SKKN Nghiên cứu các mô hình đọc - Hiểu để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ trữ tình trung đại lớp 10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT

SKKN Nghiên cứu các mô hình đọc - Hiểu để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ trữ tình trung đại lớp 10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT

Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cấp thiết để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay là bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản. Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc dạy học đọc - hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.

 Trong nhà trường, đọc hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, biến việc dạy của một người thành việc đọc của nhiều người, thay thế phương pháp dạy truyền thống thầy giảng trò ghi.

Xác định rõ vai trò của đọc hiểu như vậy nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc hiểu và có những biện pháp đọc hiểu phù hợp.

Hơn thế nữa văn học trung đại Việt Nam là thời kì văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ thứ XIX là thời kì văn học quá xa đối với học sinh hiện nay cho nên việc tiếp cận văn bản của các em gặp nhiều khó khăn. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, do đó GV trường tôi gặp nhiều khó khăn trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản thơ Trung đại.

 

doc 22 trang thuychi01 6610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu các mô hình đọc - Hiểu để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ trữ tình trung đại lớp 10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cấp thiết để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông hiện nay là bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực văn học cho học sinh, trong đó có năng lực đọc - hiểu văn bản. Chính vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: đọc văn và làm văn. Với nguyên tắc tích hợp, chương trình hiện nay vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc nhưng mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra những thể loại tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản mẫu cho việc dạy học đọc - hiểu. Theo tinh thần này dạy học văn có nhiệm vụ kép: thông qua dạy kiến thức mà trang bị và rèn luyện cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em có thể tự mình đọc và hiểu những văn bản khác.
 	Trong nhà trường, đọc hiểu là một cách thức quan trọng để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, biến việc dạy của một người thành việc đọc của nhiều người, thay thế phương pháp dạy truyền thống thầy giảng trò ghi.
Xác định rõ vai trò của đọc hiểu như vậy nhưng trong nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay có một thực tế là không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ bản chất của đọc hiểu và có những biện pháp đọc hiểu phù hợp. 
Hơn thế nữa văn học trung đại Việt Nam là thời kì văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ thứ XIX là thời kì văn học quá xa đối với học sinh hiện nay cho nên việc tiếp cận văn bản của các em gặp nhiều khó khăn. Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, do đó GV trường tôi gặp nhiều khó khăn trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản thơ Trung đại.
Từ những lí do trên, tôi thấy rằng việc tìm hiểu phương pháp dạy đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 10 là việc làm cần thiết, có ý nghĩa góp thêm tiếng nói về một trong những vấn đề có tính thời sự hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đọc - hiểu, vấn đề dạy học thơ trung đại, nhằm đề xuất cách thức, biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng đọc - hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10. Cụ thể là hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích Thề nguyền trong chương trình lớp Ngữ văn lớp 10 THPT.
Thiết kế giáo án thể nghiệm, tiến hành dạy thể nghiệm và đánh giá kết quả thể nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Lý thuyết đọc - hiểu, thi pháp thơ trữ tình trung đại, các phương pháp dạy học thơ trung đại.
	- Hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh lớp 10 trường THPT Đinh Chương Dương.
	- Các văn bản thơ trung đại Việt Nam lớp 10 THPT - cụ thể là đoạn trích Thề nguyền 
	- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các mô hình đọc - hiểu để tìm ra những cách thức, biện pháp phù hợp trong dạy học thơ trữ tình trung đại lớp 10 nhằm nâng cao kỹ năng đọc - hiểu cho học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích lí luận và thực tiễn.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thể nghiệm.
Phương pháp so sánh đối chiếu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Cơ sở lí luận
Đọc văn là hoạt động diễn ra trong quá trình tiếp nhận văn chương. Đọc không phải chỉ là hành động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, được khái quát bằng kinh nghiệm sống của mỗi người. Để biểu đạt được được mục đích trên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm đọc - hiểu văn bản.
