SKKN Thiết kế dạy bài Độc Tiểu Thanh kí qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

SKKN Thiết kế dạy bài Độc Tiểu Thanh kí qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng đã được đặt ra từ khoảng hơn ba thập niên nay. Bậc THPT thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã trải qua 10 năm học. Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình, SGK trong thập niên này là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2010-2011, dự án Việt – Bỉ Dạy và học tích cực - một số phương pháp & kĩ thuật dạy học được triển khai một cách đồng bộ trong tất cả các môn học trên địa bàn toàn quốc.

Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, về phương diện lí thuyết không cần phải bàn bạc nhiều. Về phương diện thực hành, quả là một bài toán không hề đơn giản chút nào. Vì đây là việc áp dụng lí thuyết vào dạy học các bài cụ thể trong chương trình. Việc xử lý các bài cụ thể bao giờ cũng khó hơn việc thấm nhuần lý thuyết. Nhất là đối với môn Ngữ Văn, một môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Dạy văn là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật cảm thụ và truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó là một yêu cầu sư phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy. Người thầy phải làm như thế nào để các em hiểu và các em cảm thụ được tác phẩm văn chương, để các em yêu và hứng thú thực sự với môn Văn. Vì khi không có hứng thú, người học sẽ không thể tập trung chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp nhận- cảm thụ của học sinh trong giờ giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải tự giác. Như thế người thầy trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu cũng chỉ là “ múa kịch một mình trên sa mạc” mà thôi.

Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết là người dạy. Dạy học theo phương pháp tích cực đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc thiết kế bài dạy. Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo và phải tích cực hoạt động trong giờ học. Trong khi đó, tình trạng thờ ơ đối với môn học do vấn đề thi cử; do trình độ cảm thụ văn chương ; do tính thụ động trong học tập trở thành thói quen của học sinh khiến một bộ phận người đứng lớp ít suy tính đến hiệu quả của giờ dạy, ngại áp dụng phương pháp mới.

Những công việc trên đòi hỏi nhiều ở người giáo viên phải hết sức linh hoạt và sáng tạo trong từng tiết học cụ thể. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề “nóng” và rất cần thiết đối với người lên lớp.

 

doc 18 trang thuychi01 5854
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế dạy bài Độc Tiểu Thanh kí qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1.1. Lý do khách quan
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng đã được đặt ra từ khoảng hơn ba thập niên nay. Bậc THPT thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã trải qua 10 năm học. Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình, SGK trong thập niên này là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2010-2011, dự án Việt – Bỉ Dạy và học tích cực - một số phương pháp & kĩ thuật dạy học được triển khai một cách đồng bộ trong tất cả các môn học trên địa bàn toàn quốc.
Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, về phương diện lí thuyết không cần phải bàn bạc nhiều. Về phương diện thực hành, quả là một bài toán không hề đơn giản chút nào. Vì đây là việc áp dụng lí thuyết vào dạy học các bài cụ thể trong chương trình. Việc xử lý các bài cụ thể bao giờ cũng khó hơn việc thấm nhuần lý thuyết. Nhất là đối với môn Ngữ Văn, một môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Dạy văn là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật cảm thụ và truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó là một yêu cầu sư phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy. Người thầy phải làm như thế nào để các em hiểu và các em cảm thụ được tác phẩm văn chương, để các em yêu và hứng thú thực sự với môn Văn. Vì khi không có hứng thú, người học sẽ không thể tập trung chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp nhận- cảm thụ của học sinh trong giờ giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải tự giác. Như thế người thầy trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu cũng chỉ là “ múa kịch một mình trên sa mạc” mà thôi.
Đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết là người dạy. Dạy học theo phương pháp tích cực đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc thiết kế bài dạy. Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo và phải tích cực hoạt động trong giờ học. Trong khi đó, tình trạng thờ ơ đối với môn học do vấn đề thi cử; do trình độ cảm thụ văn chương ; do tính thụ động trong học tập trở thành thói quen của học sinh  khiến một bộ phận người đứng lớp ít suy tính đến hiệu quả của giờ dạy, ngại áp dụng phương pháp mới.
