Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua Chuyên đề tình yêu và thù hận – Sếchxpia

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua Chuyên đề tình yêu và thù hận – Sếchxpia

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và danh tiếng của nhà trường.

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng.

Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh; duy trì kỷ cương nề nếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học. đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy, tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường.

 

docx 20 trang thuychi01 6822
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua Chuyên đề tình yêu và thù hận – Sếchxpia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC QUA CHUYÊN ĐỀ TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN – SẾCHXPIA
Người thực hiện: Nguyễn Kim Thành
Chức vụ: Tổ trưởng Chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại, phát triển và danh tiếng của nhà trường.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong quản lí. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được coi trọng.
Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Mọi công việc từ chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh; duy trì kỷ cương nề nếp đến việc nâng cao chất lượng dạy học... đều phải thông qua sự quản lý và điều hành sinh hoạt của tổ chuyên môn. Như vậy, tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch vừa thực thi và báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường. 
Vì thế, chỉ đạo đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hoá cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường cũng chính là một trong những hình thức chủ yếu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho tập thể giáo viên. Đây không những là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng đội ngũ và hiệu quả giờ dạy. trong những đổi mới đó là phải cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
 Nhằm tạo cơ hội cho tất cả GV được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng hợp tác thiết kế kế hoạch bài dạy, cùng dự giờ và phân tích bài học. Qua đó nhằm phát triển năng lực chuyên môn và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy cho từng GV, phát huy khả năng sáng tạo của GV tập trung vào hoạt động học của học sinh. 
 “Văn học là nhân học”, từ xưa tới nay trong việc giáo dục con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội. 
Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học, nó là chìa khóa giúp học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội, tác động một cách sâu sắc, mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Để học tốt môn Ngữ văn ngoài những kĩ năng so sánh, phân tích, chứng minh, bình luận.. học sinh cần phải có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, biết nhận diện, đánh giá và cảm thụ những vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh. Người thầy cần phải làm tốt việc khơi gợi hứng thú và sự sáng tạo cho các em (trong giờ học văn), cần phải có những phương pháp, kĩ thuật đặc thù, đa dạng để học sinh lĩnh hội một cách hiệu quả nhất đáp ứng sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ của học sinh và yêu cầu của thời đại. 
Thế nhưng, thực tế học văn và làm văn hiện nay ở một bộ phận HS cấp THPT thật đáng buồn, hiện tượng HS “dị ứng” với môn văn, không thích học văn, làm bài kiểm tra sơ sài và đối phó vẫn còn phổ biến. 
Trong khi đó, có không ít GV chưa thực sự coi trọng giảng dạy tác phẩm Văn học nước ngoài. Chỉ chọn sự đầu tư cho mảng Văn học Việt Nam, chú trọng dạy Văn học Việt Nam mà không xem trọng Văn học nước ngoài hoặc dạy qua loa chiếu lệ vì mảng văn học này những năm gần đây không có trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia. 
Chính vì vậy học sinh không nhận thức được tầm quan trọng của việc học và lĩnh hội các tác phẩm Văn học nước ngoài. Vì vậy hiệu quả của giờ học không cao, chưa thực sự có ý nghĩa đối với việc rèn luyện, phát triển toàn diện cho học sinh. Riêng đối với Văn học nước ngoài, học sinh phần nào chưa hứng thú vì xa lạ với nền văn hóa nước ngoài, vì chưa hiểu văn bản và những hàm ý sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm.
 Đứng trước thực trạng đó, tôi không khỏi băn khoăn, làm thế nào để cả GV và học sinh yêu văn học nước ngoài hơn, làm thế nào để đem đến cho các em hs sự hiểu biết và yêu mến về thể loại Kịch, về Sếch-xpia, về Rômeo và Giuliet. Làm thế nào để cho cả GV và HS phổ thông có những hứng thú, đam mê tiếp cận Văn học nước ngoài, với những đoạn văn nổi tiếng “kinh điển” thế giới? Đó là câu hỏi của rất nhiều GV đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn đang đặt ra và muốn tìm hướng giải quyết. 
