SKKN Thiết lập tính kỷ luật trong lao động và học tập cho học sinh lớp 10B8, trường THPT Triệu Sơn 2 Năm học 2018 - 2019

SKKN Thiết lập tính kỷ luật trong lao động và học tập cho học sinh lớp 10B8, trường THPT Triệu Sơn 2 Năm học 2018 - 2019

 Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai

nhiệm vụ song hành: đó là giảng dạy và giáo dục ý thức, thái độ, đạo đức học sinh.

Hai nhiệm vụ này luôn luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào,

hoặc không thể coi nhiệm vụ nào là quan trọng hơn nhiệm vụ nào. Bởi vì, để trở thành một người công dân tốt, trở thành một người thành đạt, được sự tôn trọng, quý mến của mọi người trong xã hội nhất thiết người công dân ấy, ngoài việc phải là người có tri thức sâu rộng, hiểu biết, còn phải là người cư xử có văn hóa, có đạo đức cao cả. Như Bác Hồ đã dạy trong một buổi nói chuyện với học sinh: “Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng .Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

 Ở đây tôi muốn bàn đến chữ “tài” và chữ “đức” trong giáo dục học sinh trung

học phổ thông, trọng tâm là làm thế nào để các em tự “rèn đức luyện tài” như lời Bác đã căn dặn. Ở tuổi này các em bắt đầu nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt tò mò, hiếu kỳ và bắt đầu muốn khám phá nó. Tuy muốn tìm hiểu, khám phá xã hội nhưng các em lại chưa hề hiểu biết về nó - tức là chưa chủ động để tiếp cận với các vấn đề xã hội ấy. Vì vậy dễ bị những cám dỗ từ tiêu cực xã hội đó ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư duy, hiểu biết non nớt của các em. Các em dễ có cảm nhận lệch lạc, phiến diện về cuộc sống và khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của mình sao cho đúng đắn. Nếu các em không nhận thức được đúng sự việc thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của các em.

 Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhiều ban ngành, tổ chức xã hội quan tâm. Trong nhà trường cũng tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức học sinh một cách toàn diện nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước.

 Là một giáo viên tham gia trực tiếp công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong những năm qua, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp qua đề tài: “Thiết lập tính kỷ luật trong lao động và học tập cho học sinh lớp 10B8, trường THPT Triệu Sơn 2 Năm học 2018- 2019”.

 

