tiên tiến, ở nước ta hiện nay vấn đề chất lượng giảng dạy khoa học nhân văn( đặc biệt môn Ngữ văn) trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm, các nhà quản lí giáo dục và của toàn xã hội.
 	Ở nước ta cùng với những biến đổi và biến động xã hội, tâm lí về nhiều mặt, kể cả những tác động từ bên ngoài, vấn đề giảng dạy trong nhà trường càng trở thành mối quan tâm chung. Vì vậy không chỉ là công việc của bản thân nhà trường, lại càng không phải chuyện văn chương chữ nghĩa đơn thuần mà là vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội, trước mắt cũng như lâu dài.
	Sau nhiều lần cải cách giáo dục, môn Văn trong nhà trường đã có những bước tiến đáng kể. Chất văn chương, chất nhân văn của chương trình Ngữ văn được nâng lên. Việc tiếp cận chương trình Ngữ Văn ở các cấp học, lớp học cũng được mở rộng ở nhiều phương diện khác nhau.
 Nếu như trước đây, kiểu bài làm văn nghị luận xã hội chưa được chú trọng thì đến nay đã được đưa vào dạy học trong chương trình, và nhất thiết trong các kì kiểm tra đánh giá, kể cả thi tốt nghiệp, thi đại học đều có một câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức xã hội, đời sống để viết bài nghị luận xã hội.
1.1.2. Trong văn nghị luận xã hội, cùng với nghị luận về một tư tưởng- đạo lí, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống được đặc biệt chú trọng. Nghị luận về một hiện tượng đời sống đề cập tới nhiều phương diện của đời sống (bao gồm đời sống tự nhiên và xã hội). Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động tới đời sống xã hội.
Tính chất đa dạng, phong phú của hiện tượng đời sống cũng được thể hiện trong nội dung đề bài. Không chỉ đề cập tới những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn lưu ý học sinh những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
1.1.3. Cũng giống như yêu cầu đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng- đạo lí, học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng), từ đó thể hiện thái độ, sự đánh giá của bản thân cũng như đề xuất các ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Để miêu tả hiện tượng, học sinh có thể giải thích sơ lược hiện tượng nếu cần thiết, từ đó trình bày các biểu hiện của hiện tượng.
	Trong thực tế giảng dạy, khi tiếp xúc với các em học sinh lớp 10, thậm chí cả học sinh lớp 11, 12 tôi nhận thấy rằng nhiều em chưa chú ý đến dạng đề bài này; các em còn lúng túng chưa biết cách nhận dạng yêu cầu của đề bài, cũng như chưa biết cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và thể nghiệm, tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Giúp giáo viên nhận thấy việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cho học sinh nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng là hợp lý và cần thiết.
- Giúp học sinh trang bị thêm kiến thức và có những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài tập trung nghiên cứu về một số giải pháp giúp học sinh lớp 10- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
	- Phương pháp phân tích- chứng minh 
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với chương trình đổi mới, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10.
2. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống”
 Cơ sở lí luận.
Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt Chỉ thị số 14 (4-1999) về định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘...phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.’’
Thực hiện yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để tăng khả năng thực hành, vận dụng lý thuyết khi làm bài cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.	
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong thực tế, văn nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông ở cả hai cấp học (THCS và THPT). Với vị trí quan trọng đó, văn nghị luận được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập.
Ở chương trình THCS dạng bài nghị luận này chỉ mang tính giới thiệu và thực hành ở mức độ đơn giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị luận này. Đến cấp THPT, chương trình lớp 10, 11 có tập trung vào nghị luận về một hiện tượng đời sống nhưng chỉ mang tính tích hợp cho đến lớp 12 mới chỉ tái hiện lại cách làm bài qua hai bài lý thuyết. Vì thế, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy thực tế đến lớp 12 học sinh vẫn còn rất mơ hồ phương pháp làm một bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. 
Mặt khác, đây là kiểu bài “ khô” “khó” trong chương trình, nó thiên về lí lẽ, lập luận.Vì thế học sinh thường ngại học, ngại tư duy, ngại tìm hiểu, thu thập những kiến thức đời sống, xã hội. Khi kiểm tra học sinh làm mang tính chiếu lệ, hình thức, làm cho xong. Vì thế kết quả bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh thường không cao. Đa phần các em vẫn mắc phải những lối cơ bản khi làm bài: lỗi về từ, lỗi về câu, đặc biệt lỗi về văn bản: thừa ý, thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn, thiếu dẫn chứng, dẫn chứng không phù hợp 
	Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống ở các lớp trực tiếp giảng dạy, kết quả thu được không khả quan, cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
10 A
42
0
5- 11,9%
15- 35,7%
22-53,4%
0
10 C
45
0
6- 13,3%
17- 37,7%
20-45,6%
2- 4,4%
10 E
38
0
 3- 7,8%
11- 28,9%
22-39%
2- 5,3%
Tổng-%
125
0
14- 12,2%
43-34,4%
64-50,2%
4-3,2%
Từ thực tế trên đây đòi hỏi những giáo viên đứng lớp như tôi phải luôn đặt ra cho mình câu hỏi: làm thế nào để giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng cần thiết khi làm văn nghị luận xã hội? làm thế nào để nâng cao chất lượng làm văn nghị luận xã hội nói chung và nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống nói riêng? 