Xuất phát từ những lí do trên, với cương vị Tổ trưởng chuyên môn tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua chuyên đề Tình yêu và thù hận- Sếchxpia. 
2. Mục đích nghiên cứu
 	Đề tài Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua chuyên đề Tình yêu và thù hận- Sếchxpia nhằm:
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan tâm đến khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn về học.
 - Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và khả năng sáng tạo trong dạy học.
Từ đó, nâng cao:
 - Nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn, đặc biệt là phân môn Văn học nước ngoài của nhà trường.
 	- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu 
HS khối 11 (11C6) của trường THPT Như Thanh năm học 2018-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học
* Quan niệm: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)
            - Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh).
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
1.2. Các bước tiến hành NCBH 
Chu trình NCBH gồm 4 bước:
* Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
* Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ
* Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
* Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
1.3. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
1.3.1. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học
Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.
Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày.
Phát giáo án của tiết học cho giáo viên dự giờ.
Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt của học sinh.
Các giáo viên cần học cách quan sát.
Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học.
Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh)
Không đánh giá giờ dạy của GV.
Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
1.3.2. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH
*Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới
*Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.
Quy trình thực hiện đổi mới dự giờ:
1.Tổ/ nhóm CM họp soạn giáo án.
2. Cử một GV dạy minh họa
3. Tổ/nhóm CM họp rút kinh nghiệm
4. Áp dụng vào thực tiễn
2. Cơ sở thực tiễn
	Trường THPT Như Thanh là ngôi trường có bề dày lịch sử và thành tích, với 50 năm xây dựng và trưởng thành trường luôn là cánh chim đầu đàn trong phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của giáo dục huyện nhà, những năm gần đây nhà trường nỗ lực vươn lên và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục Tỉnh Thanh Hoá.
- Về phía GV: GV trong trường phần đa là những người có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, ham học hỏi và cầu thị. Luôn sẵn sàng tiếp nhận những cái mới trong phương pháp dạy học tích cực để tạo hiệu quả cao trong giảng dạy. Tổ Ngữ văn có 10 GV đều nhiệt tình và tâm huyết, tất cả đều đang ở giai đoạn “độ tuổi vàng” của tuổi nghề với trình độ và kinh nghiệm chín muồi. Tuy nhiên, ở một số GV vẫn còn tình trạng chưa thực sự hiểu đúng tầm quan trọng của các buổi sinh hoạt chuyên môn, nơi tinh thần và ý kiến tập thể được vận dụng vào xây dựng đánh giá góp ý bài dạy một cách hữu ích nhất, phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học. Và là nơi mối quan hệ đồng nghiệp được gắn kết sâu sắc nhất.
- Về phía HS: HS của trường đều rất chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện tốt. Tuy nhiên, ý thức học tập ở một số em còn hạn chế. Đặc biệt là quan niệm của các em về mảng Văn học nước ngoài còn mang tính đối phó và thực dụng, điều này tạo nên hệ luỵ trong cách tiếp nhận những tác phẩm Văn học nước ngoài của HS.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, cá nhân tôi sau nhiều trăn trở và tìm tòi mạnh dạn đề xuất những biện pháp thực nghiệm sau nhằm Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học qua chuyên đề Tình yêu và thù hận- Sếchxpia. Từ đó góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Ngữ Văn cho HS THPT tỉnh nhà.
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1 BƯỚC 1 : Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
+ Chọn bài khó nhất/ loại bài/ phân môn/lớp (ít nhất phải cách cuộc họp này 4 tuần). 
Tổ Ngữ văn đã chọn chuyên đề Tình yêu và thù hận - Sếchxpia
+ Lập mục tiêu bài đã chọn; cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu.
