SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề thi trắc nghiệm trên máy vi tính theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Thạch - Nga Sơn

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề thi trắc nghiệm trên máy vi tính theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Thạch - Nga Sơn

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

Khi có kế hoạch kiểm tra, giáo viên phải nắm bắt được đúng đối tượng học sinh để ra đề kiểm tra. Sau khi có kết quả dựa vào đó mà kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy, uốn nắn cách học của từng đối tượng học sinh, đối với học sinh phải biết vận dụng kiến thức mình đã học vào làm bài tập cụ thể để đánh giá đúng thành quả học tập của mình.

Vậy, hình thức kiểm tra như thế nào thì hợp lí? Làm sao để kiểm tra được nhiều nhất lượng kiến thức các em đã được học? Cách kiểm tra nào giúp giáo viên có kết quả nhanh và chính xác nhất, đỡ chi phí cho giáo viên và học sinh.

Mặc khác, hình thức kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra. Nội dung môn tin học có thể xem được có hai phần bao gồm: phần kiến thức về ngành khoa học tin học và kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác phần mềm.

Kiến thức môn học tin học nói riêng và các môn khác nói chung rất nhiều. Nếu kiểm tra bằng hình thức tự luận thì chỉ kiểm tra được một phần nội dung kiến thức đó. Bên cạnh đó, so với các môn học khác, nội dung và trang thiết bị dạy học môn tin học thuận lợi cho áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm.

Tuy nhiên, để tiến hành kiểm tra trắc nghiệm mất khá nhiều thời gian và công sức của giáo viên như: ra đề, photo đề, phát cho học sinh, quản lí giờ thi, chấm bài. Đối với các bài thi định kì bộ môn hay một kì thi lớn phải huy động nhiều giáo viên chấm bài, vào điểm,. nhưng cũng có thể bị sai xót, nhằm lẫn đáng tiếc sảy ra.

 

doc 19 trang thuychi01 24461
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề thi trắc nghiệm trên máy vi tính theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Thạch - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MụcTrang
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.
Khi có kế hoạch kiểm tra, giáo viên phải nắm bắt được đúng đối tượng học sinh để ra đề kiểm tra. Sau khi có kết quả dựa vào đó mà kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy, uốn nắn cách học của từng đối tượng học sinh, đối với học sinh phải biết vận dụng kiến thức mình đã học vào làm bài tập cụ thể để đánh giá đúng thành quả học tập của mình.
Vậy, hình thức kiểm tra như thế nào thì hợp lí? Làm sao để kiểm tra được nhiều nhất lượng kiến thức các em đã được học? Cách kiểm tra nào giúp giáo viên có kết quả nhanh và chính xác nhất, đỡ chi phí cho giáo viên và học sinh.
Mặc khác, hình thức kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra. Nội dung môn tin học có thể xem được có hai phần bao gồm: phần kiến thức về ngành khoa học tin học và kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác phần mềm.
Kiến thức môn học tin học nói riêng và các môn khác nói chung rất nhiều. Nếu kiểm tra bằng hình thức tự luận thì chỉ kiểm tra được một phần nội dung kiến thức đó. Bên cạnh đó, so với các môn học khác, nội dung và trang thiết bị dạy học môn tin học thuận lợi cho áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm.
Tuy nhiên, để tiến hành kiểm tra trắc nghiệm mất khá nhiều thời gian và công sức của giáo viên như: ra đề, photo đề, phát cho học sinh, quản lí giờ thi, chấm bài.... Đối với các bài thi định kì bộ môn hay một kì thi lớn phải huy động nhiều giáo viên chấm bài, vào điểm,... nhưng cũng có thể bị sai xót, nhằm lẫn đáng tiếc sảy ra.
Hiện nay, ít có tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề tạo đề thi trắc nghiệm trên máy cho một bài kiểm tra lí thuyết 15 phút, 45 phút và cách ứng dụng triển khai phần mềm để tổ chức một kì thi trên máy.
Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy môn Tin học trong 7 năm và trong thời gian đó tôi đã luôn luôn trăn trở tìm ra phương pháp khắc phục khó khăn cho mình trong quá trình kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được. Đây là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ra đề thi trắc nghiệm trên máy vi tính theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trường THCS Nga Thạch- Nga Sơn”. Với mong muốn được chia sẽ, học hỏi từ chuyên môn của đồng nghiệp và hơn thế là mong được sự góp ý chân thành của cấp trên cũng như của các đồng nghiệp khác.
