SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Quảng Thạch

SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Quảng Thạch

"Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ em mà cụ thể là học sinh, đối tượng rất dễ mắc sai lầm, vấp ngã nếu không được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cơ bản.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh

Xuất phát từ thực tế hiện nay do nhiều lí do mà trẻ em nói chung, học sinh trường THCS Quảng Thạch nói riêng còn thiếu và yếu về các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, trong học tập cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống.

Là người tham gia hoạt động công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đồng thời cũng là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nên tôi dễ dàng nhận biết các em đã có những gì, thiếu những gì, nhất là đối tượng học sinh của nhà trường THCS Quảng Thạch, đơn vị nằm ở khu vực bãi ngang ven biển có điều kiên kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.

 

doc 20 trang thuychi01 5720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Quảng Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 "Kỹ năng sống" là khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, biết ứng ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại người thiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ em mà cụ thể là học sinh, đối tượng rất dễ mắc sai lầm, vấp ngã nếu không được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cơ bản. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh
Xuất phát từ thực tế hiện nay do nhiều lí do mà trẻ em nói chung, học sinh trường THCS Quảng Thạch nói riêng còn thiếu và yếu về các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, trong học tập cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống.
Là người tham gia hoạt động công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đồng thời cũng là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nên tôi dễ dàng nhận biết các em đã có những gì, thiếu những gì, nhất là đối tượng học sinh của nhà trường THCS Quảng Thạch, đơn vị nằm ở khu vực bãi ngang ven biển có điều kiên kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. 
Vậy làm thế nào để chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh? Tôi nghĩ có nhiều phương pháp, nhiều cách thức. Vậy ai là người có thể bồi dưỡng những kỹ năng đó? Đó là gia đình, là nhà trường, là xã hội, có thể nói, nhiều đối tượng có thể tham gia để thực hiện việc này. Nhưng với suy nghĩ của bản thân và từ thực tế, tôi thấy rằng kỹ năng sống của học sinh phần lớn được hình thành thông qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, hoạt động GDNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập.
. Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân là Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh đã tham dự và tổ chức nhiều hoạt động GDNGLL tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm của mình để góp một phần nhỏ vào việc thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ trên cơ sở tiếp thu được các kỹ năng sống đầy đủ, đó là lí do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Quảng Thạch”.
 2. Mục đích nghiên cứu 
Quảng Thạch là một đơn vị hành chính thuộc vùng bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn của huyện Quảng Xương, có địa hình tương đối phức tạp, sự giao tiếp của học sinh trên địa bàn với các địa phương khác còn hạn chế, những thông tin mà học sinh nhà trường nắm bắt về cuộc sống xã hội có sự góp phần không nhỏ qua các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội mà trong số đó có không ít thông tin, không ít sự kiện có ảnh hưởng không tốt đến các em. Cùng với đó địa phương lại là một trong những nơi có số lượng lớn người đi lao động ở các tỉnh miền Nam, lao động bất hợp pháp bên Trung Quốc, về rủ rê bỏ học đi làm, rồi từ đó bị tiêm nhiễm những tác động xấu, bên cạnh đó hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khóa lành mạnh để các em được giao lưu, học hỏi, rèn luyện kỹ năng cũng đã được tổ chức nhưng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Từ tình hình thực tế đó, qua việc tổ chức các hoạt động phong trào ở địa phương và đặc biệt là các hoạt động GDNGLL trong nhà trường để đưa ra các phương pháp áp dụng để thu hút và tập hợp thiếu nhi có hiệu quả, phù hợp với các em thiếu nhi ở Liên đội trường Trung học cơ sở Quảng Thạch, tìm ra những biện pháp để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức các hoạt động phong trào thu hút và tạo hứng thú cho các em nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó việc góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh là cực kì quan trọng.
Tổ chức HĐGDNGLl có ý nghĩa to lớn là tạo điểu kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng cao tính tích cực chủ động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con người phát triển toàn diện. [1]
Tổ chức HĐGDNGLL nhằm mục tiêu: [2]
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể cho học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức quản lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
- Bồi dưỡng thái độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 
* Đối tượng nghiên cứu: Bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh thông qua các HĐGDNGLL ở trường THCS Quảng Thạch.
* Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động GDNGLL cấp Liên đội trường Trung học cơ sở Quảng Thạch góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho các em. 
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2019. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kết hợp với nhau như: 
- Phương pháp nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hiện tại của liên đội khi thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận từ thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu quan sát, đàm thoại.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận
Qua nghiên cứu tôi thấy HĐNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng sông. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của HĐNGLL là củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng hành vi. Đặc biệt là nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, nhiệm vụ này nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình; nhà trường và xã hội. Kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng hành vi này để rèn luyện kỷ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy chúng ta phải biết phát huy tận dụng nhiệm vụ này của HĐNGLL để góp phần rèn luyện KNS cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Mặt khác, HĐNGLL là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, lôi cuốn các em tham gia; phạm vi kiến thức kỹ năng rộng lớn, thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Học sinh dễ tiếp thu, được trực tiếp tham gia hoạt động từ đó hình thành kỹ năng một cách nhanh chóng.
Để tổ chức HĐGDNGLL thì vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh là cực kì quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch, phướng hướng, nội dung và tổ chức thực hiện, nên cạnh đó là vai trò của các giáo viên phụ trách (Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm lớp) là người hướng dẫn, quan sát, theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện của các em thông qua các hoạt động từ đó định hướng, uốn nắn cho các em góp phần phát triển và rèn luyện kỹ năng sống cho các em, giúp các em hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để các em tiến lên THPT cũng như quãng đời tiếp sau.
Trong những năm gần đây phong trào thiếu nhi của các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động đội và phong trào thiếu nhi được tổ chức sâu rộng, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, tổ chức Đội chủ động hơn trong việc phối kết hợp với các ban nghành, đoàn thể trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, trong đó không thể không nhắc đến những kết quả tốt đẹp mà các HĐGDNGLL mang lại, những kết quả này góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục va bồi dưỡng kỹ năng sống cho thiếu niên nhi đồng, xây dựng Đội TNTP vững mạnh.
2. Thực trạng hoạt động HĐNGLL ở trường THCS Quảng Thạch
2.1. Thuận lợi
Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội và sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh.
Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở liên đội.
2.2. Khó khăn
* Về nhà trường: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường được nhà trường quan tâm chú trọng, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Kể chuyện về Bác Hồ", "Chúng em với an toàn giao thông" trò chơi dân gian, trò chơi vận động, mời cựu chiến binh của xã kể chuyện cho các em nghe về anh bộ đội Cụ Hồ; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử ở địa phương như Di tích lịch sử Cây đa Làng Si (xã Quảng Chính), thăm quan Nhà truyền thống huyện Quảng Xương; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, dọn vệ sinh, chăm sóc khu tượng đài liệt sĩ của xã, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, bạn bị bệnh tật hiểm nghèo...Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm, khả năng giao tiếp với cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực được đem lại từ các hoạt động GDNGLL thì vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiên.
Là một đơn vị trường vùng bãi ngang ven biển, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khá khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, thiếu sân bãi hoạt động, nhiều năm liền không có phòng chuyên môn cho hoạt động công tác Đội như phòng truyền thống (từ giữa năm học 2018 – 2019 đã hoàn thành và đưa phòng truyền thống – Đoàn đội vào sử dung), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động còn thiếu thốn rất nhiều, việc áp dụng đề án “Trường học gắn với thực tiễn” còn lúng túng, hình thức, vì vậy việc tổ chức các hoạt động GDNGLL còn ít, tác dụng, ý nghĩa của các hoạt động này trong việc bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh còn yếu, chưa tương xứng với ý nghĩa, mục đích mà bộ môn này đem lại.
