SKKN Một số biện pháp phát triển hoạt động tự học và nhận thức độc lập, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong dạy học Địa lí với chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý

SKKN Một số biện pháp phát triển hoạt động tự học và nhận thức độc lập, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong dạy học Địa lí với chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý

Những năm gần đây chúng ta thường nói nhiều đến việc dạy học nhằm phát triển hoạt động nhận thức độc lập nhất tư duy học sinh. Đây là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học. Quan điểm này được hiểu là khi học Địa lí, quá trình nhận thức của học sinh đi từ tri giác tài liệu đến tạo biểu tượng rồi phân tích, so sánh, đối chiếu. để tìm ra dấu hiệu bản chất thì phải kích thích đuợc tư duy. Hay nói cách khác, trong hoạt động nhận thức của học sinh tư duy có vai trò quan trọng. Bởi nếu không có tư duy, thì học sinh không nhận thức bản chất của các, hiện tượng của Địa lí tự nhiên hoặc kinh tế -xã hội. Mặt khác, do đặc trưng của việc nhận thức trong học Địa lí quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho đổi mới trong tương lai. Địa lí không thể không quan quan sát, không thể không khắc phục. Dạy Địa lí cũng như dạy bất cứ môn học khác “đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”[4].

 Hơn thế nữa, hiện nay do nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí cần tích cực hóa hoạt động của người học chính là nói tới vấn đền tổ chức hoạt động lĩnh hội sáng tạo của học sinh trên cơ sở tư duy độc lập. Trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông hiện nay vì vậy để phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên kết hợp hai loại lĩnh hội tái tạo và lĩnh hội sáng tạo. Song đặc biệt chú ý tới hoạt động lĩnh hội sáng tạo ở học sinh. Đúng như Lép Tôn – xtôi đã viết “kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức khi nó là thành quả của tư duy chứ không phải trí nhớ”.

 

doc 15 trang thuychi01 5891
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển hoạt động tự học và nhận thức độc lập, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong dạy học Địa lí với chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây chúng ta thường nói nhiều đến việc dạy học nhằm phát triển hoạt động nhận thức độc lập nhất tư duy học sinh. Đây là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học. Quan điểm này được hiểu là khi học Địa lí, quá trình nhận thức của học sinh đi từ tri giác tài liệu đến tạo biểu tượng rồi phân tích, so sánh, đối chiếu... để tìm ra dấu hiệu bản chất thì phải kích thích đuợc tư duy. Hay nói cách khác, trong hoạt động nhận thức của học sinh tư duy có vai trò quan trọng. Bởi nếu không có tư duy, thì học sinh không nhận thức bản chất của các, hiện tượng của Địa lí tự nhiên hoặc kinh tế -xã hội. Mặt khác, do đặc trưng của việc nhận thức trong học Địa lí quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho đổi mới trong tương lai. Địa lí không thể không quan quan sát, không thể không khắc phục. Dạy Địa lí cũng như dạy bất cứ môn học khác “đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”[4]. 
	Hơn thế nữa, hiện nay do nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí cần tích cực hóa hoạt động của người học chính là nói tới vấn đền tổ chức hoạt động lĩnh hội sáng tạo của học sinh trên cơ sở tư duy độc lập. Trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông hiện nay vì vậy để phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên kết hợp hai loại lĩnh hội tái tạo và lĩnh hội sáng tạo. Song đặc biệt chú ý tới hoạt động lĩnh hội sáng tạo ở học sinh. Đúng như Lép Tôn – xtôi đã viết “kiến thức chỉ thực sự trở thành kiến thức khi nó là thành quả của tư duy chứ không phải trí nhớ”.