doc 19 trang thuychi01 5971
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết lập tính kỷ luật trong lao động và học tập cho học sinh lớp 10B8, trường THPT Triệu Sơn 2 Năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC.
A.MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.. Trang 2
2. Mục đích nghiên cứu... Trang 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.. Trang 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trang 3
5. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận.
1. Thế nào là tính kỷ luật?..................................................................... . Trang 3 
2. Mục tiêu giáo dục.. Trang 3
II. Cơ sở thực tiễn. Trang 4
III.Một số biện pháp thực hiện nhằm thiết lập tính kỷ luật cho các em. Trang 6 
1.Bước thiết lập kỷ luật.. Trang 6
2. Bước triển khai thực hiện.. Trang 11 
3.Khen thưởng cuối tuần/ cuối tháng/cuối kỳ và cuối năm Trang 12 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường... Trang 12 
V. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận... Trang 13
2. Kiến nghị Trang 14
Tài liệu tham khảo. Trang 15
Phụ lục........................................................................................................... Trang 16
A.MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
 Trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn có hai 
nhiệm vụ song hành: đó là giảng dạy và giáo dục ý thức, thái độ, đạo đức học sinh. 
Hai nhiệm vụ này luôn luôn song hành với nhau chúng ta không thể bỏ nhiệm vụ nào, 
hoặc không thể coi nhiệm vụ nào là quan trọng hơn nhiệm vụ nào. Bởi vì, để trở thành một người công dân tốt, trở thành một người thành đạt, được sự tôn trọng, quý mến của mọi người trong xã hội nhất thiết người công dân ấy, ngoài việc phải là người có tri thức sâu rộng, hiểu biết, còn phải là người cư xử có văn hóa, có đạo đức cao cả. Như Bác Hồ đã dạy trong một buổi nói chuyện với học sinh: “Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng .Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 
 Ở đây tôi muốn bàn đến chữ “tài” và chữ “đức” trong giáo dục học sinh trung 
học phổ thông, trọng tâm là làm thế nào để các em tự “rèn đức luyện tài” như lời Bác đã căn dặn. Ở tuổi này các em bắt đầu nhìn nhận thế giới xung quanh với con mắt tò mò, hiếu kỳ và bắt đầu muốn khám phá nó. Tuy muốn tìm hiểu, khám phá xã hội nhưng các em lại chưa hề hiểu biết về nó - tức là chưa chủ động để tiếp cận với các vấn đề xã hội ấy. Vì vậy dễ bị những cám dỗ từ tiêu cực xã hội đó ảnh hưởng xấu đến nhận thức, tư duy, hiểu biết non nớt của các em. Các em dễ có cảm nhận lệch lạc, phiến diện về cuộc sống và khó điều chỉnh được cảm xúc, hành vi của mình sao cho đúng đắn. Nếu các em không nhận thức được đúng sự việc thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của các em. 
 Hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhiều ban ngành, tổ chức xã hội quan tâm. Trong nhà trường cũng tích cực tìm kiếm nhiều giải pháp để giáo dục đạo đức học sinh một cách toàn diện nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước. 
 Là một giáo viên tham gia trực tiếp công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong những năm qua, tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp qua đề tài: “Thiết lập tính kỷ luật trong lao động và học tập cho học sinh lớp 10B8, trường THPT Triệu Sơn 2 Năm học 2018- 2019”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 - Giúp giáo viên chủ nhiệm đổi mới cách quản lý học sinh một cách chủ động, 
khoa học và không gò bó học sinh. Cần thay đổi cách xử lý sai phạm của học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực. Xử lý với thái độ động viên, khuyến khích giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn. 
 - Giúp học sinh tự do phát triển khả năng, chủ động trong hành vi và sáng tạo 
trong các hoạt động tập thể, các nhân nhưng vẫn đảm bảo được kỷ luật của nhà trường, của lớp. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 Nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu một số biện pháp giáo dục để nâng cao 
nhận thức của các em về tính kỷ luật. Tìm hiểu nguyên nhân, tồn tại để từ đó đề ra 