Từ thực trạng trên đây, việc hình thành kiến thức và kĩ năng là văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống là thực sự cần thiết. Nhất là với các em học sinh mới vào học lớp 10. Việc này giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở chương trình THCS, đồng thời làm bước đệm vững chắc cho các em trong những năm học tiếp theo.
	Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên đây, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về văn nghị luận một hiện tượng đời sống.
* Khái niệm.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ nhận thức của HS như : nhận thức về vấn đề tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,...
* Các thao tác lập luận cơ bản.
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. 
* Nội dung cơ bản.
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận .
- Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi, mặt hại của hiện tượng đời sống .
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh nhận diện đề.
* Trước bất cứ đề nghị luận nào, giáo viên đều phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ, gạch chân dưới những từ ngữ then chốt và tự trả lời các câu hỏi:
- Vấn đề cơ bản đặt ra trong đề bài là gì?
- Cần sử dụng thao tác lập luận nào để nghị luận ?
* Đối với đề bài dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống có ba dạng :
- Dạng 1 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
- Dạng 2 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
- Dạng 3 : Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả tính chất tích cực và tiêu cực.
Như vậy, việc giúp các em nhận diện được đề bài yêu cầu thuộc dạng nào là rất quan trọng. Đây là định hướng cơ bản đầu tiên cho những bước tiếp theo.
2.3.3. Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic, khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung và thời gian.
Đối với mỗi dạng, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý và lập dàn ý khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi dạng đề bài để có dàn ý khái quát cho phù hợp.
a. Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng.
b. Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng .
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng.
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại của vấn đề.
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục
c. Kết bài
- Tóm tắt chốt lại vấn đề.
- Rút ra bài học.
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vấn đề.
Hoặc có thể lập dàn ý dựa vào hệ thống từ khóa đặt cho mỗi phần. 
Đặt từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
Mở bài: Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận.
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra.
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý ).
Thân bài : Thực – Nguyên – Hậu – Biện 
+ Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận.
+ Nguyên : là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó ( nguyên nhân khách quan và chủ quan ).
+ Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả xấu.
+ Biện : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt).
Kết bài : Tóm – Rút – Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận.
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
+ Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận.
2.3.4. Hướng dẫn thực hành bằng các dạng đề minh hoạ
2.3.4.1. Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu cực.
Đề bài : Ý kiến của anh / chị về nạn bạo hành trong xã hội.
* Gợi ý :
- Miêu tả hiện tượng :
	+ Nạn bạo hành – sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.
	+ Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội : Không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần. Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội ; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của nạn bạo hành.
- Nguyên nhân của hiện tượng :
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực ( nhất là tầng lớp thanh thiếu niên).
+ Do áp lực cuộc sống.
+ Do sự thiếu kiên quyết trong việc xử lí nạn bạo hành.
- Tác hại to lớn của hiện tượng.
+ Làm tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của con người.
+ Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
 - Ý kiến, thái độ của bản thân.
+ Cần lên án đối với nạn bạo hành.
+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
2.3.4.2. Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích cực.
Đề bài: Hãy trình bày ý kiến của anh / chị về một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay.
* Gợi ý:
- Đây là dạng đề “mở”, HS có thể tùy theo cảm nhận của mình, chọn một nếp sống đẹp đang được chú ý trong xã hội hiện nay.
- HS có thể chọn một nếp sống đẹp, từ đó tiến hành các bước giống như trên ( miêu tả nếp sống đẹp; phân tích những tác động tích cực của nếp sống đẹp đối với xã hội, nguyên nhân của hiện tượng; thái độ, ý kiến của người viết về nếp sống đẹp).
- Sau đây là một số gợi ý về nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay:
+ Sự đồng cảm và sẻ chia.
+ Sự hưởng ứng “ giờ trái đất”.
+ Thái độ kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.
+ Sự tôn vinh những tấm gương dũng cảm, hiếu học, hiếu thảo.
+ Sự xuất hiện của các phong trào, các chương trình, các cuộc vận động về an toàn giao thông, giữ gìn môi trường, cảnh quan đô thị( chẳng hạn phong trào tiếp sức mùa thi của sinh viên các trường Đại học, chương trình ngôi nhà ước mơ, vượt lên chính mình do đài truyền hình TPHCM thực hiện).
2.3.4.3. Gợi ý dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Đề bài:
Hiện nay Ngành Giáo dục đang phát động phong trào “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
* Gợi ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề.
+ Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
Xin điểm, chạy điểm.
Mua bằng cấp.
Xin chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn.