	Quán triệt quan điểm trên, trong quá trình học tập Địa lí thì trong một giờ học, để phát huy tính tích cực đặc biệt là tư duy của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, kỉ thuật dạy học để gây sự chú ý và hứng thú cho học sinh. Môn Địa lí có vị trí hết sức quan trọng ngay đối với sự phát triển của xã hội loài người, Địa lí cho ta thấy được sự thay đổi của tự nhiên, sự phát triển của xã hội và những dấu ấn của lịch sử đề lại. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi đất nước ta đang đổi mới thì việc giảng Địa lí còn góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời  học Địa lí  còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội trong thời kì đổi mới và những bằng chứng lịch sử hào hùng đã để lại.
	Địa lí với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những cảnh quan của mẹ thiên nhiên đem lại và những dấu ấn lịch sử thiêng liêng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ cuả biển đảo Việt Nam. Biển đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức quan trọng,liên quan trực tiếp đến chủ quyền, toàn vện lãnh thổ, đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vùng biển nước ta chứa đựng nhiều giá trị kinh tế, la trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương chứa đựng tiềm năng kinh tế - du lịch biển to lớn. Nhìn từ góc độ an ninh quốc phòng, biển đảo nước ta là không gian chiến lược quan trọng, là tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, là điểm tựa, những pháo đài tiền tiêu, là lá chắn vững chắc từ hướng biển. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cho thấy trong số 14 lần kẻ thù tấn công xâm lược nước ta thì có 10 lần chúng bắt đầu từ hướng biển. Nhớ lại lịch sử để chúng ta cảm nhận được câu thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến: “Thương đất nước trên ba ngọn đảo/Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn.” Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy, việc bảo vệ và gìn giữ biển đảo trở thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ Quốc ngàn năm yêu dấu. [1]. Nằm trong chương trình Địa lí lớp 12 cơ bản. Đây là nội dung kiến thức khó, nhiều sự kiện nhưng nếu tổ chức một cách hiệu quả sẽ tạo ra hứng thú học tập, khơi dậy đam mê, phát huy tính tích cực, chủ động. Nó lại phục vụ thiết thực cho các em, khơi dậy cho các em lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc ta.
Vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển hoạt động tự học và nhận thức độc lập, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong dạy học Địa lí với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý ” lồng ghép mục 2 - Bài 42 địa lí 12 cơ bản
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Đối với giáo viên
Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học Địa lí, đề tài đi sâu vào đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt là trong tư duy học sinh trong hoạt động dạy học tự học với “Chủ đề Hoàng Sa,Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý” lồng ghép với bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo và quần đảo, chương trình Địa lí lớp 12 ban Cơ bản.
1.2.2. Đối với học sinh 
Vận dụng các con đường, biên pháp phát triển tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt là tư duy giúp các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức, từ đó khơi gợi những xúc cảm lịch sử, kích thích hứng thú học tập và rèn luyện ngôn ngữ cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Tìm hiểu những lí luận dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng để lí giải rõ nội hàm khái niệm phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy của học sinh.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Bài 42 ở mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nhĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. 
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy của học sinh trong dạy học phần. Mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nhĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển bài 42 Địa lí 12 cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Về lí thuyết:
+ Đề tài sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là những phương pháp Địa lí, logic trên cơ sở nắm vững được vị trí chiến lược hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vùng biển nước ta chứa đựng nhiều giá trị về kinh tế, là trục giao thông  đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, chứa đựng tiềm năng kinh tế - du lịch biển to lớn
+ Phương pháp nghiên cứu tổng hợp để tiếp cận nghiên cứu, đi sâu vào các vấn đề về lí luận dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng để lí giải rõ nội hàm khái niệm phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy của học sinh . 
+ Phương pháp so sánh để tìm ra những nét chung và những nét nổi trội khi vận dụng các biện pháp nhằm phát triển tính tích cực độc lập trong nhận thức đặc biệt là tư duy học sinh so với phương pháp truyền thống trước đây. Đồng thời, sử dụng phương pháp này sẽ góp phần nhận diện đặc trưng cửa việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay.
- Về thực tiễn:
+ Dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối 12 chương trình ban cơ bản.
+ Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm đề tài vào giảng dạy tự học của học sinh với nội dung Địa lí với “Chủ đề Trường Sa, Hoàng Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý ” do bản thân trực tiếp đứng lớp ở trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc.
 	+ Chọn hai lớp có năng lực tiếp thu bài tương đương nhau: một lớp có vận dụng triệt để các biện pháp phát triển hoạt động nhận thức độc, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong giờ dạy, một lớp chỉ sử dụng chung chung, trong hệ thống phương pháp dạy học nhằm kiểm chứng những biện pháp mà đề tài nêu ra từ đó rút ra các kết luận khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài.
+ Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của những biện pháp dạy học mà đề tài đưa ra. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lí luận 
Xuất phát từ quan điểm “dạy chữ để dạy người”, quan niệm đồng bộ, toàn diện hiệu quả.Giờ học Địa lí đuợc xác định không chỉ hình thành kiến thức, mà còn là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh. Để đạt đuợc điều này, một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học là phải chú trọng đến vai trò của người học, coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. 
Các nhà tâm lí học đã khẳng định: tư duy là một trong những năng lực nhận thức của con người nói chung và học sinh nói riêng. Trong cuốn Tâm lí học của tác giả Phạm Minh Hạc cũng cho rằng “Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết”[10]. Quá trình tư duy là một hành động trí tuệ trong đó bao gồm các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Như vậy tính tích cực độc lập là phẩm chất của hoạt động nhận thức hay nói cách khác muốn có tính độc lập phải tích cực nhận thức. Điều này đuợc thể hiện việc tự giác, độc lập trong nhận thức và hành động.
Vận dụng quan điểm trên, trong học tập Địa lí, quá trình nhận thức của học sinh được bắt đầu bằng quan sát (tri giác) tài liệu, từ đó nhớ, hình dung lại để hình thành những mối liên hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức các em những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng đã được lịch sử lưu lại. Song để hiểu sự kiện, hiện tượng quá khứ, phải tìm ra bản chất của chúng, Muốn làm được việc này phải thông qua việc kích thích các thao tác tư duy như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp...vạch ra dấu hiệu bản chất. Như vậy, trong các hoạt động nhận thức Địa lí của học sinh (tri giác, nhớ, hình dung, tưởng tượng, tư duy...) thì tư duy có vai trò quan trọng. Nếu không có hoạt động của tư duy thì không thể nhận thức được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, sâu sắc hay còn gọi là lĩnh hội sáng tạo. Điều này hoàn toàn khác so với lĩnh hội tái tạo trên cơ sở nhớ lại những hiểu biết về kiến thức có sẵn.[4]
Việc phát huy hoạt động nhận thức tích cực, tự học, độc lập đặc biệt là trong tư duy có ý nghĩa quan trọng
Việc phát triển các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, đặc biệt là tư duy độc lập của học sinh có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh.
Trước hết, tích cực, độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy sẽ đảm bảo cho các em lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu kiến thức.
Thứ hai, phát triển tính tích cực, độc lập trong nhận thức, đặc biệt trong tư duy là phương tiện tốt để hình thành kiến thức, khơi dậy những xúc cảm, ý thức, kích thích hứng thú học tập, tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm học sinh.
Thứ ba đây là phương thức tốt góp phần phát huy các năng lực nhận thức, năng lực thực hành, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh nói chung và rèn luyện các thao tác cũng như chất lượng của tư duy nói riêng.
Cuối cùng việc phát triển tính tích cực độc lập nhận thức, đặc biệt là tư duy còn góp phần phát triển hứng thú học tập và rèn luyện tính tự lập cho học sinh. Bởi vì sự phong phú sinh động của nhiều nguồn kiến thức, kết hợp với việc khôn khéo gợi mở, hướng dẫn của giáo viên sẽ lôi cuốn học sinh tham gia xây dựng bài.[3]
	2.2. Thực trạng vấn đề
Bộ môn Đại lí ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối phong phú về Đia lí tự nhiên, kinh tế- xã hội. Mặt khác giảng dạy môn địa lí trong trường phổ thông hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn khi truyền tải thông tin vẫn con mang nặng lý thuyết chưa có nhiều thiết bị hổ trợ và không có khả năng cho học sinh thăm quan để nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn. 
