SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong

Quan niệm từ lâu đã trở thành phổ biến là con người coi môi trường là nơi ở, sinh hoạt, là nguồn cung cấp mọi thứ tài nguyên, nhiên liệu, vật chất vô cơ và hữu cơ cho cuộc sống, đồng thời nó cũng là địa bàn cho mọi hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thức quan trọng nhất của con người có được là môi trường có các ngưỡng chịu tải nhất định dưới tác động tự nhiên và nhân tác. Các tác động tự nhiên có thể vượt qua giới hạn chịu đựng của môi trường và rất khó kiểm soát, nhưng những tác động nhân tác thì có thể kiểm soát được. Các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của con người. Đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, sự suy thoái đất, nguồn nước, ô nhiễm môi trường do chất thải.[1]

Khái niệm môi trường cho đến nay được coi là hệ thống lãnh thổ và hoạt động tự nhiên, kinh tế - xã hội (như là các cảnh quan) cùng với các quan hệ của các thành phần với nhau, đó là hệ thống động lực có quá trình phát sinh, phát triển, có các thuộc tính khác nhau như tính ổn định, tính chống chịu, khả năng tự làm sạch, Các thuộc tính này hoạt động theo các quy luật tự nhiên nhưng dưới tác động của con người chúng đã và đang bị biến đổi.

Như vậy, tiếp cận Địa lí học trong nghiên cứu môi trường chính là cách tiếp cận đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên hoặc các cảnh quan sinh thái nhằm xác định được mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó. Mặt khác nó còn góp phần vào việc phát hiện khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo tài nguyên thiên nhiên - môi trường một cách hợp lý.

 

doc 22 trang thuychi01 10532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN 
ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Người thực hiện: Đinh Thị Lý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong
SKKN thuộc môn: Địa lí 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
4
2.1.1. Cơ sở lí luận
4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 
6
2.2. Tích hợp giáo dục môi trường qua một số bài dạy
6
2.3. Kết quả thực nghiệm
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
Quan niệm từ lâu đã trở thành phổ biến là con người coi môi trường là nơi ở, sinh hoạt, là nguồn cung cấp mọi thứ tài nguyên, nhiên liệu, vật chất vô cơ và hữu cơ cho cuộc sống, đồng thời nó cũng là địa bàn cho mọi hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, nhận thức quan trọng nhất của con người có được là môi trường có các ngưỡng chịu tải nhất định dưới tác động tự nhiên và nhân tác. Các tác động tự nhiên có thể vượt qua giới hạn chịu đựng của môi trường và rất khó kiểm soát, nhưng những tác động nhân tác thì có thể kiểm soát được. Các yếu tố sinh ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sống của con người. Đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, sự suy thoái đất, nguồn nước, ô nhiễm môi trường do chất thải.[1]
Khái niệm môi trường cho đến nay được coi là hệ thống lãnh thổ và hoạt động tự nhiên, kinh tế - xã hội (như là các cảnh quan) cùng với các quan hệ của các thành phần với nhau, đó là hệ thống động lực có quá trình phát sinh, phát triển, có các thuộc tính khác nhau như tính ổn định, tính chống chịu, khả năng tự làm sạch, Các thuộc tính này hoạt động theo các quy luật tự nhiên nhưng dưới tác động của con người chúng đã và đang bị biến đổi.
Như vậy, tiếp cận Địa lí học trong nghiên cứu môi trường chính là cách tiếp cận đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên hoặc các cảnh quan sinh thái nhằm xác định được mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên, các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó. Mặt khác nó còn góp phần vào việc phát hiện khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo tài nguyên thiên nhiên - môi trường một cách hợp lý.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Kiến thức Địa lí môi trường rất rộng và được lồng ghép (tích hợp) để giảng dạy ở một số môn học trong trường THPT như môn Địa lí, Sinh học và Giáo dục Công dân.
Khối lượng kiến thức về môi trường được truyền tải qua môn Địa lí ở trường THPT nói chung rất lớn và khá trìu tượng, riêng chương trình Địa lí 12 chuẩn, kiến thức về môi trường được tập trung trong phần “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” với 2 bài cụ thể:[4]
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bài 15: Bào vệ môi trường và phòng chống thiên tai.	