* Về học sinh: Các em học sinh hầu như rất thiếu các kỹ năng cơ bản như kỹ năng nghi thức đội, kỹ năng sống, kỹ năng làm chủ bản thân...;học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau, kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy, ít tham gia các hoạt động tập thể, nhiều em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ (do đi làm ăn xa, ở với ông bà hoặc tự chăm sóc lấn nhau), khi tham gia các hoạt động tập thể còn e rè, nhút nhát. 
* Về phụ huynh học sinh: 
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, phần lớn phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Rất nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, để con cái cho ông bà hoặc cô bác trông nom, tầm suy nghĩ còn hạn chế cho rằng cứ gửi tiền về đã là lo đủ cho con cái, việc học hành, rèn luyện phó mặc cho nhà trường và xã hôi.
* Về công tác Đội
Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể cho nên gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình triển khai và tổ chức các hoạt động, nhiều các phong trào, hoạt động phải tập huấn nhiều lần trong khâu tổ chức và thiết kế các hoạt động.
Đội ngũ cán bộ phụ trách chủ là các giáo viên văn hóa được phân công phụ trách không được đào tạo về công tác Đội, về tổ chức hoạt động GDNGLL, người nhiệt tình thì thiếu kỹ năng, người có chút kinh nghiệm về công tác thiếu nhi thì lại ở quá xa. Giáo viên TPT Đội lại thường xuyên có sự thay đổi do nhiều yếu tố như: phải đi tăng cường, thuyên chuyển hoặc kỹ năng về công tác Đội quá yếu Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
* Về địa phương: Các hoạt động thiếu nhi ở địa phương không nhiều, nếu có tổ chức hoạt động cho thiếu nhì thì chủ yếu là TDTT như bóng đá, chưa có sự đồng đều giữa các đối tượng thiếu nhi về lứa tuổi, giới tính; các hoạt động gắn với kỹ năng gần như không có, các hoạt động phong trào nếu có cũng chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo trong công việc, còn lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút tập hợp thiếu nhi; bên cạnh đó địa phương lại là một trong những điểm nóng về tình trạng học đi lao động tự do trong nam ngoài bắc, lao động bất hợp pháp ở Trung Quốc, bỏ học nhiều, tệ nạn xã hội như cờ bạc, đỏ đen còn nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách, lối ứng xử của học sinh.
Từ những thực trạng và những kết quả trên đây, thì việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện tại trường THCS Quảng Thạch có hiệu quả trong việc “Tổ chức HĐGDNGLL góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS" 
2.3. Kết quả thống kê trước khi tiến hành đề tài nghiên cứu thu được như sau: (Do phạm vi về kỹ năng sống rất rộng nên trong trong đề tài tôi chỉ nêu ra một số kết quả khảo sát ở một số nội dung cơ bản).
- Khảo sát về hiểu biết của học sinh toàn trường về các yêu cầu của đội viên trong Nghi thức đội vào đầu năm học 2017 – 2018.
Tổng số HS
Không biết gì
Kể được từ 1-3 yêu cầu
Kể được 4 – 6 yêu cầu
Kể được tất cả 7 yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
387
226
58.4%
115
29.7%
39
10.1%
7
1.8%
- Khảo sát ở cụ thể ở một số chi đội về thực hành kỹ năng thực hiện các yêu cầu của đội viên vào đầu năm học 2017 - 2018
Lớp được KS
Sĩ số
Không thực hiện được gì
Thực hiện được từ 1-3 yêu cầu
Thực hiện được 4 – 6 yêu cầu
Thực hiện được tất cả 7 yêu cầu
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
6A1
34
2
73.5%
8
23.5%
1
3.0
0
0%
7A3
31
21
67.6%
6
19.4%
4
13.0%
0
0%
8A2
33
16
50%
10
31.3%
6
18.7%
0
0%
- Kết quả tham gia cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ xã Quảng Thạch” năm 2018.
Tổng số
Học sinh
Tổng số HS tham gia viết bài
Số bài có sự đầu tư về nội dung và hình thức/tổng số bài
387
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
194
50.1%
194
100%
- Khảo sát về chấp hành việc đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc ăn sáng trước khi đến lớp năm học 2017 - 2018.
