SKKN Một số biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đạt chuẩn Quốc gia

SKKN Một số biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đạt chuẩn Quốc gia

Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường, là nơi khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.

Thư viện trư ờng học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.

Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực.

Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: "Thư viện góp phần nâng cao chât lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tư học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi cho phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường".

Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, trong những năm qua Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tất cả các trường phổ thông đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay".

Xuất phát từ vai trò, vị trí và những tác dụng đó của thư viện, trong những năm gần đây bên cạnh việc dạy - học của giáo viên và học sinh, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm pháy huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh, thì thư viện nhà trường cũng từng bước được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của giáo viên và học sinh, đáp ứng với xu thế phát triển của ngành giáo dục nói chung đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo về chất lượng đội ngũ. Đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang từng bước đòi hỏi đối với mỗi thành viên trong nhà trường. Chính vì vậy hoạt động thư viện nhà trường đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.

Nhận thức được vai trò quan trọng của thư viện trong nhà trường, được sụ quan tâm của chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường thư viện nơi tôi công tác đã xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến vào năm 2008. Tuy nhiên làm thế nào để duy trì và nâng cao được hiệu quả hoạt động của thư viện đã đạt chuẩn luôn là nỗi trăn trở trong tôi, thôi thúc tôi tìm ra giải pháp để làm tốt được công việc của mình vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp áp dụng và đã thu được kết quả khả quan và tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Một số biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đạt chuẩn Quốc gia”.

 