Ngoài ra, kiến thức về Môi trường còn được lồng ghép ở nhiều bài học của chương trình Địa lí 12 như sau:
	Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11,12, 16, 17, 18, 21, 22, 24, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 45.
	Đối với giáo viên Địa lí, đây là phần nội dung không mới mẻ nhưng chương trình Địa lí 12 cũ đề cập rất ít, còn chương trình Địa lí 12 hiện nay đề cập tương đối sâu rộng. Việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với mỗi bài học có tích hợp kiến thức môi trường cho phù hợp với từng đối tượng học sinh tùy thuộc rất lớn vào trình độ, ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên. 
Trong thực tế qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kết quả dạy học về Địa lí môi trường ở trường THPT nói chung và ở khối 12 nói riêng chưa cao (cả về mặt kiến thức, kĩ năng và khả năng tư duy...), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chẳng hạn như: 
* Về phía học sinh: 
- Ở THCS môn Địa lí không phải là môn thi tuyển vào cấp III nên các em chưa có ý thức giành thời gian để học.
- Ở THPT ngay từ khi đậu vào lớp 10 các em đã đăng ký học khối A để thi đại học, tỉ lệ học sinh học khối C rất ít, và quan niệm môn Địa lí là môn học thuộc lòng nên càng ngại học. Riêng ở trường THPT Lê Hồng Phong đầu vào của học sinh quá thấp (có khóa điểm chuẩn là 4,5 điểm/5 môn - chỉ trừ học sinh có điểm liệt, đa phần học sinh đều yếu toán - điểm thi toán đầu vào từ 0.25 - 1.75 điểm) nên khả năng ghi nhớ, học thuộc lòng và khả năng tư duy của học sinh còn yếu. Kết quả: 
+ Học sinh ngại học, ít hứng thú học tập môn Địa lí nói chung, Địa lí môi trường nói riêng. Để đối phó khi giáo viên kiểm tra, học sinh đành phải cố gắng học thuộc lòng (học tủ, học vẹt), ghi nhớ một cách máy móc, thiếu sự tư duy lôgic và sự liên hệ thực tế. 
+ Các kiến thức về Địa lí môi trường học sinh hiểu chưa sâu và nhiều vấn đề về môi trường còn mơ hồ, ý thức bào vệ môi trường còn kém nên chưa có nhiều kĩ năng sống thân thiện với môi trường.
* Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên dạy Địa lí quan niệm đây là môn phụ, học sinh học lấy điểm tổng kết nên chủ yếu dạy cho hết nội dung bài học theo phân phối chương trình, ít đề cập hoặc chưa đào sâu được những kiến thức về môi trường trong mỗi bài học. 
Để giúp học sinh khắc sâu những kiến thức về môi trường, hiểu được nguyên nhân, thực trạng của môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường - phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Đồng thời giúp học sinh có được kĩ năng sống thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ môi trường, hứng thú hơn khi học môn Địa lí. Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực dể dạy Địa lí môi trường trong môn Địa lí lớp 12 THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Địa Lí lớp 12 ở trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn – Thanh Hóa” nhằm đạt được các mục đích: 
1.2.1. Đối với giáo viên.
+ Nâng cao kiến thức về Địa lí môi trường nói riêng, các kiến thức về chuyên môn Địa lí nói chung. 
+ Hiểu và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng Địa lí nói chung và Địa lí môi trường nói riêng cho học sinh. 
+ Thiết kế và tổ chức giảng dạy qua các bài học cụ thể. 
1.2.2. Đối với học sinh.
+ Học sinh được hiểu và khắc sâu hơn các khái niệm về Địa lí môi trường. hiểu được nguyên nhân, thực trạng của môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường - phát triển bền vững ở nước ta hiện nay.
+ Học sinh hiểu bài, có phương pháp học tập tốt hơn, tránh học tủ, học vẹt và yêu mến bộ môn Địa lí hơn. 
+ Học sinh có được kĩ năng sống thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm và có hành động cụ thể hơn trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống. 
+ Học sinh có những phản ứng và chính kiến tích cực đối với những biểu hiện và hành động tác động tiêu cực đến môi trường trong cuộc sống hàng ngày. 
