SKKN Phương pháp tối ưu trong giảng dạy tiết 34: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – Ngữ văn 10

SKKN Phương pháp tối ưu trong giảng dạy tiết 34: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – Ngữ văn 10

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.

Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh.

Đối với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là với các bài học của phân môn Tiếng Việt, chưa thu hút được sự chú ý, chủ động, say mê của học sinh, phần nhiều học với thái độ hời hợt, chiếu lệ, thậm chí bỏ qua không học. Nhiều giáo viên mứi chỉ chú tâm đầu tư nhiều cho việc dạy và học phần văn bản và làm văn mà chưa quan tâm đúng mức tới phân môn Tiếng Việt. Việc dạy học Tiếng Việt chỉ được đặc biệt quan tâm ở cấp Tiểu học còn khi lên THCS và THPT thì mặc nhiên coi như việc học Tiếng Việt của học sinh cơ bản đã “đủ dùng”. Do đó, mặc dù một số tiết Tiếng Việt vẫn rải rác được bố trí trong chương trình nhưng bị xem nhẹ, dạy và học đều lướt qua.

 

doc 18 trang thuychi01 12771
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tối ưu trong giảng dạy tiết 34: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
 Lí do chọn đề tài:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh... 
Đối với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là với các bài học của phân môn Tiếng Việt, chưa thu hút được sự chú ý, chủ động, say mê của học sinh, phần nhiều học với thái độ hời hợt, chiếu lệ, thậm chí bỏ qua không học. Nhiều giáo viên mứi chỉ chú tâm đầu tư nhiều cho việc dạy và học phần văn bản và làm văn mà chưa quan tâm đúng mức tới phân môn Tiếng Việt. Việc dạy học Tiếng Việt chỉ được đặc biệt quan tâm ở cấp Tiểu học còn khi lên THCS và THPT thì mặc nhiên coi như việc học Tiếng Việt của học sinh cơ bản đã “đủ dùng”. Do đó, mặc dù một số tiết Tiếng Việt vẫn rải rác được bố trí trong chương trình nhưng bị xem nhẹ, dạy và học đều lướt qua.
Vì vậy, việc quan tâm đúng mức, tìm phương pháp dạy học thích hợp lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực, giúp các em nhận thấy quá trình học phân môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân, đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ cho cuộc sống của chính mình là việc làm tối quan trọng, cần thiết của quá trình dạy học. Trong đó có việc rất quan trọng là trang bị cho các em những tri thức cơ bản của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. 
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài:Phương pháp tối ưu trong giảng dạy tiết 34: “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – ngữ văn 10.
. Mục đích nghiên cứu:
1.2.1. Đối với học sinh:
Học sinh được trực tiếp tham gia các hoạt động học tập, được rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết); kĩ năng tự nhận thức (tự tin) , kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề...	
Đồng thời phát triển các năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ...
 Học sinh nhận thức sâu sắc vấn đề không ngừng học tập, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, đặc biệt phải linh hoạt trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để có thể đạt được mục đích giao tiếp, yếu tố tối quan trọng để có thể thành công.
1.2.2. Đối với giáo viên:
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn các thầy cô giáo khác cũng thay đổi quan điểm, đánh giá đúng mức tầm quan trọng của phân môn Tiếng Việt, từ đó có những đầu tư phù hợp cho bài dạy. Các đồng nghiệp có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi như một tài liệu tham khảo nếu muốn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu, tổng kết về việc tổ chức giảng dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – ngữ văn 10 sao cho đạt hiệu quả cao nhất, phát huy tính thiết thực của bài học một cách tốt nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
1.4.1. Đối tượng khảo sát: 
- 2 lớp thuộc khối 10
- Sĩ số: 1 lớp 48 học sinh và 1 lớp 41 học sinh
- Đặc điểm: Học chương trình chuẩn, điều kiện học tập như nhau.
1.4.2. Hình thức khảo sát:
- Kiểm tra phần làm bài cũ và việc chuẩn bị mới ở nhà của học sinh theo hướng dẫn của giáo viên.