Tổng số
Học sinh
Số học sinh ăn ở nhà (đảm bảo VS)
Số học sinh ăn ở hàng quán ven dường ( không đảm bảo VS)
387
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
187
48.3%
200
52.7%
- Chương trình “Áo ấm tặng bạn” và “Xuân đoàn kết, tết yêu thương” năm học 2016 – 2017 (chỉ tính sự tham gia của học sinh đang học tại trường).
Tổng số
Học sinh
Áo ấm tặng bạn
Xuân đoàn kết, Tết yêu thương
387
Số bạn tham gia ủng hộ 
Số tiền
Số bạn tham gia ủng hộ 
Số tiền
281
1.405.000 đ
375
3.155.000 đ
- Kết quả về mức độ mong muốn tham gia các hoạt động Đội trên toàn trường đầu học 2017 - 2018
 Câu hỏi
số học sinh
Tỉ lệ
Không thích tham gia vào các phong trào hoạt động Đội.
276/387
71.3%
Thích tham gia vào các phong trào hoạt động Đội.
95/387
24.5%
Rất thích tham gia vào các phong trào hoạt động Đội.
16/387
4.2%
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của HĐGDNGLL trong trường học
Tổng phụ trách Đội làm tốt công tác tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên trong công tác tuyên truyền về vai trò của tổ chức Đội, các hoạt động GDNGLL trong nhà trường đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản đối với các giáo viên được phân công phụ trách Chi đội, mỗi giáo viên chủ nhiêm là một anh chị phụ trách trực tiếp đối với đội viên là học sinh lớp chủ nhiệm, là người trực tiếp giao tiếp hàng ngày với các em, hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng, những mặt được, những hạn chế của học sinh, trên cơ sở đó làm cho các em hiểu rõ về vai trò của hoạt động đội có tác động như thế nào đến tư duy, sự tự tin, bản lĩnh giúp các em tiến bộ, hoàn thiện dần các kỹ năng từ đó giúp ích cho các em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tham mưu, phối hợp với Ban chấp hành Đoàn xã, Hội đồng đội xã Quảng Thạch trong việc xây dựng các chương trình, các kế hoạch về công tác thiếu nhi và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch đó có hiệu quả như: Chăm sóc nhà bia liệt sĩ, công tác Trần Quốc Toản, giao lưu truyền thống, công tác vệ sinh môi trường (ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh), phối hợp tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi (trại hè, thi nghi thức Đội, TDTT, trò chơi dân gian), phối hợp tổ chức tết cho học sinh nghèo (Chương trình “Xuân đoàn kết, Tết yêu thương”).
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân mà trực tiếp là thông qua Hội Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và các tổ chức đoàn thể trong xã Quảng Thạch về vai trò của hoạt động Đội, mà trực tiếp là các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của năm học, các hoạt động trong dịp hè nhằm giúp các em không chỉ có sức khỏe, có kỹ năng mà còn giúp các em tránh xa các thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội, các trò chơi có hại cho sức khỏe và trí tuệ của các em.
Tổng phụ trách Đội nói riêng, giáo viên phụ trách nói chung là người chủ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho học sinh trong các hoạt động như: học tập, giáo dục, giao lưu, hoạt động lao động, xã hội công ích.; sự tác động này thực hiện đồng thời lên các mặt: nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh trong quá trình lĩnh hội chuẩn mực giá trị, kinh nghiệm ứng xử, thái độ với tự nhiên, với con người và hoạt động rèn luyện hành vi. [3]
3.2. Triển khai và thực hiện tốt Đề án “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1615 /QĐ-UBND ngày 16/8/2017 của UBND huyện Quảng Xương) [4]
Tham mưu với nhà trường trong việc triển khai và thực hiện đề án phải căn cứ vào các nhiệm vụ và giải pháp sau:
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng mô hình "trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống" trong cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh.
Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ Cán bộ và giáo viên về việc thực hiện giáo dục gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Tham mưu tăng cường cơ sở vật chất: quy hoạch lại các k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_gdngll_gop_phan_boi_duong.doc