doc 23 trang thuychi01 6921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đạt chuẩn Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
I. Mở đầu
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung của sáng kiến
2
1. Cơ sở lí luận
2
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
3. Các giải pháp thực hiện
4
4. Hiệu quả của sáng kiến
12
III. Kết luận và kiến nghị
13
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
14
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường, là nơi khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Thư viện trư	ờng học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng  đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.
Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng  dạy tiên tiến, tích cực.
Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: "Thư viện góp phần nâng cao chât lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tư học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi cho phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường".
Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, trong những năm qua Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tất cả các trường phổ thông đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay".
Xuất phát từ vai trò, vị trí và những tác dụng đó của thư viện, trong những năm gần đây bên cạnh việc dạy - học của giáo viên và học sinh, áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm pháy huy tối ưu tính tích cực, sáng tạo của học sinh, thì thư viện nhà trường cũng từng bước được quan tâm đầu tư để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của giáo viên và học sinh, đáp ứng với xu thế phát triển của ngành giáo dục nói chung đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo về chất lượng đội ngũ. Đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang từng bước đòi hỏi đối với mỗi thành viên trong nhà trường. Chính vì vậy hoạt động thư viện nhà trường đã trở thành việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thư viện trong nhà trường, được sụ quan tâm của chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường thư viện nơi tôi công tác đã xây dựng thư viện đạt chuẩn tiên tiến vào năm 2008. Tuy nhiên làm thế nào để duy trì và nâng cao được hiệu quả hoạt động của thư viện đã đạt chuẩn luôn là nỗi trăn trở trong tôi, thôi thúc tôi tìm ra giải pháp để làm tốt được công việc của mình vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp áp dụng và đã thu được kết quả khả quan và tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp: “Một số biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện đạt chuẩn Quốc gia”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp hoạt động của thư viện có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh, phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giúp thư viện luôn là điểm đến của CBGV, NV và học sinh trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động thư viện tại Trường tiểu học.
- Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo tham khảo.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng hoạt động của thư viện.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức hoạt động tại thư viện và tuyên truyền về thư viện để thu hút bạn đọc bằng nhiều phương pháp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận:
V.I. LÊNIN đã từng nói “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.
Với nhà trường sách báo có ý nghĩa quan trọng, là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách tham khảo để học tập, giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ và tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức vào bài dạy và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao kiến thức.
Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học đồng thời thư viện còn tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng chính trị và xây dựng nếp sống cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện còn được coi là trái tim của nhà trường, là một bộ phận không thế thiếu trong trường học. Chính vì vậy trong những năm gần đây các nhà trường đã ý thức được vai trò của thư viện trong nhà trường và đã quan tâm chú ý đến việc xây dựng thư viện đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn được quy định tại QĐ 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02/01/2003 và công văn hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 về việc hướng dẫn tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
Tuy nhiên khi xây dựng thư viện đạt chuẩn thì các thư viện chỉ mới đạt tới yêu cầu tối thiểu của các tiêu chuẩn theo quy định và sau khi đã đạt được danh hiệu thư viện chuẩn thì có rất nhiều lý do chủ quan và khách quan khiến việc chú trọng tiếp tục phát triển thư viện có phần bị buông lỏng.