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đã xác định được nhiệm vụ nghiên cứu sau:
a. Nghiên cứu một số lí luận về Môi trường, về các phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
b. Tìm hiểu thực trạng của việc dạy Địa lí môi trường trong chương trình Địa lí lớp 12 ở trường THPT nói chung và trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng. 
c. Vận dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy Địa lí môi trường trong chương trình Địa lí lớp 12 tại trường THPT Lê Hồng Phong qua các bài học cụ thể.
Trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trường cần đảm bảo:
Về kiến thức: HS hiểu về:
Khái niệm môi trường, hệ sinh thái: các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng.
Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững Dân số - môi trường.
Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
Các biện pháp bảo vệ môi trường.
Về thái độ, tình cảm:
Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá.
Có thái độ thân thiện với môi trường và có ý thức hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, của cộng đồng 
Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
Về kĩ năng - hành vi:
 Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực các vấn đề môi trường nảy sinh.
 Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Trước hết Giáo viên phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường như:
Định nghĩa môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
Vai trò của môi trường (Chức năng của môi trường):[1;2]
Là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người.
Là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên và năng lượng cho cuộc sống của con người.
Là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người. 
Là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Là nơi tiếp nhận và biến đổi các chất thải.
Thành phần của môi trường:
Thạch quyển
Thuỷ quyển
Khí quyển
Sinh quyển 
- Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí:
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí.
Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình.
Phương pháp thảo luận.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
Phương pháp thí nghiệm.
Phương pháp kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
Phương pháp hoạt động thực tiễn.
Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
Phương pháp học tập theo dự án.
Phương pháp nêu gương.
Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
2.1.1. Cơ sở lí luận.
a. Vai trò của môi trường.
Ngày nay chúng ta hiểu rằng, những biến đổi của môi trường theo chiều hướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tác động của con người nói trên đều bắt nguồn từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến toàn bộ xã hội. Tác động đó lại xảy ra thường xuyên, liên tục, ở khắp mọi nơi, trên mọi miền có con người sinh sống. Tác động đó không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế, mà còn qua các hoạt động văn hoá, du lịch, vui chơi giải trí Bởi vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Muốn bảo vệ môi trường có hiệu quả cần dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Mặt khác cần phải giáo dục cho mọi người dân trong xã hội, tất cả thế hệ học sinh phải hiểu các vấn đề về môi trường để từ đó các em có ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Internet, phát thanh, truyền hình, sách báo, các hình thức nghệ thuật như: phim ảnh, ca nhạc, hội hoạ; hoạt động của các tổ chức quần chúng (Hội bảo vệ môi trường, Hội môi trường và sinh thái) và qua giảng dạy ở các trường học. Trong hình thức nói trên, việc giảng dạy ở các nhà trường là hiệu quả nhất. Nhà trường là nơi đào tạo những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ thực hiện việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình. Nếu các em có nhận thức đầy đủ về môi trường thì khi ra đời, dù ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào các em đều có thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Vì vậy chúng ta không thể không lồng ghép giáo dục môi trường vào trong chương trình học tập của học sinh.
b. Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường.
Trong các trường học, giáo dục môi trường là một nội dung quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập, nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Nó có nhiệm vụ:
Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò của môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, những tác động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó.
Từ cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết quý trọng phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử, ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch đẹp cho mình, cho mọi người, chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để các em có thể thực hiện nhiệm vụ môi trường ngay tại địa phương nơi các em đang sinh sống.
Hiện nay, việc giáo dục môi trường tuy đã có chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông, xong nó không được cấu tạo thành môn học riêng mà chỉ tích hợp vào trong môn học. Bởi vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, cần tuân theo phương hướng là:
Thông qua các kiến thức của các môn học để lồng ghép hoặc liên hệ các kiến thức giáo dục môi trường, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.
Việc giáo dục môi trường phải được thông qua toàn bộ hệ thống các trường học chính quy và không chính quy, từ các lớp mẫu giáo cho đến các lớp phổ thông, cao đẳng và đại học. 
Việc giáo dục môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế của môi trường địa phương cũng như các hình thức, biện pháp ngăn ngừa những thay đổi của môi trường có hại cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân địa phương mình.
Nội dung và phương pháp giáo dục môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng độ tuổi khác nhau. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
a. Thực tiễn sử dụng đối với phương pháp bộ môn.