những giải pháp, những cách làm hiệu quả để chỉ đạo, tổ chức và rèn luyện, áp dụng 
nâng cao chất lượng giáo dục tính kỷ luật của học sinh trong lớp học và trường học. 
Bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Đề tài nghiên cứu một số biện pháp thiết lập tính kỷ luật giúp GVCN làm tốt 
công tác chủ nhiệm lớp. 
 - Đề tài được nghiên cứu, thực nghiệm tại lớp10B8 trường THPT Triệu Sơn 2 ,huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 -Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu đối với những đối tượng học sinh có ý thức học tập và rèn luyện kém, hoặc học sinh khá giả, điều kiện sống tốt và thường được nuông chiều nên thiếu tính kỷ luật.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2018- 2019. 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau: 
 - Phương pháp điều tra, đánh giá: Qua phiếu điều tra tôi đánh giá thái độ của học sinh về một số hình thức kỷ luật, thăm dò khả năng kỷ luật, tự giác trong lớp. 
 - Phương pháp pháp vấn: Qua trò chuyện với học sinh để tìm hiểu thái độ, phản 
ứng của học sinh đối với các hoạt động của lớp trước các hình thức quản lý lớp. 
 -Phương pháp tổng hợp:Tổng hợp kết quả sau khi kết thúc kỳ học hoặc năm thông
qua bảng số liệu cụ thể.
 -Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận.
 1. Thế nào là tính kỷ luật? 
 Kỷ luật là những phép tắc đặt ra để ngăn ngừa sự phóng túng có thể làm hại cho 
bản thân hay cho người khác.Trong bất kỳ một đoàn thể nào, một xã hội nào, dù lớn 
hay nhỏ, cũng cần phải có kỷ luật để đảm bảo lợi ích cho đoàn thể và từng cá nhân. 
 Giáo dục kỷ luật tích cực là “giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của 
trẻ; không làm tổn thương đến thể xác, tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người 
lớn - trẻ em và phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ”1 
2. Mục tiêu giáo dục. 
Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là “đào tạo con người Việt Nam phát triển 
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý 
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm 
chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. 
Môi trường để giáo dục tính tích cực của học sinh, đầu tiên là từ nhà trường 
, rồi đến gia đình và xã hội. Để cho học sinh có thể chủ động với cuộc sống xã hội thì việc cần thiết nhất là phải rèn luyện các em, đưa các em vào một khuôn khổ, có tính kỷ luật để các em vừa tự giác, vừa chủ động với hành vi của mình. 
 Chúng ta có thể chia thành 2 loại kỷ luật : kỷ luật bắt buộc và kỷ luật tự nguyện. 
Trong 2 loại kỷ luật thì loại nào cũng cần phải đưa con người vào khuôn khổ rèn luyện, sống có trách nhiệm, không buông thả, hỗn độn, phóng túng hay mất trật tự làm đảo lộn trật tự tập thể, xã hội. Đúng như ông Denophile nói : “Người ta không tự do một khi không làm chủ được mình”. 
 Tôi cũng xin nhấn mạnh , ở đây chúng ta muốn rèn luyện cho các em tính chủ 
động, tự giác và biện pháp của chúng ta là sử dụng kỷ luật với các em. Tuy nhiên , nếu chúng ta áp dụng theo phương pháp của cố nhân là “ yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “ thuốc đắng dã tật”, rồi “ Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ mãi” theo tôi là không phù hợp với việc giáo dục tích cực hiện nay, vấn đề mà tôi đang muốn nhắc tới. Vì theo tôi, chúng ta đang cố gắng giúp các em tiếp cận vấn đề xã hội một cách chủ động và tích cực, các em có thể tự do sáng tạo trong khuôn khổ cho phép chứ không phải ép buộc các em phải theo những sắp đặt có sẵn "Kỷ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh khích lệ bạn. Khi hiểu rằng, kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó" 3.
 Nếu chỉ dùng roi ,vọt hoặc những biện pháp gọi là bạo lực thì các em sẽ sợ tiếp cận, tìm hiểu vấn đề ấy thì hiệu quả giáo dục sẽ mất tác dụng. Thay vào đó ta có thể hướng dẫn các em tìm hiểu từ từ, theo từng phương pháp cụ thể để các em có thể tự mình tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề, người lớn (giáo viên) đóng vai trò là hướng dẫn, quan sát, và góp ý
II. Cơ sở thực tiễn. 