Trong bài viết “Đọc - hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay” in trên tạp chí văn nghệ GS. Trần Đình Sử có nói “Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh”
Dạy đọc - hiểu là vừa dạy cách thức tiếp xúc với văn bản, thông hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết, các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật và cả ý nghĩa xã hội nhân văn của tác phẩm trong ngữ cảnh của nó, vừa tập trung hình thành cách đọc văn, phương pháp đọc hiểu theo thể loại, để dần dần các em có thể tự đọc được văn, hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
Tuy nhiên mỗi thể loại văn học có phương pháp đọc hiểu riêng, đọc hiểu thơ trung đại khác thơ hiện đại. Đối với văn học trung đại Việt Nam (VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) tồn tại hai bộ phạn văn học đó là bộ phận văn học chữ Hán và bộ phân văn học chữ Nôm. Là bộ phận văn học xuất hiện khá xa so với học sinh hiện nay do đó dạy đọc hiểu văn bản thơ đã khó đọc hiểu thơ trung đại là vấn đề nan giải hiện nay đối với cả giáo viên và học sinh. Việc hình thành cho học sinh phương pháp đọc hiểu thơ trung đại là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu dạy văn và học văn hiện nay trong nhà trường THPT. 
2. Thực trạng vấn đề .
2.1.Các thể loại thơ trữ tình trung đại 
 Các văn bản thơ Trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 10 khá phong phú đa dạng về thể loại bao gồm :
- Thể thơ Đường luật ; Là thể thơ có nguồn gốc từ trung Quốc có hai loại đó là thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn gồm các bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Độc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Vận nước của Đỗ pháp Thuận 
- Thể lục bát: Là các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du như : Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền 
- Thể song thất lục bát: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn bản dịch của Đoàn Thị Điểm.
 Mỗi thể loại có đặc điểm riêng về cấu tạo, trong từng văn bản lại có những sáng tạo của các tác giả .Để khám phá hết giá trị của văn bản cần nắm rõ đặc trưng từng thể loại và những sáng tạo của của tác giả đây là yêu cầu đối với cả giáo viên và học sinh.
2.2.Đối với giáo viên dạy môn ngữ văn. Văn bản thơ trung đại – những văn bản thơ có tính qui phạm chặt chẽ là những tác phẩm được tạo nên trên quan điểm “ Quí hồ tinh bất quí hồ đa” Nên việc tổ chức dẫn dắt cho học sinh tự chiếm lĩnh được tiếng nói tư tưởng, tình cảm của nhà thơ đã gửi gắm trong các bài thơ là việc làm không mấy dễ dàng. Đây là khó khăn mà hầu hết giáo viên nói chung và giáo viên trường THPT Đinh Chương Dương đang trăn trở . 
 Nếu việc cảm thụ, phát hiện cho hết cái hay cái đẹp của bài thơ nói chung đã là khó thì đọc hiểu thơ trung đại lại càng khó hơn. Có khi chỉ một từ, một hình ảnh, một câu thơ nhưng cũng gây những trở ngại trong việc khai thác giá trị văn bản .
 Thói quen dạy của một số giáo viên và thói quen học của một số học sinh theo phương pháp cũ: giáo viên thuyết giảng học sinh ghi chép cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
2.3. Tình hình học của học sinh
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông thái độ đối với môn Ngữ văn của học sinh có sự phân lập rất rõ. Bởi thế kỉ XXI hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát triển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ.) quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, học xong để có cơ hội việc làm là khó cho nên số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào các khối tự nhiên ,số còn lại rất ít dự thi vào hai khối C, D thì học văn với một động cơ rất thực dụng: Để thi đại học, cao đẳng. 
Với phần văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10 nói riêng nhiều học sinh tỏ ra ngại học, không hứng thú... Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều trở ngại , mà cách giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy và học thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10 của giáo viên và học sinh ban cơ bản. Quá trình và kết quả khảo sát như sau.
- Đối tượng khảo sát : Giáo viên, học sinh lớp 10 Trường THPT Đinh Chương Dương. 