Là một cán bộ quản lý thư viên trường học, ý thức được vai trò và nhiệm vụ quan trọng của thư viện. Để góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển thư viện nói riêng và sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung bản thân tôi thiết nghĩ cần phải có những biện pháp hay, phương pháp tích cực để thúc đẩy sự phát triển của thư viện đã đạt chuẩn theo đúng ý nghĩa của tên gọi. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng:
2.1. Thực trạng:
Thư viện nơi tôi đang công tác đã đạt thư viện chuẩn tiên tiến năm 2008. Công tác phát triển thư viện luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thư viện hoạt động. nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc đầu tư kinh phí hàng năm vào thư viện còn chưa đáp ứng với nhu cầu.
- Thư viện có tổng diện tích 65m2 được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dùng, có phòng đọc rộng 40m2 và kho chứa sách là 25m2.
- Vốn tài liệu được bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của thư viện đạt chuẩn, tuy nhiên sau khi đạt chuẩn do nguồn kinh phí eo hẹp nên việc bổ sung vốn tài liệu hàng năm vào thư viện còn hạn chế dẫn đến vốn tài liệu của thư viên chưa phong phú đa dạng cả về số lượng và chất lượng vì vậy chưa tạo được sức hút đối với giáo viên và học sinh. Số lượng sách tham khảo cho giáo viên và học sinh còn ít về số lượng và chủng loại chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bạn đọc vì thế số lượng bạn đọc đến thư viện có phần bị giảm sút.
- Thống kê số lượng sách, báo, tạp chí (Tháng 5/2015)
	+ Sách nghiệp vụ: 586 bản
	+ Sách giáo khoa: 978 bản
	+ Sách tham khảo: 1428 bản
	+ Sách thiếu nhi: 1284 bản
	+ Báo, tạp chí: 645 bản
- Các trang, thiết bị có ở thư viện: (Tháng 5/2015)
	+ Tủ trưng bày sách: 1 tủ
	+ Giá để sách: 3 giá (trong đó 2 giá bằng gỗ đã cũ, 1 giá sắt)
	+ Tủ phích: 1 tủ
	+ Bàn ghế đọc học sinh: 4 bộ
	+ Bàn ghế đọc giáo viên: 2 bộ
- Máy tính nối mạng Internet: 1 bộ dùng cho cán bộ thư viện làm việc.
	Mặt khác nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày nên quỹ thời gian tới thư viện để học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh còn hạn chế.
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện chưa được chú trọng nên phần nào có ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện.
	Về hoạt động công tác thư viện thường chỉ diễn ra một cách đơn thuần, hoạt động chưa phong phú là đầu năm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuối năm thu về, vào sổ sách, làm báo cáo... Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng hoạt động thư viện chưa cao.
	Cán bộ thư viện ngoài việc quản lý thư viện còn phải kiêm nhiệm một số công việc khác trong trường vì vậy chưa thật sự dành nhiều thời gian chú ý đến việc nâng cao hiệu quả của thư viện dẫn đến hoạt động của thư viện chưa có sức hút.
2.2.Kết quả của thực trạng trên:
- So với khi đạt chuẩn thì hiệu quả hoạt động của thư viện vẫn ở mức tối thiểu của yêu cầu chuẩn. Số lượng bạn đọc đến thư viện giảm, vốn tài liệu có trong thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Vì vậy khảo sát hoạt động của thư viện trong năm học 2015- 2016 chỉ đạt kết quả sau:
 - Tổng số tài liệu bổ sung vào thư viện hàng năm chỉ đạt khoảng 100 bản sách với tổng kinh phí khoảng trên 1.000.000đ. 
- Số lượng bạn đọc đến thư viện chỉ ở mức:
Đối tượng bạn đọc
Số lượng
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện năm học 2015 – 2016
CBGV, NV
18/24
75%
Học sinh
298/424
70%
Từ thực trạng khảo sát được tại thư viện, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm như thế nào để hoạt động của thư viện đã đạt chuẩn ngày càng phát triển hơn xứng danh với danh hiệu đã đạt được. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một số biện pháp trong hai năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 tại thư viện trường tôi công tác.
3. Các giải pháp thực hiện 
Để duy trì và phát triển tốt hoạt động của thư viện tôi đã vận dụng một số biện pháp sau:
3.1.Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho bản thân.
	Bản thân tôi nhận thấy để xây dựng được hoạt động của thư viện đạt hiệu quả cao thì trước tiên người cán bộ phụ trách thư viện phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Chính vì thế bản thân tôi đã không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ, cập nhật những yêu cầu, quy định mới về công tác thư viện để vận dụng và trong công việc, chủ động xây dựng kế hoạch tham quan học hỏi kinh nghiệm của các thư viện bạn để hoàn thành tốt công tác của mình.
	Mặt khác, tôi cũng xác định cho bản thân để thu hút được số lượt người đọc đến thư viện nhà trường thì tôi cần nắm được kế hoạch giảng dạy của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học để từ đó có kế hoạch tổ chức các hoạt động của thư viện theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoạt động chung của nhà trường.Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy về chuyên môn nhiệp vụ do nhà trường đề ra như: hồ sơ chuyên môn, kế hoạch hoạt động thư viện hàng năm...