Thi hộ, thi thuê.
Chạy chức, chạy quyền
+ Bệnh thành tích trong giáo dục:
Báo cáo không đúng thực tế.
Bao che khuyết điểm để lấy thành tích.
Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng.
HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để được cộng điểm
Số Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo.
- Phân tích đúng, sai, lợi, hại.
+ Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt kết quả cao.
+ Hại: để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.
Các thế hệ học sinh được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công nghệ hiện đại, đất nước ít nhân tài.
Tạo thói quen cho học sinh ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo.
Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
- Nguyên nhân của hiện tượng.
+ Do gia đình: Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao.
+ Do nhà trường: Muốn học sinh có thành tích cao để báo cáo.
+ Do xã hội: Hệ thống luật chưa nghiêm, chưa cụ thể, chưa thực sự coi trọng nhân tài, nhận thức của nhiều người còn hạn chế
- Cách khắc phục.
+ Phải giáo dục nhận thức cho học sinh và toàn thể xã hội để họ nhận thức được rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong xã hội hiện đại.
+ Xã hội phải thực sự coi trọng những người có kiến thức, có thực tài và lấy đó làm tiêu chuẩn chính để sử dụng họ.
+ Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lí nghiêm những sai phạm. Cách ra đề thi, chấm thi phải đổi mới để sao cho học sinh không thể hoặc không giám tiêu cực.
- Thâu tóm lại vấn đề, khẳng định, phủ định, rút ra bài học cho bản thân.
* Lưu ý: Nhằm nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh về cách làm bài văn về một hiện tượng đời sống, giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện đề ở dạng đề nào, ứng với mỗi dạng áp dụng cho một dàn bài cụ thể để các em làm bài đạt kết quả cao nhất.
2.3.5. Thực hành viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Sau khi nhận diện đề; tìm ý và lập dàn ý xong, dựa trên hệ thống luận điểm, luận cứ đã xác định học sinh viết thành đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh lớp 10- THPT nhằm nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Việc hướng dẫn học sinh thực hiện một số giải pháp về làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước hết giúp các em nhận diện được yêu cầu của đề bài, từ đó biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ứng với mỗi dạng đề. Khi các em biết cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ giúp các em dễ dàng định hướng cách làm bài, nâng cao năng lực tư duy trong giờ thực hành làm văn nghị luận.
Có 96,7 % ý kiến của các em cho rằng việc giáo viên đưa ra các giải pháp hướng dẫn các em cách làm bài là cần thiết.
( Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh về việc Giáo viên đưa ra các giải pháp hướng dẫn các em cách làm bài là cần thiết hay không cần thiết)
( %)
Ý kiến
%
Cần thiết
96,7
Không cần thiết
3,3
Tổng số
100,0
Việc hướng dẫn các em thực hiện một số giải pháp về làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống giúp các em trong quá trình ôn tập, kiểm tra, nhận diện được yêu cần của đề bài nhanh hơn, làm bài đạt kết quả cao hơn. Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện một số giải pháp làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, mức độ nhận diện đề và khả năng làm bài của học sinh như sau: 
( Bảng phân bố phần trăm kết quả khảo sát của giáo viên về khả năng nhận diện đề và khả năng làm bài của học sinh)
( %)
Mức độ nhận diện
%
Nhận diện và làm bài nhanh
71,9
Nhận diện và làm bài chậm
23,1
Không nhận diện được đề và không biết cách làm bài
5,0
Tổng số
100,0
	Với ý tưởng như trên, bản thân tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2015- 2016 và thông qua kết quả học tập của học sinh, quan sát thái độ học tập, thăm dò ý kiến của học sinh đã có kết quả thay đổi rất tích cực. Cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
10 A
42
1- 2,4%
12- 28,6%
26- 61,9%
3- 7,1%
0
10 C
45
2- 4,4%
14- 37,8%
21- 46,7%
5- 11,1%
0
10 E
38
1 – 2,6%
10- 26,3%
24- 63,2%
3- 7,9%
0
Tổng- %
125
4- 3,2%
36- 28,8%
71- 60,2%
11- 8,8%
0- 0%
Qua đối chiếu với các số liệu trên đây tôi nhận thấy: so với kết quả đầu năm học ( khi chưa áp dụng giải pháp nêu trên) thì đến cuối năm( sau khi đã áp dụng giải pháp) chất lượng làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống đã nâng lên rõ rệt. Điều đó có thể khẳng định việc đưa ra một số giải pháp về làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống đã có hiệu quả tích cực trong quá trình dạy học. Những giải pháp đó không chỉ áp dụng đối với học sinh lớp 10 mà còn có thể áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 11 và lớp 12. Đây là kết quả đáng vui mừng đối với tôi và các em học sinh lớp 10 do tôi phụ trách.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận.
Đối với học sinh nằm ở lứa tuổi 15 - 16 về tâm sinh lí chưa phát triển toàn diện, khả năng suy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_10_thpt_nang_cao_hie.doc