Những công việc trên đòi hỏi nhiều ở người giáo viên phải hết sức linh hoạt và sáng tạo trong từng tiết học cụ thể. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề “nóng” và rất cần thiết đối với người lên lớp.
1.2. Lý do chủ quan
Là một giáo viên Ngữ Văn có thâm niên trên 10 năm, thời gian theo nghề nghiệp mà mình đó lựa chọn còn rất dài. Vì vậy tôi ý thức rất rõ về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Và quan trọng hơn là việc xử lý cụ thể, thiết kế từng bài dạy trong chương trình. Đổi mới phương pháp không phải bỗng dưng mà có và càng không phải là “cỗ đã bày sẵn”. Đổi mới phương pháp là một quá trình tích tiểu thành đại. Không vội vàng nhưng cũng không được chờ đợi. Phải tự thân vận động. Không thể vay mượn. Không ai làm thay dù đó là một thiết kế, một bài soạn có sẵn của các nhà nghiên cứu hay của các thầy cô giàu kinh nghiệm.
Như đã đề cập ở trên, cái khó của phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, của việc tích hợp một số nội dung là việc áp dụng nó vào từng bài cụ thể theo Chuẩn kiến thức-kĩ năng. Nhất là những văn bản văn chương cổ vừa hay lại vừa lạ. Lạ vì khung văn hóa của mỗi thời đại mỗi khác. Lạ vì tâm lý lứa tuổi của đại đa số học sinh bậc THPT hiện nay
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua dự giờ của một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy, bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là một bài thơ được dạy trong chương trình lớp 10 ban Cơ bản là một hiện tượng khá tiêu biểu cho những điều nói trên.
Vì vậy, tôi đó chọn nghiên cứu một bài cụ thể :
“Thiết kế dạy bài Độc Tiểu Thanh kí qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực”.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài này là nhằm thể hiện việc áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng và việc tích hợp một số nội dung theo đặc điểm của bài học trên cơ sở phát huy cao độ tính tích cực & chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, cảm thụ văn bản văn chương hình tượng trên tinh thần : “Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí lực, tâm hồn, nhân cách, năng lực”. Tránh được tình trạng giáo viên “tự mình rung cảm thực sự rồi truyền cho học sinh sao cho thật hấp dẫn để học sinh có thể đồng cảm, ghi nhớ làm theo kiểu mẫu cảm thụ, phân tích của thầy”. (Phan Trọng Luận- Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông trung học. NXBGD, năm 1995)
Quá trình sử dụng các kỹ thuật dạy học của người đứng lớp hiện nay không phải không xảy ra hiện tượng áp dụng tràn lan, thậm chí xô bồ các kỹ thuật dạy học. Thực tế cho thấy rằng, nhiều kỹ thuật dạy học có sự giao thoa, có nhiều nét tương đồng. Vì vậy có thể chọn kỹ thuật nào mang lại hiệu quả cao nhất để sử dụng cho từng bài cụ thể.
Xuất phát từ chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp giáo dục là một trong những khâu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đồng thời trên cơ sở gắn bó với nghề và bắt nguồn từ những băn khoăn trăn trở trong quá trình dạy học môn ngữ văn ở trường THPT là làm thế nào để có được một giờ học tốt, làm sao để học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào trong học tập và ứng dụng vào cuộc sống thực tế cuộc sống, đồng thời phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Điều đó đã thôi thúc tôi suy nghĩ để đưa ra phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 10 và có thể đáp ứng được phần nào định hướng giáo dục là chú trọng phát huy năng lực của học sinh.