	Bên cạnh đó, tôi luôn có thái độ phục vụ giáo viên học sinh tận tụy, vui vẻ hoà nhã, nhiệt tình, có phong cách phục vụ tốt, nhanh gọn, tích cực phát huy vai trò của cán bộ thư viện trong trường học, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh, xứng đáng là người thủ thư gương mẫu.
3.2. Chú trọng đến cơ sở vật chất trong thư viện.
	Khi Thư viện nhà trường đạt chuẩn các trang thiết bị chuyên dùng mới đạt yêu cầu tối thiểu, các tủ đựng sách chủ yếu là tủ gỗ được tận dụng chưa thật sự phù hợp với sách báo trong thư viện. Hơn nữa chiều cao của tủ giá cũng chưa phù hợp với học sinh tiểu học. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về kinh phí để mua sắm giá sách chuyên dùng cho thư viện trường tiểu học và tủ trưng bày sách. 
	Đồng thời tham mưu với nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh ủng hộ về kinh phí và ngày công để lợp tôn làm mái che khu vực sân của thư viện và để ghế đá xung quanh vừa tạo thêm chỗ ngồi vừa tạo được sự ham thích của học sinh khi đến thư viện.
	Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, quạt trong phòng đọc đảm bảo được yêu cầu về ánh sáng và độ thoáng mát .
3.3.Thành lập mạng lưới tổ công tác viên thư viện.
	Để tổ chức hoạt động thư viện đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng Quyết định thành lập mạng lưới cộng tác viên thư viện gồm:
Hiệu trưởng nhà trường làm tổ trưởng – chỉ đạo chung.
Hiệu phó phụ trách chuyên môn làm tổ phó – Phụ trách tổ chức các cuộc thi.
Cán bộ thư viện phụ trách về nghiệp vụ thư viện.
Ngoài ra tất cả Cán bộ giáo viên, nhân viên và lớp trưởng, huynh trưởng của các lớp làm cộng tác viên.
	Để tổ cộng tác viên hoạt động tốt hỗ trợ tích cực cho cán bộ thư viện trong các hoạt động của thư viện tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết theo từng năm học, học kì, tháng, tuần và có kế hoạch hướng dẫn, rèn luyện và giúp đỡ các cộng tác viên (chủ yếu là lớp trưởng của các lớp) từng bước nắm bắt được một số vấn đề cơ bản về thư viện, nắm được phương pháp và kĩ năng đọc sách cũng như tuyên truyền về sách báo ở thư viện theo kế hoạch, có như thế mới góp phần nâng cao được hiệu quả hoạt động của thư viện.
3.4. Bổ sung kịp thời vốn tài liệu làm phong phú kho sách.
	Sau khi khảo sát về nhu cầu tài liệu của bạn đọc và số lượng tài liệu thực tế có trong kho tôi nhận thấy lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên đã đủ so với yêu cầu, còn đối với sách tham khảo, sách thiếu nhi và báo tạp chí thì số lượng có trong thư viện còn ít hơn nữa lại chưa phong phú, chưa cập nhật thường xuyên những thông tin mới. Tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thông qua bản kế hoạch bổ sung tài liệu đầu năm đề xuất nhà trường dành kinh phí bổ sung tài liệu vào thư viện những loại tài liệu mà thư viện còn thiếu. Sau khi trình kế hoạch bổ sung sách cho năm học mới nhà trường đã duyệt chi kinh phí bổ sung là 2.000.000đ (hai triệu đồng). Thông qua danh mục sách của nhà xuất bản Giáo dục và trực tiếp đến Hiệu sách nhân dân để tìm chọn, tôi đã bổ sung vào kho sách được 150 bản sách bao gồm cả sách nghiệp vụ, sách tham khảo các môn học đồng thời tôi cũng lựa chọn và đặt thêm một số loại báo phù hợp với học sinh.
	Phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn – Đội trong nhà trường phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách hay” phong trào được phát động rộng rãi trong toàn trường. Để số tài liệu mà bạn đọc quyên góp có chất lượng tôi kết hợp với ban cộng tác viên thư viện các lớp đưa ra những quy định cụ thể về tài liệu đủ tiêu chuẩn quyên góp vào kho sách của thư viện. Tổng kết phong trào tôi tổng hợp các cá nhân và tập thể thực hiện tốt phong trào và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng kịp thời. Tổng số tài liệu quyên góp được trong hai năm học là 660 bản trong đó: Sách giáo khoa 168 bản; sách tham khảo 242 bản; sách thiếu nhi 250 bản.
	Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường xã hội hóa công tác thư viện để tăng kinh phí bổ sung vốn tài liệu cho thư viện trường. Cụ thể phát động xã hội hóa 10.000đ/1HS/năm, tổng kinh phí thu được trong hai năm là 8.480.000 đồng (100% học sinh tham gia). Từ nguồn kinh phí vận động được tôi đã đặt mua được 200 bản sách tham khảo và 140 bản sách thiếu nhi. Đặt mua thêm báo nhi đồng, báo văn tuổi trẻ và toán tuổi thơ thường kì.
3.5. Xử lý nghiệp vụ trong thư viện:
	Sau khi tài liệu từ các nguồn vận động đã được tập kết tại thư viện tôi cùng với tổ cộng tác viên thư viện tiến hành phân loại sách, xử lý nghiệp vụ đối với sách và sắp xếp lên giá một cách ngăn nắp, chọn cách sắp xếp lại kho giá sao cho nhìn vào kho sách vẫn thấy rộng rãi thoáng đãng sau khi đã nhập vào số lượng tài liệu nhiều như trên.
