SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 6 qua buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga Thủy

SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 6 qua buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga Thủy

Trường THCS Nga Thủy, huyện Nga Sơn nằm trên trục đường liên xã giữa ba xã: Nga Thủy, Nga Thanh và Nga Hưng. Đây là tuyến đường giao thông lớn nên hàng ngày có nhiều các phương tiện lưu thông trên đường, thậm chí với mật độ dày đặc. Mặt khác, tuyến đường trên đi vào sử dụng đã lâu, hiện nay có nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều ổ gà. điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia giao thông của người dân trong xã và càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với các em học sinh trong nhà trường.

 Do là một xã thuộc khu vực nông thôn vùng bãi ngang ven biển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, hầu hết các em học sinh phải hoàn toàn tự đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp, đây là loại phương tiện chủ yếu, ngoài ra số ít các em đi xe đạp điện và đi bộ. Nhiều thôn cách xa trường, có những thôn cách xa trường đến 8km, nên việc đi lại của các em cũng vất vả và khó khăn hơn.

 Trong nhiều năm học qua, nhà trường cũng đã chú trọng đến công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh. Đối với các em học sinh khối 7,8,9 do các em lớn hơn, năm nào cũng được nhà trường trang bị kiến thức về ATGT nên ý thức chấp hành, văn hóa tham gia giao thông tốt hơn. Điều đáng lo ngại là đối tượng học sinh lớp 6- là những học sinh đầu cấp, các em vừa bước từ trường tiểu học lên, nếu không được người lớn đưa đón tới trường mà tự đi học bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện có kích cỡ không phù hợp thì rất nguy hiểm. Vốn kiến thức về ATGT mà các em có được đang còn ít ỏi, hơn nữa độ tuổi này các em rất hiếu động do đó nhiều khi tham gia giao thông trên đường, các em thường chạy hàng đôi, hàng ba, đừa giỡn, tập trung đông đúc trước cổng trường, hàng quán gây cản trở giao thông, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Chẳng hạn, tháng 11/2017 trường hợp em Nguyễn văn An, học sinh lớp 6B- Sau giờ tan học, trên đường về, em cùng với một bạn trong lớp đua xe, lạng lách, đánh võng, không may bị xe máy tông từ phía sau, phải nhập viện trong tình trạng gãy chân. Tháng 3/2018, trường hợp em Trần văn Thành, học sinh lớp 7A- trên đường đi từ nhà đến trường bằng xe đạp điện. Do phóng nhanh, vượt ẩu, lại không đội mũ bảo hiểm, đến đoạn đường ngã ba rẽ sang trường đã va chạm với một xe máy đi ngược chiều, phải nhập viện trong tình trạng rách đầu phải khâu 5 mũi.Các vụ tai nạn trên tuy may mắn không gây thiệt hại lớn về con người, song đó là bài học kinh nghiệm cảnh tỉnh đến nhà trường, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh.

 

doc 33 trang thuychi01 10672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 6 qua buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA AN TOÀN GIAO THÔNG 
CHO HỌC SINH LỚP 6 QUA BUỔI HOẠT ĐỘNG 
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS NGA THỦY
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
3
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục đề tài SKKN đã được xếp loại
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Trường THCS Nga Thủy, huyện Nga Sơn nằm trên trục đường liên xã giữa ba xã: Nga Thủy, Nga Thanh và Nga Hưng. Đây là tuyến đường giao thông lớn nên hàng ngày có nhiều các phương tiện lưu thông trên đường, thậm chí với mật độ dày đặc. Mặt khác, tuyến đường trên đi vào sử dụng đã lâu, hiện nay có nhiều đoạn đường đã bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều ổ gà... điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia giao thông của người dân trong xã và càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với các em học sinh trong nhà trường.
 Do là một xã thuộc khu vực nông thôn vùng bãi ngang ven biển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, hầu hết các em học sinh phải hoàn toàn tự đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp, đây là loại phương tiện chủ yếu, ngoài ra số ít các em đi xe đạp điện và đi bộ. Nhiều thôn cách xa trường, có những thôn cách xa trường đến 8km, nên việc đi lại của các em cũng vất vả và khó khăn hơn.