 Ngày nay, kinh tế phát triển mức sống của người dân được nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần được đáp ứng ngày càng đầy đủ. Xã hội nói chung, các bậc phụ huynh nói riêng đã tích cực quan tâm đến việc học tập của con em mình. Họ muốn con em mình được giáo dục, phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn đạo đức, văn hóa, thể chất, thẩm mỹ.với mong muốn trẻ sẽ có một tương lai sáng lạn hơn. 
 Mặt khác do xã hội phát triển, nhiều vấn đề xã hội đã tác động đến nhận thức , 
cách cư xử của thể hệ trẻ, trong đó có lớp học sinh trung học phổ thông.Nhiều em có thái độ “thích là làm”. Ở đây thái độ đó là bất chấp lề luật của lớp, của trường, của nhà nước, không đếm xỉa gì đến lợi ích của người khác, không lắng nghe tiếng phản đối của người lớn, và lãng quên phẩm giá của chính mình. “Khi sống theo thái độ này, người ta dễ đánh mất nhân phẩm của mình để sống theo thú tính”4.Thái độ “thích là làm” vô kỷ luật ấy đã đem đến biết bao tại hại cho cá nhân cũng như cho xã hội bất cứ nơi nào. Đây đang là vấn nạn của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vậy nên làm thế nào để các em chủ động hơn với cuộc sống, biết cư xử có văn hóa, hiểu biết trước những tác động của xã hội?... Theo tôi phải giáo dục các em có tính kỷ luật từ đó biết tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân và thể hiện bản thân là người có văn hóa. Kỷ luật đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích cả tinh thần lẫn vật chất. Ích lợi tinh thần là giúp ta hoàn thiện con người mình, tiến lên đỉnh cao của sự thành đạt. Kỷ luật là khuôn mẫu và thước đo để rèn luyện con người. Một người thành công đã nói rằng : Kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi người được hoàn tất. Không có nó bạn sẽ chỉ thành đạt trong một chừng mực nào đó. 
 Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy một thực tế rằng: một số số giáo viên chủ 
nhiệm lớp còn thực hiện quản lý lớp bằng những biện pháp cố hữu – tức là những biện pháp đã có, được duy trì từ trước, kỷ luật bằng cách phạt đứng góc lớp, dọn vệ sinh, nhặt lá .Quản lý lớp theo hình thức “trọn gói” – tức là không phân rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân học sinh (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng); không phát huy tính tự chủ, tự giác của các thành viên trong lớp mà mang tính chất là “cô bảo gì, trò nghe nấy”, “chỉ tay đặt việc”, cứ theo khuôn mẫu cô để ra . Tôi thấy làm như vậy chỉ mang lại hiệu quả tức thời, không có tác dụng lâu dài. Hơn nữa những em vi phạm có thái độ không phục cách xử lý của cô giáo, lâu dần các em coi những hình phạt đó là bình thường và sau mỗi lầm mắc lỗi các em đã định hình sẵn được việc phải làm (bị phạt) là gì. 
 Từ những thực trạng trên, tôi thật sự muốn có những thay đổi trong cách quản lý 
học sinh của mình. Tôi muốn làm cho các em trước tiên là “tâm phục, khẩu phục”, 
sau đến là biết tôn trọng giáo viên,tôn trọng tập thể và quan trọng hơn là biết tự giác, tự chủ trong hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm về những lỗi mà bản thân đã làm sai, đồng thời tự sửa chữa. 
 Tôi xin được nêu vài ví dụ cụ thể: 
 Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm 
lớp 10B8 là một lớp chuyên về khối cơ bản C, không phải vì yêu thích khối C mà các em chọn mà do các em học yếu các môn khác nên khồng có sự lựa chọn nào khác .Nói như các thầy cô trong trường đây là 1 trong những lớp bướng bỉnh nhất khối, đồng thời do các em học yếu hơn hẳn so với các bạn khác nên việc không tránh khỏi là các em cũng thiếu tính kỷ luật trong học tập và lao động . 
 Có thể nhìn thấy được hai thực tế rằng: 
 + Xét về đạo đức: Lớp 10B8 là lớp có số học sinh nam và nữ có sự chênh lệch lớn,nữ nhiều hơn so với nam,trong đó nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt: bố mẹ ly dị, phó mặc con ở với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa , mất bố.; gia đình không quan tâm đến việc học hành của con cái; một só gia đình thì khá giả nên không quan trọng việc học tập của con cái , chỉ cần thi đậu tốt nghiệp... một số em có biểu hiện và đã tham gia gây gổ đánh nhau với các bạn, các em lớp dưới, lớp khác; thái độ bướng bỉnh, hành vi ngỗ ngược. Trong giờ học hay mất trật tự, không tập trung nghe giảng, ra khỏi chỗ ngồi một cách tự do, làm việc riêng, vào lớp còn muộn.....