2. Mục đích nghiên cứu.
Các công việc soạn câu hỏi trắc nghiệm đều thực hiện bằng phần mềm máy tính, giáo viên có thể đảo câu hỏi, đáp án và lưu trữ lâu dài trên máy tính. Như vậy, giáo viên sẽ giảm bớt thời gian soạn đề và tiến hành kiểm tra trắc nghiệm một cách dễ dàng. 
Khi tiến hành kiểm tra trắc nghiệm trên phòng máy, giáo viên không phải photo đề phát cho học sinh sẽ tiết kiệm được kinh phí cho một bài thi.
Giáo viên sẽ có kết quả ngay sau khi học sinh kết thúc bài một cách trung thực khách quan. Giáo viên không những không mất thời gian khi chấm số lượng bài nhiều mà còn tránh được những sai sót khi chấm bài.
Đối với học sinh, sau khi trải nghiệm phương pháp thi kiểm tra trên phòng máy giúp các em được tiếp cận với ứng dụng CNTT từ khi học và sau này khi làm thực tế sẽ không còn khó khăn khi tiếp cận với các phần mềm khác.
Giáo viên có quyền kết thúc bài thi những học sinh vi phạm quy chế thi bất kì lúc nào nếu muốn.
Như vậy, giáo viên không còn cảm thấy khó khăn khi muốn kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho học sinh trong các tiết kiểm tra bài cũ hay trong tiết ôn tập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính: Các giáo viên dạy môn tin học, môn ngoại ngữ và học sinh trung học cơ sở (THCS).
Nghiên cứu một số phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong việc sử dụng phần mềm Tin học ở trường cũng như trong cuộc sống.
Sử dụng phần mềm NetOp School 6.12 vào tạo bài kiểm tra trắc nghiệm và thực hiện việc kiểm tra trên máy tính.
Dùng trong kiểm tra các tiết kiểm tra lý thuyết môn Tin học đối với học sinh THCS.
Đề tài nhằm hưởng ứng phong trào ứng dụng CNTT vào dạy và học, giúp giáo viên biết cách soạn thảo một đề thi trắc nghiệm lưu trữ và triển khai một kì thi trên phòng máy vi tính. Học sinh biết thao tác sử dụng phần mềm để nâng cao việc sử dụng máy vi tính để tìm kiểm thông tin hổ trợ học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp xây dụng cơ sở lý thuyết: tìm hiểu phần mềm NetOp School 6.12, các tài liệu help của phần mềm, các thông tư về đổi mới kiểm tra đánh giá.
Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát tình hình ra đề, kiểm tra và chấm bài kiểm tra của toàn bộ giáo dạy trong trường THCS Nga Thạch, khảo sát quá trình làm bài kiểm tra trên lớp của học sinh lớp 7A.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực triển khai các hoạt động cải cách hành chính, tin học hóa quản lý, hệ thống công cụ quản lý thông tin giáo dục thống nhất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp thời. Bên cạnh đó thì việc đổi mới căn bản hình thức thi và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đảm bảo trung thực khách quan. Việc thi, kiểm tra và đành giá kết quả giáo dục, đào tạo từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy.
Ngày 15/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-TTg về việc Thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin. Với nghị quyết này, Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin - Truyền thông và triển khai một số chương trình quốc gia về phát triển ứng dụng trong các nhà trường và doanh nghiệp. Vì vậy, việc hình thành Ủy ban quốc gia về Công nghệ thông tin được cộng đồng CNTT-TT bước ngoặt để tạo nên thế và lực mới cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam.
[Cụ thể các nghị định và thông tư liên quan xem phần 2 phụ lục trang 23]
Từ năm 2009 đến nay hầu hết các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Nga Sơn cũng như tỉnh Thanh Hóa đều được trang bị một phòng thực hành gồm 15 máy vi tính trở lên và tất cả các thiết bị cần thiết như Hub 24 port, giây nối mạng LAN, bàn ghế, giây điện, đường truyền Internet tốc độ cao.rất thuận lợi cho việc ứng dụng triển khai thi trắc nghiệm trên phòng máy.
Đặc biệt tháng 3 năm 2017 trường THCS Nga Thạch nói riêng và một số trường khác trong huyện được cấp một phòng máy tính mới với 19 máy tính, 1 máy chiếu cùng các thiết bị khác kèm theo đảm bảo một phòng học và thực hành ứng dụng CNTT.