	Cùng với sắp xếp lại kho sách tôi xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường cùng với ý kiến đóng góp của tổ cộng tác viên thư viện sắp xếp lại phòng đọc sao cho hợp lý nhất, tạo được nhiều chỗ ngồi cho bạn đọc đồng thời trang trí lại phòng đọc bằng các pano, khẩu hiệu, và một số tranh ngộ nghĩnh về thư viện phù hợp với học sinh.
	Tìm chọn một số ấn phẩm hay, có ý nghĩa và có hình thức hấp dẫn tôi giới thiệu tới bạn đọc qua tủ trưng bày sách, tạo ham thích của học sinh.
	Các tài liệu mới nhập vào thư viện tôi bổ sung vào danh mục sách mới của thư viện để kịp thời phụ vụ nhu cầu của bạn đọc.
3.6. Nghiên cứu nhu cầu và hứng thú của bạn đọc từ đó xây dựng kế hoạch đọc sách phù hợp với bạn đọc.
	Ngay từ đầu năm học thư viện đã tiến hành thu thập thông tin và nhu cầu đọc sách của ban đọc thông qua phiếu điều tra thông tin. Từ đó cán bộ thư viện phân loại được nhóm đối tượng bạn đọc và nhu cầu đọc của từng nhóm.
	Sau khi nắm bắt được nhu cầu đọc của bạn đọc cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch đọc sách vừa đảm bảo phù hợp với kế hoạc hoạt động của nhà trường vừa phù hợp với nhu cầu đọc của bạn đọc.
	Kế hoạch đọc sách phải nêu cụ thể được từng chủ điểm đọc của thư viện trong tháng đồng thời cán bộ thư viện phải nắm được những tên sách phù hợp với chủ điểm đọc đã xây dựng.
	Thư viện mở cửa thường xuyên vào các ngày trong tuần, cán bộ thư viện lên kế hoạch cụ thể từng tuần, lên lịch đọc của các lớp và thông báo cụ thể đến ban cộng tác viên của các lớp nắm rõ lịch đọc của lớp để triển khai đến lớp của mình. Không để xảy ra tình trạng bạn đọc không nắm được lịch đọc của mình và dồn lên thư viện quá đông so với số chỗ ngồi.
	Để kế hoạch đọc sách phù hợp với lịch học của học sinh tôi dành những tháng cuối học kì I và học kì II giới thiệu tới các em 1 số tài liệu tham khảo môn học để các em có thêm tài liệu tham khảo và đạt kết quả tốt trong các kì kiểm tra định kì cuối kì I và cuối kì II.
	Như vậy xây dựng xây dựng kế hoạch đọc sách cũng là một trong những biện pháp quan trọng để bạn đọc tiếp cận vốn tài liệu của thư viện một cách khoa học và hiệu quả. Kế hoạch đọc sách phải được triển khai ngay từ đầu năm học.
3.7. Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo chủ điểm, thi tìm hiểu.
	Bản thân tôi nhận thấy, để thu hút số lượng bạn đọc đến với thư viện ngày một nhiều hơn thì không gì hiệu quả hơn là tổ chức các hội thi như kể chuyện theo chủ điểm, kể chuyện theo sách, thi tìm hiểu... qua đó phát động rộng rãi cán bộ giáo viên và các em học sinh đến thư viện nghiên cứu tài liệu, sưu tầm chuyện kể để dự thi. Chính vì thế, trong năm học, tôi đã chủ động phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội tổ chức được nhiều hội thi như: Kể chuyện theo sách; Kể chuyện theo chủ điểm 20/11; Kể chuyện theo chủ điểm 19/5; 08/3; ... và các cuộc thi tìm hiểu như: Tìm hiểu về Bác Hồ với Thanh Hóa; Tìm hiểu về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
	Chẳng hạn, tháng 11, tôi đã xây dựng kế hoạch chi tiết về tổ chức Hội thi Kể chuyện về thầy cô giáo, với mỗi lớp là 1 tiết mục tham gia. Để thực hiện tốt cho hội thi, tôi đã chuẩn bị tài liệu, các câu chuyện về thầy cô giáo giới thiệu, định hướng cho học sinh để các em chọn lựa. Ví dụ, đối với học sinh lớp 1,2 tôi giới thiệu cho các em chọn các câu chuyện đơn giản, gần gũi với các em giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc câu chuyện; còn đối với học sinh lớp 3, 4, 5 tôi gợi ý cho các em chọn các câu chuyện có tình tiết phong phú hơn. Tôi cũng không quên đề xuất nhà trường trao thưởng cho các em học sinh kể chuyện hay, hấp dẫn một phần thưởng nhỏ để động viên khuyến khích các em.
	Tháng 12, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa, tôi đã chủ động biên soạn nội dung cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ với Thanh Hóa phù hợp trình Ban giám hiệu nhà trường duyệt và tổ chức phát động làm bài thi tìm hiểu trong toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh khối 3,4,5. Thư viện nhà trường đã chủ động chuẩn bị tài liệu, phương tiện để bạn đọc tra cứu thông tin, làm bài thi tìm hiểu. Tổng kết hội thi, ban tổ chức chấm, chọn và trao phần thưởng 02 cho giáo viên, 05 học sinh làm bài thi xuất sắc.
	Hưởng ứng các bài thi tìm hiểu của cấp trên phát động, trong hai năm qua thư viện nhà trường đã cung cấp tài liệu cho cán bộ, giáo viên của trường làm bài thi tìm hiểu về Công tác dân vận, Pháp luật phòng chống tham nhũng; ... đều có 100% cán bộ giáo viên tham gia với chất lượng cao. Cụ thể bài dự thi cấp huyện đã đạt được giải A bài dự thi bảo vệ môi trường; giải B cấp huyện bài dự thi tìm hiểu về công tác dân vận.... Qua đó cho thấy, nguồn tài liệu của thư viện nhà trường thật sự phong phú, từ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_duy_tri_va_nang_cao_hieu_qua_hoat.doc