- Quan sát học sinh trong tiết học cùng phân môn (ngay trước bài nghiên cứu): “Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.
1.4.3. Nội dung khảo sát:
- Mục tiêu khảo sát: giáo viên nắm bắt quá trình chuẩn bị bài và quá trình tham gia hoạt động của các em để đánh giá tinh thần, thái độ học tập, kết quả giờ học từ đó có hướng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tác động vào quá trình học tập chủ động của học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên tinh thần đổi mới chung, chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 hướng tới việc tiếp cận năng lực cho người học làm mục tiêu trực tiếp, không lấy nội dung, chạy theo nội dung là chính như trước. Chương trình theo năng lực, chú trọng việc học sinh làm được, thực hành được; biết vận dụng những gì đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong các năng lực (năng lực chung và năng lực chuyên biệt), cần hình thành và phát triển cho mọi học sinh là năng lực giao tiếp ngôn ngữ - một năng lực mang tính công cụ hết sức quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó là năng lực xúc cảm người để học sinh biết thông cảm, sẻ chia, tương thân, tương ái, biết trân trọng những tình cảm và hành vi nhân văn, cao đẹp; biết xúc động, biết yêu thương, căm giận.. “Cả hai năng lực này, tiếng Việt đều đóng một vai trò hết sức quan trọng”.[1]
Giao tiếp ngôn ngữ muốn có hiệu quả theo yêu cầu phát triển năng lực, đòi hỏi người học khả năng vận dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết, quan sát, trình bày) vào trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là việc nhớ máy móc một mớ lý thuyết về các đơn vị tiếng Việt. “Kiến thức ngôn ngữ được hình thành chủ yếu qua việc rèn luyện các kỹ năng, rút ra từ thực hành kỹ năng giao tiếp; giúp người học sử dụng các kỹ năng giao tiếp một cách có ý thức, hiểu biết, lý giải được các hiện tượng ngôn ngữ trong tiếp nhận và tạo lập văn bản”[1]. 
Nói tóm lại, mục tiêu cuối cùng của phân môn tiếng Việt trong nhà trường THPT là giúp cho người học sử dụng được và sử dụng hiệu quả tiếng Việt như một công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong đời sống.
Bám sát mục tiêu đó, việc dạy học tiếng Việt được thực hiện một số phương pháp và quan điểm sau:
Phát huy tính chủ động tích cực của người học: Đối tượng học tập ở đây là các em học sinh, là người Việt bản địa với khả năng sử dụng bản ngữ tương đối phong phú, vì thế cần khai thác và chủ yếu đưa học sinh vào các tình huống ngôn ngữ và yêu cầu vận dụng tiếng Việt.
Dạy học theo nguyên tắc và yêu cầu tích hợp, đảm bảo sự liên kết, tương trợ chặt chẽ giữa học tiếng Việt với đọc hiểu văn bản và làm văn.
Góp phần hình thành và phát triển năng lực. Quan điểm này yêu cầu dạy học tiếng Việt cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức tiếng Việt vào thực tiễn cuộc sống, nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua hai nhóm kĩ năng lớn: Tiếp nhận (đọc, nghe, quan sát); tạo lập (nói, viết, trình bày). 