Qua các cuộc thi: giải toán trên mạng; thi giao thông thông minh; chinh phục vũ môn; IOE qua mạng ngoài kiểm tra được kiến thức còn gây hứng thú với việc sử dụng máy vi tính vào việc học tập và chinh phục các kiến thức mới.
Từ các cơ sở thực tiển trên là những động lực tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến này.
2. Thực trạng vấn đề.
Tổ bộ môn. Giáo viên
Giáo viên
Nộp lại ban giám hiệu
Nhận lại bài thi
Trường 
Văn thư
Coi thi, chấm bài
2.1 Đối với giáo viên khi triển khai thi trên giấy
	Thuận lợi: 
	Có thể ra đề nhanh (với đề thi tự tự luận) hoặc sử dụng các đề đã có để chỉnh sửa phù hợp với đối tượng học sinh mình đảm nhiệm.
	Có thể kiểm tra được một số lượng lớn học sinh tại một thời, có thể kiểm tra lại các học sinh vắng không tham gia buổi kiểm tra và giờ tiếp theo.
	Có thể tổ chức thi ở một số nơi có hệ thống công nghệ lạc hậu
	Thời gian thi nhanh hơn
	Khó khăn: 
	Về công tác tổ chức thi: Phải tổ chức đội ngủ ra đề, coi thi, chấm thi và bảo quản đề thi tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền của.
	Phải photo đề mất nhiều thời gian và kinh phí.
	Mất nhiều thời gian chấm bài nhiều và khi chấm không thể tránh được các sai xót.
	Công việc coi thi rất khó khăn khi quản lý học sinh trao đổi bài hay quay tài liệu.
	Huy động nhiều giáo viên chấm bài, coi thi, vào điểm (với kì thi lớn).
2.2 Đối với học sinh thi trên lớp
	Thuận lợi:
	Có thể làm bài và trao đổi được các bạn học sinh khác.
	Có thể đánh dấu bất kì và sửa lại bằng cách gạch bỏ lựa chọn trên giấy.
	Có thể lấn thêm một ít thời gian khi kết thúc bài thi.
	Dể dàng thay đổi đáp án khi không tự tin hay trảo đổi với các bạn.
	Khó khăn:
	Không ứng dụng được CNTT trong quá trình làm bài.
	Cách trình bày bài kiểm tra có thể bị trừ điểm nếu làm có tẩy xóa nhiều.
	Bạn khác có thể nhìn trộm bài, hỏi bài làm mất thời gian của học sinh bị hỏi.
	Có thể bị trừ điểm do chữ viết không rõ ràng.	
	Có thể bị bỏ xót câu hỏi.	
2.3 Kết quả khảo sát
	Đối với giáo viên: Các khó khăn khi thi trên giấy 
STT
Các lỗi và khó khăn của giáo viên
Tỉ lệ phần trăm/trường
1
Ra đề còn bị lỗi chính tả khi soạn đề
10%
2
Thời gian chấm bài trên giấy x giờ/bài
50%
3
Vào điểm bị sai
10%
4
Giờ thi còn chưa nghiêm túc
10%
Đối với học sinh:
Bảng kết quả thu được sau giờ kiểm tra bằng giấy
Lớp
Sĩ số
Ứng dụng CNTT
Trao đổi bài
Trình bày
Tẩy xóa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
31
0
0
14
45.2
10
32,3
7
22.6
2.4 Kết luận
	Từ thực trạng trên, tôi đã trăn trở rất nhiều làm sao để tổ chức, quản lý thi trên phòng thực hành và cách ra đề thi trắc nghiệm sao cho có hiệu quả. Do đó, tôi mạnh dạn đưa ra cải tiến phương pháp tổ chức thi kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh truyền thống bằng cách sử dụng phần mềm quản lí lớp học NetOp School 6.12, để quản lí các giờ thi lí thuyết trắc nghiệm khách quan trên phòng máy đối với tất cả học sinh lớp 7A. Với mong muốn các em có thể được học tập, tiếp cận CNTT một cách thoải mái, phấn khởi, thời gian ngắn nhưng đạt kết quả cao.