 Trong nhiều năm học qua, nhà trường cũng đã chú trọng đến công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh. Đối với các em học sinh khối 7,8,9 do các em lớn hơn, năm nào cũng được nhà trường trang bị kiến thức về ATGT nên ý thức chấp hành, văn hóa tham gia giao thông tốt hơn. Điều đáng lo ngại là đối tượng học sinh lớp 6- là những học sinh đầu cấp, các em vừa bước từ trường tiểu học lên, nếu không được người lớn đưa đón tới trường mà tự đi học bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện có kích cỡ không phù hợp thì rất nguy hiểm. Vốn kiến thức về ATGT mà các em có được đang còn ít ỏi, hơn nữa độ tuổi này các em rất hiếu độngdo đó nhiều khi tham gia giao thông trên đường, các em thường chạy hàng đôi, hàng ba, đừa giỡn, tập trung đông đúc trước cổng trường, hàng quán gây cản trở giao thông, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Chẳng hạn, tháng 11/2017 trường hợp em Nguyễn văn An, học sinh lớp 6B- Sau giờ tan học, trên đường về, em cùng với một bạn trong lớp đua xe, lạng lách, đánh võng, không may bị xe máy tông từ phía sau, phải nhập viện trong tình trạng gãy chân. Tháng 3/2018, trường hợp em Trần văn Thành, học sinh lớp 7A- trên đường đi từ nhà đến trường bằng xe đạp điện. Do phóng nhanh, vượt ẩu, lại không đội mũ bảo hiểm, đến đoạn đường ngã ba rẽ sang trường đã va chạm với một xe máy đi ngược chiều, phải nhập viện trong tình trạng rách đầu phải khâu 5 mũi...Các vụ tai nạn trên tuy may mắn không gây thiệt hại lớn về con người, song đó là bài học kinh nghiệm cảnh tỉnh đến nhà trường, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh. 
Là một cán bộ quản lý, làm công tác nền nếp của nhà trường, bản thân tôi đã trực tiếp hỗ trợ Nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục ATGT. Qua gần 05 năm công tác tại nhà trương (từ tháng 11/2014), tôi đã rất trăn trở, không ngừng sáng tạo tìm nhiều giải pháp nhằm tác động sâu sắc, mạnh mẽ vào ý thức của học sinh khi tham gia giao thông, đặc biệt là học sinh khối 6, giúp giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong nhà trường và đúc rút thành kinh nghiệm“Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 6 qua buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga Thủy”. 
 Với kinh nghiệm này, mong muốn được chia sẻ tới nhiều đơn vị trường học trong toàn huyện góp phần xây dựng văn hóa giao thông, hình thành kĩ năng và thói quen giao thông cho học sinh. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định tầm quan trọng của việc thực hành an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng thông qua hoạt động NGLL, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện trong thời đại mới.
- Góp phần trang bị kiến thức, kĩ năng và văn hóa giao thông cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh - thanh thiếu niên. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành ngoại khóa an toàn giao thông cho học sinh lớp 6, trường THCS Nga Thủy qua buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định có tính cấp thiết về việc giáo dục ATGT cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.
- Điều tra, khảo sát tình hình thực tế về việc chấp hành luật ATGT của người dân trong xã và sự hiểu biết, ý thức chấp hành, văn hóa tham gia giao thông của học sinh trong nhà trường:
Sử dụng hệ thống câu hỏi qua phiếu điều tra để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về luật ATGT giao thông đường bộ, ý nghĩa của một số biển báo
 - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 
Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân.
- Thống kê, xử lý số liệu: 
 Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sáng kiến này được làm và áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã đem lại hiệu quả cao.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm hàng đầu. Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ có thể cướp đi sinh mạng sống hay gây thương tật cho con người bất kì lúc nào. Vì vậy, việc phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội.
Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của chính phủ, yêu cầu gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với kết quả thực hiện chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Và mới đây nhất để thực hiện công văn số 139/UBATGTQG ngày 20/04/2018 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong trường mầm non đến trung học phổ thông. Ngày 27/4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 1669/BGDĐT-GDCTHSSV đề nghị Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện một số nội dung như:
- Yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyên truyền, quán triệt tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về an toàn trường học.
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông và các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát; tổ chức giao thông tại các nhà trường cho phù hợp để bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của học sinh, giáo viên và nhà trường. [3]
Với những căn cứ nêu trên cho thấy công tác giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong các nhà trường là vấn đề hết sức cấp thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về an toàn giao thông trên địa bàn xã Nga Thủy:
Thuộc khu vực nông thôn nên nhiều đoạn đường chật, hẹp, lại nhiều ngã ba, đường rẽ liên thông với các xã khác. Hệ thống biển báo giao thông không có. Nhiều xúc vật được chăn thả tự do ngoài đường. Ngoài ra trên trục đường giao thông chính có tới 2 chợ, phiên họp vào giờ cao điểm nên việc ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Mặt khác, một bộ phận thanh niên thường thích lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, không chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Vì vậy, trên địa bàn xã Nga Thủy trong những năm gần đây xảy ra không ít các vụ tai nạn giao thông, tuy không thiệt hại nặng về người nhưng gây thiệt hại về của, nhiều người bị thương tích nặng.
Theo thống kê mới nhất của ban ATGT xã Nga Thủy, trong 6 tháng đầu năm 2018, cả xã đã xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông, làm 1 người bị thiệt mạng, 8 người bị thương nặng và một số tài sản bị hư hỏng.