Ở đề tài này tôi đi sâu vào phương pháp giảng dạy một tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 10 đó là bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. để có thể trao đổi một số kinh nghiệm và đưa ra hướng giảng dạy phù hợp với phương pháp mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Trên nền của Chuẩn kiến thức, xác định được những kỹ thuật dạy học tích cực tạo được hiệu quả nhất đối với bài dạy 
* Tìm ra được cách thiết kế một tiết học cụ thể theo Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU & GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Độc Tiểu Thanh kí là một bài thơ chữ Hán có nội dung sâu sắc và phong phú, thể hiện cái tâm bậc nhất của Nguyễn Du, nỗi xót xa vô hạn và niềm đau đáu khôn nguôi của một nghệ sĩ tài ba trước số phận của cái đẹp và cái tài. Bài thơ mang một dung lượng lớn về nội dung được chứa đựng trong một thể thơ đường luật gồm 8 câu với 56 chữ chứng tỏ sức nén, độ hàm súc của ngôn từ, hình tượng rất lớn. Có thể ví như một cây cổ thụ tuyệt đẹp được trồng trong một chậu cảnh. Có nhiều cách khai thác khác nhau. Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học. Tùy thuộc vào đối tượng cụ thể của từng lớp để có thiết kế phù hợp.
Thiết kế bài Độc Tiểu Thanh kí, tôi lấy đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 ban Cơ bản có trình độ trung bình về môn Ngữ văn của trường THPT Đông Sơn I. Đề tài nghiên cứu cũng chỉ ứng dụng trong giới hạn đối tượng ấy.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
* Đọc, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học, nhất là cuốn Dạy & học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm, năm 2010.
* Tham khảo các tài liệu viết về nội dung cũng như phương pháp dạy bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
* Dự một số giờ dạy bài Độc Tiểu Thanh kí của các đồng nghiệp.
* Khảo sát trình độ học sinh.
* Chọn 2 lớp có trình độ ngang nhau, 1 lớp dạy thực nghiệm, 1 lớp dạy theo phương pháp sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học. Đối chiếu, so sánh kết quả giờ học, chất lượng của học sinh qua bài kiểm tra để rút ra kết luận.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC NGỮ VĂN QUA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT là kết quả của một quá trình nghiên cứu, thực hiện kiên trì và được nghiệm thu. Khâu đột phá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là bồi dưỡng năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Trước hết đội ngũ giáo viên phải nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn là trách nhiệm, lương tâm, danh dự của người thầy. Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Thầy giỏi là người có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết thường xuyên vận dụng kết quả tự nghiên cứu của mình vào quá trình dạy học bộ môn.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vaanh dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. 
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập.Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Việc đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản:
- Luật giáo dục số 38/2025/QH11, Điều 28 quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Nghị quyết hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt, một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.”
Những quan điểm, định hướng nêu trên là cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới dạy học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói riêng.
2. BÀI THIẾT KẾ
Trước khi đi vào trình bày thiết kế bài học, xin trình bày một số suy nghĩ xung quanh bài Độc Tiểu Thanh kí và cách vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
 Thời đại văn chương Nguyễn Du là thời đại có nhiều biến cố dữ dội trong xã hội. Đất nước chia thành 2 miền. Chúa Nguyễn ở Đàng trong bị phong trào Tây Sơn đánh cho tan rã. Triều đình Lê Trịnh suy vong dẫn đến mất địa vị thống trị. Nhà Tây Sơn nắm quyền điều hành đất nước tuy có những cải cách tiến bộ song chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nhà Nguyễn chính thức lên nắm quyền song thể chế chính trị bị thắt chặt hơn dẫn đến tình trạng trì trệ, bảo thủ và lạc hậu. 
Ý thức hệ tư tưởng phong kiến bị rạn nứt trầm trọng song ý thức hệ tư sản chưa có điều kiện phát sinh, nảy nở. Tuy nhiên, ý thức về cá nhân đã bắt đầu manh nha. Cái “tôi” ban đầu xuất hiện dưới các dạng như “Lại đây chị dạy cho làm thơ”, “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” trong thơ Hồ Xuân Hương, hay trong thơ của Nguyễn Du mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí. 
Truyện Kiều gồm 3254 câu với 22778 chữ có những điểm giống với Độc Tiểu Thanh kí chỉ 8 câu với 56 chữ. Đó là đều đề cập đến số phận của người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ, là tiếng kêu đầy xót thương cho số phận con người, nhất là những người tài hoa, nhan sắc.