 Tiếp tục thực hiện tốt dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp: Linh hồn của quan điểm này là đưa học sinh vào các tình huống giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống đẻ sử dụng các đơn vị tiếng Việt một cách phù hợp và hiệu quả. Theo cách đó, tiếng Việt sẽ thể hiện được vẻ giàu có và vẻ đẹp của nó một cách sinh động, phong phú và biến hóa linh hoạt chứ không phải là các đơn vị ngôn ngữ chết nằm trong một cấu trúc cứng nhắc[2].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Như đã trình bày trong phần lý do chọn đề tài, thực trạng dậy và học Tiếng Việt trong nhà trường THPT hiện nay là chưa đúng với vai trò, vị trí của phân môn. Đánh giá chưa đúng dẫn tới việc coi nhẹ, ít đầu tư cho bài giảng. Nhiều khi giáo viên chỉ giảng lướt qua, dồn ghép nhiều tiết vào trong một giờ dạy, không tạo dược tình huống giao tiếp cụ thể, khiến bài học nặng về lý thuyết. Học sinh không mấy hứng thú, vì nghe qua dường như cái gì cũng đã biết nên cũng học qua loa, chiếu lệ. Chính vì vậy, bổ sung thêm tri thức Tiếng Việt và rèn luyện thực sự kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh chưa đạt hiệu quả mong muốn. Với kinh nghiệm hơn mười năm công tác trong nghề, tôi nhận thấy một thực tế là học sinh ngày nay không mặn mà với các sách văn học trong nước. Các em thường ưu tiên cho việc lướt mạng, đọc tryện ngôn tình, xem những bộ phim hoạt hình mang tính bạo lực và nhiều nội dung đã “người lớn hóa”. Hệ lụy của tất cả những sự việc này là khả năng diễn đạt ngôn ngữ của thế hệ trẻ càng ngày càng hạn chế, các em thích vui chơi theo bầy đàn mà khó có thể diễn đạt rành rọt trước đám đông; trong cư xử, nói năng với thầy cô và người lớn thì cộc lốc, với bạn bè thì nhạt nhẽo, thô lỗ, với em nhỏ thì sỗ sàng, cứng nhắc
Trong khi chấm bài kiểm tra, không ít lần tôi phải dừng lại với những diễn đạt rất ngô nghê, vô nghĩa của các em. Vì không phân biệt rõ ràng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nên các em thường sử dụng nhiều khẩu ngữ, từ ngữ địa phương trong bài kiểm tra, bài thi.
Khi tiến hành điều tra khảo sát tình hình học tập tiếng Việt của học sinh tôi thu được kết quả như sau:
	Đối tượng khảo sát: Lớp 10C (năm học 2014-2015). Sĩ số: 48
 Lớp 10K (năm học 2016-2017). Sĩ số: 41
	Bài khảo sát: Tiết 26 “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” – Ngữ văn 10.
	Kết quả khảo sát:
Về việc chuẩn bị bài: Có 49/89 học sinh chuẩn bị bài, trong đó có 8/89 em chuẩn bị khá đầy đủ, cẩn thận.
Trong giờ học: Có khoảng 65-70/89 học sinh quan tâm đến bài học; số còn lại không tập trung. Có khoảng 10 em hăng hái xây dựng bài, số còn lại chỉ lặng lẽ nghe, nhìn, ghi chép.
Khi kết thúc bài học, giáo viên đặt câu hỏi: “Em rút ra được bài học gì cho mình trong việc sử dụng Tiếng Việt?” thì không em nào xung phong trả lời, giáo viên phải chỉ định, kết quả câu trả lời chưa cho thấy tác động rõ ràng của tri thức tới nhận thức và thái độ, hành động của các em.
Trước thực trạng đó, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải nhìn nhận lại thái độ của cả thầy và trò với phân môn, đầu tư thời gian, công sức để thiết kế giáo án, đưa học sinh vào tình huống giao tiếp thực tiễn, khiến các em nhập cuộc, chủ động và tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt.
 Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ xin trình bày thực tiễn một giờ học tiếng Việt mà tôi cho là thiết thực, hiệu quả, bước đầu tạo nên sự sự chuyển biến trong thái độ học tập, cách thức hợp tác, giúp học sinh thể hiện rõ năng lực nhận thức và giao tiếp Tiếng Việt. 
2.3. Giải pháp thực hiện:
2.3.1. Xác định mục tiêu bài học:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tình hình hình thực tế, xác định mục tiêu bài học:Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo nên một sự thay đổi đột phá mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy bài học tiết 34 “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” – Ngữ văn 10, giúp học sinh:
Về kiến thức:
- Nắm vững khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt.
Về kỹ năng:
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Về thái độ:
- Có ý thức chủ động trong việc biểu hiện tình cảm, thái độ và văn hóa trong giao tiếp.