* Về kiến thức 
Giúp học sinh cảm nhận được:
 -Tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
 - Hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận. 
 - Nghệ thuật xây dựng kịch của Sếch-xpia, diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ lời thoại trong đoạn trích.
*Về kĩ năng
- Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, thực hiện nhiệm vụ học tập để thu thập xử lí thông tin, liên hệ với thực tiễn chuyên đề, giúp các em chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập, tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng như: khái quát tổng hợp kiến thức các môn học khác nhau để bổ trợ; kĩ năng sử dụng và khai thác tư liệu có liên quan đến bài học; rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành và làm bài tập. qua đó giúp các em có thể phân tích, đánh giá, nhận xét một cách độc lập, khoa học.
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, nhận biết một vài thể đặc điểm của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục, xung đột
*Thái độ:
	- Giúp hs hiểu tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quí vượt trên hận thù. HS biết trân trọng tình yêu chân thành, trong sáng và hướng tới xây dựng lối sống có trách nhiệm hơn.
- Giáo dục cho học sinh có tinh thần thái độ học tập nghiêm túc đối với tất cả các môn học. Bởi vì mỗi môn học ở trường THPT đều có vai trò quan trọng để hình thành tri thức, nhân cách toàn diện của người học. 
+ Các GV trong tổ góp ý kiến, hoàn thiện mục tiêu bài học qua SHCM.
Các GV sẽ có một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
Cách giới thiệu bài học như thế nào?
Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
Người dạy (tôi) đưa ra ý tưởng cho hoạt động khởi động, cách giới thiệu bài học của mình, các thành viên trong tổ góp ý, hoàn thiện ý tưởng. Bài dạy thực nghiệm này là sản phẩm của các thành viên trong tổ, mọi người cùng thiết kế, thảo luận và thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất. 
Sau đây là phương án định hướng sản phẩm mà Tổ đã thống nhất:
1. Tổ chức hoạt động dạy học: gồm 5 hoạt động (tổ chuyên môn Ngữ văn đã bám sát qui trình bài dạy theo hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hoá về tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới)
+ Hoạt động khởi động
+ Hoạt động hình thành kiến thức
+ Hoạt động luyện tập
+ Hoạt động vận dụng
+ Hoạt động tìm tòi và mở rộng
2. Tích hợp nội dung giáo dục:
+ Tích hợp các môn: Địa lý, Lịch sử, Ngoại ngữ, Hội hoạ...
3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học:
+ Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, sân khấu hoá
+ Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật KWL, kĩ thuật sơ đồ tư duy
+ phương tiện, thiết bị dạy học:
* Thiết bị dạy học
	Các thiết bị được sử dụng để giảng dạy chuyên đề này gồm: máy tính, máy chiếu được sử dụng trong quá trình giảng bài góp phần giải quyết nhanh gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh để bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.
	Phiếu học tập, bảng phụ, tranh ảnh, kênh hình và tiếng được khai thác và sử dụng để thực hiện trong quá trinhd dạy học.
* Học liệu
	Khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu có liên quan như: SGK, sách giáo viên, tài liệu lịch sử, sách báo và các nguồn tư liệu được khai thác trên internet, sử dụng từ các môn học khác nhau ở trường THPT và kiến thức về các bộ môn khác như: Điện ảnh, Âm nhạc, Hội họa, Kiến trúc
	Sau cuộc họp tổ Chuyên môn, chúng tôi đã lựa chọn phương án dưới đây cho hoạt động khởi động:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu
Nhằm tạo sự tò mò, hứng thú cho HS, tạo tâm thế cho bài học mới
Phương thức
GV: Tổ chức trò chơi “ĐÂY LÀ ĐÂU?” cho Hs, trình chiếu hình ảnh lên màn hình, yêu cầu Hs quan sát và trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về những bức hình sau?
Hs quan sát, suy ngẫm và trả lời:
Thành phố cổ kính và xinh đẹp nằm
 ở miền Bắc nước Ý quê hương của thiên tình sử đẫm lệ
Ngôi nhà gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn
Gợi ý sản phẩm 
+ Thành phố của thiên tình sử đẫm lệ:Verona thuộc tỉnh Verona, nằm dọc bờ sông Adige miền Bắc nước Ý. 
 + Đấu trường La Mã/Roman Arena (nằm chính giữa trung tâm lịch sử của thành phố Verona)
+ Ngôi nhà của nàng Giuliet: Ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 12 với chiếc ban công nổi tiếng, nơi đã chứng kiến chuyện tình yêu đầy lãng mạn của đôi tình nhân trẻ 
	(GV khen thưởng cho Hs có đáp án đúng)
Lời vào bài 