Những năm gần đây, việc dạy học địa lí ở trường phổ thông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã có sự say mê, tâm huyết với nghề, nhiều học sinh đã yêu thích môn địa lí . Nhưng nhìn chung, bộ môn địa lí vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới của nước ta hiện nay. 
- Học sinh học bài chủ yếu theo cách học thuộc lòng, học vẹt, học đổi phó, học để thi. Khi giáo viên kiểm tra kiến thức cũ thì học sinh không nắm được trong khi đó làm bài kiểm tra còn chưa có tinh thần tự giác, kiểm tra đối phó để lấy điểm.Vẫn còn nhiều học sinh không thích học, không biết phân tích bản đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh...Trong giờ học giáo viên đặt câu hỏi phát vấn học thường rất ít em phát biểu, các em nhìn hiện tượng, sự vật các vấn đề xung quanh mình một cách thực sự mơ hồ
- Giáo viên giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, do đó người học ít có cơ hội phát triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, theo bản thân tôi còn có yếu tố từ tâm lí phụ huynh và học sinh. Đó là lâu nay vẫn quan niệm môn Địa lí là môn phụ, không quan trọng. Do đó mục đích của các em có học chỉ đối phó với giáo viên và qua các giờ kiểm tra, còn phụ huynh chỉ mong con học cốt sao cho qua tốt nghiệp. Từ thực tiễn trên cho thấy một điều việc học sinh không thích học địa lí, chưa tích cực trong hoạt động học tập ngoài yếu tố khách quan như xu hướng nghề nghiệp, tâm lí xã hội... thì nguyên nhân chính xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên. Thiết nghĩ để giải quyết bài toán học sinh quay lưng với Địa lí, ngại học Địa lí đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó cần chú ý hơn nữa đến cần phải đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”[2] giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động đặc biệt là tư duy học sinh 
2.3. Một số biện pháp phát triển hoạt động nhận thức độc lập, sáng tạo nhất là tư duy của học sinh trong dạy học Địa lí với chủ đề Trường Sa, Hoàng Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý ” lồng ghép với bài 42 : mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nhĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. 
2.3.1. Trao đổi, đàm thoại
	Trao đổi, đàm thoại là công việc trong đó giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời. Đồng thời các em có thể trao đổi với nhau dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Qua đó đạt được mục đích dạy học [7]. 
	Trong dạy học địa lí có thể vận dụng nhiều dạng trao đổi, đàm thoại căn cứ vào nội dung của từng bài học cụ thể như .Trao đổi tái hiện nhằm gợi lại kiến thức cũ để tiếp thu kiến thức mới. Trao đổi đàm thoại phân tích, khái quát hóa nhằm hướng học sinh tìm ra bản chất của sự việc.
Theo bản thân tôi để hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy tích cực, độc lập của học sinh thì việc trao đổi, đàm thoại rất có ưu thế. Qua hoạt động này rèn luyện cho các em những phẩm chất cần thiết của hoạt động nhận thức như tính tích cực, độc lập, sáng tạo, óc phê phán, đặc biệt tính kiên nhẫn trong học tập. Hơn nữa trao đổi đàm thoại còn có tác dụng tạo không khí lớp học sôi động, cuốn hút, hứng thú của học sinh từ đó việc lĩnh hội kiến thức cũng dễ dàng và sâu sắc hơn.
 Khi dạy mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nhĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. 
Tiếp đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 191 và bản đồ, xem video, tranh ảnh về vùng biển cũng như các đảo và quần đảo để làm nổi bật lên được vai trò và ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong chiến lược phất triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
Biển đảo là một hệ thống tiền tiêu để bảo vệ đất liền, hề thống căn cứ để giúp chúng ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển đảo. Là cơ sở để khảng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.[9].