2.3.2. Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện:
2.3.2.1.Phương pháp tiến hành:
- Kết hợp các phương pháp: phát vấn, tình huống có vấn đề (tình huống giao tiếp thực tế, gần gũi), thảo luận nhóm, quy nạp Xin nhấn mạnh, do đặc thù bài học về ngôn ngữ sinh hoạt nên quan trọng nhất về mặt phương pháp là phải đưa ra các tỉnh huống giao tiếp cụ thể, gần gũi, tiêu biểu, thiết thực chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm và chủ động lĩnh hội của học sinh.
2.3.2.2.Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án giấy, giáo án điện tử
- Phấn trắng, phấn mầu
- Bảng phụ (giấy mầu xanh khổ lớn Ao), nam châm, máy chiếu
2.3.3. Giáo viên và học sinh chuẩn bị:
Giáo viên: Thiết kế giáo án, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dạy học.
Học sinh: Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của giáo viên như sau:
- Em hãy nêu một số ví dụ về việc dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày mà em gặp.
- Hãy chọn và đọc một đoạn đối thoại trong một tác phẩm mà em thích của chương trình ngữ văn 10.
- Hãy chọn và đọc một đoạn tin nhắn qua điện thoại của em và một người bạn.
- Hãy cho cô và các bạn lắng nghe một đoạn của bức thư em viết để gửi người thân hoặc bạn bè.
- Hãy chia sẻ một đoạn nhật kí của em với cô giáo và các bạn.
2.3.4. Tổ chức hoạt động dạy – học trên lớp:
Sau đây là phần mô tả bài giảng:
Tiết 34: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
 Nội dung trọng tậm:
 Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được học trong 2 tiết, tiết 34 là tiết đầu tiên, nội dung kiến thức không nhiều nhưng điều quan trọng là giáo viên phải tạo ra tình huống giao tiếp thực tế, giúp học sinh có thể nhận diện một cách đơn giản nhất đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, thứ tiếng nói mà hàng ngày các em đang sử dụng; từ đó học sinh sẽ thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, nâng cao ý thức chủ động của các em trong việc rèn luyện năng lực và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.- Nắm vững khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt.
Ổn định tổ chức:
- Giáo viên để màn hình máy hiện slide 1 (chế độ chờ)
- Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra đầu tiết mà lồng vào phần học bài mới):
- Giới thiệu bài mới: 
Trong cuộc sống hàng ngày, để giao tiếp với nhau, chúng ta thường sử dụng một phương tiện đơn giản, phổ biến nhất là ngôn ngữ nói, hay còn gọi là ngôn ngữ sinh hoạt. Chương trình Ngữ Văn 10 dành cho chúng ta hai tiết để tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay, chúng ta học tiết đầu tiên. Để bắt đầu bài học, cô trò ta trao đổi một chút. Cô muốn các em cho cô biết: sáng nay khi rời nhà đi học, em có nói gì với người thân của mình không? Nếu có, hãy nhắc lại đúng ngữ điệu những lời nói đó. (GV cần linh hoạt tận dụng tình huống giao tiếp này của học sinh để nhấn mạnh với các em về mục tiêu của bài học – tạo không khí và lôi kéo học sinh nhập cuộc vào giờ học.)
- Giáo viên chiếu slide 2: Tên bài học
Phần bài mới:
I. Ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a, Tìm hiểu ngữ liệu:
- Giáo viên dẫn dắt: Để tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, trước tiên, chúng ta cần nắm được một số vấn đề của ngôn ngữ sinh hoạt. Và vấn đề đầu tiên là khái niệm. Muốn biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu ngữ liệu. Mời các em hướng về màn hình.
- Giáo viên chiếu slide 3 (ngữ liệu), chỉ định 1 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi màn hình.
Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.)
- Hương ơi! Đi học đi!
(Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ của Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi , ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời)[3]
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Yêu cầu:
Thời gian: 10 phút
 Nhiệm vụ: 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, thảo luận trả lời câu hỏi, tổ trưởng ghi kết quả vào phiếu học tập.
Nhóm 1+2: 
1.Cuộc đối thoại diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào? 