Sau khi tìm hiểu phần mềm, tôi đã thiết kế đề thi thực hành “Kiểm tra một tiết lớp 7A-tiết 52” và đưa vào thi chính thức cho học sinh khối 7 chương trình Bảng tính Excel - THCS Nga Thạch tại phòng máy. 
a. Kết quả: 
Tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện cách ra đề và triển khai thi trên máy. Cụ thể: Sử dụng phần mềm có thể soạn thảo tất cả các dạng câu hỏi như: điểm khuyết, trả lời nhanh, hoàn thiện đoạn văn, kéo thả từ, điền nhản cho ảnh, câu hỏi một lựa chọn hoặc nhiều lựa chọn. Triển khai thi đồng loạt thời gian giao đề và kết thúc bài thi chính xác.
Đối với học sinh:
Bảng kết quả thu được sau giờ kiểm tra bằng máy tính:
Lớp
Sĩ số
Ứng dụng CNTT
Trao đổi bài
Trình bày
Tẩy xóa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
31
31
100
0
0
31
100
31
100
b. Hiệu quả: 
Đã hoàn thành cách tổ chức, quản lí cơ sở vật chất đối với số lượng học sinh đông và có nhiều lớp học.
Mặc khác, kiểm tra đánh giá bằng phòng máy vừa mang tính chất đổi mới về phương pháp kiểm tra truyền thống vừa mang tính chất ứng dụng CNTT trong nhà trường, vừa tạo sự hứng thú, phấn khởi cho học sinh khi phải học tham gia thi trên máy vi tính.
3. Các giải pháp thực hiện.
	[Cách cài đặt phần mềm cho máy học sinh và máy giáo viên xem phần II- và hướng dẫn cụ thể các chức năng của phần mềm xem thêm phần III - Phụ lục]
Vấn đề nghiên cứu chính ở đề tài này là thi trắc nghiệm trên phòng máy tính bằng phần mềm NetOp School 6.12. Để thực hiện được tôi phải tách nó thành việc nghiên cứu hai vấn đề nhỏ: “Cách tạo một đề thi trắc nghiệm bằng phần mềm NetOp School 6.12” và “cách tiến hành thi trắc nghiệm trên phòng thực hành ”
3.1 Tạo đề trắc nghiệm
	Sau khi cài đặt xong trên máy chủ và trên các máy con (xem hướng dẫn cài đặt trên đường linh tải về). Nhấn chạy chương trình sẽ xuất hiện giao diện NetOp School 6.12:
Hình1: Giao diện của phần mềm
Bước 1: Trên thanh công cụ bên phải, kích vào công cụ Test, trong cửa sổ bên trái kích phải vào vùng trống chọn New test, xuất hiện:
Hình 2: Đặt chủ đề bài thi và chú thích nếu cần
Kích OK, kích Next, xuất hiện:
Hình 3: Thêm câu hỏi
Bước 2: Kích Add để thêm câu hỏi.
Hình 4: Chọn dạng câu hỏi
Bước 3: Chúng ta sẽ chọn một dạng câu hỏi/OK.
NetOp School 6.12 có 9 kiểu câu hỏi:
Stt
Tên câu hỏi
Dạng câu hỏi
Cách trả lời
1
Drop-down List
Danh sách thả xuống
Lựa chọn đáp án trong danh sách
2
Essay
Bài luận
Đưa ra luận điểm một vấn đề
3
Label Image
Gắn nhãn cho hình ảnh
Gán tên vào hình ảnh
4
Match Image
Ghép hình với mô tả
Ghép hình vào vị trí đúng
5
Match Text
Ghép chữ vào vị trí trống
Ghép một cụm từ vào vị trí trống
6
Multiple Choice
Nhiều lựa chọn
Chọn các phương án đúng
7
Ordering
Sắp xếp theo trật tự
Sắp xếp theo đúng thứ tự
8
Question and Answer
Câu hỏi và trả lời
Đưa ra câu hỏi và trả lời
9
Text Completion
Hoàn thành đoạn văn bản
Hoàn thành một đoạn văn
Ví dụ: chọn kiểu câu trắc nghiệm phổ biến Multiple Choice (nhiều lựa chọn): Trong bảng Choose Question Type, kích chọn kiểu Multiple Choice, xuất hiện:
Hình 5: Giao diện khi chọn câu hỏi nhiều lựa chọn
Topic: Chủ đề câu hỏi;
Question: Câu hỏi;
Answer: Các phương án trả lời;
Add/Remove: Thêm/bớt phương án trả lời;
Multiple corect answer: Trả lời nhiều đáp án;
Random order: Tạo thứ tự ngẫn nhiên cho đáp án;
: Đặt giới hạn thời gian cho câu hỏi; : Câu hỏi nguồn;
: Xem trước câu hỏi;
Bước 4: Tùy chọn về câu hỏi:
Trong cửa sổ Test Question:
Nút lệnh để quy định điểm số cho từng câu hỏi:
Hình 6: Chọn mức điểm cho từng câu hỏi
Kích để qua trang Test Style chọn giao diện cho bài test:
Hình 7: Chọn giao diện cho bài kiểm tra
Kích :
Hình 8: Mô tả câu hỏi và một số lựa chọn nâng cao khác
Trong cửa sổ Test Option trên có các lựa chọn sau:
Description: Mô tả bài kiểm tra;
Author: Tác giả soạn thảo;
Test Type: Kiểu kiểm tra gồm hai lựa chọn cho phép chọn lại đáp án của câu đã làm (unrestricted) và không cho phép chọn lại đáp án của câu đã làm (restricted). Mặc định là unrestricted, cho phép thí sinh làm lại các câu chưa chắc chắn nếu còn thời gian;
Time Limit: Thời gian làm bài (tính bằng phút);
Tùy chọn tiếp theo nên đánh dấu, trong đó tùy chọn Send test result when (gởi kết quả đến máy thí sinh khi) có hai lựa chọn: thông báo khi thí sinh hoàn thành bài test và thông báo khi hết thời gian làm bài;
Bước 5: Kích Finish để hoàn thành việc soạn thảo câu hỏi.
3.2 Kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính
Bước 1: Kích vào Details để vào trang quản lý máy con, chọn các máy muốn tiến hành kiểm tra:
Hình 9: Chọn số lượng máy và bài kiểm tra
Bước 2: Trong bảng chọn Teach, kích nút lệnh Run Test, sẽ xuất hiện danh sách bài test, chọn bài kiểm tra.
Hình 10: Màn hình yêu cầu nhập thông tin học sinh trên máy con
Bước 3: Lúc này tại máy con sẽ xuất hiện cửa sổ yêu cầu nhập tên học sinh kiểm tra (như hình 10). 
Sau khi các máy con gõ tên xong tại máy chủ xuất hiện màn hình quản lý các máy kiểm tra và thể hiện tiến trình kiểm tra của các máy con.
Hình 11: Màn theo giỏi quá trình làm bài
Hình 12: Hiển thị kết quả trên máy giáo viên
Kết quả làm bài của học sinh: Câu trả lời đúng (dấu check màu xanh), câu trả lời sai (dấu x đỏ), câu đang trả lời (dấu mũi tên xanh), cột Score thể hiện điểm số hiện tại của từng máy.
Khi làm bài, học sinh có thể quay lại sửa các câu trả lời đã làm, hết thời gian làm bài, máy sẽ tự động tắt bài test và hiển thị điểm số tại máy người làm. 
Trên máy chủ sẽ có file thông kê kết quả, lưu trữ đầy đủ thông tin bài làm từng thí sinh, từng câu hỏi mà học sinh đã làm.
Giáo viên có thể lưu lại file này trên máy để lưu trữ kết quả, có thể xem lại chi tiết kết quả từng câu:
Hình 13: Thông báo chi tiết từng câu hỏi học sinh trả lời
Giáo viên có thể kiểm tra kết quả các bài kiểm tra đã kết thúc trước đó bằng cách chọn Tests/results.
Hình 14: Xem lại kết quả các đợt kiểm tra
Lưu ý: Thí sinh có thể kết thúc bài kiểm tra bất kỳ lúc nào khi nhấn dòng cuối cùng (Submit Test) trong bài test, khi đó thí sinh không thể sửa lại các câu đã làm. Thời gian hiển thị trên màn hình của máy thí sinh trong quá trình làm bài. Khi hết giờ chương trình tự động tắt và thông báo kết quả làm bài trên máy thí sinh.
4. Hiệu quả của sáng kiến.
Từ đầu năm học 2016-2017, bản thân tôi đã sử dụng NetOp School 6.12 để tiến hành soạn câu hỏi và thực hiện việc kiểm tra trực tiếp trên máy tính như đã trình bày ở trên. Việc kiểm tra này đem lại rất nhiều thuận lợi cho giáo viên như:
Câu hỏi lưu lại sử dụng cho những lần sau;
Không mất thời gian chấm bài, kết quả chính xác;
Có thể tiến hành kiểm tra nhiều học sinh trong cùng một thời điểm (mỗi HS 1 máy);
Với những câu hỏi khó – dễ có thể đặt mức điểm khác nhau mà phần mềm khác không có được;
Kết quả làm bài của HS lưu lại được trên máy rất tiện lợi;
Trong một lần kiểm tra tiến hành cùng một đề duy nhất đảm bảo công bằng cho HS (HS sẽ không nhìn được bài của nhau).