 + Xét về học tập: Lớp 10B8 là lớp tập trung những em học tập chỉ ở mức trung bình ,yếu. Việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới , làm bài tậpở các em gần như là không đều đặn. Có những em 1 tuần có vài ba bữa đi học thì ngủ dậy là cầm cặp đi, không soạn sách, không thuộc thời khóa biểu, không chuẩn bị bài mới ,không học bài cũ. Ở trên lớp, khi giáo viên hỏi bài nhiều em chỉ nói “thưa cô, em không làm, em chưa làm hoặc em quên không mang, nhưng thực tế là không có vở”. Hiện tượng xung phong trả lời bài, học bài, chuẩn bị bài chỉ xảy ra tập trung ở một số em. 
Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, tôi không tránh khỏi nỗi lo lắng, băn khoăn, trong khoảng thời gian đầu bản thân tôi còn có ý định xin thôi chủ nhiệm lớp.Tuy nhiên sau đó bản thân tôi lấy lại cân bằng và hoạch định ra kế hoạch nhằm thay đổi các em, xây dựng để các em thiết lập được tính kỷ luật cho bản thân,phải là người sống có trách nhiệm với tập thể và với chính mình.
III.Một số biện pháp thực hiện nhằm thiết lập tính kỷ luật cho các em. 
 Đề tài này là tôi muốn thiết lập tính kỷ luật của học sinh dựa theo chiều hướng tích cực nên dù là lớp ngoan hay chưa ngoan cũng có thể áp dụng biện pháp như nhau. Có thể sáng tạo, bổ sung, thay đổi linh hoạt dựa trên từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: 
 1.Bước thiết lập kỷ luật.
 Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên tôi làm là bầu ban cán sự lớp sau đó tiến hành họp đối với ban cán sự, nắm bắt tình hình chung của lớp. Sau đó tôi phân loại đối tượng và có biện pháp giáo dục cụ thể, kết hợp với biện pháp chung của lớp. Sau cùng là thông qua kế hoạch của tôi và cùng bàn với lớp các biện pháp để phát huy những điểm mạnh và hạn chế tiến tới xóa bỏ những nhược điểm của một số thành viên trong lớp. Ban cán sự lớp bao gồm:
 1 lớp trưởng
 1 bí thư + phó bí thư
 1 lớp phó lao động
 1 lớp phó đời sống
 1 lớp phó văn thể
 1 lớp phó học tập phụ trách chung ( trong đó lại giao cho từng cá nhân học sinh học tốt các môn khác nhau chịu trách nhiệm về các môn đó).
 4 tổ trưởng và 4 tổ phó giúp việc khi các tổ trưởng vắng mặt
 1 thư kí ghi chép những công việc cần thiết của lớp diễn ra trong ngày.
 Vào buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi thông qua chương trình, kế hoạch rèn luyện của lớp với các bậc phụ huynh, xin ý kiến đóng góp vào bản kế hoạch. Cuối cùng tôi và ban cán sự sẽ thống nhất biện pháp và triển khai thực hiện ở lớp để làm tốt công tác thi đua từ tổ đến lớp. 
 Nội dung của bản kế hoach được thông qua chính là nội quy lớp học được dựa trên cơ sở nội quy của trường học và của Đoàn trường đề ra trong năm học. Cụ thể như sau:
TIÊU CHÍ THỰC HIỆN NỀ NẾP NĂM HỌC 2018 – 2019: Lớp 10B8.
- Mỗi tuần mỗi học sinh sẽ có 100 điểm
- Thứ tự xếp loại sẽ căn cứ vào số điểm của cá nhân còn lại sau khi đã bị trừ và được thưởng.Nếu điểm cao thì xếp loại tốt và ngược lại.Nếu được 100 điểm thì xếp loại A, từ 95- 99, xếp loại B, từ 90- 94 điểm xếp loại C và dưới 90 điểm thì xếp loại D.
Nội dung trừ điểm
Điểm cộng
Đối với tiết chào cờ và các buổi tập trung toàn trường
HS không ra chào cờ – 3đ/1HS
Học sinh đạt điểm cao: (9 hoặc 10)- cộng 2 hoặc 3đ.
 Ra chào cờ hoặc tập trung toàn trường chậm sau khi có trống báo 5 phút - 10đ
Hăng say phát biểu xây dựng bài- cộng 1đ/ tuần.
Giờ chào cờ hoặc tập trung toàn trường HS nghịch, ném đất đá, chạy lộn xộn - 5đ/HS
Giúp cho lớp đạt được các thành tích cao trong các hoạt động tập thể- cộng 5đ
 Không ngồi thẳng hàng, hàng có chỗ trống - 10đ
Đạt điểm cao trong các kỳ thi- cộng 5đ.
Trong các buổi tập trung vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, nếu bạn nào lộn xộn gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến nhà lớp – 20đ
Tích cực phát triển lớp , hoạt động tích cực, làm tốt công tác phê và tự phê- cộng 3đ.
 Đối với sinh hoạt 15 phút đầu giờ
Vào sinh hoạt chậm 3 phút – 3đ, sinh hoạt không nghiêm túc – 5đ.
 Đối với đi học chậm, bỏ học