Có một điểm khác dễ dàng nhận thấy giữa Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí là trong Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du không chỉ khóc cho người mà còn khóc cho chính mình, là sự nhận thức đầy xót xa, ấm ức về quy luật nghiệt ngã của xã hội cũ đối với số phận của khách phong lưu trong đó có nhà thơ họ Nguyễn ở Tiên Điền. Qua đây, nhà nhân đạo chủ nghĩa gửi gắm một nỗi niềm tâm sự với rất nhiều tâm trạng khác nhau về hậu thế trong đó có lo lắng, có hy vọng, có cảm thông, có chia sẻ 
 Từ năm học 2010-2011, dự án Việt – Bỉ Dạy và học tích cực - một số phương pháp & kĩ thuật dạy học được triển khai một cách đồng bộ trong tất cả các môn học trên địa bàn toàn quốc nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Giáo viên các nhà trường như có thêm hành trang và kĩ năng để sử dụng trong giờ lên lớp. Xin không bàn đến ưu điểm, khuyết điểm của nó (cái này dành cho các nhà nghiên cứu Giáo học pháp). Chỉ xin được đề cập đến việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào bài dạy cụ thể.
Thực tế cho thấy rằng, việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực thực sự đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Song không phải không có sự bất cập. Cái bất cập ở đây không phải do tự bản thân các kỹ thuật dạy học mà là do người sử dụng nó. Trong một tiết dạy, nếu cứ “phô” ra thật nhiều kỹ thuật dạy học mà không tính đến các yếu tố như thời gian, tâm lý học sinh, sự phù hợp hay không của kỹ thuật này đối với bài học, sự tương đồng, giao thoa giữa một vài kỹ thuật dạy học thì bài học đôi khi bị rối, thậm chí phản cảm.
Đối với bài Độc Tiểu Thanh kí, tôi cho rằng chỉ nên sử dụng một vài kỹ thuật dạy học như kỹ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. Với phương pháp dạy học tích cực trên sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo và gợi sự hứng thú đối với học sinh, giờ học chắc chắn sẽ đạt hiệu quả.
THIẾT KẾ BÀI DẠY
ĐỘC TIỂU THANH KÍ
(Độc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
+ Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.
+ Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.
II. TRỌNG TÂM KĨ NĂNG, KIẾN THỨC 
1. Kiến thức:
- Nắm được số phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắc Tiểu Thanh qua cái nhìn và cảm nhận của thiên tài Nguyễn Du.
- Nguyễn Du đã mở rộng nội dung chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ: không chỉ quan tâm đến những người nông dân khốn khổ,đói rách cơm áo mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra các giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ; gián tiếp nêu vấn đề: sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.
- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khát khao tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
2. Kỹ năng: 
Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 GV hướng dẫn HS đọc- hiểu kết hợp thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
IV. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, Giáo án
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích quan niệm “dại – khôn” của tác giả.Ý nghĩa nhân sinh tiến bộ và sâu sắc được biểu hiện trong giọng thơ giản dị, nhẹ nhàng như thế nào?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
GV: Nêu vài nét về cuộc đời nàng Tiểu Thanh?
HS: thảo luận nêu được các ý:
 Phùng Tiểu Thanh (1594- 1612), người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
- Năm 16 tuổi, lấy lẽ một người họ Phùng, bị vợ cả ghen, bắt ra ở một mình trên núi Cô Sơn (Hàng Châu- Trung Quốc), lâm bệnh, mất năm 18 tuổi.
- Khi nàng mất, người vợ cả đốt hết thơ, từ, chỉ còn sót lại một số bài thơ, từ do nàng viết trên hai tờ giấy gói tặng mấy vật trang sức cho một cô gái (phần dư)
GV nhận xét khái quát:
GV: Có thể hiểu nhan đề bài thơ theo các nghĩa nào? Em có biết hiện nay các nhà nghiên cứu còn có những tranh luận gì về bài thơ?