Bảng so sánh hai cách thi
Stt
Các ưu điểm
Thi trên giấy
Thi trên máy
1
Lưu câu hỏi
Có lưu không sử dụng lại cho lớp khác nếu thời gian thi cách xa nhau
Có lưu và mỗi lần thi phần mềm tự xáo trộn các ý trả lời
2
Chấm bài
x hs*y phút/bài
Không mất thời gian chấm bài, kết quả chính xác
3
Lưu bài
Lưu trên giấy dễ thất lạc
Lưu trên máy
4
Thống kê
Phải đếm bộ, sẽ sai xót
Máy tự thống kê
..
Với những tiện ích như trên tôi mong muốn qua giải pháp hữu ích này, các giáo viên khác cũng vận dụng vào NetOp School 6.12 vào việc kiểm tra đánh giá học sinh, ngoài môn Tin học đặc biệt môn Ngoại ngữ rất phù hợp (dạng câu Drop-down List: Danh sách thả xuống, Match Text: Ghép chữ vào vị trí trống, điền khuyết, ).
Rất mong sự đóng góp và ủng hộ của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giải pháp này thực sự có hiệu quả trong thực tế.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận.
Trong thời gian thực hiện nghiên cứu và tiến hành triển khai trên các bài kiểm tra bản thân tôi đã rút ra nhất nhiều bài học bổ ích.
	Bên cạnh việc thay đổi phương pháp dạy học của thầy cô để đáp ứng với xu thế mới thì rất cần đổi mới cách kiểm tra đánh giá.
Hãy tạo hứng thú việc tiếp cận với công nghệ mới bằng phương pháp khuyến khích động viên, hổ trợ, bồi dưỡng, kiểm tra các đơn vị kiến thức lĩnh hội qua việc sử dụng máy tính và các phần mềm miễn phí liên quan đến việc học tập.
Bản thân nhận thấy đề tài này rất thiết thực vào môi trường giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. 
Hiện nay, trong tất cả các trường đều có ít nhất một phòng máy thực hành vi tính nên việc áp dụng đề tài này hoàn toàn có tính khả thi cao.
Ở trên bản thân chỉ đề cập đến một tính năng nhỏ của phần mềm nhưng vô cùng hữu ích. Nó không chỉ dừng lại ở môn Tin học mà còn được áp dụng cho tất cả các môn khác như Ngoại ngữ, toán học, hóa họcngoài ra nó còn áp dụng cả cho các kì thi tốt nghiệp: THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp
2. Kiến nghị.
Hiện nay còn nhiều nhà trường đã được cung cấp các phòng máy nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Để đề tài có tính khả thi cao thì rất mong ban giám hiệu nhà trường tham mưu cấp trên, các nhà hảo tâm, các doanh nhân qua tâm đến việc cung cấp, nâng cấp, các máy tính, các thiết bị cần thiết, cũng như cổ vũ, động viên, khuyến khích học tham gia nghiên cứu, ứng dụng phần mềm trong học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Mỵ Duy Dậu
Tài liệu tham khảo:
Trang chủ phần mềm NetOp School 6.12: 
Phần trợ giúp của phần mềm NetOp School.
Phần trợ giúp của phần mềm Netsuport School.
DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
Stt
Tên sáng kiến
Năm học
Xếp loại
Cấp công nhận
1
Phương pháp tổ chức phòng Tin học và cách ứng dụng phần mêm Net School vào quản lý giờ dạy thực hành
2010-2011
C
Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
2
Cách kết hợp phần mềm V.Emis và VnEdu để nâng cao hiệu quả nhập điểm thành phần, thống kê báo cáo tại trường THCS Nga Thạch
2013-2014
A
Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn
3
Sử dụng phần mềm V-Pascal để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành mon Tin học quyển 3 tại trường THCS Nga Thạch
2014-2015
A
Phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn
4
Sử dụng phần mềm NetOp School 6.12 để triển khai thi trắc nghiệm trên máy vi t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_viec_ra_de_thi_trac.doc