 2.2.2. Thực trạng về việc chấp hành an toàn giao thông đường bộ của học sinh trong nhà trường.
Khi đi học đến trường nghĩa là các em phải tham gia giao thông, phải hòa mình vào với dòng người hối hả, tất bật đi lại trên đường. Phần lớn các em đi lại bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện hoặc đi bộ, thường dàn hàng đôi, hàng ba theo nhóm, vừa đi vừa trò chuyện, đùa nghịch, nhiều khi chiếm hết lòng đường gây cản chở giao thông. Đặc biệt tụm năm, tụm bẩy ngay trước cổng trường. Một số em đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đèo hai, đèo ba...đây chính là nguy cơ gây tai nạn tiềm ẩn.
 (Chúng tôi đính kèm một số hình ảnh HS trong nhà trương không chấp hành đúng ATGT ở PHỤ LỤC 1)
 2.2.3. Thực trạng về công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường. 
- Trong những năm gần đây Ban giám hiệu nhà trường cũng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường dưới nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các môn học, tuyên truyền dưới cờ...Song do việc học tập kiến thức chính khóa quá tải, chiếm gần hết thời lượng học tập của các em nên việc lồng ghép kiến thức ATGT được quá ít. Việc tuyên truyền dưới cờ cũng trở nên nhàm chán, kém hiệu quả.
- Tài liệu, tranh ảnh, mô hình sa bàn, thiết bị đèn xanh, đèn đỏ...phục vụ cho công tác giáo dục ATGT trong nhà trường chưa có.
- Trong năm học có rất nhiều chuyên đề được triển khai tới học sinh, do đó để tổ chức được một hội thi tìm hiểu về ATGT cho học sinh cũng rất khó khăn. 
- Các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường cũng phối hợp tổ chức một số hoạt động như thi vẽ tranh, viết bài tuyên truyền về ATGT... tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, quy mô tổ chức nhỏ nên chưa thu hút được học sinh tham gia vào hoạt động này.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường chưa hoặc rất it được tham gia các chuyên đề tập huấn về kiến thức và thực hành kĩ năng về ATGT, ngoài kiến thức ít ỏi thông qua lần sát hạch bằng lái xe và kinh nghiệm thực tế. Do đó, kiến thức lồng ghép trong các môn học chưa đầy đủ, chưa thường xuyên.
- Mặt khác học sinh lớp 6, các em mới chuyển từ cấp Tiểu học lên, nên rất hiếu động, khó bảo, ghi nhớ kiến thức chậm, lại ít có điều kiện tiếp xúc với hệ thống biển báo giao thông đường bộ...điều này cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy kiến thức, kĩ năng an toàn giao thông. 
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của học sinh nhà trường, chúng tôi đã khảo sát 81 em học sinh khối 6 thông qua phiếu điều tra với nội dung như sau:
1. Em hãy cho biết ý nghĩa các loại biển báo giao thông sau:
 1.......... 2. ............. 3. ............. 4...............
Đáp án: 1.Cấm đi xe đạp; 2. Chú ý đường giao nhau; 3. Đường người đi bộ sang ngang; 4. Đường dành cho người đi bộ 
2.Bản thân em đã thực hiện tốt an toàn giao thông khi đến trường chưa?
A. Thực hiện tốt B.Thực hiện chưa tốt
 Kết quả thu được: 
Tổng số HS khối 6
Hiểu ý nghĩa của hệ thống biển báo
Chưa hiểu ý nghĩa của hệ thống biển báo
Thực hiện tốt ATGT
Thực hiện chưa tốt ATGT
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
37
45,7
44
54,3
30
37,0
51
63,0
Qua kết quả này, cho thấy số lượng học sinh khi tham gia giao thông trên đường bộ, gặp các biển báo nhưng không hiểu được ý nghĩa của hệ thống biển báo còn rất cao (44/81= 54,7%). Số học sinh thực hiện chưa tốt ATGT còn tương đối nhiều (51/81= 63,0%). Con số này là nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn. 
 Nhận thức được tính cấp thiết của công tác giảng dạy kiến thức và kĩ năng thực hành ATGT cho học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng. Cùng với kết quả điều tra thực trạng trên, tôi đã xây dựng được nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, thực hành kĩ năng ATGT cho học sinh khối 6 thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần hạn chế tối đa tai nạn giao thông xảy ra trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mời Ban ATGT huyện cùng phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hành kĩ năng an toàn giao thông cho học sinh khối 6.