- Hình thức khảo sát: Dự giờ đối với giáo viên, kiểm tra vở soạn bài ,ghi bài kết quả chất lượng sau giờ học của học sinh. 
Kết quả khảo sát cho thấy về phía giáo viên chuẩn bị giáo án chu đáo cẩn thận và truyền đạt đến học sinh những nội dung cơ bản của bài học. Học sinh tiếp thu một cách thụ động và ghi chép vào vở nhưng thực chất các em không nắm được cụ thể chi tiết giá trị của từng hình ảnh, biện pháp tu từ. 
Thực tế cho thấy cách dạy học phổ biến hiện nay trong các trường THPT đối với thơ trữ tình trung đại là áp dụng kiểu dạy học nêu vấn đề, phối hợp giữa các phương pháp dạy học như thuyết trình, nêu câu hỏi phát vấn học sinh việc phát huy tính tích cực của học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện khá tốt, khá nghiêm túc. Và mỗi giáo viên đều tìm cho mình một cách thức riêng để truyền tải kiến thức đến học sinh.
 Tuy nhiên qua kết quả khảo sát đối với giáo viên và học sinh thì cách dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 10 chưa thật có sự khác biệt về cách thức hướng dẫn của giáo viên và tiếp nhận của học sinh. Chính điều này phần nào khiến cho văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn học trung đại lớp 10 nói riêng chưa thật sự tìm được chỗ đứng trong lòng học sinh.
3. Các giải pháp đã sử dụng để hướng dẫn HS đọc - hiểu thơ Trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 10
 3.1.Bám sát đặc trưng thi pháp thể loại thơ trữ tình trung đại.
Thi pháp có hai cách hiểu. Thứ nhất, đó là các nguyên tắc, biện pháp chung để làm cho một văn bản trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, thi pháp là các nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể để tạo nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác giả. .Do vậy khi đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại lớp 10 nói riêng không thể không bám sát vào đặc trưng thi pháp của văn học trung đại.
Ba đặc điểm nổi bật của thi pháp thơ trung đại là :   
 - Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ: 
        + Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mênh danh là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân). Gọi như thế, văn chương mang trong mình nó tính bác học. Người sáng tác phải bác học và người tiếp nhận cũng rất bác học. Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một ví dụ tiêu biểu. Khi Dương Khuê mất Nguyễn Khuyến không muốn uống rượu không làm thơ vì không còn bạn tri âm tri kỉ nữa. 
        +Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ. Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kính sử, điển cố, điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng văn bất hủ của người xưa. Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao.
   - Tính sùng cổ:    
           + Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ. Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức. Chính vì vậy, các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá là “Đạo văn”. Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác phẩm của họ rất giàu gía trị.
  - Tính phi ngã:  
        + Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển. Con người chưa bao giờ “sống là mình. Con người được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở của tầng lớp, giai cấp, dòng tộc, địa vị xã hội. 
          + Tuy nhiên, nói văn học trung đại có tính phi ngã không có nghĩa trong tác phẩm văn chương không có dấu ấn bản ngã của người nghệ sĩ. Bởi lao động nghệ thuật là một họat động sáng tạo “ Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có ” ( Nam Cao).Văn học chân chính không chấp nhận công thức, phi ngã. Trong văn học thời trung đại của dân tộc ta, các cây bút lớn đều khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của họ. Tiến trình văn học đã khẳng định điều đó. Chúng ta không thể phủ nhận cá tính sáng tạo của  Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà, 
 Ba đặc tính này trong thi pháp văn học Trung đại được hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học và chi phối đến các đặc điểm khác .
 Về thể loại: Trong “Thi pháp văn học trung đại Việt Nam ” Giáo sư Trần Đình Sử sau khi thống kê các thể loại của văn học trung đại Việt Nam, tác giả chia thành ba loại cơ bản: Thơ, văn, truyện. Loại thơ ngoài hình thức thơ thì lấy nội dung trữ tình làm chính. 