Đi học chậm trong thời gian SH 15 phút – 3đ/1lần, Đi học chậm sau 15 phút sinh hoạt đầu giờ- 5đ/lần
HS đi lang thang trong trường học, không vào học -5đ/HS
HS bỏ tiết – 10 đ/lần, vắng học vô lý do – 10đ/lần
 Đối với vệ sinh lớp học và CSVC lớp học
Làm vệ sinh bẩn – 5đ/buổi, không vệ sinh – 10đ/buổi
Có ý thức trong việc bảo quản tài sản của công 2đ.
Làm vệ sinh muộn , không vệ sinh khu vực được phân công – 5đ/buổi
Làm hỏng tài sản của nhà trường như bàn ghếphải đền và lớp bị – 10đ/1 lần cho học kỳ có xảy ra vi phạm trên.
 Đối với thực hiện đồng phục, vệ sinh cá nhân
Không sơ vin, Không đeo phù hiệu, , không đi dép quai hậu – 3đ/lần
Để tóc tốt(đối với nam giới), tóc nhuộm, căt các kiểu tóc không phù hợp với học sinh – 5đ/lần
 Không thực hiện đồng phục (quy định đồng phục của trường áo trắng , áo ấm có logo nhà trường) , mạc áo phông cổ tròn, quần mài, rách – 5đ/1HS 
 Quy định đối với sổ đầu bài
Làm cho lớp có giờ K – 2đ/1giờ , TB – 5đ/1giờ, Yếu– 10đ/1giờ
 Các quy định khác
Đánh nhau bị kỷ luật: - Khiển trách – 10đ/hs, cảnh cáo – 20đ/hs, đình chỉ học 1 tuần 30đ/hs, đình chỉ học 2 tuần – 40đ/hs, Đình chỉ 1 năm – 50đ/hs
Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường- cộng 10đ/ năm học.
Đưa bạn ngoài vào trường(kể cả học thêm buổi chiều ) – 10đ/1lần
 Hút thuốc lá trong trường – 10 đ 
Vi phạm quy chế thi – 10đ/1HS/môn
Trèo tường ra vào trường – 10đ
Ăn quà vặt trong trường – 5đ
Đi xe đạp trong trường – 3đ
Không đi dép quai hậu – 3đ
Không đi đội mũ bảo hiểm – 3đ
Sử dụng điện thoại trong giờ học, các buổi tập trung toàn trường – 5đ
Học sinh sử dụng mạng xã hội đưa nội dung, hình ảnh làm ảnh hưởng đến nhà trường – 30đ
 Phạm vi thiết lập kỷ luật là: 
- Trong tổ: tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi những hoạt động thi đua thông qua 
cuốn sổ theo dõi thi đua của tổ; động viên các tổ viên tích cực thi đua. Cuối tuần tổ trưởng tổng hợp thi đua 1 lần và thống kê thi đua cá nhân với ban cán sự lớp. 
- Trong lớp: 
 + Lớp trưởng chịu trách nhiệm chung, có cuốn sổ tổng hợp thi đua từ các tổ, thành 
viên trong lớp theo từng tuần và từng tháng. Có sự phối hợp với 2 lớp phó và các tổ trưởng để đảm bảo yếu tố công bằng, khách quan. 
 + Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm giám sát hoạt động theo dõi thi đua của 
từng tổ và cá nhân làm sao cho công bằng, khách quan, trung thực. Lớp phó học tập 
cũng có sổ theo dõi thi đua để có thể đối chiếu kết quả với các tổ trưởng khi tổng hợp. 
 + Lớp phó văn, thể, mỹ: chịu trách nhiệm giám sát hoạt động thi đua của các tổ, 
cá nhân về các hoạt động : Văn nghệ, thể dục thể thao; lao động; rèn luyện kỹ năng; nề nếp kỷ luậtLớp phó phụ trách văn, thể, mỹ cũng có 1 cuốn sổ ghi lại những việc tốt, chưa tốt ( vi phạm kỷ luật) của cá nhân học sinh từng tổ. Sau mỗi tuần có thể đối chiếu kết quả với tổ trưởng và thống nhất kết quả thi đua với lớp trưởng và lớp phó học tập. 
 Với việc theo dõi hành vi của các bạn trong lớp, trách nhiệm này tôi đặt lên vai các 
tổ trưởng và có sự giám sát, góp ý của lớp trưởng và lớp phó đời sống. Cuối tuần tổ sẽ sơ kết với lớp trưởng. Lớp trưởng báo cáo tình hình với giáo viên chủ nhiệm vào giờ sinh hoạt cuối tuần, báo cáo đột xuất nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Giáo viên căn cứ vào đó kết hợp với việc tìm hiểu cụ thể vấn đề sẽ xếp loại hạnh kiểm theo tuần của từng thành viên lớp theo biên bản sinh hoạt lớp cuối tuân/ tháng/ kỳ/ năm học như sau: 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
 BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP 10B8
Tuần:............Tháng
I. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian:giờ..phút, ngàythángnăm 201
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 10B8 Trường THPT Triệu Sơn 2.
II. Thành phần tham dự:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B8: Cô: Lê Thị Hà ( chủ trì) 
- Tập thể lớp 10B8
- Vắng mặt:
III. Nội dung buổi sinh hoạt:
1. Lớp trưởng( Bí thư) nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua
- Nề nếp. 
............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_lap_tinh_ky_luat_trong_lao_dong_va_hoc_tap_cho_ho.doc