Do hình thức tổ chức lồng ghép kiến thức ATGT qua các môn học và qua buổi chào cờ đầu tuần...có phần nhàm chán và kém hiệu quả. Nên với vai trò là Quản lí nhà trường, tôi đã mạnh dạn tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức mời Ban an toàn giao thông huyện cùng phối hợp với Hệ thống Hon đa Khâm Huế chi nhánh Nga Sơn tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng thực hành ATGT cho các em học sinh khối 6 trong nhà trường. Đây là phương pháp giáo dục trực quan mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và góp phần hạn chế tai nạn giao thông cho các em học sinh.
Thời gian diễn ra trong 1/2 ngày.
Thành phần tham gia: 
+ Ban an toàn giao thông huyện.
 + Đại diện Hệ thống Hon đa Khâm Huế
+ Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường.
 + HS khối 6 gồm 81 em nói riêng và toàn thể học sinh trong nhà trường nói chung. 
 Nội dung buổi hoạt động NGLL:
* Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông: 
Cụ thể:
- Cung cấp nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB Việt Nam năm 2008), trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứa tuổi của các em. 
- Hành vi thể hiện “Văn hóa giao thông” đối với học sinh phổ thông:
+ Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện;
+ Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường;
+ Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Các quy định về tín hiệu giao thông đường bộ, biển báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn) về màu sắc, hình dạng
- Ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe ô tô, xe buýt an toàn; đi bộ an toàn.
- Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
- Độ tuổi của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; quy định về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn; cách phòng tránh tai nạn giao thông.
- Quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
- Phổ biến cho học sinh các kiến thức pháp luật và kỹ năng về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông.
- Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
* Cung cấp cho học sinh nội dung các Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm Luật giao thông đường bộ như:
+ Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 thay thế NĐ 146/CP có hiệu lực kể từ 01/5/2010. 
+ Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2011. 
 * Hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng tham gia giao thông an toàn: Cụ thể: Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm đúng quy cách; Kĩ năng thực hành xử lý một số tình huống cụ thể khi tham gia giao thôngvà giải đáp thắc mắc liên quan đến các lỗi vi phạm thường xảy ra 
(Chúng tôi xin đính kèm một số ảnh hoạt động của Ban ATGT huyện tại nhà trườngTHCS Nga Thủy ở PHỤ LỤC 2)
 2.3.2. Thực hành ngoại khóa
Thời gian tổ chức: Ngày 19 tháng 9 năm 2018
Địa điểm: Trường THCS Nga Thủy.
Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 6A, 6B trường THCS Nga Thủy 
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm bắt được tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương. Những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
 - Kĩ năng sống: Hình thành thói quen thực hiện đúng theo quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 	- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
B. Tài liệu và phương tiện: Luật giao thông đường bộ năm 2008; Hệ thống biển báo, tranh ảnh về các tình huống đi đường, máy chiếu, trang phục hóa trang...
C. Hình thức và phương pháp: Tổ chức với các phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, đóng vai, dự án.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nắm vững lại lí thuyết
GV: cho học sinh đọc đoạn thông tin: “ Theo báo cáo của ủy ban ATGT quốc gia, 9 tháng đầu năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/9/2018) toàn quốc xảy ra 13.242 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.012 người, bị thương 10.319 người.’’
? Em có nhận xét gì về đoạn thông tin trên?
? Ở địa phương ta có xảy ra vụ tai nạn giao thông nào không?
? Hậu quả của các vụ tai nạn giao thông đó?
? GV cho HS quan sát 2 bức ảnh.
 Ảnh 1
 Ảnh 2 
? Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn học sinh trong 2 bức ảnh trên?
? Nêu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông?
? Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của những ai? 
GV: giới thiệu cuốn sách Luật giao thông đường bộ năm 2008 và một số chỉ thị, nghị quyết về an toàn giao thông đã ban hành (Nghị định 36/CP; 71/NĐ-CP; Nghị định 34/CP ngày 2/4/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 39/CP của Chính phủ ngày 13/7/2001; Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 26/9/2007 của chính phủ về cách giải quyết cấp bách nhằm kìm chế tai nạn và ùn tắc giao thông...)
Hoạt động 2: GV tổ chức trò chơi tiếp sức:
GV: Treo các loại biển báo giao thông, chia học sinh làm 4 nhóm, trong thời gian 5 phút yêu cầu học sinh các nhóm (mỗi em một lần) lên lắp ghép các biển báo phù hợp với các nhóm biển báo( giáo viên đã chuẩn bị sẵn) Sau đó cho học sinh đại diện nhóm nêu đặc điểm, ý nghĩa của các nhóm biển báo.
GV: Nhận xét kết quả của các tổ và cho điểm
123b 423
124a 	 205a
305 437
309 204
110 a 426
GV: Theo dõi học sinh thực hiện và công bố kết quả trò chơi .
Hoạt động 3: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Yêu cầu đối với người đi bộ khi tham gia giao thông?
Nhóm 2: Quy định đố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thuc_hanh_ngoai_khoa_an_toan_giao_thong_cho_hoc_sinh_lo.doc