Sự phát triển kinh tế - xã hội hay nói ngắn gọn lại sự phát triển là một quá trình sử dụng các nguồn tài nguyên sống và không sống để sản xuất ra mọi của cải vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu cải thiện cuộc sống của con người. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị biến đổi, bị suy thoái và tác động xấu trở lại đối với sự phát triển và đời sống hằng ngày của con người.
Ngày nay, để giải quyết các vấn đề đó, người ta đưa ra quan điểm “Phát triển bền vững”. Sự phát triển này đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp đều phải quan tâm chỉ đạo thực hiện làm sao có hiệu quả. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của hôm nay mà còn cả mai sau. Bởi “Nếu không bảo vệ môi trường một cách thích đáng, phát triển sẽ suy yếu dần. Ngược lại không có phát triển, bảo vệ môi trường sẽ thất bại”.
b. Thực tế tình hình học tập của học sinh. 
Thực tế trong những năm học trước đây khi giảng dạy tại trường THPT Lê Hồng Phong Bỉm Sơn - Thanh Hóa bản thân tôi vẫn chưa biết cách lồng ghép giáo dục môi trường vào trong giảng dạy bộ môn của mình như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất nên kết quả còn nhiều hạn chế, học sinh của tôi khi hỏi đến vấn đề môi trường thì:
Nắm khái niệm về môi trường hời hợt, mơ hồ, chưa có hệ thống.
Trả lời các câu hỏi hiểu và vận dụng về môi trường yếu.
Nhiều học sinh dập khuôn, máy móc, chóng quên.
Học sinh yếu kém thì không thích học.
Học sinh khá, giỏi chưa có điều kiện để phát triển tư duy.
Mặt khác, trong các lớp học sinh học yếu thì lực học và khả năng nhận thức còn hạn chế nên giáo viên trong qúa trình giảng dạy rất khó đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những bất cập trên, đây là điều mà tôi và mỗi giáo viên Địa lí đều trăn trở suy nghĩ. 
Nay trường tôi đã được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị phòng máy chiếu đa năng nên tôi thực hiện đề tài này có nhiều thuận lợi. Các hình ảnh về môi trường, đoạn phim tư liệu khai thác từ trên mạng xuống rất hữu ích với học sinh. Tôi nhận thấy những trăn trở của mình đang dần được tháo gỡ.
2.2. Tích hợp giáo dục môi trường qua một số bài dạy.[2;3;4;5;6]
Ví dụ 1: Bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
(Mục 2: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nhiên Việt Nam) 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Dựa vào Sách giáo khoa mục 2a trang 36 và hiểu biết của bản thân nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta? 
Học sinh trả lời: 
Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu: 
Nhờ biển Đông nên khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
Nhóm 2: Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, nội dung Sách giáo khoa mục 2b và các hình ảnh sau, hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển? 
 Bờ vách biển mài mòn Đầm phá
 Cồn cát Đảo Bạch Long Vĩ 
 Vịnh Hạ Long San hô
 Rừng đước Rừng ngập mặn 
Học sinh trả lời: 
Ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển: 
- Các dạng địa hình ven biển nước ta đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi rộng lớn các bãi cát phẳng lì, cồn cát, đầm phá, các đảo ven bờ và những rạn san hô
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, và hệ sinh thái rừng trên các đảo.
Nhóm 3: Dựa vào hiểu biết bản thân và quan sát bản đồ, các hình ảnh sau hãy chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản?
Học sinh trả lời: 
Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản phong phú:
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan trữ lượng muối biển lớn.
- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng
-> Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải phong phú, xong không phải là vô tận nên cần khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
Nhóm 4: Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết bản thân hãy nêu các thiên tai ở vùng biển nước ta? Hãy cho biết các giải pháp khác phục và bảo vệ vùng bờ biển nước ta?
Học sinh trả lời: 
Biển Đông đem đến các thiên tai:
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc ở vùng ven biển Miền Trung.
=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển ở nước ta. 
Ví dụ 2: Bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
(Mục 3: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản xuất và đời sống)
 	Dựa vào các hình ảnh sau, vốn hiểu biết của bản thân trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và đời sống? 
Học sinh trả lời:
* Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp.
- Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, mưa đá, khí hậu thời tiết không ổn định.
* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
- Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch đẩy mạnh các hoạt động khai thác xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_bo_mon_dia_li_lop_12.doc