 Về kết cấu của một bài thơ trữ tình Hán - Nôm thường có tuân theo kết cấu rất chặt chẽ, một bài đường luật có tám câu, hay bốn câu, thất ngôn hay ngũ ngôn đều là một chỉnh thể có cấu trúc riêng, kết cấu theo hai chiều ngang, dọc liên kết với nhau thành một chỉnh thể hài hoà cân đối. Kết cấu theo chiều dọc bằng bố cục, niêm, đối, vần; kết cấu theo chiều ngang bằng thanh luật bằng trắc.
Ví dụ: Số câu chữ: mỗi bài 8 câu, hoặc bốn câu 
Về gieo vần: cả bài chỉ có một vần	
Về đối ngẫu: thực hiện ở 4 câu giữa, gồm đối ý, đối thanh và đối từ loại.
 - Về luật bằng trắc: “ nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” 
Về niêm: “Niêm” có nghĩa là kết dính với nhau. Nếu luật là quy định bằng trắc theo chiều ngang, thì niêm là quy định bằng trắc theo chiều dọc để gắn liền các cặp câu lại và tránh đơn điệu. Do có luật “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” nên người ta chỉ quy định tiếng thứ hai ở câu 1 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 8, tiếng thứ hai ở câu 2 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 3, tiếng thứ hai ở câu 4 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 5, tiếng thứ hai ở câu 6 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 7.
 Về bố cục: Ở thơ thất ngôn có kết cấu 4 phần : Đề, thực, luận, kết. Ở thơ tuyệt cú: gồm 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp. 
 Khi đọc hiểu giáo viên và học sinh nên chú ý đặc điểm này.Nếu bài thơ không tuân theo qui định trên gọi là thất luật là có dụng ý nghệ thuật của nhà thơ như bài cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi 
 Về tư duy nghệ thuật : Tư duy theo kiểu mẫu nghệ thuật đã có sẵn đã thành công thức. Chẳng hạn nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ thì phải đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp chim sa cá lặn. nói đến tài phải cầm, kì, thi, họa . Nói đến mùa xuân phải có hoa mai, hoa đào đi liền với cỏ non, chim én; mùa hè phải đi liền với hoa lựu, hoa sen, tiếng chim quyên kêu khắc khoải.. Mùa thu phải có hoa cúc, lá ngô đồng rụng; mùa đông phải có cây tùng, chim hạc. Trong sáng tác của các nhà thơ trung đại hình như không thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên vừa là vẻ đẹp của thiên nhiên vừa là đối tượng để nhà thơ gửi gắm cảm xúc tâm trạng. đặc biệt thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người đây là điểm khác biệt với thơ hiện đại.
3.2. Chú giải, cắt nghĩa, phân tích, bình giá thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10
 3.2.1.Chú giải thơ trữ tình trung đại
 Để hiểu đúng văn bản thơ Trung Đại trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu được môi trường văn hóa xã hội đương thời, hiên tượng văn sử triết bất phân của từng tác phẩm cụ thể. Người dạy văn không nắm được lịch sử thì bài dạy hời hợt nông cạn, Nếu chỉ chú ý vào nghệ thuật văn chương thì nội dung sẽ không thể nào sâu sắc được , do đó cần tạo được mối liên hệ giữa lịch sử và nghệ thuật thì giờ đọc văn mới thành công. 
Mặt khác thơ trữ tình trung đại thuộc loại hình song ngữ, trong quá trình sáng tác các tác giả sử dụng chữ Hán, chữ Nôm, các từ Việt cổ mà ngày nay ít còn sử dụng. Do ngôn ngữ thơ cổ là ngôn ngữ rất uyên bác, hàm súc. Vì vậy, một biện pháp hữu hiệu để giải mã văn bản đó là chú giải. Những chú giải này có khi trong SGK có khi giáo viên phải tra từ điển thì mới hiểu đúng ý nghĩa của những từ ngữ đó để vận dụng vào bài giảng.
 Ví dụ trong bài Cảnh ngày hè của nguyễn Trãi có 8 câu thì có 8 chú giải , hoặc dạy các đoạn trích Truyện Kiều ngoài các chú giải trong SGK cần tham khảo cuốn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh. 