Ngoài ra chúng ta cũng khải khảng định rằng chúng ta phát triển tổng hợp kinh tế biển bởi tiềm năng của biển chúng ta vô cung phong phú, phát triển kinh tế vùng biển chúng ta giàu lên từ biển và mạnh lên cũng từ biển.
Như vậy muốn lôi cuốn các em vào bài giảng của giáo viên và trả lời được những câu hỏi của giáo viên đưa ra, học sinh phải chăm chú nghe giảng, nghiên cứu sách giáo khoa, độc lập suy nghĩ và đặt trong bối cảnh của vấn đề để nhận xét.
Với việc cung cấp những thông tin ở mục 2: Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Giáo viên lồng ghép chủ đề “Trường Sa, Hoàng Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý” để giảng dạy bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu học tập.
2.3.2.Dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành nhiều phương pháp dạy học. Nó được vận dụng trong tất cả các khâu của giờ học và là mọi kiểu dạy học. Trong giờ học theo dạy học nêu vấn đề có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề khác hẳn với cách giảng dạy nhồi nhét, học sinh chỉ biết nghe, ghi, nhớ, mà lười suy nghĩ, lười tư duy [7].
Cũng như các dạng trình bày khác như thông báo, tường thuật, miêu tả... trình bày nêu vấn đề phải dựa trên tính khoa học. Ngoài ra nó còn có thêm các thành tố như khơi gợi, quyết định hoạt động tư duy độc lập của học sinh. Cần lưu ý rằng khi trình bày nêu vấn đề giáo viên cần đặt học sinh trước tình huống cần giải quyết một vấn đề mới chưa biết. Từ đó học sinh trên cơ sở kiến thức, trình bày giáo viên, kĩ năng, kĩ xảo tự tìm ra bản chất sự kiện, hiện tượng, độc lập rút ra các kết luận cần thiết. Với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa những bằng chứng lịch sử và pháp lý ” để giảng dạy bằng phương pháp dạy học nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu học tập giáo viên phải đưa ra cho học sinh những bằng chứng cụ thể và sát thực để khảng định cho học sinh thấy được Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt không tách rời. “Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý quan trọng, lồng ghép giảng dạy nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của học sinh, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố.
Bằng những bằng chứng cụ thể, đã chứng minh được từ thời xa xưa chủ quyền của quần đảo “Hoàng Sa, Trường Sa” là của Việt Nam không một quốc gia nào có quyền xâm phạm.
Đây là những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai Quần đảo Trường Sa Hoàng Sa
Giáo viên cũng khảng định cho học sinh thấy được trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Công, Minh Thành Tổ đến giữa thế kỷ XX (1951) “ Hoàng Sa và Trường Sa” đã chưa bao giờ cho thấy chủ quyền củaTrung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) trên Biển Đông của Việt Nam (mà họ gọi là Biển Hoa Nam), họ không đưa ra được cơ sở pháp lý hay một bằng chứng lịch sử nào đáng tin cậy cho thấy họ có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo này. Ngoài ra còn có một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn, xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bên cạnh đó là bộ sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay. ”[6].
Một số bản tư liệu quý giá khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Bản đồ Đông Dương với Hoàn Sa và Trường Sa có gió bảo từ Biển Đông hồi tháng 11trung bình của các năm 1911-1929
Đại nam thực lục chính biên (đệ nhị kỷ, quyển 165, tờ 24,25) chép việc vua Minh Mạng sai thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi khảo sát, cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa năm 1836.
Đại Nam Nhất thống toàn đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1838 có thể hiện 2 địa danh Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán.
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trãi qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó bị xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sach văn hóa Việt để dễ đồng hóa. Tuy nhiên chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến ngày nay cũng để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_hoat_dong_tu_hoc_va_nhan_th.doc
  • docbìa và mục lục skkn 2018.doc