Là một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới. Thành phố Verona của Nước Ý được UNESCO công nhận là di sản thế giới, với nhiều di tích lịch sử văn hóa. Nơi không chỉ in dấu bởi hào quang lịch sử với Đấu trường La Mã – Roman Arena, Nhà thờ lớn Verona – Verona Cathedral, Quảng trường Piazza delle Erbe, Thánh đường San Zeno Maggiore mà khi nhắc đến Verona người ta còn nhớ đến mối tình lãng mạn lay động lòng người giữa Romeo và Giuliet. Thành phố của sự bình yên và thơ mộng này đã góp phần dệt nên câu chuyện về mối tình huyền thoại đầy ngang trái và thấm đẫm nước mắt đã đi vào lịch sử.
Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau khám phá và cảm thụ vẻ đẹp của mối tình huyền thoại ấy qua trích đoạn “Tình yêu và thù hận” của nhà soạn kịch thiên tài người Anh, Uy-li-am Sếch-xpia.
Sau khi kết thúc cuộc họp này, một GV trong nhóm (tôi) sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu.
3.2 BƯỚC 2: Tiến hành bài học và dự giờ
Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể (11C6).
 - Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
             + Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
             + Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.
             + Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.
Vị trí GV dự giờ được bố trí một cách hợp lí
- GV cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào.
- Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của GV, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
HS trình bày sản phẩm.
Sản phẩm của HS (Gv hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
Sản phẩm của HS (Gv hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật vẽ sơ đồ)
Phần Củng cố (GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật KWL)
Hình thức sân khấu hoá trích đoạn Tình yêu và thù hận
3.3. BƯỚC 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu
- GV dạy minh hoạ chia sẻ về bài dạy: những điều hài lòng và chưa hài lòng trong quá trình dạy chuyên đề Tình yêu và thù hận. Về phương pháp dạy đã phù hợp và hiệu quả được đến đâu, về ý tưởng mới và những thay đổi điều chỉnh trong hoạt động hình thành kiến thức
- Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV khác về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển  năng lực của tất cả GV tham gia vào SHCM.
- Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra bằng chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
GV chia sẻ các ý kiến về bài học sau khi dự giờ
- Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong SHCM. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia SHCM.
- Tổ trưởng chuyên môn tổng kết, rút kinh nghiệm: sau khi thực nghiệm đổi mới SHCM theo hướng NCBH qua chuyên đề Tình yêu và thù hận 
+ Về ưu điểm: 
Kế hoạch và tài liệu dạy học phù hợp, rõ ràng, hợp lí
Tổ chức hoạt động học cho HS: phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập sinh động, hấp dẫn.
GV dạy đã theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS
Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ qua thảo luận nhóm.
HS hứng thú, sôi nổi trong giờ học (tổ 1, tổ 4 là làm việc tích cực và hiệu quả hơn cả)
+ Nhược điểm:
Vẫn còn một số HS rụt rè trong phát biểu, một số HS ỉ lại bạn trong quá trình thảo luận, một số thụ động trong tiếp nhận kiến thức mới.
Và một số HS ghi chép bài học còn cẩu thả.
Từ đó, Tổ chuyên môn rút kinh nghiệm: cần phát huy những điều đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế.
3.4. BƯỚC 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
- Sau khi thảo luận về tiết dạy này, tất cả tổ viên sẽ cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.
- Các GV trong tổ sẽ viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
- Sự quyết tâm cuả tổ Ngữ văn (THPT Như Thanh) khi khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới SHCM theo hướng NCBH ở những bài học và chuyên đề kế tiếp trong năm học 2018-2019 và những năm kế tiếp.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 + Về phía GV
Qua chuyên đề thực nghiệm, GV trong tổ Ngữ văn của trường THPT Như Thanh đã thực sự hiểu đúng tầm quan trọng của các buổi sinh hoạt chuyên môn, nơi tinh thần và ý kiến tập thể được vận dụng vào xây dựng đánh giá góp ý bài dạy một cách hữu ích nhất, phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học. Nhận thức sâu sắc SHCM là nơi mối quan hệ đồng nghiệp được gắn kết sâu sắc nhất.
+ Về phía HS
- Thực hiện nhiệm vụ học tập để thu thập xử lí thông tin, liên hệ với thực tiễ

Tài liệu đính kèm:

  • docxdoi_moi_sinh_hoat_to_chuyen_mon_theo_huong_nghien_cuu_bai_ho.docx