 Khai thác các điển tích điển cố là biện pháp quan trọng dùng trong đọc hiểu thơ trữ tình trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10 nói riêng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương thì chú giải “chính là biện pháp rút gần khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh với thơ văn cổ để tiếp nhận văn bản có hiệu quả”
Trong chú giải, thì việc làm đầu tiên là chú giải từ. Bởi ngôn ngữ người xưa chủ yếu là chữ Hán, chữ Nôm với những từ ngữ cổ, thuật ngữ cổ rất xa lạ với con người hiện đại ngày nay.
Chú giải từ ngữ là làm cho từ ngữ đó được hiểu một cách rõ ràng, nói cách khác là làm cho học sinh hiểu từ và thông nghĩa, hiểu câu thơ trước rồi sau đó mới có cơ sở để cảm thụ văn chương. Chưa làm cho học sinh vỡ nghĩa những từ ngữ ấy thì các em sẽ không thể nào hiểu câu văn chứ chưa nói đến việc cảm thụ văn chương.
Công việc thứ hai phải làm khi chú giải là chú giải điển cố, điến tích. Điển cố là lấy xưa để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi lên sâu sắc các tầng ý nghĩa, khiến lời văn thêm sinh động. Với học sinh các điển cố trong văn học khiến các em khó hiểu hoặc không hiểu hết dụng ý nghệ thuật của tác giả hoặc phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt bên ngoài mà không thấy được cái hay, chất văn chương, “ý tại ngôn ngoại, “cái gợi” mà điển cố đưa lại. Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện nội dung văn bản, ý nghĩa của nó đối với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu thơ trữ tình trung đại.
Khi chú giải điển cố bước đầu tiên là chú giải nghĩa đen của điển cố nghĩa là làm cho học sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Sau khi chú giải nghĩa đen giáo viên cần phân tích giá trị thẩm mỹ của điển cố bằng việc đặt vào trong câu thơ, trong văn bản để cắt nghĩa ý của câu thơ từ đó tìm ra ẩn ý mà nhà thơ gửi gắm. Ví dụ khi dạy bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão cần giúp học sinh làm rõ điển cố trong câu “ Luống thẹn tai nghe chuyên Vũ Hầu ”(Vũ hầu tức Gia Cát Lượng người thời Tam Quốc có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán - Chú giải SGK ngữ văn 10 trang 115 ). Mượn điển cố để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Đó là cách nói khiêm nhường bộc lộ khát vọng hoài bão mãnh liệt của Phạm Ngũ Lão, thể hiện trách nhiệm với đất nước với nhân dân. 
Như vậy chú giải là biện pháp quan trọng trong quá trình dạy văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại lớp 10 nói riêng. Biện pháp này bước đầu giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, góp phần kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu bài thơ. Chú giải góp phần làm cho hàm ý nghệ thuật trở nên dễ hiểu, cụ thể hơn.
3.2.2.Cắt nghĩa
Thơ trữ tình trung đại là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh về cả không gian và thời gian, tư duy nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ. Do vậy bên cạnh việc chú giải từ ngữ, điển cố thì công việc tiếp theo để giải mã văn bản đó là cắt nghĩa. Nếu đọc văn mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp nhận được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Quá trình cắt nghĩa là làm cho ý nghĩa của từ, ngữ, câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng
Ví dụ: Trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có dùng một số từ cổ . Nếu giáo viên không cắt nghĩa thì học sinh sẽ khó có thể hiểu đúng ý nghĩa, cái hay cái đẹp của từ ngữ. Từ rồi trong câu thơ mở đầu có nghĩa là nhàn rỗi nhưng là sự nhàn rỗi bất đắc dĩ khi Nguyễn Trãi phải về nghỉ ở Côn Sơn vì thế câu thơ có cái mỉm cười tự trào. Hoặc câu thơ Thạch lựu hiên còn phun thức 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_cac_mo_hinh_doc_hieu_de_tim_ra_nhung_cach_th.doc