 HS thảo luận, phát biểu: Về bài Độc Tiểu Thanh kí có một số vấn đề còn tranh luận như: 
 - Hoàn cảnh sáng tác
 - Hai cuối thơ cuối: Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
 GV nhận xét, bổ sung:
- Con số 300 năm : ko xác định rõ là khoảng thời gian nào.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc văn bản.
GV gọi 1 đến 2 HS đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
HS đọc diễn cảm.GV nhận xét cách đọc và đọc mẫu.
Thao tác 2: Tìm hiểu thể loại và bố cục.
GV: Nêu thể loại và tìm bố cục của bài thơ?
HS trả lời:
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Bố cục: đề- thực- luận- kết.
GV nhận xét khái quát:
Thao tác 3: Tìm hiểu văn bản.
GV: Cho HS đọc phần phiên âm, yêu cầu cả lớp đối chiếu phần dịch thơ và nguyên tác. Lưu ý HS tìm hiểu một số từ ngữ chưa thật sát
GV: Câu thơ đầu gợi lên nghịch cảnh gì? ý nghĩa của nghịch cảnh ấy?
HS: suy nghĩ trả lời:Tây Hồ hoa đẹp hóa gò hoang
" Sự đối nghịch gay gắt giữa quá khứ và hiện tại gợi lẽ đời dâu bể.
-> còn chứ đựng sự xót xa, thương cảm cho cái đẹp bị tàn phá, vùi dập.
GV: Nhận xét và chốt những nội dung cơ bản:
GV: So sánh phiên âm và bản dịch thơ ở câu 2? Bản dịch đã chuyển tải hết ý các từ độc điếu, nhất chỉ thư chưa?
HS trả lời : Câu 2 mới chỉ dịch thoát nghĩa, chưa thật sát với nguyên tác, nhất là từ độc. Độc là một mình. Điếu là viếng. Chỉ một mình nhà thơ viếng người đã khuất.
GV: Thái độ, tình cảm của nhà thơ trước sự đổi thay này là gì?
HS thảo luận và trả lời 
GV nhận xét khái quát nội dung:
GV: Nhận xét gì về nghệ thuật đối? Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ? Nhà thơ đồng cảm, trân trọng Tiểu Thanh ở điều gì?
 HS làm sáng tỏ nghĩa bóng các từ son phấn, văn chương.
HS: Thảo luận và trả lời: 
- Đối chỉnh.
- Biện pháp: ẩn dụ tượng trưng.
 Son phấn" sắc đẹp.
 Văn chương" tài năng
" Tất cả đều có hồn, có thần
GV nhận xét và bổ sung:
GV: chia nhóm thảo luận và trình bày, nhận xét , tranh luận, bổ sung. 
Nhóm 1: Theo em những mối hận cổ kim là gì? tại sao tác giả cho là không hỏi trời được?
 So sánh chữ ngã với chữ khách của bản dịch?
Nhóm 2: Từ việc nêu lên số phận của Tiểu Thanh, một con người cụ thể có tài sắc nhưng bạc mệnh, tác giả muốn gửi gắm điều gì? Tâm trạng của nhà thơ?
GV yêu cầu trả lời:
Nhóm 1:- Những mối hận cổ kim- những mối hận của người xưa và nay.
+ Người xưa: Tiểu Thanh và những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. 
+ Người nay: Những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố cùng thời với Nguyễn Du và thế hệ những nhà thơ tài năng nhưng gặp nhiều khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời như Nguyễn Du.
- Thiên nan vấn- khó hỏi trời được. Hỏi về sự phi lí của cuộc đời: Vì sao hồng nhan lại đa truân, bạc mệnh?
- Ngã: tôi, ta" cái tôi trực tiếp hiện diện" hiếm có trong thơ cổ.
- Khách: khách thể nói chung" làm mất ý chủ thể, cái tôi của Nguyễn Du.
Nhóm 2:
- Từ bi kịch của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã nâng lên thành cổ kim hận sự, tức l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_day_bai_doc_tieu_thanh_ki_qua_mot_so_phuong_ph.doc