3. Nội dung, hình thức, mục đích của cuộc giao tiếp là gì?
Nhóm 3 + 4:
4. Việc sử dụng từ ngữ và câu có đặc điểm gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối thoại còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
- Giáo viênchiếu slide 4 – nội dung thảo luận.
Thảo luận: 10 phút
Nhóm 1+2:
1. Xác định không gian và thời gian của cuộc đối thoại ?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
3. Xác định nội dung, hình thức, mục đích của cuộc đối thoại?
Nhóm 3+4:
4. Việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu của cuộc đối thoại có đặc điểm gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
- Trong khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên chiếu slide 5 (câu hỏi thảo luận và ngữ liệu)
Nhóm 1+2:
1. Xác định không gian và thời gian của cuộc đối thoại ?
2. Nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
3. Xác định nội dung, hình thức, mục đích của cuộc đối thoại?
Nhóm 3+4:
4. Việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu của cuộc đối thoại có đặc điểm gì?
5. Ngoài ngôn ngữ, cuộc đối còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào?
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học.)
- Hương ơi! Đi học đi!
(Im lặng)
- Hương ơi! Đi học đi! (Lan và Hùng gào lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương! (tiếng mẹ của Hương nhẹ nhàng ôn tồn)
- Đây rồi , ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp phiếu học tập, gắn lên bảng và tổ chức cho học sinh nhận xét chéo.
- Giáo viên chốt đáp án, chiếu slide 6 (đáp án) và nhận xét bài làm của các tổ.
- Không gian: Tại khu tập thể X. 
- Thời gian: Buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật:
 + Lan + Hùng + Hương: bạn bè (bình đẳng về vai giao tiếp).
 + Mẹ Hương (quan hệ ruột thịt – mẹ con), người đàn ông hàng xóm (quan hệ xã hội); so với Lan, Hương, Hùng thì họ là vai bề trên, lớn tuổi.
- Hình thức, nội dung, mục đích giao tiếp:
 + Hình thức: gọi - đáp.
 + Nội dung: gọi nhau đi học.
 + Mục đích: đến lớp đúng giờ quy định.
- Từ ngữ: 
+ Sử dụng nhiều từ hô - gọi ; tình thái từ : ơi, rồi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi...
+ Sử dụng những từ ngữ thân mật, suồng sã, khẩu ngữ: khẽ chứ!, Gớm, chậm như rùa ấy, lạch bà lạch bạch; các cháu ơi; Chúng mày.
- Câu văn: ngắn, câu tỉnh lược: Hương ơi! Đi học đi; Không cho ai ngủ ngáy nữa à!; Đây rồi, ra đây rồi; Hôm nào cũng chậm; Lạch bà lạch bạch như vịt bầu.
- S/d phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu kèm theo thái độ của nhân vật.
b, Khái niệm:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Từ kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh trả lời, chỉnh sửa nếu cần và chốt kiến thức, ghi bảng:
Ngôn ngữ sinh hoạt (hay còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại) là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để trao đổi thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
- Giáo viên chuyển ý: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta, được mọi người sử dụng, trong mọi hoàn cảnh, do đó biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt cũng hết sức đa dạng. Trong phần tiếp theo của tiết học, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. 
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Giáo viên chỉ định 1 học sinh nhắc lại yêu cầu phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh:
Em hãy nêu một số ví dụ về việc dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày mà em gặp.
Hãy chọn và đọc một đoạn đối thoại trong một tác phẩm mà em thích của chương trình ngữ văn 10.
Hãy chọn và đọc một đoạn tin nhắn qua điện thoại của em và một người bạn.
Hãy cho cô và các bạn lắng nghe một đoạn của bức thư em viết để gửi người thân hoặc bạn bè.
Hãy chia sẻ một đoạn nhật kí của em với cô giáo và các bạn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày phần đã chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_toi_uu_trong_giang_day_tiet_34_phong_cach_n.doc
  • pptPhu luc Ngu van THPT-Trinh Thi Giang-THPT Ha Trung-Thanh Hoa.ppt